Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 559
Toàn hệ thống 3971
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Giáo dục-Phát triển

  Phúc âm từ Chị Út Oanh/Bác Út!(18-09-2022)

Chị Út Oanh, tên gọi thân mật của chúng tôi với vợ cố doanh nhân Phạm Văn Bên - “Người tử tế”, “Người thầy không bục giảng”
Bác Út, tên gọi trìu mến, trân quý của các SV trong KTX Cỏ May trong khuôn viên Trường ĐH Nông Lâm TpHCM. Mẹ Út của khoảng 800 lượt con (sinh viên) trong 7 khóa được hỗ trợ nuôi dưỡng tại KTX “Tiếp bước cùng SV nghèo học giỏi”!
Chuyện kể rằng,
 
Chị Út được bề trên dẫn dắt sớm phát hiện ra bệnh nan y trong một chuyến đi thăm quan cùng con trai bên Singapore và trong hồng phúc Chị đã được chữa trị hết bệnh một cách huyền diệu.
Hôm qua, dù vẫn còn trong giai đoạn cuối điều trị phải qua Singapore ngày mai, Chị đã lặn lội từ Sa Đéc lên KTX Cỏ May cặm cụi đọc 170 hồ sơ để chọn ra các SV nghèo học giỏi vào KTX năm 2022 đầy trọng trách của một người mẹ lo lắng cho đàn con.
Chị Út là chỗ dựa vật chất lẫn tinh thần cho các em sv trong KTX Cỏ May.
Chị Út là con chiên ngoan đạo của giáo phận Sa Đéc, Đồng Tháp, cần mẫn cầu nguyện cho mọi nhà dân chúa, tự nguyện đóng góp, lạc quyên khi nhà thờ cần.
Chị Út là chỗ dựa tinh thần của hệ sinh thái Cỏ May Group. https://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=12570...
Chị còn là hiện thân của những điều tốt đẹp trong một con người vì mọi người và còn là … không bút mực nào mô tả hết con người sau lưng của Cố doanh nhân Phạm Văn Bên đáng kính.
Viết đôi dòng cảm nghĩ sau khi làm việc và chia vui cùng Chị đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, cầu mong cho Chị Út, cho Bác Út hồi phục, mạnh khỏe để lại cần mẫn chăm lo, vui vẻ, chúc phúc cho đàn con ngày càng lớn khôn, trưởng thành tại KTX Cỏ May!
 
Chúc cho Chị Út luôn nhận được nhiều phúc âm trong đời và đạo!
Thủ Đức 18/09/2022
Xem tiếp >>

  Hè 2022 - Bàu cát trắng - Bàu sen(14-08-2022)

Kỳ nghỉ hè cùng Khoa NH đã qua! Bộ môn SLSH ghi kỷ niệm trên đồi cát Bàu Trắng- Bàu sen đồi cát trắng.
Cảm ơn người phát hiện ra nét đẹp toát lên từ sự khô cằn của cát nóng, trước nắng và gió để khai thác du lịch cảm giác mạnh.
Gió đã mang những hạt cát nhỏ lăn lóc, cọ xát với nhau, di chuyển qua lại theo mùa gió trên đồi cát, bào mòn theo năm tháng của thời gian tạo ra những hạt cát nhỏ tròn mịn, không còn góc cạnh, cùng đắp lên những đồi cát cao chót vót.
Điều tuyệt vời của tự nhiên là dưới chân khu đồi cát lại có một cảnh quan ngược hoàn toàn với sự khô cằn, nắng gió, như sa mạc không có sự sống là một bàu nước mênh mông, trong xanh, dịu mát.
Phải chăng tạo hoá muốn tạo nên một phần thưởng khích lệ, ban cho những ai chịu gian khổ vượt qua đồi cát trắng! Ngồi bên bàu nước dưới hàng cây dương xanh mát dịu người.
Chợt nghĩ ta cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé, lăn lộn trong dòng đời của cồn cát trước nắng gió, khô cằn của cuộc sống vô thường, phủ đầy cát bụi.
Hè - Tháng 7 âm lịch, năm Nhâm Dần , 2022
Xem tiếp >>

  Bình minh trên MÅ©i Né, Bình Thuận - Hè 2022(14-08-2022)

Tranh thủ ngắm bình minh tại biển Mũi Né, Phan Thiết trước khi tắm.

Biển êm, hương biển mặn mà!

Mặt trời mọc soi bóng dưới mặt biển tạo dãy sáng huyền ảo, đám mây Ti tích bồng bềnh trôi vén màng đêm cho ánh sáng ban mai tràn về.

Thư giãn trên bờ biển mang đến cho ta cảm giác thanh tịnh và tiếp thêm năng lượng cho ngày mới.

Khi bỏ, buông, buồn bực cuộc sống lại mang đến cho ta duyên cười Di Lặc!

 

Xem tiếp >>

  Thắp hÆ°Æ¡ng đầu Xuân tại Sa Đéc!(15-02-2022)

Đã thành thông lệ nghĩa tình từ năm 2016, cứ đầu Xuân tôi cùng thầy/bạn đi Tp. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp thăm nhà mộ Anh Phạm Văn Bên- Cố doanh nhân Cỏ May để thắp nén hương đầu Xuân và chúc Xuân gia đình Cỏ May tại Tp Sa Đéc. 

Xem tiếp >>

  Câu chuyện “độp” xe đầu Xuân!(15-02-2022)

 Năm nay rãnh rỗi sinh nông nổi, vào bệnh viện Lê Văn Thịnh (BV Quận 2 cũ) ăn Tết từ mùng 1 đến mùng 3 (nói dốc tý cho vui!) để cắt bỏ cái dư thừa có lẻ là duy nhất của cơ thể con người - cái ruột thừa. 

Xem tiếp >>

  (15-02-2022)

 Sáng nay đạp liên tục được 45 phút, vượt 15 phút so với "thành tích" năm 2021. Sự phấn khích giúp tăng năng lượng tích cực cho buổi tập sáng. 

Xem tiếp >>

  Câu chuyện chiếc “xe Ä‘á»™p” và “xe Ä‘á»™p” là má»™t hệ thống(15-02-2022)

Chuyện là hôm gặp ở Trường, Dr. Bùi Minh Trí đi xe đạp lên, nói tôi mua xe đạp tập thể dục cho khỏe, đồng nghiệp cùng bộ môn Sinh lý Sinh hóa, khoa Nông học nên “bụt nhà không thiên”.

Xem tiếp >>

  40 năm - ThÆ°Æ¡ng hiệu Cỏ May(13-11-2021)

Thương hiệu Cỏ May có từ 11-11-1981 do Cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập. Câu chuyện về nguồn gốc cái tên Cỏ May được chính Ông kể lại. Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, những dòng hoài niệm về một con người gắn liền với một cái tên đi cùng năm tháng.

 
Xem tiếp >>

  Người thầy không bục giảng nhân ngày 20-11-2020(20-11-2020)

Tri ân Cố doanh nhân - Người Thầy không bục giảng Phạm Văn Bên.

 

Xem tiếp >>

  Bill Gates học để làm(05-06-2017)

Bill Gates học để làm với 10 câu nói nổi tiếng cần đọc và chia sẻ

  1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.
  2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.

  3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.

  4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.

  5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.

  6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.

  7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.

  8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

  9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.

  10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.

Theo Hải Hiền – VNN, năm 2008

 

Xem tiếp >>

  Đêm cuối năm tại KTX Cỏ May(04-01-2017)

Lần đâu tiên tôi dự buổi họp mặt cuối năm với SV KTX Cỏ May và là năm đầu tiên KTX Cỏ May đi vào hoạt động; không khí Noel và Năm mới 2017 tràn ngập niềm vui cho các em trong KTX đã để lại trong tôi một cảm xúc dạt dào và nhớ Anh - Người thầy không bục giảng.

Chị Kim Hạnh tham dự cũng nói về một con người dùng chính cuộc đời mình để định nghĩa từ "tử tế" thật ý nghĩa cho chúng ta sau một năm vất vả trên dòng đời.

Video Clip share lại từ face của Phạm Minh Thiện, lưu để chia sẻ cùng Quý bạn, để nhớ về Anh Bên.

 

Xem tiếp >>

  Doanh nhân Phạm Văn Bên & nụ cười “để gió cuốn Ä‘i”(16-09-2016)

Tuần sau em tham gia phỏng vấn sẽ cố gắng chọn thêm nhiều nhiều em đúng di nguyên của Anh nghe! - Lòng tự nhủ và nhớ về Anh!  Chúng ta cùng đọc bài viết "Doanh nhân Phạm Văn Bên và nụ cười "để gió cuốn đi", cùng chia sẻ để cùng tri ân khắc ghi Một nhân cách đã "để gió cuốn đi".

 

Xem tiếp >>

  100 ngày Anh Phạm Văn Bên - Cỏ May(14-07-2016)

Thấm thoát đã 100 ngày trôi qua từ ngày buồn đầy nước mắt tiếc thương Một con người - Một "nhân cách lớn" - Một tấm lòng nhân hậu. Xin lưu giữ trong trang cá nhân một số hình ảnh, một vài sự kiện, bài viết "vô thường" trong cuộc đời của Một con người đáng kính trọng và tri ân để nhớ để thương hôm nay và mai sau.

 

Xem tiếp >>

  Thầy Cô - Mặt đất(24-11-2015)

Ngày 20/11/2015 qua đi như bao sự kiện trôi đi theo dòng chảy thời gian không dừng và không bao giờ quay lại. Tôi và các bạn - Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM cũng trôi và tràn ngập trong niềm hân hoan của 60 năm một chặng đường Nông Lâm và Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Hôm nay "may mắn" đọc được bài viết của một học sinh lớp 6 từ người bạn VOV chuyển, thật ngạc nhiên và cảm kích về "cây bút nhỏ" viết thư tri ân thầy cô với "tâm hồn lớn" đầy xúc cảm! Mong rằng đây cũng là lời nhắn nhủ để chúng ta - Những người thầy hãy xứng đáng là "mặt đất giàu dinh dưỡng" cho cây trái tươi xanh, đơm hoa kết trái.

Cảm ơn lời chúc của Em Nguyễn Thùy Dương - Học sinh lớp 6A1 Trường THCS, thị trấn Văn Điển!

 

Xem tiếp >>

  60 năm Xây dá»±ng và Phát triển(23-11-2015)

Video Clip " 60 năm xây dựng và phát triển" của trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

Quý bạn NCS, HV, SV đã, đang và sẽ học tập nghiên cứu tại Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM xem để nhớ, để thương và ghi nhận những điều bổ ích làm "hành trang cho cuộc đời"!

- Video Clip "Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm" - Một chặn đường 60 năm" 

Tuy kỹ thuật "tự biên tự diễn" của Khoa, nhưng chan chứa tình người, ghi nhận những thành quả và tràn ngập kỷ niệm của nhiều thế hệ SV, GV của Khoa Nông học!

 

Xem tiếp >>

  Vài hình ảnh và clip về Ký túc xá Cỏ May - ông Phạm Văn Bên(22-04-2015)

Tâm nguyện lớn của ông Phạm Văn Bên được ghi nhận và sắp thành hiện thực, một đoạn video clip và vài hình ảnh ghi lại để tri ân của chúng ta hôm nay và cho sv ngày mai về một tấm lòng.

 

Xem tiếp >>

  Phạm Văn Bên - Doanh nhân có “trái tim” nhân hậu(21-04-2015)

Nhà kinh doanh có “trái tim” nhân hậu, một ông "bụt" chăm lo sự nghiệp “trồng người”
 

Tôi không định viết khi đọc những bài nói về cách làm thiện nguyện “xây dựng ký túc xá cho sinh viên ở miễn phí”, “lạ”, “ngông” của ông Phạm Văn Bên, ngại viết vì chúng tôi đồng quan điểm là ranh giới giữa tự nguyện từ thiện của một doanh nhân chăm lo việc “trồng người” và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp quá “mong manh” (cách dùng từ của ông Bên); nhưng thật sự từ đáy lòng của một người hiểu ít nhiều về việc này, thôi thúc tôi viết chia sẻ với bạn đọc như một lời tri ân về một tấm lòng đáng kính, cảm ơn đời đã và sẽ thức tỉnh lòng nhân ái của mỗi con người và tỏa sáng muôn phương.

Ông là nhà kinh doanh có tâm huyết của nhà giáo dục đích thực, nhân hậu chăm lo cho sự nghiệp trồng người và ông là một ông bụt thời hiện đại theo cách gọi đầy cảm xúc của bạn đọc Huỳnh Văn Mỹ (tuoitre 14/4)

 

Xem tiếp >>

  Yếu tố phát triển đất nÆ°á»›c là đào tạo ra con người tốt(01-11-2014)

Con người là nguồn lực vô cùng quý báu cho sự phát triển đất nước, hiện nay hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam đang nổ lực đào tạo trình độ học vấn cho người học ở các bậc học khác nhau; một sự mong đợi chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (NQ 29/NQ TW)” đi vào đời sống của nền giáo dục để tạo ra những con người “vừa hồng vừa chuyên”;

 

Xem tiếp >>

  Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở VN(13-04-2014)

 Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở VN

 

Xem tiếp >>

  Thông báo khóa học “PhÆ°Æ¡ng pháp viết bài báo khoa học và công bố quốc tế”(13-04-2014)

 Thông báo khóa học “Phương pháp viết bài báo khoa học và công bố quốc tế”

 

 

Xem tiếp >>

  Mười đặc Ä‘iểm của trường Đại học nghiên cứu hiện đại(18-12-2013)

Thông tin quốc tế về giáo dục đại học khá lý thú với bài "Mười đặc điểm trường đại học nghiên cứu hiện đại", chúng ta cùng đọc và suy ngẫm về Trường ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế!

 

Xem tiếp >>

  Ngô Bảo Châu đối thoại và suy ngẫm(16-09-2011)

Bài viết nguồn từ tranng Web NGỌC PHƯƠNG NAM đọc được thật thú vị; trong ngổn ngang công việc và đời thường, bạn dành vài phút lắng đọng trong bài "Ngô Bảo Châu đối thoại và suy ngẫm" biết đâu ngộ ra hay đồng cảm một lý lẻ vô thường mà lâu nay màn vô minh của dòng chảy cuộc đời vây phủ. 

 

Xem tiếp >>

  Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật(01-04-2011)

Tính thuần chủng, tinh thần đoàn kết và chia sẻ, tính dung hoà và kết hợp tôn giáo, tính quật cường vươn lên và tinh thần võ sĩ đạo là những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật. Chúng ta cùng đọc, suy ngẫm và soi gương chính mình.

 

Xem tiếp >>

  Vì má»™t nền giáo dục trung thá»±c, lành mạnh và hiện đại(01-04-2011)

(Diễn từ tại buổi lễ trao giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh, 2011)

Xem tiếp >>

  Chúc mừng ngày Nhà giáo 20/11/2010(18-11-2010)

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010, xin tri ân những nguời Thầy đã dạy dỗ, diều dắt tôi trên con đường học vấn và xin cảm ơn các bạn có lời cảm ơn tôi đã học cùng các bạn ở các cấp học;

Bởi vì "Nếu bạn nghĩ người Thầy đã tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của bạn thì việc bạn dừng chân để nói lời cảm ơn sẽ tạo ra sự khác biệt cho chính cuộc đời của người Thầy đó".

 

Xem tiếp >>

  Há»… người giỏi là chúng tôi mời gọi(10-09-2010)

Singapore không có tài nguyên, nên chính sách nhân lực là quan trọng nhất, là nguồn tài nguyên quý nhất... Singapore là đất nước của những người nhập cư nhờ chính sách này, và đến nay chính phủ vẫn tiếp tục mở rộng cửa cho những người nhập cư tài năng đến làm việc và sinh sống.

 
Xem tiếp >>

  Kiểm lại má»™t số ý kiến góp về việc học(15-04-2010)

Về việc học, nền học vấn và hệ thống giáo dục nước ta còn nhiều bất cập là nỗi trăn trở của nhiều nhà giáo dục và bức xúc của toàn xã hội. Bài viết "Kiểm lại một số ý kiến góp ý về việc học" của tác giả Bùi Trọng Liễu đăng trên Vietsciences là một khảo luận để chúng ta cùng suy ngẫm.

 

Xem tiếp >>

  Nên hoÌ£c nền giáo duÌ£c Mỹ những Ä‘iểm naÌ€o - GS TS Trần Văn Hiển(15-02-2010)

Bài viết tuy có một số thông tin chưa chính xác, nhưng ý tưởng học nền giáo dục Mỹ là điều chúng ta cùng suy ngẫm. Theo tác giả "Những nước không hội nhập được với thế giới thường rất nghèo. Do đó muốn thành một nước phát triển mới của Á châu, Việt Nam cần đào tạo con người với hai nhóm khả năng quan trọng: (1).Khả năng tạo tổ chức, và (2).Khả năng hội nhập thế giới", mời bạn quan tâm giáo dục nước nhà tham khảo.

 

Xem tiếp >>

  NGND. GS.TS. Mai Trần Ngọc Tiếng đã về cõi vÄ©nh hằng(21-01-2010)

 

 

 

Vậy là Cô đã về cõi Phật, thọ 93 tuổi, học trò vô cùng thương tiếc kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn Cô.

 

 

 

 

Xem tiếp >>

  Nên Æ°u tiên gì cho Chiến lược phát triển giáo dục? (18-01-2010)

Các nước phát triển sự nghiệp giáo dục đều dựa trên một hệ thống triết lý”, còn hệ thống triết lý của nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải! Đón gió kỹ thuật của phương Tây và bảo tồn văn hóa dân tộc như Nhật Bản hay mở rộng cửa để hiện đại hóa nền giáo dục và hội nhập hoàn toàn như Singapore. Chúng ta cùng đọc bài của tác giả Dũ Lan Lê Anh Dũng để cùng suy ngẫm cho một hệ thống triết lý giáo dục cũ của Việt Nam vốn nặng tư tưởng Nho giáo.

 

Xem tiếp >>

  Quá trình phát triển giáo dục đại học ở Nhật và những bài học(14-01-2010)

Góp ý cho phát triển giáo dục Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Tuấn đã nêu ra một số bài học đúc rút từ nền giáo dục Nhật Bản, từ đó tác giả đưa ra những ý kiến về cải cách tổ chức, cải cách hệ thống lương bổng, cải cách giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, kiểm tra chất lượng và huy động nguồn lực kiều bào nhằm "hiến kế" cho phát triển nền giáo dục Việt Nam đang còn nhiều nghịch lý. Ai quan tâm giáo dục Việt Nam mời đọc, mà ai chẳng quan tâm khi ít ra chính mình, con mình hoặc người thân đang "bơi" trong nền giáo dục đó.

 

Xem tiếp >>

  Bài giảng đầu tiên của Phật(07-12-2009)

THUNG DUNG. Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Người hạnh phúc là người biết sống thung dung, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhỏm.
Chúng ta cùng kiểm nghiệm.

 

Xem tiếp >>

  Nghiên cứu khoa học đặc biệt quan trọng trong giáo dục(24-08-2009)

"Nghiên cứu khoa học không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống", Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại buổi tọa đàm về những đổi mới trong nghiên cứu khoa học ngày 18/8.

 

Xem tiếp >>

  Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức(12-08-2009)

"Thói háo danh" có phải là căn bệnh trầm kha của giới tri thức hay hậu quả của chiến tranh và giai đoạn "phong cấp, phong tước" thời hậu chiến? Bài viết: Truy tìm căn nguyên thói "háo danh" của Vương Trí Nhàn trên Vietsciences giúp ta nhìn nhận căn cơ của vấn đề và cùng suy ngẫm.

 

Xem tiếp >>

  Giáo dục và chiến lược phát triển kinh tế(20-07-2009)

Cha Ông ta có câu Phi nông bất ổn, phi công bất hoạt, phi thương bất phú, phi trí bất hưng”. Như vậy, ngày xưa các cụ đã khẳng định: sự hưng thịnh của một quốc gia chính là dựa vào người tài. "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" cũng bởi lẽ đó.

Giáo dục là nền tảng cơ bản để hun đúc nên nhân tài, trong hệ thống giáo dục, bậc giáo dục đại học góp phần quan trọng. Tác giả Joseph Ben-David (2005) cho rằng nền khoa học của Đức phát triển mạnh là nhờ vào hệ thống tổ chức của các trường đại học Đức.
Trên thế giới, nhiều quốc gia phát triển nhờ có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến,  nhưng nếu "coi khoa học và kỹ thuật là động lực phát triển kinh tế, xã hội thì giáo dục là chìa khóa của khoa học và kỹ thuật" (Nguyễn Văn Tuấn, 2009).
"Giáo dục và chiến lược phát triển" là bài viết của GS. Nguyễn Văn Tuấn, một kiều bào Úc luôn trăn trở cho sự phát triển của giáo dục và sự hưng thịnh của nền kinh tế nước nhà. Bạn quan tâm xem tiếp.

 

Xem tiếp >>

  Hai mÆ°Æ¡i bảy nguyên tắc về phát triển bền vững(26-05-2009)

Phát triển bền vững (Sustainable development) là thuật ngữ đã và đang sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc gia của các nươc đều cố gắng hướng đến sự phát triển bền vững. Mỗi lĩnh vực có các chỉ tiêu đo khác nhau, nhưng nguyên tắc cơ bản đã được các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường và các chính trị gia thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh của thế giới về Môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio de Janero (Braxin).

Hai bảy nguyên tắc cơ bản đó là:

Xem tiếp >>

  Đề án đổi má»›i giáo dục đại học Việt Nam 2006-2020(09-03-2009)

Bạn đọc quan tâm sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam, sự bức thiết phải đổi mới, Quan điểm chỉ đạo trong đổi mới, mục tiêu và các giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Hãy load ve va đọc để trăn trở cùng ngành giáo dục nước ta. File PDF: Download

 

Xem tiếp >>

  Chấn hÆ°ng nền giáo dục Việt Nam(04-02-2009)

Kiến nghị Cải cách, hiện đại hóa giáo dục của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS
 
Theo báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục của UNESCO năm 2008 vừa công bố, Việt Nam tiếp tục mất điểm về chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) và tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng EDI trong 5 năm từ 2004 đến 2008.

Trăn trở trước nền giáo dục nước nhà hiện nay, GS. Hoàng Tụy, người đã có nhiều tâm huyết với giáo dục Việt Nam, đã có bài viết khá sâu sắc, phân tích nhận diện tình thế khủng hoảng của giáo dục trong toàn cảnh giáo dục của thế giới; Chỉ ra những sai lầm chủ yếu làm tha hóa giáo dục; Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của giáo dục; Xem việc chấn hưng, cải cách giáo dục là mệnh lệnh cuộc sống; và kiến nghị một số việc cấp bách cần làm trong khi chưa cải cách giáo dục. Ba kiến nghị là: (1) Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lý lương/thu nhập, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm cao cả của mình; (2) Đổi mới căn bản việc học và thi ở Trung Học Phổ Thông, khắc phục giáo dục đồng loạt và xóa bỏ khổ dịch thi cử; (3) Xây dựng mới một hay hai đại học đa ngành hiện đại, đạt các chuẩn mực quốc tế về mọi mặt, làm hoa tiêu thúc đẩy toàn ngành đại học hội nhập với thế giới.

Đây là trang viết dài, nhưng dâng trào từ tâm huyết của một nhà giáo dục lớn, GS. Hoàng Tụy, bạn giành thời gian đọc và cùng suy ngẫm với chúng tôi.

Xem tiếp >>

  Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng(30-01-2009)

Giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập khiến cho xã hội quan tâm, Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng là một cuốn sách phân tích điểm mạnh, điểm yếu của giáo dục Việt Nam và định hướng cho phát triển. Bạn quan tâm giáo dục đại học Việt Nam có thể đọc bài bình của GS. Võ-Tòng Xuân và tham khảo thêm sách để ta cùng suy ngẫm và phấn đấu đóng góp gì cho giáo dục đại học ở nước ta.

 

Xem tiếp >>

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007