TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 40
Toàn hệ thống 5410
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 

(NLĐO) - Thí sinh Hậu Giang muốn thi ngành nông nghiệp nhưng lo sợ tương lại ngành này sụt giảm do thiên tai. Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” 2016 diễn ra tại Trường THPT Lương Thế Vinh (thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Báo Người Lao Động tường thuật trực tuyến chương trình này.

 

Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang truyền hình trực tiếp chương trình này.

Ban tư vấn của chương trình gồm có:

- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM;

- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM;

- PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM;

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM;

- ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing;

- GS-TS Bùi Xuân An, Trưởng Khoa Khoa học Công nghệ Trường ĐH Hoa Sen;

- ThS Tô Hoài Thắng, Phó trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;

- ThS Phan Thị Thu Phương - Phó trưởng Phòng đào tạo Quản lý Đào tạo Trường ĐH Mở

- ThS Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ,

- TS Trương Minh Nhân - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ

- Cô Thúy An - Trường ĐH Nam Cần Thơ

Đây là 2 chương trình cuối cùng trong chuỗi 10 chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 15-2016 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Công ty CP Phân bón Bình Điền (tài trợ vàng), Ngân hàng Phương Đông (tài trợ bạc), Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Sun Group (tài trợ đồng). Chương trình tư vấn trực tiếp cho học sinh về thi và tuyển sinh năm 2016, hướng nghiệp chọn ngành để các em tự tin bước vào tương lai.

 

 

Lúc 7 giờ 30, hơn 1.200 thí sinh đến từ các trường THPT: Lương Thế Vinh, Tầm Vu, Hòa An... với những gương mặt háo hức ngồi ngay ngắn trên sân trường chờ tham dự chương trình.

Khách mời chương trình gồm: Ông Nguyễn Hùng Nhiên - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang; Ông Nguyễn Văn Tín - Phó tổng Biên tập Báo Người Lao Động; Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh; Ông Nguyễn Thành Danh Trường vùng miền Tây Bình Điền; Ông Nguyễn Văn Dũng Ngân hàng Phương Đông.

 

 

 

 

 

Lúc 8 giờ 10: Ông Nguyễn Văn Tín, Phó tổng Biên tập Báo Người Lao Độngcho biết thay mặt ban tổ chức, ông chân thành cảm ơn Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, Đài PT-TH Truyền hình Hậu Giang, Trường THPT Lương Thế Vinh, các nhà tài trợ. "Tôi rất vui khi được thấy gần 1.500 các em học sinh hào hứng chờ đón những thông tin do các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, tâm huyết cung cấp. Chúc các em gặt hái được những thông tin hữu ích về kỳ thi, về ngành nghề các em quan tâm", ông Tín nói.

Lúc 8 giờ 15: Ông Nguyễn Văn Dũng - đại diện Ngân hàng Phương Đông - cho biết ông đánh giá cao chương trình Đưa trường học đến thí sinh truyền thống 15 năm của Báo Người Lao Động. Ông Dũng tin rằng hỗ trợ ngân hàng sẽ là công cụ tài chính cho thí sinh, là bạn đồng hành của chương trình trong thời gian tới.

 


Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động

Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động

 

 

Lúc 8 giờ 20: Ông Nguyễn Hùng Nhiên - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang cho hay kỳ thi THPT là sự kiện lớn được đông đảo học sinh, phụ huynh được các em quan tâm, đặc biệt kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ, rất nhiều học sinh băn khoăn lo lắng vì số lượng học sinh đông, chỉ tiêu có hạn. Để được trúng tuyển, các em phải nỗ lực hết mình, khéo léo chọn lựa ngành, trường phù hợp sở trường, năng lực bản thân, gia đình. Ông Nhiên cho biết chương trình sẽ góp phần thành công không nhỏ vào công tác hướng nghiệp của tỉnh Hậu Giang và cả nước.

TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM cho biết Bộ GD-ĐT vừa ban hành chính thức thông tư sửa đổi quy chế thi THPT Quốc gia 2016, tuy nhiên vẫn chưa có quy chế chính thức về tuyển sinh CĐ, ĐH. Những mốc thời gian cần chú ý như sau: Theo dự kiến, ngày nộp hồ sơ đăng ký thi là 15-3, nay thay đổi sớm nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4. Cũng theo đó, ngày công bố kết quả điểm thi và xét tốt nghiệp công bố trước ngày 1-8 nhưng thường 20 đến 22-7, các em đã biết kết quả thi. Các thí sinh dự thi tại cụm do trường ĐH chủ trì sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi, có số mã vạch, có 1 bản duy nhất không nộp giấy này trong hồ sơ xét tuyển mà chỉ nộp khi trúng tuyển. Từ 1-12, tròng vòng 12 ngày sau khi có giấy báo điểm, các em sẽ nộp phiếu đăng ký xét tuyển. Dự kiến có 2 hình thức đăng ký: Online và qua bưu điện, phương án Nộp trực tiếp đang được đề xuất.

Hậu Giang là tỉnh mới được tách nên mã dự thi tỉnh gần cuối, 064. Số thí sinh của tỉnh dự thi ĐH, CĐ tương đối ít, năm 2015 khoảng 5.500 TS đi thi, trong đó 3.800 thí sinh dự thi ở cụm do ĐH chủ trì, 1.600 dự thi tại Sở GD-ĐT chủ trì, ước lượng năm nay cũng khoảng 5.000 chỉ tiêu. "Tôi tin rằng với sự phối hợp chặt chẽ, cuộc thi sẽ tổ chức an toàn nghiêm túc", TS Nghĩa nói.


TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM


Thí sinh chăm chú lắng nghe các thầy cô tư vấn

Thí sinh chăm chú lắng nghe các thầy cô tư vấn

* Muốn tuyển sinh vào trường công an nhưng có hai hệ là quân sự và dân sự. Vậy chỉ tiêu của hai lĩnh vực này là gì? (Hồ Như, Trường THPT Hòa An)

- ThS Tô Hoài Thắng, Phó trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Khi có chọn khối an ninh, quân đội, có hai lựa chọn cho các em là khối chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Em nên đi theo con đường chuyên nghiệp vì bán chuyên nghiệp thường là các anh, chị đã đi nghĩa vụ có nhu cầu học lên. Có hai lưu ý: Nếu có nguyện vọng, từ giờ, em phải về đơn vị quân đội, công an để đăng ký vì họ có tiêu chí tuyển sinh riêng; thứ hai, năm nay khối các trường công an giảm 50% chỉ tiêu, tỉ lệ chọi 1 chọi 200 nên hết sức cân nhắc.

- PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM: Khối công an rất ít chọn hệ dân sự, trừ trường phòng cháy chữa cháy.

 

 

 

* Xét tuyển vào trường ĐH Sư phạm Cần Thơ, nếu không đạt thì Trường CĐ Sư phạm Cần Thơ có nhận không, tiêu chí như thế nào?

- ThS Nguyễn Hứa Duy Khang: Trường ĐH Cần Thơ có đào tạo bậc ĐH Sư phạm, còn nếu điểm không đạt thì Tại Cần Thơ có Trường CĐ Cần Thơ, trong đó có đào tạo hệ sư phạm. Vì không thuộc ĐH Cần Thơ nên khi nộp phiếu xét tuyển, em phải nộp cả hai trường.

* Các anh, chị sinh viên ra trường xin việc làm rất khó, vậy các trường có đảm bảo đào tạo ra trường có việc làm luôn hay không? (Huỳnh Hoàng Anh, Trường THPT Lương Thế Vinh)

- ThS Phạm Thế Vinh, trả lời: xã hội chúng ta đang cần những người có đức, tài. Các bạn phải có đức để xây dựng quê hương cái đã, phải học giỏi để vào ĐH. Các bạn học 4 năm, trong đó các thầy cô giáo sẽ truyền đạt cho các em những kiến thức cần thiết, kỹ năng sống, cùng với kinh nghiệm của họ. Cộng thêm với môi trường giáo dục ĐH, các em sẽ tích lũy được những yếu tố cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Nhưng điều quan trọng nhất hiện nay là các em cần học làm sao cho đúng năng lực, sở trường của mình. Học lấy 1 nghề để làm việc, cống hiến, say mê suốt cuộc đời mình. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Có bạn đam mê kinh tế, có bạn trăn trở với quê hương về sự xâm nhập nước mặn ở vùng đất mình sinh sống…, đó là những ước mơ rất trong sáng, tốt đẹp. Hiện giờ các bạn phải học thật tốt, chọn ngành nào theo ước mơ của mình, cùng với sự góp ý của thầy cô, người thân. Chọn trường mà các bạn có thể gửi gắm cả tương lai của các bạn. Như thế, các bạn có thể có việc làm ở bất cứ ngành, nghề nào.

 


TS Phạm Thế Vinh

TS Phạm Thế Vinh

- TS Lê Hiếu Giang, bổ sung: Đây là nỗi lo không chỉ riêng em, mà còn nhiều thí sinh khác, kể cả thầy cô, phụ huynh. Tôi vừa tiếp một GS Mỹ và ông cho biết không chỉ tại Việt Nam, ở Mỹ nạn thất nghiệp cũng tràn lan. Hiện cả nước có hơn 170.000 kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Vậy các trường có những chiến lược gì? Đa số các trường ĐH đều có phòng quan hệ công chúng và doanh nghiệp, liên hệ các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp để giúp thí sinh thực tập tốt nghiệp hoặc giới thiệu sinh viên sắp tốt nghiệp cho các công ty. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là năng lực bản thân, sự học tập phấn đấu của các em. Năng lực, ý chí, sự rèn luyện mới là quan trọng.

 


PGS-TS Lê Hiếu Giang

PGS-TS Lê Hiếu Giang

 

ThS Phan Thị Thu Phương - Phó trưởng Phòng đào tạo Quản lý Đào tạo Trường ĐH Mở: Nỗi trăn trở toàn xã hội. Phải chọn được nghề tâm huyết, cống hiến, sức lực làm việc. Nếu nỗ lực chọn được ngành nghề thích, có việc làm tốt. Trắc nghiệm ngành nghề tại website ĐH Mở.

- ThS Tô Hoài Thắng, Phó trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Muốn thành công, các em cần 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài ra, cần quan tâm 3 cái "ngoại": Ngoại hình, ngoại ngữ, ngoại giao.

 


ThS Tô Hoài Thắng

ThS Tô Hoài Thắng

 


Thí sinh hào hứng nghe tư vấn

Thí sinh hào hứng nghe tư vấn

* Em được biết chương trình tiên tiến của ĐH Cần Thơ đào tạo bằng tiếng Anh. Em muốn đăng ký vào ngành này, vậy đăng ký trước khi thi ĐH hay sau khi thi ĐH? (Phạm Thùy Trang, THPT Hòa An)

ThS Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ: Trường có đào tạo 2 chương trình tiên tiến bằng Tiếng Anh là Công nghệ sinh học và nuôi trồng thủy sản. Các ngành này không xét tuyển từ đầu mà xét tuyển thí sinh đã trúng tuyển vào ĐH Cần Thơ. Điều kiện, các em có điểm 1 trong 2 tổ hợp môn: Toán - Lý - Hóa; Toán - Hóa - Sinh.

* Trường ĐH Nam Cần Thơ có ngành nào ra trường làm được ở ĐBSCL ngoài nông nghiệp?

- Trường ĐH Nam Cần Thơ: Ngoài ngành liên quan nông nghiệp, các em ở ĐBSCL vẫn có nhiều lựa chọn khác mà mình yêu thích. Ví dụ, tại Trường ĐH Nam Cần Thơ có đào tạo ngành quan hệ công chúng. Đây là trường duy nhất ở ĐBSCL đào tạo ngành này.

* Em muốn thi vào Trường ĐH Nông Lâm TP HCM nhưng chưa hiểu về nguyện vọng 1 và 2?

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM: Thời gian xét tuyển NV1 và NV2 theo quy định của Bộ GD-ĐT. ĐH Nông Lâm TP HCM đào tạo 58 chuyên ngành, đều sử dụng 100% dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Các em nộp hồ sơ theo quy chế: Chú ý, mỗi thí sinh chỉ chọn 2 trường, mỗi trường đăng ký 2 nguyện vọng. Nếu thí sinh đăng ký nhiều hơn 2 trường, trường nào nhập dữ liệu trước trường đó trở thành NV1, 2.

* Ngành tài chính ngân hàng xét tuyển hai môn toán- văn lớp 12 vậy xét xong thì vào học luôn hay còn thêm tiêu chí gì? (HS Hà Thị Hạnh Xuân, hỏi: )

ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing:Ngành tài chính - ngân hàng không chỉ xét hai môn nêu trên, mà theo nhiều tổ hợp môn khác nhau. Trường ĐH Tài chính- Marketing xét tuyển theo tổ hợp: Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - Anh, Toán - Văn - Anh. Có nhiều trường khác cũng tuyển sinh ngành này theo ba tổ hợp nêu trên, thí sinh dựa vào đó để đăng ký môn thi sao cho phù hợp để xét tuyển.

*Ngành công nghiệp thực phẩm điểm chuẩn có cao không? ĐB SCL là vựa thủy sản, vậy em học ngành này có hợp lý không?

PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM: Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM là trường chủ lực đào tạo ngành công nghiệp thực phẩm. Nhiều chuyên gia nước ngoài nhận xét, Việt Nam nên trở thành nhà bếp của thế giới, bởi vì có nhiều món ngon ở Việt Nam như phở, nem mà không quốc gia nào làm ngon bằng. Nói thế để biết, nghề chế biến lương thực, thực phẩm đi theo con người, nhân loại đến khi con người còn phải ăn và uống. Đây là ngành không bao giờ thiếu nhu cầu. Các cơ sở chế biến các em đều có thể làm việc được. Ngoài ra còn làm trong khối dịch vụ, quán ăn, nhà hàng…, các em đều có thể làm việc được. Năm 2015, trường xét tuyển theo tổ hợp A, A1, B, đều lấy 19 điểm. Đây là điểm thuộc nhóm trung bình khá nên nếu quyết tâm học tập, phấn đấu ngay từ đầu, đậu ĐH ngành này không quá khó.

 

 

 


PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn

PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn

* Ngành quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh giống và khác nhau điểm nào?

- GS-TS Bùi Xuân An, Trường ĐH Hoa Sen trả lời: Có nhiều trường đào tạo hai ngành này, trong đó có Trường ĐH Hoa Sen. Ngành quản trị kinh doanh là ngành tương đối rộng, trong đó có những ngành chuyên sâu hơn như quản trị nhân sự. Đối với ngành quản trị nhân sự, bạn có thể làm tại các doanh nghiệp, cơ quan… Không chỉ quản trị nhân sự mà còn có thể đào tạo nhân sự, xây dựng chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp.

 

 

 

 

Chương trình kết thúc phát sóng trực tiếp trên Đài PT-TH Hậu Giang lúc 9 giờ 30. Nhiều thí sinh vẫn nán lại để đặt câu hỏi riêng cho ban tư vấn.

(http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nganh-nong-nghiep-la-thoi-co-hay-thach-thuc-20160312075225145.htm)

Số lần xem trang : 14949
Nhập ngày : 12-03-2016
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn(11-01-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

  Thông báo kết quả trúng tuyển, thời gian và thủ tục nhập học nguyện vọng bổ sung năm 2014(13-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007