Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 871
Toàn hệ thống 2105
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

.:: Việt Nam học ::.

Dạy và học 20 tháng 12

 

 

DẠY VÀ HỌC 20 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTin nổi bật quan tâm; Ngày mới lời yêu thương; Nhớ cây thông mùa đông; Sớm Đông;Vui về với ruộng đồng; Giống Cây Trồng Quảng Bình; Trăng rằm; Sớm Đông; Vui đến chốn thung dung; Vui sống giữa thiên nhiên; Vui bước tới thảnh thơi; Vui đi dưới mặt trời; Câu chuyện ảnh tháng 12; Ngày 20 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trên Đài Tiếng nói Việt Nam phát động cuộc kháng chiến chống Pháp. Lời hiệu triệu ‘quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh’  do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo vào đêm 19 tháng 12, ngày Toàn quốc kháng chiến khi chiến sự bùng nổ. Ngày 20 tháng 12 năm 1977,  Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Ngày 20 tháng 12 năm 1994, khánh thành Nhà máy thủy điện Hòa Bình tại Việt Nam. Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành; Bài chọn lọc ngày 20 tháng 12: Tin nổi bật quan tâmNgày mới lời yêu thương; Nhớ cây thông mùa đông; Sớm Đông;Vui về với ruộng đồng; Giống Cây Trồng Quảng Bình; Trăng rằm; Sớm Đông; Vui đến chốn thung dung; Vui sống giữa thiên nhiên; Vui bước tới thảnh thơi; Vui đi dưới mặt trời; Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và:  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-20-thang-12;

Bài học Việt Nam mới https://youtu.be/4cqT8672UF8
Hà Nội Mùa Đông Năm 46 Full HD | Phim Chiến Tranh Việt Nam Hay Nhất

 

 

Tin nổi bật quan tâm
FAO VIỆT NAM HỘI NGHỊ ISG 2021
#Hoàng Kim Long điểm tin

Sáng 16/12/ 2021 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và ông Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) đã ký kết Khung chương trình hợp tác FAO và Việt Nam giai đoạn 2022-2026, trong Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) với chủ đề “Đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới”.tổ chức (bài và ảnh : Minh Phúc. báo Nông nghiệp Viêt Nam)

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tích cực hoàn thiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về hệ thống lương thực thực phẩm bền vững giai đoạn 2021-2030 để thực hiện mục tiêu tạo dựng hình ảnh nông nghiệp Việt Nam: trở thành nhà sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm “minh bạch – trách nhiệm – bền vững” mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã khẳng định với cộng đồng quốc tế. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh”.

Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi mạnh mẽ sang Hệ thống lương thực thực phẩm xanh minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 được xây dựng trên cơ sở 5 lộ trình hành động đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên hợp quốc (LHQ) vừa được tổ chức hồi tháng 9 năm 2021 bao gồm: 1) Đảm bảo mọi người tiếp cận được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng; 2) Chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững; 3) Đẩy mạnh sản xuất bền vững; 4) Xây dựng các chuỗi giá trị cạnh tranh, bao trùm và bình đẳng và; 5) Tăng cường khả năng thích ứng với tổn thương, cú sốc và sức ép. xem thêm https://nongnghiep.vn/nganh-nong-nghiep-khong-the-tu-dung-mot-minh-lam-mot-minh-d310780.html

Chuyển đổi số Quốc gia
Chuyển đổi số nông nghiệp
Đồng bộ hóa dữ liệu
Có lợi cho người dân
Minh bạch rõ thông tin
Ban mai lặng lẽ sáng.
xem tiếp
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tin-noi-bat-quan-tam/

 

 

TIN NÔNG NGHIỆP NỔI BẬT
#CLTVNCây Lương thực Việt Nam

9/12/2021 VAAS New
Đánh giá bộ giống sắn kháng bệnh khảm lá
8/12/2021 Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Hội thảo ‘Giải pháp khai thác bền vững nguồn gen ngô và ứng dụng công nghệ mới trong phát triển giống ngô thực phẩm và thức ăn xanh thích ứng với biến đổi khí hậu’
18/11/2021 Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng qua Một cửa Quốc gia
16/11/2021 VAAS News. Hội thảo Quốc gia Nông nghiệp sinh thái – Phương pháp tiếp cận chuyển đổi bền vững và tích hợp đa giá trị đối với hệ thống nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam (hình) ,
https://vaas.vn/vi/hop-tac-quoc-te/hoi-thao-quoc-gia-nong-nghiep-sinh-thai-phuong-phap-tiep-can-chuyen-doi-ben-vung-va?fbclid=IwAR2vvxVQClXTn8QYc0AUk1sdYOG6iBwt_9qZdrozcRje6VtIPmsjfiYAIJo
17/11/2021 VAAS News.
Khai thác ‘mỏ vàng’ chất thải, phụ phẩm nông nghiệp;
16/11/2021 VAAS News
Chuyển đổi số ngành nông nghiệp nên bắt đầu từ đâu?;
11/11/2021 VAAS News
Ứng dụng khoa học công nghệ … cho nông nghiệp bền vững;
9/11/2021 VAAS NEWS
Thành tựu trong điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai;
1/10/2021 Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Quyết định 3963/QĐ-BNN-TT ngày 01/10/2021 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa toàn quốc năm 2021
14/9/2021 Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành

 

 

GIỐNG SẮN CHỦ LỰC KM419
Nguyễn Thị Trúc Mai

“Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay
Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác).Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên.Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính 😊❤.Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin ngày 18/11/2021 https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863… tích hợp tại #CLTVN xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/

TIN QUỐC TẾ CHỌN LỌC

Việt Nam ngày nay quan hệ quốc tế đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.

Tin thế giới chọn lọc 30/8, Trung Quốc đang “cảnh giác cao độ” khi tàu chiến Mỹ tiến đến Đài Loan, FBNC
https://youtu.be/MFR3MXSIf-4; Taliban là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) https://youtu.be/WHeeEYprrOs những ngày qua đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranhthánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây chỉ được ba quốc gia Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. thừa nhận, nhưng ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mới. Thế sự bàn cờ vây . https://youtu.be/CH4VppzT21c. Bài viết này xâu chuỗi Trung Quốc một suy ngẫmVành đai và con đường Trung Nga với Trung ÁThế sự bàn cờ vây; Đọc lại và suy ngẫm.

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây

 

 

LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC
Hoàng Kim Long (điểm tin)


Theo Thời báo Hoàn Cầu, được trích dẫn bởi
báo Tuổi trẻ ngày 30 8 2021 và FBNC, Trung Quốc trồng thành công ‘lúa khổng lồ’ cao tới 2m. Giống lúa này thân cây cao và cứng cáp, có khả năng chống ngập úng và đất mặn, năng suất đạt 11,25-13,50 tấn/ha (750- 900 kg/ mẫu TQ, 15 mẫu TQ là 1 ha). Ông Chen Yangpiao, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai Trung Quốc chi nhánh Trùng Khánh hi vọng giống lúa này có thể trồng ở những vùng trũng ruộng ngập sâu 60-80cm, và có thể nuôi cá tôm trong ruộng lúa. Ông Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình từng ao ước và chia sẻ khi còn sống: “Tôi đã luôn mơ một ngày nào đó cây lúa sẽ cao như cao lương, hạt to như đậu phộng. Lúc đó chắc tôi và cộng sự sẽ ngồi dưới tán lúa, tận hưởng những ngày mát mẻ”

 

 

LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC.

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, China’s People’s Daily cho biết Trung Quốc tạo giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất lớn. Giống lúa có tên gọi “lúa khổng lồ” được các chuyên gia ở Viện Nông nghiệp Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lai tạo với hy vọng có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn. Giống lúa mới được chính thức giới thiệu hôm 16/10 sau 10 nghiên cứu, có năng suất cao hơn 50% so với các giống lúa thông thường. Nhóm nghiên cứu đã trồng thử cây lúa khổng lồ và thu hoạch trên một cánh đồng nằm ở thị trấn Jinjing thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cây lúa thân cao trung bình 1,8 mét, những cây lớn nhất cao tới 2,2 mét. Xia Xinjie, một nhà nghiên cứu trong dự án cho biết năng suất dự kiến có thể đạt trên 11,5 tấn/hecta. Số hạt có thể thu hoạch từ một gốc lúa là hơn 500 hạt. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một loạt công nghệ mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến, lai hữu tính và lai xa giữa nhiều loại lúa dại. Lúa khổng lồ có thể đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nông dân và dân số ngày càng tăng. “Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người”, Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Tin liên quan Lúa CLT:

 

 

LÚA C4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD ANH

Ngày 25 tháng 10 năm 2017 thông tin Lúa C4 của trường đại học Oxford năng suất tăng 50%. Các nhà khoa học làm việc trong Dự án Lúa C4 của trường đại học Oxford đã cải thiện quá trình quang hợp trong lúa gạo và tăng năng suất cây trồng, bằng cách đưa một gen ngô đơn lẻ vào lúa, tiến tới trồng lúa ‘supercharging’ tới mức hiệu quả hơn. Cây lúa sử dụng con đường quang hợp C3, trong môi trường nóng và khô ít hiệu quả hơn con đường C4 được sử dụng trong các thực vật khác như ngô và lúa miến. Gạo ‘chuyển đổi’ sử dụng quang hợp C4, năng suất sẽ tăng khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp giải phẫu ‘proto-Kranz’ chuyển gen ngô GOLDEN2-LIKE tới cây lúa làm tăng lượng lạp lục và ty lạp thể có chức năng trong các tế bào vỏ bọc xung quanh lá. Giáo sư Jane Langdale thuộc Đại học Oxford, và nhà nghiên cứu chính về giai đoạn này của dự án lúa gạo C4 cho biết: “Nghiên cứu này giới thiệu một gen duy nhất cho cây lúa để tái tạo bước đầu tiên dọc theo con đường tiến hoá từ C3 đến C4. Đó là một sự phát triển thực sự đáng khích lệ, và thách thức bây giờ là xây dựng trên đó và tìm ra những gen thích hợp để tiếp tục hoàn các bước còn lại trong quá trình “. Thông tin chi tiết tại Đại học Oxford Tin tức & Sự kiện. xem tiếp Lúa C4 và lúa cao cây (Hoàng Kim Long điểm tin chọn lọc Cây Lương Thực Việt Nam)

 

Philippines cho trồng đại trà gạo vàng biến đổi gene - Ảnh 1.

 

Hạt gạo vàng biến đổi gene so với gạo trắng bình thường – Ảnh: IRRI

GOLDEN RICE BIẾN ĐỔI GEN

Theo Hãng tin Reuters, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ
Philippines cho trồng đại trà ‘gạo vàng’ biến đổi gene ngày 26 tháng 8 năm 2021: “Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng đại trà gạo biến đổi gene Golden Rice. Theo Reuters, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines đã hỗ trợ phát triển giống gạo vàng đặc biệt này.Trong thông báo ngày 25-8, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) và Viện Nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) xác nhận đã cấp phép an toàn sinh học cho giống Golden Rice.”Sau giấy chứng nhận an toàn sinh học, DA và PhilRice sẽ bắt đầu trồng lấy hạt giống. Thường thì quá trình này sẽ mất 3-4 vụ canh tác”, ông Ronan Zagado – một quan chức phụ trách dự án Golden Rice – cho biết thêm. Được biết giống gạo vàng đã được thử nghiệm thực địa gần một thập kỷ. Golden Rice sẽ được trồng đại trà ở các khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A cao vào quý 3-2022 trước khi bán rộng rãi. Philippines lên kế hoạch trồng đại trà gạo vàng từ năm 2011, nhưng phải trì hoãn vì vấp phải các phản đối và lo ngại từ người dân cũng như các tổ chức nông nghiệp. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nổi tiếng vì các chiến dịch chống săn bắt cá voi cũng lên tiếng phản đối quyết định của Chính phủ Philippines.Tuy nhiên, người đứng đầu PhilRice đã trấn an các lo ngại và khẳng định Golden Rice đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế. Theo IRRI, Golden Rice đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ các cơ quan quản lý ở Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. Hiện giống gạo này đang trải qua quá trình xem xét cuối cùng ở Bangladesh. Thực phẩm biến đổi gene từ lâu đã là một đề tài gây tranh cãi. Mục đích biến đổi gene nhằm tạo ra các loại nông sản bổ dưỡng hơn, kháng bệnh tốt hơn. Các cơ quan quản lý bác bỏ các thuyết âm mưu như thực phẩm biến đổi gene gây ung thư, ức chế hệ miễn dịch.Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn e dè trước loại thực phẩm này và kêu gọi các cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất dán nhãn cảnh báo thực phẩm biến đổi gene”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tin-noi-bat-quan-tam/

 

 

NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

New day words of love

Wearing sweater when it’s rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turn out to be close together.

 

 

NHỚ CÂY THÔNG MÙA ĐÔNG
Hoàng Kim

Xuân Hạ Thu Đông vốn phẳng sòng
Bốn mùa chẳng thể thiếu mùa đông
Tam Đảo non xanh hai cánh rộng
Cửu Long nước biếc một chữ đồng
Trẻ ham tâm đức nên cố gắng
Già mong phúc hậu phải biết chùng
Thung dung nếm trãi mùa đông lạnh
Sông núi trúc mai với lão tùng

Bài thơ ‘Nhớ cây thông mùa đông’ của Hoàng Kim và tấm ảnh này do anh Hà Hữu Tiến chụp trong ngày chúng tôi thăm đàn Nam Giao Huế. Bài thơ này là sự họa vần bài thơ “Vịnh mùa Đông” của cụ Nguyễn Công Trứ lưu lại một kỷ niêm không nỡ quên về sự đùa vui họa thơ cùng các bạn Quế Hằng, Nguyễn Vạn An, Phan Lan Hoa Nay xin trân trọng chép lại để tặng người thân, thầy bạn nhân Noel và Chúc Mùng Năm Mới.

‘Vịnh mùa Đông’ và ‘Cây thông’ là hai bài ngôn chí đặc sắc nhất của cụ Hy Văn Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ “ra tướng võ, vào tướng văn” tỏ ý với vua Minh Mệnh và các vị quan cao cấp cùng thời như Trương Đăng Quế, Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Quý Tân,… Ông Nguyễn Công Trứ ngầm tỏ ý cho mọi người biết vì sao ông được vua Minh Mệnh tin dùng

“Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng
Chẳng vì giá rét bỏ mùa đông”

Triều Nguyễn thời đó đang như mùa đông lạnh giá, vua Gia Long mất, vua Minh Mệnh nối ngôi, lòng người chưa quy về một mối, triều chính chưa ổn định, lòng người ly tán, số quan lại mới trổi dậy ham vơ vét, còn người công chính như Nguyễn Du thì không muốn hợp tác vì không tin được triều Nguyễn thực lòng tin dùng.

Vua Minh Mệnh hùng tâm tráng chí muốn thiết lập nhà nước kỷ cương rất cần mẫu người kiêu dũng, dấn thân như thơ Nguyễn Công Trứ.”Vịnh mùa đông”: Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng, Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng. Cảo mực hơi may ngòi bút rít, Phím loan cưỡi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng. “Cây thông” “Ngồi buồn mà trách ông xanh. Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo. Ai mà chịu rét thì trèo với thông“

Chính sử triều Nguyễn chép: Nguyễn Công Trứ (1778-1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:” Hoàng tử Trường Khánh Công lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy.“- Minh Mạng. Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: “Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất.” “Hà Tôn Quyền giỏi mưu kế, Hoàng Tế Mỹ giỏi văn chương, Nguyễn Công Trứ giỏi chiến trận, trong triều không nên để vắng ba người ấy”.

Nguyễn Công Trứ tóm tắt toàn cảnh thế nước trong buổi ấy trong bốn câu: “Mây về ngàn Hống đen như mực,/ Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng./Cảo mực hơi may ngòi bút rít,/ Phím loan cửi nhuộm sợi tơ chùng.”. Nguyễn Công Trứ đã đánh giá vua Minh Mệnh “Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,… Bốn mùa ví những xuân đi cả,/Góc núi ai hay sức lão tùng.” không như là trường hợp “Thánh nhân bất đắc dĩ dụng QUYỀN”. “Vịnh mùa đông” “Cây thông” là những bài thơ ngôn chí đặc sắc nhất của ông.

Dạy và học 19 tháng 12


DẠY VÀ HỌC 19 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngVui về với ruộng đồng; Trăng rằm; Sớm Đông; Vui đến chốn thung dung; Vui sống giữa thiên nhiên; Vui bước tới thảnh thơi; Vui đi dưới mặt trời; Câu chuyện ảnh tháng 12; Ngày 19 tháng 12 năm 1946 Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ, Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 19 tháng 12 năm 1997 Bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron được phát hành tại Hoa Kỳ, phim giành được thành công lớn về doanh thu và chuyên môn; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 12: Vui về với ruộng đồng; Trăng rằm; Sớm Đông; Vui đến chốn thung dung; Vui sống giữa thiên nhiên; Vui bước tới thảnh thơi; Vui đi dưới mặt trời; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-12;

Bài học Việt Nam mới https://youtu.be/4cqT8672UF8
Hà Nội Mùa Đông Năm 46 Full HD | Phim Chiến Tranh Việt Nam Hay Nhất


VUI VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm
ta về còn trọn niềm tin.

xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-ve-voi-ruong-dong

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hoangkim1.jpg

VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui khỏe đời cho ta.

Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …

Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích

Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới
CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2-nhatoi.jpg

Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời

TRĂNG RẰM
Hoàng Kim

Đêm nay trăng rằm Đông tháng cuối
đầy trời còn mưa bay
ta thì quen tháng nhớ
người vẫn lạ năm chờ
thoáng chốc tháng mười hai gõ cửa

Mùa Đông đi qua là Xuân tới
ngại chi đêm trở lạnh
ngại chi ngày việc nhiều
biết nợ duyên nhân quả trời tạo nghiệp
hiểu chí thiện phước đức đất nuôi bền

Đường Xuân khát khao xanh mãi
vui đi dưới mặt trời.

hoạ đối thơ Quyen Ngo

VU VƠ
Quyen Ngo

Thôi đừng nhắc bây giờ tháng mấy
khi trời còn mưa bay
ta còn đắp đổi nhớ
người còn bận bịu chờ
mắc mớ gì réo gọi tháng mười hai

Cuộc tình nào vừa mới đan tay
lo chi câu lỗi hẹn
lo chi đường còn dài
dẫu câu hát tuổi nào xa xôi lắm
chim én về chao liệng phía ban mai

Bài thơ nửa chừng bỏ ngỏ
Tin bão xa đang về…

Gió Phương Nam 18.12

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

SỚM ĐÔNG
Hoàng Kim

I

Sớm Đông
Trời tạnh mây quang
Vươn vai
Đón nắng
Mặc cơn gió lùa

‘Vấn vương’ * câu hẹn ngày qua
Đông tàn
Ủ mộng
Xuân sang nõn cành

II

Đêm lạnh đông tàn chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

VẤN VƯƠNG
Đỗ Hoàng Phong

Giã bạn rồi mà vẫn ngóng theo
Thuyền vừa buông mái sóng xô theo
Người đi lãng đãng qua sông suối
Kẻ ở bâng khuâng khuất núi đèo
Gặp gỡ đôi nơi chừng xế bóng
Đợi chờ hai ngả đã sang chiều
Đò đưa ai hẹn vào chung bến
Hỏi đến bao giờ mới thả neo?

(*) VẤN VƯƠNG’ thơ của cụ Đỗ Hoàng Phong, 95 tuổi, danh thủ Đường thi, Câu Lạc Bộ Đường Thi Nhà giáo Hải Dương.

CỤ ĐỖ THƠ CHIỀU XUÂN
Hoàng Kim

Cụ Đỗ chiều xuân rộng tháng ngày
Thơ hiền phơi phới đọc vui say
Đỗ Phủ mưa lành tâm ý sáng
Ức Trai nắng ấm đức tỏa bay
Nhà an ruộng tốt trời thêm lộc
Nước đủ người lành đất vén mây
Xứ Đông sứ người đều thương mến
Tuổi Hạc đông phong thích tỏ bày.

Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm
“Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.

Cụ Đỗ Hoàng Phong thơ tuyệt hay
Chín lăm sức viết đọc thật say
Con Kim Đỗ Trọng ngời phẩm hạnh
Cháu Ho Dinh Bac sáng danh tài
Đình Làng Ngà vui nơi hạc ẩn
Núi Phượng Hoàng thỏa chốn chim bay
Vắt ngang thế kỷ trồng cây đức
Người và Cha cháu quý thư tay

Bảy lăm tuổi Đảng chẳng chùng dây
Cụ
Đỗ Hoàng Phong rộng tháng ngày
Gia tộc thầy hiền gương người tốt
Xóm giềng bạn quý sáng điều hay
Duy Hưng, Huyền Linh vui chân bước
Thúy Hoa, Lê Nguyễn vững gót giầy
Cụ Trạng Trình xưa khen xuân muộn
Xuân này qua xuân khác gửi “ phây “

Hoàng Kim kính chúc mừng Cụ Đỗ Hoàng Phong

NHỚ CỤ ĐỖ HOÀNG PHONG
Hoàng Kim


Sớm Đông Mai Hạc ngắm xem hình
Cụ Đỗ chiều xuân trí vẫn minh
Vấn vương nhân hậu đời quên tuổi
Chân thành tiết độ đạo đức kinh
Tuổi Hạc sách trời tìm nghĩa lý
Vườn Mai hoa đất quý nhân tình
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Kim Hoàng theo đức nhớ đinh ninh

(*) Nguyên vận thơ cụ
Đỗ Hoàng Phong @Kim Hoàng Vui với Hoàng Kim

Thấy chữ mà sao chẳng thấy hình
Hoàng Kim toả sáng trí thông minh
Hán Nôm nho túc thông từng quyển
Lịch sử uyên thâm thấu mấy kinh
Trên gác bình văn tìm nghĩa lý
Dưới thềm vịnh cảnh đạt nhân tình
Cách núi ,ngăn sông e lạc lối
Mong ngày hội ngộ vẫn đinh ninh

Xem tiếp
Sớm Đônghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/som-dong/

VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Thăm người ngọc nơi xa vùng tỉnh lặng
Chốn ấy non xanh người đã chào đời
Nơi
sỏi đá giữa miền thiêng hoa cỏ
Thiên nhiên an lành,
bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui giấc mơ hạnh phúc
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương
Con cái quây quần thung dung tự tại
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa luân chuyển
Say chân quê
ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng đêm thì đọc sách
Ngọc cho đời giữ trọn niềm tin.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-den-chon-thung-dung/

VUI SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN
Hoàng Kim

Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng, cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.

Thung dung cùng với cỏ hoa
An nhiên đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng

Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.

Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi đất hiền
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt thêm bền yêu thương.

xem tiếp
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/vui-ve-voi-ruong-dong/

Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Quà tặng cuộc sống
KimYouTube
Nong Lam University
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Hoàng Long Nguyễn Văn Phu ở Lào)
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Dạy và học 18 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 18 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngCâu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết;Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thiên hà trong vắt khuya, sao Thủy, sao Kim (sao Thái Bạch Kim Tinh, sao Hôm sao Mai) và Mặt trăng thẳng hàng, một hiện tượng thiên văn quý hiếm ,tác phẩm nổi tiếng ảnh quý ‘bạn quý hiếm gặp’ của nhà thiên văn và du lịch Yuri Beletsky. Ngày 18 tháng 12 là ngày đồng tưởng nhớ Đỗ Phủ, Tchaikovsky và Xuân Diệu.  Ngày 18 tháng 12 năm 757 là ngày Đỗ Phủ ra làm quan ở Trường An dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đỗ Phủ là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc được gọi là Thi thánh Thi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng và tài năng tuyệt vời (người kia là Thi tiên Lý Bạch). Đỗ Phủ không rõ ngày sinh và ngày mất nên ngày này được chọn để tưởng nhớ ông. Đỗ Phủ tầm vóc thế giới, có các tác phẩm của ông được so sánh với Shakespeare và Victor Hugo. Đỗ Phủ có cuộc đời giống như đất nước Trung Hoa thuở đó, bị chiến tranh loạn lạc giằng xé liên miên điêu đứng tột cùng và thường xuyên biến động. Bài cổ thi “Xem người đẹp múa kiếm” nổi tiếng của Đỗ Phủ ca ngợi tài nghệ múa kiếm tuyệt luân của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương, gợi cho người đời sau của Việt Nam nhớ đến bài thơ “Thuật hoài” của Đặng Dung đêm thanh mài kiếm . Tác phẩm của ông gây ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc có trích thơ Đỗ Phủ. Sự tích của ông được lưu dấu tại Đỗ Phủ thương đọc lại; Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung. Ngày 18 tháng 12 năm 1892, kiệt tác Kẹp Hạt Dẻ của Tchaikovsky lần đầu tiên được công diễn tại Sankt-Peterburg Nga. Từ đó ngày này và sự kiện này được coi là ngày tưởng nhớ ông tại Nga.  Pyotr Ilyich Tchaikovsky là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Tchaikovsky sáng tác các nhạc phẩm đậm chất Nga theo một phong cách nghệ thuật rất đặc sắc, riêng biệt, sâu lắng, kết hợp tuyệt vời nghệ thuật múa với giai điệu nhạc Nga. Kiệt tác Kẹp Hạt Dẻ là vở ba lê đặc biệt nổi tiếng và thành công nhất của Tchaikovsky hiện được công diễn nhiều nơi trên thế giới vào dịp Giáng Sinh nhất là ở Mỹ: Ngày 18 tháng 12 năm 1985 là ngày mất của  Xuân Diệu  ông hoàng thơ tình cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916, mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.  Di sản Xuân Diệu có trên 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học, một số truyện ngắn. “Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng” (Trần Đăng Khoa). Bài chọn lọc ngày 18 tháng 12:Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết;Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Tỉnh thức; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-12

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

Chúc mừng ba học viên cao học Phan Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Ngọc, Nguyễn Bá Tùng đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp,
Một niềm tin thắp lửa (*) Chúc mừng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Nông Học, Phòng Đào tạo Sau Đại Học, Viện Sinh học Nhiệt Đới, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lôc, (**) Trường tôi nôi yêu thương đào tạo phát triển nguồn lực nông nghiệp. Chúc mừng quý Thầy hướng dẫn TS. Võ Thái Dân, TS. Nguyễn Phương, TS. Phan Tường Lộc; TS Bùi Minh Trí cùng quý Thầy Cô, gia đình người và bạn hữu đồng hành hiệu quả. Câu chuyện ảnh tháng 12Có một ngày như thế. Chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới đang đến ấm áp hạnh phúc.

CÂU CHUYỆN ẢNH THÁNG 12
Ba luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vừa công bố: Nguyễn Bá Tùng 2020. Khảo sát sinh trưởng và năng suất của 12 giống sắn (Manihot esculenta Crantz) tại tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh; Phan Thị Mỹ Hạnh 2020. Đánh giá sinh trưởng phát triển và khả năng kết hợp một số tính trạng của sáu dòng bắp nếp (Zea mays L. var. ceratina) tại Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh; Đặng Thị Ngọc 2020. Nghiên cứu tạo rễ tơ cây bá bệnh ( Eurycoma longifolia Jack) và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi sinh khối rễ :

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

Cánh cò bay trong mơ
Cha Mẹ và người thân
Mục tiêu và động lực
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân

Câu chuyện ảnh tháng 12

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.

MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.

Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.

Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.

Congviecnaytraolaichoem

Trường tôi nôi yêu thương

Câu chuyện ảnh tháng 12
NẮNG ĐÔNG
Hoàng Kim


Hạnh phúc đơn sơ sao đẹp thế
Ngắm hoa nhớ buổi nắng đông về
Yêu sao ngày mới chờ xuân tới
Đông lạnh ta còn mãi miết đi.

Đạo đức niềm tin và lối sống
Nhớ lời Hưng Đạo dặn dò vua
Đường xuân vui bạn quên ngày tháng
Nắng hửng ban mai gió lạnh về


Chúc mừng Hồng Đào sinh nhật vui khỏe xinh tươi 18 tháng 12

Câu chuyện ảnh tháng 12 bảo tồn và phát triển thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu/vn/hoangkimlong và: https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-12/
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-12/
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-12/
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-12/
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-12/

Nguyễn Vũ Tiến Huế thương

NGUYỄN VŨ TIẾN HUẾ THƯƠNG
Hoàng Kim

Gia đình ấm áp niềm hạnh phúc
Ngày vui sinh nhật ghé thăm nhau
Bạn lính cũng quê cùng thầy giáo
Vũ Tiến Hoàng Kim thắm dãi dầu

Kính sư huynh Nguyễn Vũ Tiến Đại học Huế và gia đình vui khỏe. Ngày này của anh thật ấn tượng.
CHÀO NGÀY MỚI 15 THÁNG 12

Dương Hoa Xô 9 12 và thầy bạn
Dương Hoa Xô 9 12 và thầy bạn
Mai Va7n Buông 9 12 và thầy bạn 9 12
Nguyễn Thị Trúc Mai 4 12 2017
Hernan Ceballos Kim và bạn hữu ở Lào 1 12

TỈNH THỨC
Hoàng Kim
thơ đề ảnh
Kenny Rogers‘s photo.

thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em.
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

(GET UP
clear late galaxies
transfer season
natural awakening
I watch the sun, watching the sea
watching the constellations.
glow from where he
under the sparkling sky
moment of time
chasms
a vision).

THIÊN HÀ TRONG VẮT KHUYA
Hoàng Kim

vochonggslevanto

CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ
Hoàng Kim


Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện thầy Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện các công việc ân tình phục vụ ích lợi cho Tổ Quốc Quê Hương. Thầy Tố có nhiều chuyện đời mà tôi thích nhất bảy chuyện: 1) PHTI – HCMC và FCC; 2) Một chuyến đi ‘dối già’ và những suy tư ”, 3) “Lịch sử Logo FCC”, 4) “FOLI và FOVINA”,5) “Câu thơ đời ám ảnh”, 6) “Thầy Tố chuyện đời thường ” 7) “Thầy Tố bạn và học trò ” Trước đây khi bước vào tuổi 75 thầy Tố đã có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê. Đó là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này là thảnh thơi xong một việc chính.

Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể:

  1. PHTI – HCMC VÀ FCC

    Thầy
    Lê Văn Tố viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang Chuyện thầy Lê Văn Tố

2. MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn T

Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê.

Như có món nợ nào đó chưa trả xong khi bước sang thế giới khác, đầu óc tôi vẫn văng vẳng đâu đó câu ví dặm “ giận thì giận mà thương thì thương” tôi không giận ai cả. Chỉ biết giận mình vì tuy có một số sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận nhưng chưa có gì đóng góp cho quê hương. Có lẽ núm nhau mẹ chôn ở gốc tre bụi chuối nào đó nên quê hương vẫn sâu đậm trong lòng – mặc dầu li hương hơn 60 năm.

Không sâu đậm sao được đến như Le Breton thầy giáo của giáo sư Lê Thước ở trường quốc học Vinh đã không ngần ngại khi viết: “ông yêu xứ Nghệ và con người Nghệ Tĩnh”( Le vienx An-Tĩnh 1936, bản dịch của Trung Tâm văn hóa ngôn ngữ đông tây năm 2005). Có lẽ Le Breton vì hiểu và yêu xứ Nghệ nên mới để lại tác phẩm chân tình giàu tính văn học, sáng giá về khảo cổ học, sử học, am hiểu về địa chất Nghệ Tĩnh đến thế.

Để tiết kiệm thời gian, tôi liên hệ một số cơ sở du lịch và khách sạn 5 sao Mường Thanh Sông Lam ở Vinh thu xếp cho một chuyến du lịch cao cấp với hướng dẫn viên giàu tri thức, am hiểu địa danh các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn, Hương Khê, theo đường 8 đến biên giới Lào- Việt. Yêu cầu đơn giản đó không được đáp ứng. Tôi thuê xe về quê nội, quê ngoại.

Hai quê qua bao thăng trầm nay đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử. Quê nội đời cố Lê Kim Ứng đã có công giúp phong trào Cần Vương và là nơi trú ngụ của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 3 con sinh sống một thời gian thời thơ ấu. Phong cảnh và tình người chắc để lại trong lòng Bác Hồ những kĩ niệm khó quên nên khi Bác gặp tham tán quân sự Việt Nam tại Mạc Tư Khoa (người cùng quê) Bác còn hỏi thăm và khen là Nguyệt Bổng (tên cũ) đẹp.

Nhiều văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn,…đã từng sinh sống tại quê tôi. Hồi nhỏ chúng tôi vẫn nghêu ngao “một chiều anh bước đi, em tiễn đưa anh ra tận cuối đồi, rằng kháng chiến còn trường kì là còn gian khổ”. Trần Hoàn đã bén duyên với người con gái quê tôi, trước lúc đi công tác xa đã để lại bài hát trên.

Khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương đi vào thoái trào. Các sĩ phu Cần Vương cảm kích trước sự giúp đỡ của gia tộc Lê Kim Ứng đã nói : việc nước chưa thành, công ơn gia tộc chưa trả được chỉ mới chọn được miếng đất tốt để hai cụ an nghỉ lúc trăm tuổi với lòng mong mỏi gia tộc ngày càng hưng thịnh. Tôi không am hiểu phong thủy nhưng mộ Cố trên đồi cao vẫn hội đủ: tả thanh long, hữu bạch hổ có sông dài uốn lượn phía dưới.Tuổi già nhưng nhờ mấy trăm bậc đá cháu mới làm nên vẫn cố leo lên thắp hương Cố lần cuối.

Bên kia quả đồi là giếng Cửa Khâu nước chảy quanh năm từ lòng núi không bao giờ cạn với đàn cá tung tăng như cá thần Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Chị em tôi lúc nhỏ hay phải gánh nước từ giếng Cửa Khâu về để mẹ làm tương ăn quanh năm, thổi xôi nếp rồng cúng giỗ…

Về quê nhiều lần hỏi về giếng Cửa Khâu, nếp rồng, bánh vo (làm từ bột gạo lức lúa nương) chỉ còn mấy người già còn nhớ. May thay lần này có người dẫn đường tìm lại được giếng Cửa Khâu khi trời vừa tối. Cảm động vô cùng bà con xúm lại. Người biếu chai rượu, kẻ chai tương được sản xuất từ nguồn nước giếng này. Đúng là món ngon nhớ đời. Không phải chỉ mình tôi mà biết bao người xứ Nghệ, khách thập phương từng sinh sống ở đây vẫn nhớ con cá mát kho tương, xôi nếp rồng, bánh vo… Nay chỉ còn trong kí ức người già!

Bù lại có món ngọn lang luộc xào tỏi mà các anh chị ở tòa soạn báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Times khi chiêu đãi tôi ở thành phố Hồ Chí Minh thường nhắc đến nay đã trở thành món đặc sản nhưng phổ thông khắp thành Vinh. Ước gì ngọn lang, cá thu nướng Cửa Lò, gà đồi Nghệ An trở thành hàng hóa phổ biến ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Nghệ An còn nổi tiếng với cam Xã Đoài. Lần này về quê, cố tìm đến vùng cam Xã Đoài để mua bằng được loại cam nổi tiếng ngọt, thơm, nguyên gốc về làm quà. Loại cam mà tôi đã từng được ăn, được chứng kiến người dân chăm sóc theo lối cổ truyền. Cũng gọi là cam Xã Đoài bán hiện nay nhưng sao quá nhiều nước và chua! Đường cao tốc vun vút qua xứ đạo năm xưa, khó tìm được người dân để hỏi đường. May gặp được người dắt trâu làm đồng về chỉ nói đơn giản: “Không cần hỏi ai cả cứ đi tiếp nhìn bên trái thấy nhiều tòa nhà, cổng thành kiên cố, đường bê tông dài bao quanh– cam Xã Đoài ở đó.

Có lẽ sau Tết hết mùa cam chỉ thấy hai quả cam đá to tướng trên tượng đài trước tòa dinh thự. Chợt nhớ tới ông Nguyễn Hữu Tiêu giám đốc nông trường Sông Con (Nghĩa Đan) . Chỉ còn một mắt vì gian truân của cuộc đời nhưng vẫn sáng nhìn xa trông rộng nên đã đưa cam Xã Đoài lên vùng đồi tạo nên thương hiệu cam Vinh nổi tiếng một thời làm mát lòng người dân miền Bắc, trong lúc khan hiếm hàng hóa của thời bao cấp.

Hi vọng sẽ còn dịp trở về thắp hương trên bàn thờ ông Tiêu ở Nghĩa Đàn với cam Xã Đoài thứ thiệt. Cam Xã Đoài mọc trên đất pha cát xung quanh nhà thờ Xã Đoài. Có lẽ cần đến vai trò xứ đạo để phát triển và giữ được thương hiệu loại cam quý giá này.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến cố ngoại Phan Sĩ Thục được vua Tự Đức cử làm chánh sứ đến triều Thanh. Làm quan to trong triều nhưng khi lương, giáo tàn sát lẫn nhau, cố đã mở cửa nhà quan để giáo dân vào trú ẩn, góp phần hòa giải mâu thuẫn. Ngày nay con đường mang tên ông là một trong những con đường dẫn đến tượng đài Bác Hồ ở Vinh. Tôi thầm cảm ơn các anh chị lớp trước, phải “có tâm có tầm” mới cất giữ được bút phê của vua “Liêm như Thục” và ấn kiếm áo mũ vua ban cho đời sau (sách vua quan triều Nguyễn cũng đã ghi chép chuyện này).

Lần này về quê tôi còn gắng sức đến thắp hương mộ bà Hoàng Thị Loan trên đồi cao. Mát trời cảnh đẹp nhưng nhiều cụ già với lòng thành tâm chỉ ngồi dưới chân đồi. Giá có những chiếc cáng nhỏ để giúp các cụ! Con đường bậc thang lên đồi dốc chỉ có nước trà xanh và nước có gas nếu có củ sắn dây luộc trồng xung quanh đồi hoặc nước sắn dây sẽ thêm mát lòng người đến viếng… Nhà lưu niệm Nguyễn Du to rộng mênh mông nhưng sao vẫn thiếu tiếng ngâm Kiều của mẹ thuở nhỏ…

Quà về quê tôi chỉ có dịp mang theo cam Quỳ Hợp thay cho cam Xã Đoài và chai tương Cửa Khâu. Nếu có thêm cá thu nướng Cửa Lò đông lạnh hút chân không thì tốt biết bao. An ninh ở sân bay Vinh không cho tôi mang chai tương theo người nhưng sau khi biết tôi mang tương về để nghiên cứu phát triển sản xuất đã linh động cho qua. Về Sài Gòn kể chuyện mọi người khen an ninh có tâm và có tầm nhìn…

Chuyến đi dối già chỉ có mấy ngày nhưng có biết bao điều suy tư. Suy tư có thể đúng có thể sai nhưng vẫn là suy tư của người con xứ Nghệ xa quê.

GS. TSKH Lê Văn Tố

 

3. LỊCH SỬ LOGO FCC
The History of Logo FCC

Anh em ở cơ quan cũ FCC và tổng giám đốc FCC anh Trần Phương đến chơi và trao đổi với tôi viết lịch sử FCC để lưu lại và giáo dục truyền thống cho lớp trẻ mới vào . Tôi từ chối và nói : Đã gửi phòng lưu trữ cơ quan các tài liệu cũng như bút tích của ông Võ Văn Kiệt ,ông Phan Văn Khải và ông Nguyễn Văn Chính ( Chín Cần Bí Thư Trung Ương Đảng , Bộ Trưởng Bộ Lương Thực ). Cơ quan nếu cần thì dựa vào tài liệu đó cũng như đĩa CD cử người viết là xong. Nay tôi chỉ kể lịch sử Logo FCC để mọi người có thêm tài liệu: 

Việt Nam từ thiếu ăn bắt đầu xuất cảng gạo, hồi ấy chúng ta giành gạo tốt nhất để bán. Nước ngoài mua gạo 35% tấm Việt Nam về bán lại gạo có phẩm chất cao hơn. Thuộc chuyên môn của mình, tôi đề nghị nhà nước cho thành lập cơ quan giám định thứ 2 với tên giao dịch quốc tế là :Food Control Center (FCC) bên cạnh Vinacontrol. Với sự hợp tác chân thành , tránh phiền phức cho khách hàng FCC đã tới Vinacontrol bàn bạc, thống nhất quy trình làm việc và đưa các mẫu gạo chuẩn để giám định. Cán bộ FCC thắc mắc tại sao mẫu gạo chuẩn chỉ ghi tên Vinacontrol và Viện Nghiên Cứu Lương Thực, còn FCC ở đâu ?

Ở trong tim các anh và trên ngực các anh – Tôi trả lời và chỉ vào ngực áo đồng phục của mọi người có Logo FCC. Mình phục vụ tốt hết lòng với khách hàng sẽ tạo dần uy tín. FCC với đội ngũ chuyên môn của mình đã tới từng kho hàng tham gia chuẩn bị hàng xuất khẩu cho họ theo đúng hợp đồng đã kí đồng thời mời cơ quan giám định quốc tế OMIC-Nhật Bản đến giảng dạy và cộng tác chuyên môn. FCC dần dần đã tạo dựng được uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước song song với việc đào tạo tuyển dụng nhân viên mới. Có lần doanh nghiệp phản ánh với chúng tôi anh H buổi đêm bắt doanh nghiệp đem xe về Sài Gòn ngủ để mai đến Long An làm việc tiếp. Thời đó đường sá đi lại rất khó khăn sau khi điều tra chúng tôi biết đó là sự thật lập tức cho nhân viên tạm thời nghỉ việc và hẹn lúc nào biết cách phục vụ khách hàng sẽ được làm việc tiếp. Nghề giám định có nhiều lúc cũng rất cân não và khó khăn. Lúc kiểm lô ý dĩ xuất cảng sang Nhật, tới cảng Yokohama họ trả lại vì nhiễm độc tố Aflatoxin vượt chuẩn. Với lề lối làm việc khoa học, FCC khẳng định với khách hàng nếu lỗi của mình, chúng tôi sẽ nhận trách nhiệm nhưng trước hết cần lấy mẫu lại để kiểm tra đồng thời kiểm tra mẫu lưu trữ để trong kho và gửi mẫu sang Băng Cốc, Tokyo. Có kết quả tương đồng, tôi tin rằng chúng tôi có lý và khuyên khách hàng về sấy khô lại sản phẩm đổi các công ten nơ khác, nếu Nhật họ yêu cầu thì mạnh dạn xuất hàng. Mọi việc êm xuôi, tôi cũng trút được gánh nặng thoát khỏi vòng số 8 vì tội cố ý làm trái.

Có lẽ ở Yokohama họ lấy mẫu không đúng cách không đại diện cho lô hàng nên có sai sót nói trên. Từ sự việc này dự án ACIAR đề nghị tôi và một chuyên gia Úc viết bài giảng về phương pháp lấy mẫu cho các trường đại học.

Không phải chỉ tranh luận với khách hàng nước ngoài mà còn tranh luận với hải quan nước nhà. Chúng ta có nhà máy xay bột mì hiện đại nhưng nếu nhập hạt mì về xay sát sẽ bị đánh thuế vì hải quan cho rằng hạt mì là đã qua xay xát (Vì hạt lúa mì sau thu hoạch đã rất bóng ). Thuyết phục không xong, tôi cho hạt mì ngâm ủ và nói nếu qua xay xát hạt mì sẽ không nảy mầm. Cuối cùng hải quan chấp nhận. Có lần chúng tôi mời cán bộ FAO đến chứng kiến lô dầu ăn viện trợ cho Việt Nam bị ôi mốc vì chất lượng kém. Họ tâm phục khẩu khục đổi cho ta lô dầu khác. FCC ngày càng phát triển được ủy quyền giám định không những chỉ hàng lương thực thực phẩm mà còn nhiều loại hàng hóa khác. Cái áo đã chật nhưng Logo FCC đã đi ra thế giới làm thế nào đây ? Động viên anh em tìm thêm một chữ C cho hợp với cái áo mới, từ đó có tên : Food & Commoditoes Control. FCC đã giữ vững và phát triển tên tuổi của mình hơn 30 năm nay nhưng 1 lần nữa chứng tỏ sự non yếu của tôi – 1 người chuyên về kỹ thuật lương thực thực phẩm chỉ nghĩ đến giám định thực phẩm mà thôi…

Khi được xây dựng trụ sở mới tôi bàn với anh em : Mình chưa đủ tài chính xây dưng tòa nhà 9 lầu thì chỉ xây dựng 4 lầu nhưng nền móng kết cấu đủ 9 lầu tránh đập phá lãng phí.

Về hưu đã lâu rất ít khi tới cơ quan nhưng mỗi lần đến để sinh hoạt khoa học hoặc giới thiệu sách khoa học mới của các bạn đồng nghiệp. Nhìn tòa nhà 9 tầng vươn cao giữa hàng me cổ thụ ( Hợp đồng giao hẹn với công ty xây dựng không được chặt me ) lòng tôi lại lâng lâng.”

GS.TSKH Lê Văn Tố

ThayTovachaoPOLI

4. FOLI VÀ FOVINA
Một phần tư thế kỉ trôi qua của sản phẩm nghiên cứu Foli

Dạy và học 17 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngCâu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế; Mười thói quen mỗi ngày; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Ngọc Phương Nam ngày mới; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Ngày 17 tháng 12 năm 1819 là ngày Simón Bolívar tuyên bố nền độc lập của Đại Colombia tại Angostura thuộc Venezuela ngày nay. Simón Bolívar (1783 – 1830) là nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19. Ông được tôn vinh là George Washington của Nam Mỹ, Người Giải phóng, đại anh hùng dân tộc. Những cuộc chiến đấu do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho sáu quốc gia ngày nay là: Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, và Bolivia. Ngày 17 tháng 12 năm 1770 là ngày sinh của nhà soạn nhạc cổ điển thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven (mất năm 1827). Ông sống chủ yếu ở Viên, Áo và là biểu tượng âm nhạc quan trọng của thời kỳ âm nhạc cổ điển chuyển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là người mở đường của thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất tới những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau. Ngày 17 tháng 12 năm 1927 là ngày sinh của giáo sư Hoàng Tụy (mất ngày 14 tháng 7 năm 2019 tại Hà Nội), nhà toán học tiêu biểu hàng đầu của Việt Nam. Giáo sư Hoàng Tụy cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm là người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng; Bài chọn lọc ngày 17 tháng 12: Câu chuyện ảnh tháng 12; Có một ngày như thế;; Mười thói quen mỗi ngày; Giấc mơ lành yêu thương; 500 năm nông nghiệp Brazil; Ngọc Phương Nam ngày mới; Vui bước tới thảnh thơi; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-12; 

NGÀY MỚI
Ngọc Phương Nam

Ai vui tựa gốc lộc mai
Thung dung năm tháng
Miệt mài đồng xuân!

Bình minh như thể bóng hồng
Nắng mưa … chẳng ngại
Thinh không … nói gì?!

Tùy cơ tùy thế tùy nghi
Trúc Lâm thời vận mệnh ghi Hoàng Thành

Câu thơ hạt ngọc long lanh
Tìm trong cát đá
Trờì dành lộc xuân
Đông 2021
Kính cậu mợ Hoàng Gia Cương vui khỏe, cháu
Hoàng Kim thật vui thích họa vần thơ cậu và cháu xin được chép về https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngoc-phuong-nam/…/

LÀM THƠ
Hoàng Gia Cương


Một đời tấp tễnh làm thơ
Mình như thợ vụng …
Bây giờ rỗng không !

Thơ hay như thể bông hồng
Khen, chê … chẳng khó
Ươm, trồng … dễ đâu ? !

Suy tư bạc trắng mái đầu
Mà câu thơ nghẹn nỗi đau chưa thành !

Đâu tìm hạt ngọc long lanh ?
Bon chen sỏi đá …
Thôi đành mặc ai !
Đông 1989

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …

(*) Hoàng Kim họa đối
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên


Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

YÊN TỬ TRẦN NHÂN TÔNG
Ngọc Phương Nam

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

30 Hoàng Diệu, Võ Miếu Việt Nam
30 Hoàng Diệu, Võ Miếu Việt Nam

30 HOÀNG DIỆU VÕ MIẾU VIỆT NAM
Hoàng Kim

Hoàng Diệu là quan Tổng đốc của nhà Nguyễn sinh năm 1829, mất ngày 25 tháng 4 năm 1882 khi ông quyết tử bảo vệ thành Hà Nội chống lại Pháp tấn công. Trận đánh không cân sức, vì sự phòng thủ không được tăng cường, hỏa mai thô sơ không cản nổi đại bác, súng trường. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại giặc Pháp. Đến lúc thành không thể giữ, ông lệnh cho tướng sĩ rút lui để tránh thương vong, và cắn ngón tay lấy máu viết di biểu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng“. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.

Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960– 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979)chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam và thế giới.

30 Hoàng Diệu là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngôi đền thiêng Võ miếu  của dân tộc Việt, nơi lưu dấu hình ảnh của bậc anh hùng “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là dám đánh và biết  thắng”.”Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”. Võ Nguyên Giáp là  người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân dân Việt kháng chiến chống Pháp thành công, rửa sạch làu nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt  trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858 -1884) kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị thời kỳ Pháp thuộc.  Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858-1884) 26 năm và Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954) 9 năm, nguyên nhân mất nước và giành lại được chủ quyền là bài học lớn. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là  phải tìm hiểu và đánh giá thật kỹ thực lực và nội tình đôi bên về  ” thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ “. Nguyên nhân sự mất nước của triều vua Tự Đức nhà Nguyễn trong 26 năm đối trận chủ yếu thua là do “trang bị vũ khí  triều Nguyễn kém xa quân đội đế quốc Pháp”, “nền văn minh nông nghiệp Á Đông  quá lạc hậu so với nền văn minh khoa học phương Tây”, “tham vọng thực dân của đế quốc Pháp cướp chủ quyền, tài nguyên, nhân lực nước ta”; “sự lúng túng của vua quan nhà Nguyễn không tìm ra được cách đánh và kế sách biết thắng”.  Cụ Nguyễn Tri Phương, cụ Hoàng Diệu đều là người dám đánh nhưng chỉ đến thời cụ Hồ, tướng Giáp thì mới vừa “dám đánh và biết thắng”. Toàn dân đồng sức, trên dưới đồng lòng, tận dụng tốt  “thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ” mà thành công.

Đọc và suy ngẫm về Hoàng DiệuTướng Giáp nhân ngày mất bi tráng của Tổng đốc Hoàng Diệu ngày 25 tháng 4 năm 1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa. Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất/ Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh. Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang. Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối: Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm. Dịch: Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước. Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm. Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau: Tay đã cầm bút lại cầm binh. Muôn dặm giang sơn nặng một minh. Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc. Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh. Di biểu nay còn sôi chính khí. Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư…Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng…Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân… Nhà văn Sơn Nam viết: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.

Những người nặng lòng với nước đều biết rút tỉa bài học trong thịnh suy, thành bại để mưu cầu hạnh phúc cho dân.

Dám đánh và biết thắng là tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Hoàng Kim

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa
chờ nhau
ai
nhớ ai …

Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi ai
lặng lẽ
hoài …

(Ngọc Phương Nam, hè 2013)

TỰ SỰ
Chunhac Nguyen


Người về
phương ấy
xa
lăm lắm
để lại
mình tôi
với mùa hè,
nắng
tuy chưa gắt
nhưng dai dẳng
của nỗi chờ trông
nắng
sắt se…

Chẳng biết
bao giờ
người
trở lại
bồi hồi
ngõ nhỏ
tĩnh lặng
xưa,
hiu hắt
nắng chiều
xiên
quán lá,
điệu nhạc
ai
sầu
da diết
đưa…

(Bình Dương . hè 2011)

KÊNH ÔNG KIÊT GIỮA LÒNG DÂN
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

KenhVoVanKiet

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân

 

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.

 - 1

Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho các cháu uống vacxin phòng bệnh ở Đà Nẵng. (Ảnh: Minh Đạo)

MỘT NÉN HƯƠNG THÀNH KÍNH
Việt Phương

Bài viết này của cố nhà thơ Việt Phương lúc ông 85 tuổi nhớ về cố Thủ tướng Võ Vă Kiệt

Tôi không phải là người được biết đồng chí Võ Văn Kiệt – Sáu Dân từ sớm, cũng không phải người được giúp việc anh Sáu Dân lâu năm.

Khi tôi bắt đầu là một chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi 65 tuổi và anh Sáu Dân 71 tuổi. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi thấy cái tên Sáu Dân thật hợp với tính cách của anh. Tôi trân trọng người lãnh đạo và yêu quý CON NGƯỜI anh.

Sáu Dân từ sớm có ý thức về dân tộc, về đất nước, từ năm 17 tuổi. Ý thức ấy ngày càng sâu sắc, trở thành tâm niệm góp phần giải phóng dân tộc, làm giàu đẹp nước Việt Nam, người Việt Nam, toàn dân tộc và từng người dân.

Sáu Dân là con người biết người, biết mình, phục thiện, theo lẽ phải, có lỗi thì nhận lỗi và sửa chữa, thẳng thắn, chân thành, từ khi là con nhà nghèo ở đợ, không được vào trường học đến khi là Thủ tướng Chính phủ. Anh biết mình có năng khiếu, sở trường ở những điểm nào, có khiếm khuyết, hẫng hụt ở những điểm nào, biết mình có một sứ mệnh và biết mình không toàn bích.

Sáu Dân có đức tính lắng nghe và biết chọn, có đòi hỏi tự thân được chia sẻ, trao gửi việc làm và tâm tình với đồng bào, đồng chí, có khả năng cảm thông với mọi tầng lớp, mọi con người.

Trong đời mình, càng về sau càng nổi bật, Sáu Dân coi trọng báo chí, đỡ đầu, hướng dẫn, khi cần thì bênh vực, che chắn cho những tờ báo, những nhà báo chân chính, dũng cảm, sáng tạo, và bản thân Sáu Dân là một nhà báo viết nhiều, viết cẩn trọng, đầy trách nhiệm, không chỉ viết bằng mực mà viết bằng máu, bằng tâm huyết của mình.

Sáu Dân có một chất người, một nhân cách phong phú, nhiều chiều cạnh, yêu sống, biết sống và dám sống, nhưng thiếu điều kiện, cả điều kiện bên ngoài và điều kiện bản thân, để phát huy mình đích đáng hơn nữa.

Nhược điểm của Sáu Dân là tuy hiểu biết và từng trải sâu rộng, nhưng còn thiếu một trình độ triết học và chính trị, thiếu một nền tảng văn hóa nghĩa rộng ở tầm cần có của người đứng đầu Chính phủ và nền hành pháp Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Khuyết điểm của Sáu Dân là tuy sáng suốt trong đánh giá con người, mà lại cả tin nhiều khi đến ngây thơ, biết bảo vệ, gìn giữ cho bạn hữu, mà chưa biết bảo vệ, giữ gìn đủ mức cho mình.

Đối với tôi, Sáu Dân là một người anh lớn, một người bạn thân, mà bài học và kỷ niệm sống thấm thía trong tôi qua từng đoạn đường đời, qua mọi vui buồn của cuộc sống.

Nếu chỉ nói một câu về Sáu Dân, thì tôi xin nói rằng: Cầu mong và tin tưởng dân tộc ta có những con người, có những người cầm quyền có đức, có tài, tốt và đẹp như Sáu Dân.

MƯỜI THÓI QUEN MỖI NGÀY
Hoàng Kim

1. Vui khỏe phúc hậu, an nhàn vô sự là tiên
2. Biết dưỡng sinh, sống quen thanh đạm nhẹ mình
3. Hưởng ánh nắng, khí trời và sương mai mỗi sáng
4.
Dạy và họctình yêu cuộc sống Dạy và học 16 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 16 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngLên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Sự chậm rãi minh triết; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đất Mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Ngày 16 tháng 12 năm 1308 vào lúc nửa đêm nhằm ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân giờ Tý canh ba là ngày mất của Trần Nhân Tông vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần. Trần Nhân Tông là minh quân nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1258 trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng hoàng 15 năm  Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại:: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294- 1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với  thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.Thời đại Trần Nhân Tông, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã đánh tan tác quân đội hùng mạnh của Nhà Nguyên, bảo vệ bờ cõi Đại Việt trước vó ngựa nổi tiếng vô địch của người Mông Cổ. Ngay sau khi dẹp yên quân giặc, ông cho giảm thuế, phát lương chẩn, tích cực khôi phục các công trình đã bị quân Nguyên hủy hoại, mau chóng sau đó quốc gia hồi phục, Đại Việt dần lấy lại sự hưng thịnh và phát triển cực thịnh thêm nữa. Năm 1293, Nhân Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên kế vị, tức Trần Anh Tông hoàng đế, ông lui về làm Thái thượng hoàng, chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng. Sau khi nhường ngôi, ông thường hay lấy pháp hiệu là Đầu đà Giác Hoàng Điều ngự. Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua tài năng mà còn là một nhà thơ thiền kiệt xuất  của triều đại nhà Trần. Thơ ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách lớn với sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do của một minh triết với lối viết giản dị, trí tuệ uyên bác từ bi lịch lãm. Trần Nhân Tông đã có các tác phẩm Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập,Thạch thất mỵ ngữ, Tăng già toái sự và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Di sản hiện bảo tồn 31 bài thơ, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán. sách Thiền tông bản hạnh còn có hai bài văn Nôm biền ngẫu mà đức Nhân Tông là tác giả; Ngày 16 tháng 12 năm 2009, bộ phim Avatar được phát hành trên phạm vi quốc tế, sau đó trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngày 16 tháng 12 năm 2010 là ngày mất Trần Văn Giàu (6 tháng 9, 1911 – 16 tháng 12, 2010) là nhà hoạt động cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học nghiên cứu lịch sử triết học nổi tiếng Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 16 tháng 12:Lên Trúc Lâm Yên Tử; Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Tìm về đức Nhân Tông; Sự chậm rãi minh triết; Chọn giống sắn Việt Nam; Đi bộ trong đêm thiêng; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin;Đất Mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-12

LÊN TRÚC LÂM YÊN TỬ
Hoàng Kim 

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
 

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)  

Lên non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….  

1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

Trần Nhân Tông

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim


Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim


Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Tỉnh thức cùng tháng năm
Việt Nam con đường xanh

Cây Lương thực Việt Nam
Ngày mới Ngọc cho đời
Tháng mười hai thong thả
Vui đi dưới mặt trời

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Vườn xưa lại gió sương
Lặng ngắm nhìn đường xuân

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cham-rai-minh-triet/

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

ĐI BỘ TRONG ĐÊM THIÊNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Đêm trắng và bình minh
Khi nhớ miền đất thiêng
Lại thương vùng trời thẳm

Đi đường thấu non cao
Tầm nhìn ôm biển rộng
Thương Nhân Tông Bảo Sái
Đỉnh mây vờn Trúc Lâm

Dạo chơi non nước Việt
Non xanh bên bạn hiền
Thung dung cùng cây cỏ
Xuống núi thăm người quen.

*

Nguyễn Hiến Lê sao sáng
Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Noi dấu chân người hiền
Nền giáo dục phục vụ

;

;

Chùa Hoa Yên

Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn

Mang cây lộc trúc về Nam
Kỳ Lân thiền viện

An Kỳ Sinh nối chùa Đồng
Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử

Nguồn: http://thungdung.wordpress.com/yentu/
Lên non thiêng Yên Tử

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Quà tặng cuộc sống
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Dạy và học 15 tháng 12


DẠY VÀ HỌC 15 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngSự chậm rãi minh triết; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đi bộ trong đêm thiêng; Đất Mẹ vùng di sảnĐi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Chọn giống sắn Việt Nam; Ngày 15 tháng 12 năm 1939, bộ phim “Cuốn theo chiều gió” lần đầu tiên được công chiếu tại nhà hát Loew’s Grand ở Atlanta, Georgia, Mỹ. Cuốn theo chiều gió” (Gone With the Wind) là bộ phim Mỹ thuộc thể loại phim chính kịch lãng mạn sử thi phỏng theo kiệt tác tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936. Phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Bộ phim được quay ở miền Nam nước Mỹ trong thời gian xảy ra nội chiến. Các diễn viên chính bao gồm Clark Gable, Vivien Leigh, Leslie Howard, Olivia de Havilland và Hattie McDaniel. Nội dung của phim xoay quanh cuộc nội chiến Mỹ và thời kì tái thiết nhìn từ quan điểm của một người Mỹ da trắng ở miền Nam. Ra mắt năm 1939, Gone With the Wind đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt, lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest. Bộ phim đoạt 9 giải Oscar và vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử chiếu bóng Anh Quốc. Kể từ khi được phát hành năm 1939, phim “Cuốn theo chiều gió” đã mang lại 3.4 tỷ đô la (đứng sau phim Titanic đạt 4 tỷ đô la doanh thu phòng vé, tính đến thời điểm này). Với độ dài ba giờ bốn mươi phút và bốn phút nghỉ giữa các phần, “Cuốn theo chiều gió” là bộ phim Mỹ có lồng tiếng dài nhất từng được thực hiện cho tới nay. Ngày 15 tháng 12 năm 1966 là ngày mất của Walt Disney, họa sĩ phim hoạt hình, đạo diễn, nhà kịch bản, nhà sản xuất người Mỹ.  Walter Elias Disney sinh ngày 5 tháng 12 năm 1901 mất ngày 15 tháng 12 năm 1966 . Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri. Ngay từ nhỏ, Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago. Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói:”Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood! “. Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim “Disney Brothers Studios” với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies. Ngày nay, tên tuổi ông Walt Disney là thương hiệu của cả một tập đoàn toàn cầu về phim ảnh và các khu vui chơi giải trí. Công chúng, đặc biệt là các em nhỏ rất thích những con vật nhỏ bé nhưng lanh lợi. Walt Disney nghĩ rằng ông đã mắc nợ Charlie Chaplin một ý tưởng. Ông sáng tạo ra chú chuột nhắt bé xíu Mickey khi nghĩ tới lòng khát khao như Chaplin, một anh chàng nhỏ bé ‘ đã cố gắng làm điều mà anh ta có thể làm một cách tốt nhất”. Bí quyết khiến Chuột Mickey nổi tiếng là như thế là do chú ta “rất người”. Năm 1928, Chuột Mickey ra đời và nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của không chỉ mọi gia đình Mỹ, mà còn cho trẻ em khắp toàn cầu, tượng trưng cho tinh thần vui vẻ ngay cả khi trong tình huống ngặt nghèo. Ngày 15 tháng 12 năm 1926 là ngày sinh Chính Hữu, nhà thơ, sĩ quan quân đội người Việt Nam Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926 – 27 tháng 11 năm 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000). Chính Hữu sinh tại Vinh (Nghệ An), nguyên quán tại huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám và gia nhập Trung đoàn Thủ Đô năm 1946, sau đó hoạt động liên tục trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.  Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ Chính Hữu không nhiều, các tác phẩm chính của ông gồm có Đầu súng trăng treo (tập thơ, Nhà xuất bản Văn học, 1966); Thơ Chính Hữu (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1997); Tuyển tập Chính Hữu (Nhà xuất bản Văn học, 1998); Trong đó, tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính. Thơ Chính Hữu có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Bài thơ “Đồng chí” được in vào tháng 2 năm 1948 rất nổi tiếng, sau này đã được phổ nhạc cho bài hát “Tình đồng chí”đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài “Ngọn đèn đứng gác” (nhạc sỹ Hoàng Hiệp), “Bắc cầu” (nhạc sỹ Quốc Anh), “Có những ngày vui sao” (nhạc sỹ Huy Du). Ông mất ngày 27 tháng 11 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị – Hà Nội. Một số trích đoạn nhiều người ưa thích: Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa /Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng / Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng /Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm/ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm/ Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa… (Ngày về); Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá / Miệng cười buốt giá/ Chân không giày/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay… (Đồng chí).; Bài chọn lọc ngày 15 tháng 12:m rãi minh triết; Linh Giang sông quê hương; Linh Giang Đình Minh Lệ; Thăm nhà cũ của Darwin; Đi bộ trong đêm thiêng; Đất Mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Qua Trường Giang nhớ Mekong; Chọn giống sắn Việt Nam; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-12/;

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim


Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Tỉnh thức cùng tháng năm
Việt Nam con đường xanh

Cây Lương thực Việt Nam
Ngày mới Ngọc cho đời
Tháng mười hai thong thả
Vui đi dưới mặt trời

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Vườn xưa lại gió sương
Lặng ngắm nhìn đường xuân

xem tiếp
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/su-cham-rai-minh-triet/

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Vietnam Green Road
Hoàng
Kim

Dạy học nghề làm vườn
Suy tư sông Dương Tử
Trung Quốc một suy ngẫm
Việt Nam con đường xanh


https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM

Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Ẩm thực Việt, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) bao gồm gạo ngô, sắn, khoai, cây đậu đỗ thực phẩm, rau hoa quả, thịt, cá, … Dạy và học cây lương thực ngày nay ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân, tỏa sáng Việt Nam đất nước con người ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa Việt Nam.

Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi. Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN

#CLTVN

CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP
Tin nổi bật quan tâmBảo tồn và phát triển sắnGiống sắn chủ lực KM419https://www.facebook.com/TrucMa…/posts/5134183749930863…

Trúc Mai cùng với Van Quyen Mai29 người khác. 2 giờ  Thông tin ngày 18/11/2021: “Với mong muốn góp phần phát triển cây sắn bền vững, bảo vệ kết quả sản xuất người trồng sắn, hiện nay Trúc Mai đang thực hiện chuyển giao số lượng lớn giống sắn KM419 (còn gọi là Siêu bột, Cút lùn, Tai đỏ) và KM94 và hỗ trợ kỹ thuật MIỄN PHÍ. Quy cách giống: 20 cây/bó; độ dài tối thiểu 1,2m/cây, cây giống khỏe, HOÀN TOÀN SẠCH BỆNH (có thể giữ lá cây giống để kiểm tra bệnh khảm + các loại sâu bệnh khác).Địa điểm nhận giống: huyện Đồng Xuân, Phú Yên.Liên hệ Ts sắn TRÚC MAI: 0979872618. Đừng ngại thời tiết và giới tính 😊❤.Giống sắn KM419 cây thấp gọn, dễ trồng dày, thân xanh thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh, cọng xanh tím, số củ 8-12, củ to và đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, chịu hạn tốt.” Thông tin tích hợp tại #CLTVN xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cltvn/

HK20

#CLTVN

 

HOÀNG LONG DẠY VÀ HỌC
Cây Lương thực Việt Nam
E-Learning VNUHCM
https://elearning-vnuhcm.vn/course/view.php?id=63;
E_Learning NLU
Trường tôi nôi yêu thươnghttps://youtu.be/bsZo5e779EA
https://el.hcmuaf.edu.vn/mod/page/view.php?id=4250&forceview=1https://hoangkimvn.wordpress.com/2021/10/9/hoang-long-day-va-hoc/ https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cay-luong-thuc-viet-nam/

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn

Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Dạy và học 14 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 14 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐất Mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Chọn giống sắn Việt Nam; Tỉnh thức; Bill Gates học để làm;Ta về trời đất Hồng Lam; Ngày 14 tháng 12 năm 1994, Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang. Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới cũng là công trình kinh tế quốc phòng quan trọng bậc nhất Trung Quốc.Trường Giang là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Trường Giang là nơi có đập thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới. Ngày 14 tháng 12 năm 2004, Cầu cạn Millau là cây cầu dây văng cao nhất thế giới bắc qua thung lũng sông Tarn ở Millau, miền nam nước Pháp được mở cửa chính thức. Ngày 14 tháng 12 năm 1503 là ngày sinh của Nostradamus (mất ngày 2 tháng 7 năm 1566) là nhà tiên tri chiêm tinh dược sĩ người Pháp tác giả cuốn sách “Những lời tiên tri” (Les Propheties) nổi tiếng thế giới; ; Bài chọn lọc ngày 14 tháng 12: Đất Mẹ vùng di sản; Đi thuyền trên Trường Giang; Chiếu đất ở Thái An; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Lên Thái Sơn hướng Phật; Chọn giống sắn Việt Nam; Tỉnh thức; Bill Gates học để làm;Ta về trời đất Hồng Lam; Hoang Kim Long Hoang Gia; Tỉnh thức cùng tháng năm; Cẩn trọng giữ sức khỏe; VinaXanh Hoa Đất; Chuyện về vua Hàm Nghi; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Phương Nam đêm anh về;Hoàng Trung Trực đời lính; Vườn Quốc gia Việt Nam; Nha Trang và A. Yersin; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Đến với bài thơ hay; Đối thoại với Thiền sư; Trà sớm thương người hiền; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-14-thang-12/; 

PhongNha

ĐẤT MẸ VÙNG DI SẢN
Hoàng Kim

Lên chùa Đồng Yên Tử
Đến Kiếp Bạc Côn Sơn
Vào Tràng An Bái Đính
Về Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng

Thăm Trường xưa Hà Bắc
Nhớ Linh Giang quê hương
Động Thiên Đường tuyệt đẹp
Biển Nhật Lệ Quảng Bình

Đất Mẹ vùng di sản
Nguồn Son nối Phong Nha
Biển xanh kề núi thẳm
Mừng bạn về Quê Choa

 

Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Đây là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái rất nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve. Đây cũng là vùng cảnh quan hấp dẫn của nhiều cụm du lịch đầy tiềm năng như Đèo Ngang – Sông Roòn – vũng nước sâu Hòn La – Sông Gianh – đèo Lý Hoà – sông Nhật Lệ – Luỹ Thầy – Sông Dinh, suối nước nóng Bang, Bàu Tró, phá Hạc Hải, Lèn Bảng, Minh Cầm…Quảng Bình cũng là vùng đất có nhiều người con lỗi lạc trong lịch sử dân tộc như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Cảnh, Dương Văn An, Nguyển Hàm Ninh, … Nay đón bạn về thăm, xin lưu lại chùm thơ và một số hình ảnh …

 

Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh

【World Heritage】Phong Nha Cave – Quang Binh / Vietnam

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt

(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:

Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay

ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu
la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

Chú Thích:
Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

TỪ TRƯỜNG GIANG NHỚ MEKONG
Hoàng Kim

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông  Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Đây là kế hoạch đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cải.

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là  đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài
Trận Vũ Hán bài học lịch sử.

Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước và đứng thứ 12  trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.  Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hơn một chục đập thủy điện gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông !

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập như  Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … trên Sông Mekong không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang có vị trí trọng yếu tại vùng Long Mạch Trung Hoa của núi Tuyết và lưu vực sông Dương Tử. Chuỗi địa danh huyền thoại Trung Khánh, Vũ Hán, Thượng Hải thăm thẳm một tầm nhìn.

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn với Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận BìnhBiển Đông vạn dặm giúp chúng ta một góc nhìn tham chiếu.

Trung Hoa mới đang trỗi dậy. Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói: Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuốn sách lớn Những Suy tư từ sông Dương Tửcó đề cập sâu sắc đến vấn đề này. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á với Thế Giới.

Nhân loại hãy cẩn trọng !

 Suy ngẫm từ núi Xanh Bắc Kinh

Qua Trường Giang nhớ Mekong

Trung Quốc đang có một vị lãnh tụ cứng rắn định hình và đang tung hoành. Cục diện chính trị tại Trung Quốc đang thay đổi “có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là không thể quay ngược lại được nữa”. Sông Trường Giang với đập Tam Hiệp đã hoạt động. Sông Mekong với đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, đã hoạt động, Tiểu Loan cùng nhiều đập khác đang định hình. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong với hàng  chục đập ngăn đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á .

4K Video Beauty of Nature

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở Trung Quốc trong một lần xả nước năm 2016. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới – Ảnh: AFP

Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào? Báo Tuổi trẻ trực tuyến ngày 27 tháng 8 năm 2017 dẫn lời chuyên gia Eugene K. Chow một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang nắm trong tay một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả thế giới không ngờ tới đó là đập nước. Tác giả Eugene K. Chow nhận định: “Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt. Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn”. xem tiếp: https://tuoitre.vn/trung-quoc-nam-trong-tay-vu-khi-huy-diet-dang-so-nao-1375993.htm

Tam Hiệp Đạo Cô trong Truyện Kiều có nói lời tiên tri “thả một bè lau” với vãi Giác Duyên. Chúng ta hãy tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi.

Đi thuyền trên Trường Giang. Học thái độ của nước mà đi như dòng sông.

Hoàng Kim

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Tỉnh thức lên Thái Sơn
Thung dung ngủ cội tùng
Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới

Ai uống rượu Hàm Hanh
Lòng tưởng nhớ Lỗ Tấn (*)
Ta mang rượu Thái Sơn
Ngon xách về chẳng dễ

“Núi cao ta trồng
Đường rộng ta đi
Tuy đích chưa đến
Nhưng lòng hướng về”


Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trải
một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

THÁI AN NÚI THÁI SƠN

Thái An là nơi trung tâm quần thể du lịch Thái Sơn. Tôi xách rượu Thái Sơn và khoai lang Hoàng Long (hình) định mang về Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh để làm quà cho thầy bạn quý. Trong ảnh phía sau lưng tôi là gốc tùng nơi Hoàng Long và tôi đã nằm ngủ suốt đêm qua ngoài trời vì không thể thuê được nhà trọ. Trung Quốc luật lệ hiện thời yêu cầu khách ngoại quốc phải ngủ ở những khách sạn được phép tiếp nhận người nước ngoài nên người lái xe taxi tuy đã cố gắng chạy lòng vòng tìm kiếm suốt hơn 90 phút nhưng vẫn không thể giúp được. Tôi sau khi lên ga Thái An của đường sắt cao tốc Sơn Đông Bắc Kinh về cửa khẩu sân bay thì món đặc sản quý giá rượu Thái Sơn lại không được mang về. Mặc dầu chúng tôi có đầy đủ phiếu hàng giấy tờ cần thiết nhất để minh chứng rượu được mang đi chứ không phạm lỗi ‘mang chất lỏng lên máy bay’. Tôi đã cố gắng hết sức giải thích tôi là thầy giáo nông học Việt Nam từng tới Sơn Đông từ thuở xưa ba mươi năm trước và nay thăm lại chốn cũ, nhưng vẫn không thể mang rượu về. Tôi đã tặng lại số quà này cho các bạn hải quan ở cửa khẩu bên đó.

Tấm hình này là Giáo sư viện sĩ Zhikang Li nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR với Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.  Tôi đã tâm đắc nói với thầy Li và thầy Zheng: “Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa“. “Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng giống khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh, học và sau 9 năm làm việc cùng hai Thầy nay đã thành tựu. Hai cha con tôi trước khi về nước sẽ lên núi Thái Sơn hướng Phật đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”.

Thái An núi Thái Sơn, tôi lưu lại hình ảnh và câu chuyện suy ngẫm về chuyến đi Lên Thái Sơn hướng Phật, một sự lắng đọng tiếp nối Giống khoai lang Hoàng Long

Tôi có 17 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng Kim và Hoàng Long

Đường trần thênh thênh bước/
Đỉnh xanh mờ sương đêm/
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng/
Phước Đức vui kiếm tìm/.

Lên Thái Sơn hướng Phật/
Chiếu đất ở Thái An/
Đi thuyền trên Trường G

Dạy và học 13 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 13 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoang Kim Long Hoang Gia; Chọn giống sắn Việt Nam; Tỉnh thức cùng tháng năm; Cẩn trọng giữ sức khỏe; VinaXanh Hoa Đất; Chuyện về vua Hàm Nghi; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Phương Nam đêm anh về;Hoàng Trung Trực đời lính; Vườn Quốc gia Việt Nam; Nha Trang và A. Yersin; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Đến với bài thơ hay; Đối thoại với Thiền sư; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Bill Gates học để làm. Ngày 13 tháng 12 năm 1888, Hoàng đế Hàm Nghi bị đưa lên tàu sang an trí tại Algérie thuộc Pháp, sau khi bị thực dân Pháp bắt. Hoàng đế Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân được coi là ba vị vua Việt Nam yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc. Hoàng đế Hàm Nghi là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 vua Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày. Chuyện về vua Hàm Nghi cho biết thêm những ngày cuối của vua Hàm Nghi.  Ngày 13 tháng 12 năm 2002, Liên minh châu Âu (European Union viết tắt EU), là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu, trong ngày này đã tuyên bố mười nước  Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Séc, Síp, Slovakia và Slovenia sẽ là thành viên của mình từ ngày 1 tháng 5 năm 2004. Liên minh châu Âu sau sự kiện này có trên 500 triệu dân chiếm khoảng 30% GDP danh nghĩa và  22% GDP sức mua tương đương của thế giới; Bài chọn lọc này 13 tháng 12: Hoang Kim Long Hoang Gia; Chọn giống sắn Việt Nam; Tỉnh thức cùng tháng năm; Cẩn trọng giữ sức khỏe; VinaXanh Hoa Đất; Chuyện về vua Hàm Nghi; Chuyện thầy Lê Văn Tố; Phương Nam đêm anh về;Hoàng Trung Trực đời lính; Vườn Quốc gia Việt Nam; Nha Trang và A. Yersin; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Đến với bài thơ hay; Đối thoại với Thiền sư; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Bill Gates học để làm, Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-12/;

HOÀNG GIA
Hoàng Kim
Long

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
 
“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)
 

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng (2)  

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….  

1) Thơ Nguyễn Trãi
2) Bản dịch thơ Nguyễn Trãi của Hoàng Kim  

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

thungdung

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.
https://www.youtube.com/embed/w21hkPfEA2M?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Thiền Sư Lão Nông Tăng

“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”


Nhớ Viên Minh Hoa Lúa
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Viên Minh Thích Phổ Tuệ
Lời Thầy dặn thung dung


Kim Notes lắng ghi chú

Noi theo dấu chân Bụt
Dạy và học làm Người
Hiểu Quân Dân Chính Đảng
Thấu Lão Nông Lâm Y Sinh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

Có một ngày như thế
Em vượt lên chính mình
Nhóm bạn quý thân thương
Cùng thầy cô một thuở

(*) Chúc mừng các em tân thạc sĩ
Phan Thao, Nguyễn Xuân Du, Phuong Tran. Chúc mừng các Thầy Cô Thái Dân Võ , Tam Pham,Trần Thị Dạ Thảo, Nguyễn Phương, Nguyễn Duy Năng, Bui Minh Tri, Mai Thành Phụng, Nguyễn Công Thành và các bạn. Mái trường thân yêu và bạn học (ảnh Nguyễn Xuân Du) xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/

NỢ DUYÊN
Hoàng Kim

Nợ anh mưa nắng dãi dầu
Em tôi rụng tóc sói đầu nhớ thương.
Nợ em nửa sợi tơ vương
Anh mang vàng đá trãi đường nhân duyên.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/no-duyen

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám Lập Thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mưa Ngâu

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua-giua-dong-xuan/

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Kim

Sớm nào cũng dành nửa tiếng,
Thung dung đếm nhịp thời gian.
Thong thả chỉ thêu nên gấm,
An nhiên việc tốt cứ làm.
Thoáng chốc đường trần nhìn lại,
‘Thanh nhàn vô sụ là tiên‘

*

Đạt Ma
Úp mặt vào tường
Chín năm diện bích chẳng thương … thân mình

Văn chương
Giáo ngoại biệt truyền
Thành tâm trực chỉ, chẳng buông lời thừa

Hoa sen
Trắng một giấc mơ
Kiến tính thành Phật, thờ ơ danh nhàm

#Thungdung
Bước tới an nhàn
Vui
#dayvahoc … quẩy tiên
Dép trần
Ngày 12 12 2021

vui họa thơ cậu Hoàng Gia Cương

BÀI THƠ … THỜI MẮC DỊCH
Hoàng Gia Cương


Làm chi?
Tớ chẳng làm chi
Suốt ngày lùi lũi chỉ vì … nghiện thơ!

Thờ ơ?
Tớ chẳng thờ ơ
Xưa – gì cũng muốn nhưng giờ lại không!

Lông bông?
Tớ chẳng lông bông
Chỉ vì Covid nên mong … sổng chuồng!

Phát cuồng?
Tớ chẳng phát cuồng
Chỉ mong được … đấm vào chuông
Kêu trời!

Đêm 16/8/2021

TĨNH THỨC HOA SEN TRẮNG
Hoa sen trắng
Nhà văn Triết gia Ấn độ Osho


Tổ sư Bồ đề đạt ma đến với một chiếc giầy.

Triết gia Osho nổi tiếng người Ấn độ nói: Tôi cực lạc vì tên của Tổ sư Bồ đề đạt ma đã làm cho tôi phiêu diêu. Đã từng có nhiều chư phật trên thế giới, nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy, cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song.

Trong các chùa ở Miền tây thường bên cạnh thờ tượng Đức Phật, có thờ tượng của Tổ sư Bồ đề đạt ma. Tượng Tổ sư dễ nhận biết. Gương mặt một người hung dữ, vai đeo gậy. Trên gậy có chỉ một chiếc giày.Tổ sư Bồ đề đạt ma đã du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của Đức Phật, người thầy của mình, mặc dầu họ sống cách nhau một nghìn năm.

Khi Tổ sư Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc, Vũ Đế ra đón ông ấy ở biên ải. Mọi ngưỡi nghĩ rằng một chứng ngộ lớn đang tới! Và tất nhiên Vũ Đế đã tưởng tượng Tổ sư có nét gì đó giống như Đức Phật: rất hoà nhã, duyên dáng, vương giả. Tuy nhiên khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma thì ông đã bị choáng. Tổ sư Bồ đề đạt ma trông rất thô thiển. Không chỉ thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn. Ông ấy đến cây gậy đeo trên vai chỉ có một chiếc giầy.Vũ Đế bối rối. Ông ta đã tới cùng với cả đoàn triều đình với các hoàng hậu quí phi. Họ sẽ nghĩ gì khi ta ra đón một loại người như thế này? Ông cố gắng vì lịch sự bỏ qua điều đó. Và ông đã không muốn hỏi “Sao ông lại đến nước chúng tôi chỉ với một chiếc giầy?

Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma đã không để Vũ Đế yên. Ông ấy nói: -Đừng cố bỏ qua nó. Hãy hỏi và thẳng thắn ngay từ chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi.Vũ Đế đâm ra lúng túng; sau cùng ông nói:-Vâng, ông đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta: Sao ông đến mà chỉ mang một chiếc giày?

Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Để mọi thứ vào cảnh quan đúng như từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận được ta. Và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó đến khi người của ta đến với ta. Vũ Đế lúng túng. Ông đã mang theo nhiều câu hỏi khi đến đón Tổ sư. Nhưng ông băn khoăn có nên đưa chúng ra hay không? Ông nghi ngai câu trả lời là lố bịch. Nhưng Tổ sư Bồ đề đạt ma một mức khăng khăng:-Ông hãy nên hỏi những câu ông đã mang tới đây.

Vũ Đế gượng gạo hỏi:-Câu hỏi đầu: Ta đã làm được nhiều phước đức…. Tổ sư Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào trong đôi mắt của Vũ Đế. Một cơn lạnh toát chạy dọc sống lưng nhà vua. Ông nói:-Toàn những điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được nhiều phước đức ? Ông còn chưa nhận biết phước đức được hình thành từ nhận biết . Mà ông ngụ ý phước đức nào? Làm sao ông có thể tạo ra được phước đức? Phước đức chỉ được tạo ra từ Đức Phật.

Vũ Đế ngại ngần:-Việc ta nói làm nhiều phước đức. Ta ngụ ý rằng ta đã làm nhiều đến chùa, nhiều điện thờ cho Phật. Ta đã làm nhiều đạo tràng cho các khất sĩ Phật tử, các tín đồ, và tì kheo. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Ta đã tiêu tốn hàng triệu đồng bạc cho việc phục vụ Đức Phật. Nhiều triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ cung điện này nọ này trên khắp nước.

Và Tổ sư Bồ đề đạt ma cười. Vũ Đế chưa từng bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế. Tiếng cười bụng có thể làm rung chuyển cả núi. Tổ sư cười sằng sặc và nói:-Ông đã hành động một cách ngu xuẩn. Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài. Sẽ không tạo ra kết quả nào từ nó cả. Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất sĩ Phật giáo đã nói cho ông. Họ chỉ khai thác ông thôi.

Đây là chiến lược khai thác những người ngu như ông. Họ khai thác lòng tham của ông về thế giới bên kia, Họ vẽ cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể chứng minh là sai được vì không ai quay trở về từ thế giới bên kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn thành hay không. Ông đã bị họ lừa rồi. Không có cái gì sẽ xảy ra từ điều mà ông nghĩ là việc làm phước đức. Thực ra, ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như thế, người sống có ham muốn như thế, đều sẽ rơi vào địa ngục.

Vũ Đế e ngại. Ông cố gắng lái câu chuyện sang một chủ đề khác: -Vậy có cái gì linh thiêng hay không? Tổ sư Bồ đề đạt ma nói, -Không có cái gì linh thiêng, cũng như không có cái gì là báng bổ. Linh thiêng và báng bổ, đều là thái độ của tâm trí, của định kiến. Mọi việc đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng, không cái gì tội lỗi và không cái gì phước đức. Vũ Đế buồn bực:-Ông thật quá thể đối với ta và người của ta. Sau đó, Tổ sư Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt, quay lưng lại và đi lên núi.

Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào tường. Mọi người đến với ông bởi vì đã được nghe, biết về cuộc đối thoại này. Dù khoảng cách sống giữa Tổ sư và Đức Phật trong hơn một nghìn năm, nhưng về trung tâm Tổ Sư vẫn ở cùng Đức Phật. Tổ sư nói điều tinh tuý của Đức Phật – tất nhiên theo cách riêng của ông ấy, theo phong cách của ông ấy, Ngay cả Phật cũng sẽ thấy cách trình bày này đó là kì lạ.

Đức Phật là người văn hoá, phức tạp, và duyên dáng. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt của Đức Phật. Tổ sư không là người mà là con sư tử. Tổ sư không nói, mà ông ấy gầm lên. Tổ sư không có cái duyên dáng mà Đức Phật có. Cái mà ông ấy có là sự thô thiển, dữ dằn. Không thanh nhã như kim cương; Tổ sư hệt như vĩa quặng: thô ráp tuyệt đối , không có một sự đánh bóng. Và đó là cái đẹp của ông ấy. Đức Phật có cái đẹp rất nữ tính, lịch sự, mảnh mai. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng . Cái đẹp của một tảng đá – mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, cái đẹp của một sức mạnh lớn lao.

Đức Phật toả sức mạnh, nhưng sức mạnh của Đức Phật rất im lặng, như tiếng thì thào, như làn gió mát. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma là cơn bão, sấm rền và chớp giật. Đức Phật đến cửa nhà bạn nhẹ nhàng không một tiếng động, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng bước chân của ông ấy. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma, khi ông ấy đến nhà bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Đức Phật sẽ không lay bạn dậy ngay cả khi bạn đang ngủ. Còn Tổ sư Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ trong nấm mồ! Ông ấy đánh mạnh, ông ấy là chiếc búa.

Tổ sư là chính cái đối lập của Đức Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy với Đức Phật là một. Tổ sư cúi mình trước Đức Phật là thầy của mình. Tổ sư chưa bao giờ nói “Đây là thông điệp của ta”. Tổ sư đơn giản nói:-Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại. Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta như cây trúc hồng được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát: ta đơn giản để cho họ hát qua ta.

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Phan Chi Thắng, Hoàng Kim


Lão Hâm thơ cảm khái

Ngày ấy tóc còn xanh
Nụ cười khoe sắc thắm
Bây giờ tóc hết rậm
Lên men màu khói sương

Tao nhân cõi vô thường
Chén rượu nồng xin cạn
Uống cho mình, cho bạn
Ai biết được ngày mai?

Một khắc cũng rất dài
Một đời thành ra ngắn
Câu thơ cười trăng lặn
Sáng hơn cả đêm rằm!

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Kim thơ nối vần

II
Mãi vui cùng tháng năm
Quên nhọc nhằn ngày tháng
Nhớ hôm nao tiễn bạn
Thương ngày anh đến thăm …

Đêm xòe một bình minh (1)
Đi bộ cùng quá khứ (2)
Sương sớm mờ xe buýt
Thấm chuyện cười lão Hâm

Bóng nắng rạng ban mai
Câu thơ vàng dát ngọc
Mưa Ngâu suốt đêm rồi
Ngày mới mừng tỉnh thức


Những bài cùng chủ đề
Bài thơ Viên đá Thời gian
Về với vùng văn hóa
Tỉnh thức cùng tháng năm

TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM
Hoàng Kim

I
Thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa/ tự nhiên tỉnh
Ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn
.

(Get up /Greeting from Hoàng Kim Vietnam to Kenny Rogers/ Clear late galaxies/ transfer season/ natural awakening/ I watch the sun, watching the sea/ watching the constellations./ glow from where he/ under the sparkling sky/ moment of time/ chasms/ a vision.’. Ngày này mấy năm trước tôi ốm nặng. Huỳnh Hồng, Nguyễn Bạch Mai và các bạn lúc ban ngày đến thăm. Buổi tối, tôi lên sân thượng bệnh viện ngắm sao. Nhớ lại bức ảnh đẹp nổi tiếng của Kenny Rogers. Tôi bật ra tứ thơ trên và nhắn gửi ông. Rất nhanh sau đó, tôi đã kết nối được với Kenny Rogers, lắng nghe từ ông lời cảm ơn. I love you all… thank you. -Kenny; Sự Tỉnh thức trong tôi. Thế giới phẳng chưa bao giờ gần đến thế Tôi vào trang của ông và sáng lên trang văn CNM365 Tình yêu cuộc sống của ngày này.

Mỗi nhân cách tự tỏa sáng khi khai mở chính mình. Cảm ơn Kenny Rogers đã giúp tôi học cách thông minh để làm cho Hoàng Kim biết tương tác tốt hơn với bạn hữu và mọi người. Mỗi chúng ta là một thế giới. Dạy, học và làm từ bài học của chính bản thân mình. xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tinh-thuc-cung-thang-nam/ với https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-kim-long-hoang-gia/

CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim
, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh (Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)

Việt Nam có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2018 là 513.000 ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 19,2 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 9,84 triệu tấn. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam, là hai giống sắn thương mại phổ biến nhất Việt Nam hiện nay.
RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree, http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/ .
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau

Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Giống KM419 có đặc

Dạy và học 12 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 12 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngHoàng Trung Trực đời lính; Vườn Quốc gia Việt Nam; Nha Trang và A. Yersin; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Đến với bài thơ hay; Đối thoại với Thiền sư; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng một di sản nổi bật trong 33 di sản Vườn Quốc gia ở Việt Nam. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải ra quyết định thành lập Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên. Ngày 12 tháng 12 năm 1936, Sự biến Tây An thay đổi vận mệnh Trung Quốc, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bị Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bắt cóc để buộc Quốc Dân đảng phải hợp tác với đảng Cộng sản trong công cuộc kháng Nhật. Ngày 12 tháng 12 năm 1935 chương trình quốc gia Đức hóa ‘Suối sinh’ Lebensborn được Thống chế Heinrich Himmler Đức Quốc Xã cho thành lập nhằm tăng sự thuần khiết chủng tộc Aryan; Bài viết chọn lọc ngày 12 tháng 12: Hoàng Trung Trực đời lính; Vườn Quốc gia Việt Nam; Nha Trang và A. Yersin; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Đến với bài thơ hay; Đối thoại với Thiền sư; Đến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Giấc mơ lành yêu thương; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/cate…/chao-ngay-moi-12-thang-12;

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim giới thiệu

Hoàng Ngọc Dộ khát vọng‘, ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ ‘Hoang Kim Long Hoang Gia‘ là ba tập tư liệu nhỏ của gia đình chúng tôi nhằm bảo tồn và phát triển những kinh nghiệm sống lắng đọng và nếp nhà, ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ gồm chín bài: 1) Lời nói đầu; 2) Viếng mộ cha mẹ; 3) Nhớ bạn, 4) Mảnh đạn trong người; 5) Bền chí; 6) Trò chuyện với thiền sư; 7) Trạng Trình; 8) Trường ca Dấu chân người lính‘ 9) Một số bài thơ khác. ‘Hoàng Trung Trực đời lính‘ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự thung dung, mẫu mực, đời thường của người con trung hiếu trong và sau chiến tranh. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-trung-truc-doi-linh/

LỜI NÓI ĐẦU
Hoàng Trung Trực

Năm Thân con khóc chào đời. Tôi sinh năm 1944, năm trước của cách mạng tháng Tám và ngày Độc Lập 2 tháng 9 năm 1945. Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, tôi làm người lính và trở thành người chỉ huy trưởng thành trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm; đã qua chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn binh chủng hợp thành trong chiến tranh.

Qua năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không biết bao nhiêu người lính, người chiến sĩ thân thiết nhất của mình đã nằm lại vĩnh viễn dưới lòng đất để dành độc lập tự do cho Tổ quốc và cho chính bản thân mình được vinh dự sống đến ngày hôm nay. Tôi ghi lại những trang nhật ký đời mình bằng thơ về dấu chân người lính của tôi, trong dấu chân lịch sử của dân tộc, để con cháu đời sau đọc và hiểu rõ bản chất người lính đã một thời chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Nguyễn Du có viết “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh” Còn thơ của tôi chắp nhặt cuộc đời người lính của mình và của đồng chí, đồng đội đã trãi chiến trận trên các chiến hào của các chiến trường . Mong sao cũng chắp nhặt được cho đời vài lời quê mua vui được một vài trống canh.

Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (thị xã Ba Đồn ngày nay), tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, trình độ học vấn : Cao học; Quyết định thăng quân hàm Thượng tá, Đại tá do Thử tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký trong chiến tranh Thập niên 1970-1980; Đã qua chỉ huy từ cán bộ Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn trong chiến tranh và Đặc khu trong hòa bình. Thương binh 2/4, loại A; được tặng 17 Huân chương các loại trong chiến tranh; đã qua các Trường đào tạo: Học Viện Lục Quân Đà Lạt; Học Viện Quân sự Cao cấp Khóa 1; Nghĩ hưu tháng 11/1991. Tôi có vợ là Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng ( đã nghỉ hưu) với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn thạc sĩ bác sỹ. Chỗ ở hiện nay: Số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 02839611907.

Tôi đã từng trãi qua các chiến dịch: giải phóng nước bạn Lào thời gian từ tháng 10 năm 1963 đến tháng 5 năm 1965; Chiến dịch đường 9 Khe Sanh Quảng Trị từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967, Chiến dịch Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 12 năm 1970: Chiến dịch đường 9 Nam Lào từ tháng 1 năm 1971 đến tháng 4 năm 1971; Chiến dịch Quảng Trị từ tháng 5 năm 1972 đến tháng 11 năm 1973; chuỗi các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1973 đến tháng 4 năm 1974; Các chiến dịch giúp bạn Căm pu chia từ tháng 5 năm 1977 đến tháng 12 năm 1985

Hoàng Trung Trực đời lính
một ít bài Hoàng Kim trích đăng

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”

NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình

MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với thầy Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai, nơi điểm nhấn của dòng sông Sê San huyền thoại, một trong các chi lưu chính của sông Mekong bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và Chư Yang Sin nổi tiếng Tây Nguyên, Việt Nam. Bửu Minh (www.chuabuuminh.vn) là ngôi chùa cổ, một trong những địa chỉ văn hóa gốc của Tây Nguyên. Về nơi tịch lặng thơ Thượng tọa Thích Giác Tâm trích dẫn từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

Về nơi tịch lặng
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

Đến chốn thung dung
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm:
Ta về còn trọn niềm tin.

Hai anh em giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)

 

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Trung Trực
    
Cuộc đời và thời thế


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
Tuổi thơ trong nghèo đói


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

Gia đình nhiều nguy nan

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

Mẹ Cha bao gian khổ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

Tuổi xuân vui lên đường

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

 

Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)


Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

Nhớ người thân đã khuất

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

Tin Mẹ mất giữa chiến trường

Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi

Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha 

Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.

(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Từ Khát vọng đến CNM365

VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập,  28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ,  33) U Minh Thượng.

Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. 32 Vườn Quốc Gia Việt Nam (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử) có tổng diện tích khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam.

Vườn Quốc Gia Việt Nam đầu tiên là Vườn Quốc Gia Cúc Phương được công nhận năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Vườn Quốc Gia Việt Nam mới được công nhận năm 2018 là Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén quy mô diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

CatTien

Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành. Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới. Dưới đây là tóm tắt giới thiệu về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 33 Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

33. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều “Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 1 VQG Tam Đảo (ảnh tư liệu VQG Tam Đảo, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

1. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm 1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 2 VQG Hoàng Liên (ảnh tư liệu VQG Hoàng Liên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

2. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên – Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 3 VQG Ba Bể (ảnh tư liệu VQG Ba Bể, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

3. Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Vườn quốc gia này Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cách thành phố Bắc Kạn 50 km. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 4 VQG Bái Tử Long (ảnh tư liệu VQG Bái Tử Long, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

4. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001. Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55’05” ÷ 21°15’10” vĩ độ Bắc và 107°30’10” ÷ 107°46’20” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,…, và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.

05VQGXuanSon
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 5 VQG Xuân Sơn (ảnh tư liệu VQG Xuân Sơn, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

5. Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vườn quốc gia Xuân Sơn với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng, được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km, có tọa độ địa lý: Từ 21°03′ đến 21°12′ vĩ bắc và từ 104°51′ đến 105°01′ kinh đông, phạm vi ranh giới được xác định: Phía Đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá. Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 6 VQG Ba Vì (ảnh tư liệu VQG Ba Vì, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

6. Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, có toạ độ địa lý: từ 20 độ 55′ đến 21 độ 07′ vĩ bắc và 105 độ 18′ đến 105 độ 30′ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây, và cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Vì từ đầu thế kỉ 20, đã là địa danh nổi tiếng về sự đa dạng hệ sinh thái và phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách

Dạy và học 11 tháng 12


 

 

DẠY VÀ HỌC 11 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Hoàng Trung Trực đời lính; Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Trung Quốc một suy ngẫm; Nông lịch tiết Đại tuyết; Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử, Ngày 11 tháng 12 năm 1819 là ngày sinh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, danh sĩ Việt Nam, hoàng thân, nhà thơ lớn thời nhà Nguyễn (mất năm 1870). Ngày 11 tháng 12 năm 1926 là ngày sinh Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng người Việt (mất năm  2008). Ngày 11 tháng 12 năm 1997 ngày bắt đầu kí kết Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) Chương trình khung về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Bài viết chọn lọc ngày 11 tháng 12: Đến với bài thơ hay; Trà sớm thương người hiền; Miên Thẩm thầy thơ Việt; Sơn Nam ông già Nam Bộ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoài; Hoàng Trung Trực đời lính; Thầy nghề nông chiến sĩ; Giấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Câu chuyện ảnh tháng 12; Hương sen vùng Đồng Tháp; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; Trung Quốc một suy ngẫm; Nông lịch tiết Đại tuyết; Nắng Đông; Lời Thầy dặn thung dung; Đỗ Phủ thương đọc lại; Đặng Dung thơ Cảm hoài; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Lên non thiêng Yên Tử; Chuyện đồng dao cho em; Đêm Yên Tử; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-11-thang-12;

 

 

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Hoàng Kim

tuyển chọn chùm thơ hay:”Khát vọng” Hoàng Ngọc Dộ; “Trạng Trình” Hoàng Trung Trực; “
Lời Thầy dặn thung dung” Hoàng Kim; “May mà” Lê Đình Cánh; “Bảy Núi miền ký ức” Nguyễn Chu Nhạc; “Về miền Tây yêu thương” Hoàng Kim; “Thành Nam chiều chớm đông” Hoàng Gia Cương; “Em tôi” Lê Thuận Nghĩa; “Biển và em” Nguyên Hùng; “Ở đâu” Phan Chí Thắng; “Nhớ nốt lặng bên đời” Hoàng Kim; “Mượn và trả” Nguyễn Duệ Mai; “Bến trần gian đò mỏng”; “Thiếu một mùa đông” “Tiếng chuông chùa” “Rụng nắng ” “Vòng quay” Nguyễn Duệ Mai; “Sáng nay vui với trẻ thơ” Hoàng Kim; “Giày và thơ” Thanh Vân; “Em nào có hững hờ” Mai Khoa; Uống rượu ở quán Hàm Hanh” “Đãi trăng”; “Hát vu vơ” “Không hẹn hò đời hóa hoang vu” Lâm Cúc; “Nói với sông Đồng Nai” Nguyễn Hoài Nhơn; “Về với vùng cát đá“; “Giấc mơ lành yêu thương“; “Vui đi dưới mặt trời “; “Trường tôi nôi yêu thương” “Một niềm tin thắp lửa” Hoàng Kim

 

 

KHÁT VỌNG
Hoàng Ngọc Dộ

Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen.

http://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-ngoc-do-khat-vong

 

 

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm.

Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời.

Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim


Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bạn chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

xem tiếp
#Thungdung; htt

 

Cầu Bạch sông Ngọc Lam Kinh (ảnh Đỗ Dung)

 

MAY MÀ…
Lê Đình Cánh 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.

Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.

Lời bình của Bulukhin (Nguyễn Quốc Toàn)

Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán. 

May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành 

Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế

May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…

Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn 

Nếu mà Huế ở xứ Thanh 
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan

Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…

BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc


(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,

Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…

(trích Trường ca)

 

oitiengvietnhubunvanhulua

 

VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

 

 

THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương


Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…

Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .

Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!

Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!

Lời nối vần Hoàng Kim:

Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm

 

DSC09855

 

EM TÔI
Lê Thuận Nghĩa


(Đến với bài thơ hay. Hoàng Kim. Đọc “
Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”,  tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọngHôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“)

Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười

Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang

Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay

Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê

Em tôi
Cõi mộng
Tôi về…..

BIỂN VÀ EM
Nguyên Hùng

Anh lớn lên trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn chiếc võng
Ru bồng bềnh hồn anh.

Em chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.

(Đọc tiếp
Nguyên Hùng bạn xứ Nghệ)

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng

Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông                                          

 

Đá Dựng Đại Lãnh

 

NHỚ NỐT LẶNG BÊN ĐỜI
Hoàng Kim

Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
Nốt lặng bên đời sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.

Mượn và trả, thơ hay đong cõi thực
Bến trần gian đò mỏng, Thiếu mùa đông
Tiếng chuông chùa, nghe đêm, nốt lặng
Rụng nắng, Vòng quay, chầm chậm trời chiều.

Mượn và trả
Nguyễn Duệ Mai

Cho em mượn, nắng và mây anh nhé
Để lang thang cùng với cánh chim trời
Cho em mượn, gió và mưa anh nhé
Để yếu mềm cùng với mảnh buồm trôi
Cho em mượn những câu thơ anh nhé
Để lẳng lơ cùng nốt lặng bên đời
Cho em mượn cây cọ màu anh nhé
Để ngoại tình cùng bức vẽ tinh khôi

Em sẽ trả
Đôi vai mình bé nhỏ
Cho anh gục đầu…
Nơi cõi thực đầy vơi…

Bến trần gian đò mỏng…
Nguyễn Duệ Mai

Cần bao nhiêu giọt nắng
Mới thành một mùa vàng?
Cần bao nhiêu khoảnh khắc
Mới xếp được thời gian?

Ta như hai giọt nắng
Không thể gộp thành chiều
Ta như hai cung bậc
Không thể gộp thành yêu!

Cánh chim không lẻ bạn
Vẫn lạc giữa cuộc đời
Con thuyền neo bãi cạn
Vẫn mơ ngày xa khơi…

Bến trần gian đò mỏng
Xô lệch mái chèo đời
Buông câu thơ khỏa sóng
Buồn đầy rồi sẽ vơi…

Thiếu một mùa đông
Nguyễn Duệ Mai

Ta đã vẽ được mùa xuân
Bằng những sắc xanh hy vọng
Có đàn Én chao cánh mỏng
Cây non hé búp yên bình

Ta đã vẽ được mùa hạ
Đôi lằn nắng lửa mưa giông
Đỏ chói ngang trời tia chớp
Bão tan đất lại mềm lòng

Ta đã vẽ được mùa thu
Thấp đằm sắc vàng của nắng
Thầm lặng từng làn mây trắng
Du miên theo ký ức về…

Nhưng chưa vẽ được mùa đông
Tô màu gì cho gió bấc?
Hay là mông lung ánh mắt?
Hay là bôi xám toàn khung?

Bởi không vẽ được mùa đông
Nên vòng luân hồi còn khuyết

Làm sao tu cho trọn kiếp
Khi còn thiếu một mùa đông?!

Tiếng chuông chùa
Nguyễn Duệ Mai

Ta đi mượn tiếng chuông chùa
Đem về gọi nắng để xua mưa dầm
Chuông kêu, đời vẫn lặng câm
Nắng chang chang nắng, mưa dầm dầm mưa!

Hỏi sư, chẳng thấy sư thưa
Chỉ nghe tiếng lá lạc mùa gọi nhau…

Rụng nắng
Nguyễn Duệ Mai
Một chiều,
Rung gốc thời gian
Bao nhiêu hoa nắng
Rụng vàng xuống tay!

Sao không thành quả trên cây
Mà rơi hoang phí thế này…
Nắng ơi!

Vòng quay…
Nguyễn Duệ Mai

Khoác chiều hờ hững trên vai
Ta đi theo vệt nắng cài nghiêng nghiêng

Lá vàng rụng nửa hàng hiên
Mà hồn còn lạc ở miền cỏ hoa

Tuổi qua
Cảm xúc chưa qua
Tình còn
Mộng đã rời xa mất rồi

Xuân tàn
Hạ cũng chơi vơi
Thu chờ se sắt
Đông trôi lặng trầm

Chênh vênh một khúc nguyệt cầm
Nghe thời gian vọng thì thầm bên tai

Khoác chiều chầm chậm lên vai
Bánh xe duyên phận nối dài vòng quay…

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là c490e1babfn-ve1bb9bi-bc3a0i-thc6a1-hay.jpg

 

SÁNG NAY VUI VỚI TRẺ THƠ
Hoàng Kim

Sáng nay vui với trẻ
thơ.
Buổi chiều
ướm thử giày xưa giật mình.
Thơ hay đẹp cả lời bình
Mai vàng, mây thắm, lung linh sắc màu

GIÀY VÀ THƠ
Lời bình của
Thanh Vân

Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần (tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa. Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.
……..Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.

……..Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa -Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài : Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài Ướm thử giày xưa. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :

ƯỚM THỬ GIÀY XU&A
Nguyễn Duệ Mai

Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu!

Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào…

Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!

Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!

Bài thơ thật gọn gàng xinh xắn , câu chữ giản dị , nhưng thật ám ảnh và ma mị. Bàn chân khi đã đến tuổi trưởng thành mấy khi thay đổi. Bao năm tôi vẫn đi cỡ giày 41. Nàng hoa hậu vẫn đi giày cỡ 36 đấy thôi. Thế mà Duệ Mai ướm lại giày xưa thì không vừa “ Gót qua dâu bể/ Còn vừa

Dạy và học 10 tháng 12


DẠY VÀ HỌC 10 THÁNG 12
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoàiGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Bill Gates học để làm; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thầy nghề nông chiến sĩ; Câu chuyện ảnh tháng 12; Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long (hình); Ngày 10 tháng 12 năm 1427 nhằm ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi là ngày Hội thề Đông Quan tại Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long thủ đô Hà Nội ngày nay, được tổ chức giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông,  Đại Việt giành lại độc lập hoàn thành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vua Minh sai La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Vương Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, cho sứ thần đi lại, việc triều cống thực hiện theo lệ cũ năm Hồng Vũ.  Quân Minh tổng cộng 10 vạn người đã được hồi hương an toàn. Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết theo ý chỉ của Lê Lợi đã khẳng định: Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay. Ngày 10 tháng 12 năm 2009 là ngày trình chiếu lần đầu tiên bộ phim Avatar là bộ phim khoa học viễn tưởng có doanh thu hơn 2 tỷ đô la cao nhất mọi thời đại tại Mỹ, Canada và toàn thế giới  Avatar đã được đề cử 9 giải Oscar, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và đoạt 3 giải: Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất. Cameron sau thành công của phim này, đã ký hợp đồng với hãng 20th Century Fox để sản xuất hai phần tiếp theo. Ngày 10 tháng 12 là ngày lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình tại Oslo Na Uy  trong ngày mất của Alfred Nobel; Bài viết chọn lọc ngày 10 tháng 12: Sơn Hồ Gươm; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoàiGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Bill Gates học để làm; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thầy nghề nông chiến sĩ; Câu chuyện ảnh tháng 12; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-12

ĐỀN NGỌC SƠN HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

HÀ NỘI MÃI TRONG TIM
Hoàng Kim

Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hoàng Thành ngọc cho đời
Tháp Bút viết trời xanh
Trăng rằm sen Tây Hồ

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-ngoc-son-ho-guom/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

Bài đã đăng trong chuyên mục Hà Nội mãi trong tim

Sớm xuân Đại Lãnh
Bình minh Đại Lãnh
Tàu qua Đại Lãnh
Đá Dựng Đại Lãnh

SỚM MAI QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm mai qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

CẦU MINH LỆ RÀO NAN
Hoàng Kim

Linh Giang Đình Minh Lệ
Cầu Minh Lệ Rào Nan
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng

Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Lời thề trên sông Hóa
Lời dặn của Thánh Trần

Ta về với Linh Giang
Làng Minh Lệ quê tôi

Tôi sinh ở
Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/.

Làng Minh Lệ quê tôi

Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet

Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan.

Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).

Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…

Tài liệu dẫn

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam

“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục

Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông G

Dạy và học 9 tháng 12-(10-12-2021)

Dạy và học 8 tháng 12-(08-12-2021)

Dạy và học 7 tháng 12-(07-12-2021)

Dạy và học 6 tháng 12-(06-12-2021)

Xem tiếp >>

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007