Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1140
Toàn hệ thống 2629
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim



CNM365
Chào ngày mới 27 tháng 6. Helen Keller người mù điếc huyền thoại; Thạch Lam ngọc đời nayNgày 27 tháng 6 năm 1880, ngày sinh tác giả Helen Keller (hình), nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc, tốt nghiệp Đại học Harvard, là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ngày 27 tháng 6 năm 1942, ngày mất Thạch Lam là một nhà văn danh tiếng, nhân cách, gần gũi người dân nghèo khổ. Ngày 27 tháng 6 năm 1981, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua quyết định chính thức phủ định Đại cách mạng văn hóa là một giai đoạn hỗn loạn xã hội, gây tác động rộng lớn, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 6: Helen Keller người mù điếc huyền thoại; Thạch Lam ngọc đời nay; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-6/ 

HELEN KELLER NGƯỜI MÙ ĐIẾC HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim

“Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. “Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày” .Đây là hai câu nói đặc biệt nổi tiếng của Helen Keller người mù điếc huyền thoại. Helen Keller sinh ngày 27 tháng 6 năm 1880 mất ngày 1 tháng 6 năm 1968 là nữ văn sĩ nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội và diễn giả người Mỹ rất được tôn trọng ở Mỹ và toàn thế giới. Bà là một trong những biểu tượng đời thường có thật về đức nhẫn và sự hi sinh, biến số không nghịch cảnh thành cho bất cứ ai gục ngã trên trường đời biết gượng đứng dậy tự thắng mình. Bà vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc nhưng đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ảnh trên là Helen Keller và cô Anne người Thầy lớn.

Tại Việt Nam hiện đã có một số tác phẩm giới thiệu về người mù câm điếc huyền thoại này đã vượt lên số phận nghiệt ngã để làm được những điều tốt đẹp cho thế giới chúng ta.Hoàng Kim đã biên tập bài viết này từ nguồn Helen Keller Biography.com, Wikipedia Tiếng Anh &Tiếng Việt và danh ngôn của Helen Keller ở trong Từ điển Danh ngôn. Tôi cũng đang biên soạn “365 chuyện kể mỗi đêm” để dành kể cho các em nhỏ và con nghe về câu chuyện này trong ngày Chào ngày mới 27 tháng 6 tưởng nhớ con người huyền thoại Helen Keller và đêm Chào ngày mới 3 tháng 12. Đó là Ngày Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons).

Nhiều người trong chúng ta thường phàn nàn là cuộc đời kém may mắn và số phận chưa cho họ những cơ hội tốt hơn để có thể vinh hiển giàu có và hạnh phúc. Cho đến khi một tai họa giáng xuống đầu họ hoặc gia đình họ, để buộc họ phải tự chính mình trãi nghiệm, hoặc họ phải đối diện với những con người khuyết tật thì mới tỉnh ngộ và thấu hiểu rằng cuộc đời này là may mắn hơn rất nhiều so với số phận khốn khổ kia. Và, vượt lên chính mình để sống phúc hậu yêu thương minh triết mới thực sự là điều quan trọng nhất. Tôi ngồi với thầy Vu Trinh, Duong Dong bên cuốn sổ lưu niệm của thầy Dương Thanh Liêm để nghĩ về câu chuyện “Trường tôi với thầy Dương Thanh Liêm” trong đêm thiêng đưa tiễn, xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/…/helen-keller-nguoi-mu-diec-h…

HELEN KENLER CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN

Helen Adams Keller sinh ra tại Tuscumbia, Alabama. Gia đình bà sống trong khu điền trang Ivy Green được ông nội của bà xây dựng từ những thập kỉ trước..Cha của bà Helen Kenler là Arthur H. Keller, một người thầy lâu năm làm biên tập cho tờ báo Tuscumbia North Alabamian và từng là đại úy trong Quân đội miền nam. Bà nội của Helen là chị em họ với Robert E. Lee là là sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, nổi tiếng vì ông nhận chức Đại tướng thống lãnh quân đội Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865). Mẹ bà là Kate Adams, con gái của Charles W. Adams là người gốc từ Massachusetts và từng tham chiến cho Quân đội miền nam trong suốt Cuộc nội chiến Mỹ và trở thành đại tá. Họ nội của Helen thuộc dòng dõi với Casper Keller, người có gốc gác Thụy Sỹ. Keller không bị mù và điếc bẩm sinh nhưng khi bà chào đời được khoảng 19 tháng thì bị sốt viêm màng não rất nặng bị mù mất đôi mắt và sau đó tai cũng bị điếc. Gia đình chứng kiến nỗi bất hạnh của số phận nghiệt ngã giáng xuống đứa con gái nhỏ bé vừa lớn lên đã phải chống chọi với một nghịch cảnh quá đau đớn . Vì thế tính tình của Keller càng lớn càng cáu gắt nóng nảy.

Thầy bạn nghị lực và học vấn đã thay đổi cuộc đời Helen. Năm 1886, bà mẹ của Helen tình cờ biết được một đứa bé cũng bị mù điếc như con mình nhưng đã được dạy dỗ thành công, liền tới Baltimore, Maryland gặp bác sĩ để xin lời khuyên. Người bác sĩ này khuyên bà nên tới gặp Alexander Graham Bell, lúc đó còn đang là một nhà chuyên môn chuyên làm việc với những trẻ em bị điếc tại địa phương. Bell lại giới thiệu bà mẹ đưa con gái của mình tới học trường Perkins dành cho người mù ở Nam Boston, tiểu bang Massachusetts. Tại đây Keller đã được gặp cô gia sư Anne Sullivan người Ireland vừa mới tốt nghiệp. Từ đó họ bắt đầu một tình bạn kéo dài suốt 49 năm. Có một lần Anne tặng cho Keller một con búp bê bằng vải mà cô ôm trên tay. Chờ cho Keller chơi một hồi, Anne liền cầm lấy bàn tay Keller và viết chữ “búp bê” (doll) lên lòng bàn tay em. Keller rất thích thú với cách thể hiện đó, từ đó về sau Anne thường xuyên tập cho Keller ghép chữ cái theo cách này. Sau 3 tháng, thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn và một số ngữ ngắn. Năm Keller 8 tuổi, cô Anne đưa bà tới học tại trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ em bị mù điếc khác. Chẳng bao lâu, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập đọc; em còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Sau đó Keller vào học trường nữ học tiểu bang Massachusetts, cô giáo Anne luôn luôn ở bên cạnh Keller để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay Keller. Năm 1900 Keller thi đậu vào trường Radcliffe College, học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Cô kiên trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới chịu dừng. Đến năm 1904 Keller tốt nghiệp và trở thành người mù điếc đầu tiên được tốt nghiệp đại học.

Hoạt động chính trị nổi bật của Helen Keller. Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh dự bầu vào chức chủ tịch hội người mù tiểu bang Massachusetts, bắt tay vào công việc xã hội cụ thể phục vụ cho cộng đồng người mù. Keller đón tiếp rất nhiều người mù, trả lời nhiều thư từ và đi thuyết giảng lưu động tại 39 nước trên thế giới. Cô không quản ngại vất vả, cống hiến hết sức mình cho chương trình giáo dục và chữa trị cho người mù. Năm 1920 với sự phấn đấu không mệt mỏi, Keller đã thành lập được tổ chức quần chúng trên phạm vi toàn quốc của Hội người mù toàn nước Mỹ. Tổ chức này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Keller trở thành một biểu tượng của tinh thần tự lực phi thường khi suốt đời sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng vẫn cống hiến hết sức lực nhằm đem niềm vui đến với người tàn tật, có cùng hoàn cảnh như mình. Cô đã được gặp nhiều tổng thống Mỹ như Grover Cleveland, Benjamin Harrison,William McKinley, Theodore Roosevelt, William Howard Taft, Franklin D. Roosevelt, John F. Kennedy…Cô cũng trở thành bạn của những con người nổi tiếng như Alexander Graham Bell, Charlie Chaplin, Mark Twain. Bà bắt đầu tham gia phong trào xã hội tại nước Mỹ. Keller gia nhập Đảng Xã hội Hoa Kỳ, và về sau bỏ đảng đó để gia nhập Industrial Workers of the World (Công nhân kỹ nghệ của Thế giới). Những nhà báo mà về trước khen ngợi sự can đảm và thông minh của bà bây giờ chỉ ra là bà bị tàn tật. Chủ báo Brooklyn Eagle viết rằng “những sai lầm [của bà] xuất hiện từ những hạn chế rõ ràng khi lớn lên”. Keller trả lời chủ báo này, nói đến lần gặp ông trước khi ông biết đến những quan điểm chính trị của bà: “Vào thời điểm đó, những lời khen ngợi mà anh ta trả cho tôi rất hào phóng đến nỗi tôi đỏ mặt nhớ lại chúng. Nhưng bây giờ tôi hoạt động xã hội ngược hướng với ông ấy thì ông ấy đã nhắc nhở tôi và công chúng rằng tôi bị mù và điếc và đặc biệt là trách nhiệm với lỗi. Tôi phải bị thu nhỏ trí thông minh trong những năm kể từ khi tôi gặp anh ấy … Ôi, Brooklyn Eagle vô lý! Bị mù và khiếm thị về mặt xã hội, ông bảo vệ một hệ thống không thể chấp nhận được, một hệ thống là nguyên nhân gây ra nhiều sự mù lòa về thể chất và điếc mà chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn”. Bà cũng biểu tình chống chiến tranh và đồng sáng lập tổ chức dân quyền ACLU. Các hoạt động này có liên quan đến quan điểm công bằng của Keller.

Helen Keller là người giới thiệu loài chó quý Akita tới Mỹ. Keller khi tới thăm tỉnh Akita của nước Nhật Bản vào tháng 7 năm 1937, bà đã hỏi thăm về con chó Hachiko một giống chó thuộc loài Akita nổi tiếng đã chết từ năm 1935, và bày tỏ ý định muốn có một chú chó như thế. Chỉ trong vòng một tháng, một chú chó tên là Kamikaze-go đã được gửi đến, nhưng sau đó đã chết bệnh quá sớm. Chính phủ Nhật Bản quyết định tặng cho Helen Keller một chú chó thứ hai tên là Kenzan-go vào tháng 7 năm 1939 để bà mang về Mỹ giới thiệu. Những tiêu chuẩn để nuôi dưỡng và chăm sóc giống chó này đã được xây dựng, đồng thời các cuộc biểu diễn cũng đã được tổ chức. Tuy nhiên tất cả đã bị hoãn vô thời hạn vì Thế chiến thứ hai nổ ra. Ngày 14 tháng 9 năm 1964 Keller được Tổng thống Lyndon B. Johnson tặng thưởng Huân chương Tự do, một trong hai phần thưởng cao quý nhất của chính phủ Mỹ dành cho nhân dân. Ngày 1 tháng 6 năm 1968 Helen Keller tạ thế ở tuổi 87 trong căn nhà của mình tại Easton, Connecticut, trong khi chỉ còn 26 ngày nữa là tới sinh nhật thứ 88 của bà.

Bệnh viện Helen Keller đã được xây dựng tại Alabama để tưởng nhớ người phụ nữ giàu nghị lực này.

HELEN KENLER TRANG SÁCH VÀ LỜI VÀNG

Helen Keller trong đời đã viết được 12 cuốn sách và rất nhiều bài báo. Tác phẩm đầu tiên của bà là tự truyện “Câu chuyện đời tôi” (The Story of My Life) viết năm 1902, khi Helen Keller là sinh viên đại học Harvard University năm thứ 2,. Sách được Helen Keller hoàn thành tác phẩm đầu tay với sự giúp đỡ của cô Anne, một số nhà phê bình văn học và được xuất bản năm 1903. Tác phẩm theo thể loại tự truyện, bút pháp súc tích chân thực được đón nhận với sự xúc động của công chúng. Những tác phẩm phẩm khác bà vượt lên chính mình, tìm về với tự thân và tiếng nói nội tâm đích thực, lay động trái tim và khối óc của người đọc. Tác phẩm cuối cùng là Ánh sáng trong bóng tối của tôi hoặc Ánh sáng trong màn đêm (Light in My Darkness) xuất bản năm 1960, tám năm trước khi bà mất. Bà nói lên sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với các lời giáo huấn của nhà khoa họa triết gia người Thụy Điển Emanuel Swedenborg. Tám năm cuối đời bà cũng viết lời vàng suy nghiệm cho mỗi ngày thực hiên giống như Leo Tolstoy . Helen Keller là một phụ nữ tràn đầy lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống tuy cuộc đời bất hạnh tật nguyền. Helen bất ngờ có một chàng trai ngỏ lời cầu hôn và đã sung sướng chấp nhận chờ đợi hạnh phúc nhưng sau đó đã nghe lời mẹ để ngậm ngùi chia tay người yêu và dành hết tình yêu cuộc sống của mình cho sự nghiệp phúc lợi mang lại niềm vui cho người mù. Hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai đã gây ra bao đau thương chết chóc và tàn phế cho hàng trăm triệu người. Keller đã tìm đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh binh, động viên họ kiên cường chống chọi với số phận, làm cho họ hiểu rằng tàn phế không có nghĩa là hết hy vọng trước cuộc sống. Bà đã từng ba lần sang thăm nước Nhật sau chiến tranh và được người dân Tokyo tiếp đón nồng nhiệt. Bà kể với mọi người rằng mình chỉ là một người không may mắn, nhưng đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, hoàn thành sự nghiệp khơi gợi tấm lòng nhân hậu của mọi người, nhằm mang lại tình thương cho người tàn tật. Cuộc đời và trang sách Helen Keller bổ sung cho cho là nên trang vàng của tình yêu cuộc sống.

Helen Keller lời vàng từ trái tim nâng đỡ ước mơ và nghị lực

Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

Optimism is the faith that leads to achievement. Nothing can be done without hope and confidence.

Cùng bước với một người bạn trong bóng tối tốt hơn là bước một mình trong ánh sáng.

Walking with a friend in the dark is better than walking alone in the light.

Thành công và hạnh phúc nằm trong bạn. Quyết tâm hạnh phúc, và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.

Your success and happiness lies in you. Resolve to keep happy, and your joy and you shall form an invincible host against difficulties.

Chừng nào mà kỷ niệm về những người bạn thân thương vẫn sống trong tim tôi, tôi sẽ nói rằng đời tốt đẹp.

So long as the memory of certain beloved friends lives in my heart, I shall say that life is good.

Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng. Chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và thành công đạt được.

Character cannot be developed in ease and quiet. Only through experience of trial and suffering can the soul be strengthened, ambition inspired, and success achieved.

Một mình, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều.

Alone we can do so little; together we can do so much.

Thật tuyệt vời là con người đã sử dụng biết bao thời gian để chống lại cái ác. Giá mà họ cũng sử dụng năng lượng đó để yêu thương người khác, cái ác sẽ tự chết vì buồn chán.

It is wonderful how much time good people spend fighting the devil. If they would only expend the same amount of energy loving their fellow men, the devil would die in his own tracks of ennui.

Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗi lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp.

Toleration is the greatest gift of the mind; it requires the same effort of the brain that it takes to balance oneself on a bicycle.

Cũng như sự ích kỷ và phàn nàn làm tha hóa tâm hồn, tình yêu với những niềm vui của mình làm tầm nhìn trở nên rõ ràng và sắc nét.

As selfishness and complaint pervert the mind, so love with its joy clears and sharpens the vision.

Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó.

No one has a right to consume happiness without producing it.

Ta không thể đánh mất những gì ta từng tận hưởng. Tất cả những gì ta yêu sâu sắc trở thành một phần trong ta.

What we have once enjoyed we can never lose. All that we love deeply becomes a part of us.

Chúng ta không bao giờ có thể học được sự can đảm và kiên nhẫn nếu chỉ có niềm vui trên thế gian này.

We could never learn to be brave and patient, if there were only joy in the world.

Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được.

Life is a succession of lessons which must be lived to be understood.

Niềm tin là sức mạnh có thể khiến thế giới tan vỡ xuất hiện trong ánh sáng.

Faith is the strength by which a shattered world shall emerge into the light.

Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung.

The highest result of education is tolerance.

Sự đảm bảo chỉ là mê tín mà thôi. Nó không tồn tại trong tự nhiên, loài người nói chung cũng không trải nghiệm nó. Lảng tránh nguy hiểm về lâu dài không an toàn hơn nhảy thẳng vào nguy hiểm. Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu táo bạo, hoặc chẳng là gì cả.

Security is mostly a superstition. It does not exist in nature, nor do the children of men as a whole experience it. Avoiding danger is no safer in the long run than outright exposure. Life is either a daring adventure, or nothing.

Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

We may have found a cure for most evils; but we have found no remedy for the worst of them all, the apathy of human beings.

Điều tôi đi tìm không ở ngoài kia, nó ở trong bản thân tôi.

What I am looking for is not out there, it is in me.

Thay vì so sánh mình với những người may mắn hơn mình, ta nên so sánh mình với số đông con người. Và rồi sẽ có vẻ như chúng ta là những người may mắn.

Instead of comparing our lot with that of those who are more fortunate than we are, we should compare it with the lot of the great majority of our fellow men. It then appears that we are among the privileged.

Hãy quay về hướng mặt trời, và bạn sẽ không thấy bóng tối.

Keep your face to the sunshine and you cannot see a shadow.

Nhiều người có ý tưởng sai lầm về điều sản sinh ra hạnh phúc đích thực. Nó không đạt được qua sự tự thỏa mãn mà qua sự trung thành với một mục đích đáng giá.

Many persons have a wrong idea of what constitutes true happiness. It is not attained through self-gratification but through fidelity to a worthy purpose.

Điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy hoặc thậm chí chạm vào – chúng phải được cảm nhận bằng trái tim.

The best and most beautiful things in the world cannot be seen or even touched – they must be felt with the heart.

Cuộc sống rất thú vị, và thú vị nhất khi nó được sống vì người khác.

Life is an exciting business, and most exciting when it is lived for others.

Cả thế giới ngập tràn thống khổ. Nó cũng ngập tràn chiến thắng.

All the world is full of suffering. It is also full of overcoming.

Trước khi số đông con người tràn đầy tinh thần trách nhiệm đối với lợi ích của người khác, công bằng xã hội sẽ chẳng bao giờ đạt được.

Until the great mass of the people shall be filled with the sense of responsibility for each other’s welfare, social justice can never be attained.

Đừng bao giờ cúi đầu. Hãy luôn ngẩng cao. Nhìn thẳng vào mắt thế giới.

Never bend your head. Always hold it high. Look the world straight in the eye.

Thật khó để khiến những người có mọi thứ quan tâm tới những người chẳng có thứ gì.

It is hard to interest those who have everything in those who have nothing.

Mọi thứ đều chứa đựng điều bí ẩn, thậm chí cả bóng tối và sự câm lặng, và tôi học được rằng cho dù tôi ở trạng thái nào, tôi cũng có thể yên bình.

Everything has its wonders, even darkness and silence, and I learn, whatever state I may be in, therein to be content.

Tôi chỉ là một, nhưng tôi vẫn là một. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng tôi vẫn có thể làm gì đó; và bởi vì tôi không thể làm tất cả, tôi sẽ không từ chối làm điều tôi có thể.

I am only one, but still I am one. I cannot do everything, but still I can do something; and because I cannot do everything, I will not refuse to do something that I can do.

Thật tuyệt vời khi trèo lên những ngọn núi trong trẻo của bầu trời. Đằng sau tôi và trước tôi là Chúa, và tôi không sợ hãi.

It’s wonderful to climb the liquid mountains of the sky. Behind me and before me is God and I have no fears.

Khi ta làm hết sức của mình, ta không thể biết điều kỳ diệu nào sẽ xảy đến trong cuộc sống của ta, hoặc trong cuộc sống của người khác.

When we do the best that we can, we never know what miracle is wrought in our life, or in the life of another.

Sự phong phú tuyệt diệu của trải nghiệm sẽ mất đi đôi chút phần thưởng niềm vui nếu không có giới hạn để vượt qua. Thời khắc lên tới đỉnh núi sẽ chẳng tuyệt vời được bằng một nửa nếu không phải đi qua những thung lũng tối tăm.

The marvelous richness of human experience would lose something of rewarding joy if there were no limitations to overcome. The hilltop hour would not be half so wonderful if there were no dark valleys to traverse.

Nhiều người không biết nhiều hơn những gì nằm ngoài tầm trải nghiệm nhỏ bé của mình. Họ nhìn vào trong mình – và chẳng tìm thấy gì cả! Vì thế họ kết luận rằng cũng chẳng có gì ở bên ngoài họ.

Many people know so little about what is beyond their short range of experience. They look within themselves – and find nothing! Therefore they conclude that there is nothing outside themselves either.

Trường học không phải nơi để đi tìm ý tưởng.

College isn’t the place to go for ideas.

Thế giới đang tiến về phía trước, không phải bởi cú đẩy mạnh mẽ của những anh hùng, mà bởi tổng hòa cú đẩy yếu hơn của những người lao động lương thiện.

The world is moved along, not only by the mighty shoves of its heroes, but also by the aggregate of tiny pushes of each honest worker.

Tôi khao khát làm được những điều vĩ đại và cao cả, nhưng trách nhiệm chính của tôi là làm được những điều nhỏ nhặt như thể chúng vĩ đại và cao cả.

I long to accomplish a great and noble task, but it is my chief duty to accomplish small tasks as if they were great and noble.

Không kẻ bi quan nào có thể phát hiện ra bí ẩn của những vì sao, hay căng buồm tới miền đất mới, hay mở cánh cửa vào linh hồn của con người.

No pessimist ever discovered the secret of the stars, or sailed to an uncharted land, or opened a new doorway for the human spirit.

Than thân trách phận là kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta, và nếu ta đầu hàng nó, ta sẽ chẳng làm được gì khôn ngoan trên thế giới này.

Self-pity is our worst enemy and if we yield to it, we can never do anything wise in this world.

Người ta không thích suy nghĩ. Nếu một người nghĩ, anh ta phải đi đến kết luận. Kết luận không phải lúc nào cũng dễ chịu.

People do not like to think. If one thinks, one must reach conclusions. Conclusions are not always pleasant.

Trong lúc họ còn đang nói với nhau không thể làm được điều đó đâu, nó đã được làm xong rồi.

While they were saying among themselves it cannot be done, it was done.

CUỐI MỘT DÒNG SÔNG LÀ CỬA BIỂN

Cuối một dòng sông là cửa biển
Cuối một cuộc đời là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở của Thiên đường.

Helen Keller người mù điếc huyền thoại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/helen-keller-nguoi-mu-diec-huyen-thoai
Hoàng Kim
(viết trong đêm thiêng)

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày
Video yêu thích
KimYouTube

Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter

 

ThachLamNguyenTuongLan

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Thạch Lam mất ngày 27 (28?)  tháng 6 năm 1942 lúc 32 tuổi. Ông là một nhà văn danh tiếng, nhân cách, gần gũi người dân nghèo khổ, nhưng tiếc là mất sớm. (Thạch Lam ảnh trên Văn chương ngày nay VanVN.net). Hạt ngọc và Quyển sách là hai quyển truyện viết cho thiếu nhi Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940. Những tác phẩm khác của Thạch Lam gồm có : Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Ngày mới (1939),Theo giòng (1941), Sợi tóc (1942), Hà Nội băm sáu phố phưng (1943). Thạch Lam tâm niệm: “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Văn là người. Nhân cách, cuộc đời và di sản văn chương Thạch Lam là hạt ngọc đời nay về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kỷ niệm ngày mất của Thạch Lam xin sưu tầm và biên tập Thạch Lam cuộc đời và di sản, nhân cách và văn chương, hạt ngọc của đời nay. Hoàng Kim.

Theo các tư liệu thu thập chính trên Bách khoa toàn thư Mở  Wikipedia Tiếng Việt cập nhật thông tin đến 27 tháng 6 năm 2015 và các nguồn bổ sung khác ở chú thích và tài liệu tham khảo, Hoàng Kim tra cứu, đối chiếu, chỉnh lý và ghi chép lại như sau:

Thạch Lam cuộc đời và di sản

Cuộc đời

Thạch Lam (
1910[1]1942) là một nhà vănViệt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của Nhất LinhHoàng Đạo là hai nhà văn nổi tiếng khác trong nhóm Tự Lực văn đoàn . Thạch Lam ngoài bút danh này còn có các bút danh Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân (sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 , mất ngày 27 tháng 6 năm 1942) nhà văn danh tiếng, nhân cách, gần gũi người dân nghèo khổ.  Ông là em ruột của Nhất LinhHoàng Đạo là hai nhà văn nổi tiếng khác cùng trong nhóm Tự Lực văn đoàn. Thạch Lam ngoài bút danh này còn có các bút danh Việt Sinh, Thiện Sỹ. Tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt nguyên là Nguyễn Tường Sáu, vì ông là con thứ sáu trong nhà. Bố mẹ ông làm lại khai sinh là cho con là Nguyễn Tường Vinh khi ông bắt đầu đi học ở trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Thạch Lam đã làm lại khai sinh lần thứ ba, thành Nguyễn Tường Lân khi ông 15 tuổi, cần tăng tuổi để học “nhảy lớp”.[3]

Thạch Lam sinh quán tại tỉnh Hải Dương, nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Phô, nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (18811918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm[2], con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với ông nội của Thạch Lam là Huyện Giám.
Theo Gia phả họ Nguyễn Tường hiện đang lưu giữ ở
Hội An[17], thì họ này khởi đầu từ ông Nguyễn Văn Vân, thi đỗ nhị trường, được bổ chức lễ sinh, làm việc bên chúa Nguyễn Phúc Ánh. Năm 1797, ông Vân theo chúa Nguyễn ra đánh Quảng Nam, lập công to, nên được ban họ Nguyễn Tường. Ông Vân có hai vợ. Người vợ thứ (Nguyễn Thị Khoa Nhàn) sinh ra bốn con trai, trong đó có người con thứ hai tên Nguyễn Tường Phổ. Nguyễn Tường Phổ (1807-1856), sinh ở Cẩm Phổ (Hội An) là người văn võ toàn tài. Năm 35 tuổi (1842), ông thi đỗ Tiến sĩ, lần lượt trải qua các chức: Hàn lâm viên biên tu nội các (Huế), Tri phủ Hoằng An (Bến Tre), Tri phủ Tân An (Gia Định)… Rồi cuối cùng là Đốc học tỉnh Hải Dương. Vậy là ông Phổ, người Quảng Nam, trở thành vị khai nguyên cho dòng Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng.Ông Phổ có con hai là Nguyễn Tường Trấp (còn gọi là Tiếp) và Nguyễn Tường Chữ. Sau, ông Trấp làm Tri huyện Cẩm Giàng, được dân trong vùng gọi là Huyện Giám. Ông Trấp có ba vợ, nhưng chỉ có bốn người con, trong số này có Nguyễn Tường Nhu, tức cha Thạch Lam…

Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người Anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật trong số đó là  NguyễnTường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và Nguyễn Tường Vinh (Thạch Lam).

Ông Phán Nhu mất sớm, bà Phán Nhu phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con…[4] Cẩm Giàng, Thạch Lam ở Cẩm Giàng, học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng…

Thạch Lam muốn đi làm sớm đỡ đần cho mẹ, nên đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng thêm tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.

Thạch Lam sau khi đỗ Tú tài phần thứ nhất đã thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.

Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở. Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng “nhà cây liễu”[5] là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát

Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại “nhà cây liễu” vào ngày 27 tháng 6 năm 1942[6], lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.

Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái: Nguyễn Tường Nhung (sau này là vợ của trung tướng Ngô Quang Trưởng trong quân đội Việt Nam Cộng hòa trước đây), Nguyễn Tường Đằng, và trước vài ngày khi ông mất, vợ ông sinh thêm con trai mà sau này là nhà văn Nguyễn Tường Giang. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Theo nhà văn Băng Sơn thì sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con ông có về sống ở Cẩm Giàng với bà Phán Nhu một thời gian rồi vào Nam [7].

Di sản

Tám tác phẩm của Thạch Lam hầu hết được đăng báo trước khi in thành sách:

  • Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, (1937)
  • Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, (1938)
  • Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, (1939)
  • Hạt ngọc (sách viết cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Đời Nay, (1940).
  • Quyển sách (sách viết cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Đời Nay, (1940).
  • Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, (1941).
  • Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, (1942).
  • Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, (1943).

Thạch Lam nhân cách và văn chương

Nhân cách

Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi Thạch Lam là cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có đoạn: “Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì thủa nhỏ đã thế… Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc… Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc. Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế…”

Nhà văn Vũ Bằng kể lại: ” Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính… như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời…khiến người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn…

Có lần Thạch Lam nói: Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống.

Một lần, Thạch Lam cho tiền một đứa trẻ bán lạc rang bị cướp mất tiền, tôi nhắc khéo là có thể bị đứa trẻ đánh lừa, Thạch Lam trả lời: Bị lừa hay không, cái đó không quan hệ lắm. Mình cần làm một việc xét ra phải làm, theo ý mình…

Tháng 2 năm 1935, Thạch Lam được giao quản trị báo Ngày nay. Một nhà thơ, vì cảnh nhà túng quẫn, cứ đến gặp ông xin tạm ứng tiền nhuận bút. Nhưng bạn vay 10 mà trả bài có 3. Có người nhắc ông sao không chặn lại, ông vẫn cho tạm ứng và bảo rằng: Chẳng ai muốn làm một việc như thế, người ta không còn con đường nào khác mới phải làm như vậy. Nếu không giúp đỡ, họ sống ra sao?

Và mặc dù là người nghèo nhất trong gia đình (nhà tranh vách đất, thậm chí cái mền không có tiền mua), Thạch Lam vẫn thường mời bạn văn đến chơi nhà và thiết đãi tận tình. Khúc Hà Linh cho biết:

Thạch Lam nghèo một phần vì sách của ông bán ế, nhưng không vì thế mà người vợ hiền thục kém mặn mà với khách của chồng. Những bữa rượu cứ tiếp diễn, và bao giờ Thạch Lam cũng mời mọc thịnh tình cho đến khi thực khách say mềm. Trong lúc chè chén, có khi sinh sự ồn ào, những lúc ấy Thạch Lam vẫn chỉ điềm nhiên nâng chén, không nói lớn, mà chỉ cười…[8]

Văn chương

Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng… ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của ông, Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh (“Cô hàng xén”). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (“Nhà mẹ Lê”). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người (“Sợi tóc”). “Ngày mới” đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. “Theo giòng” là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn “Hà Nội ba sáu phố phường” có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.[9]

Trong “Lời nhà xuất bản Văn học” (khi in lại tác phẩm “Gió đầu mùa” năm 1982) cũng có đoạn viết như sau: Giới thiệu tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” xuất bản trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là “Tuyên ngôn văn học” của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang màu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng… Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than – Đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn…Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực…

Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố…Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.

Nhà văn Nguyễn Tuân: Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học…[10]

Nhà văn Vũ Ngọc Phan: Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng…Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…’[11].

GS. Phạm Thế Ngũ: Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội…Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông…[12]

GS. Phong Lê: Thạch Lam có quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn chương: “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này.

Ở tư cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ. Ông viết: “Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi”[13].

PGS. Nguyễn Hoành Khung: …Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp.

Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của cái “tôi”, với sự phân tích cảm giác tinh tế.

Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng “đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu” (Nguyễn Tuân).

Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dường như không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng. Truyện dài “Ngày mới” của ông không có gì đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật[14].

Khúc Hà Linh (Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Hải Dương): Thạch Lam có những tháng năm sống nơi thôn dã, nên trong tác phẩm ông chất chứa nhiều hình bóng con người và đời sống làng quê…Ông tả nội tâm nhân vật tài tình, nhuần nhị, tinh tế. Văn ông hài hòa giữa lãng mạn và chân thực, mà vẫn nồng nàn tình quê, nặng lòng với dân tộc.

Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký. “Hà Nội băm mươi sáu phố phường” gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông…[15].

Thạch Lam hạt ngọc của đời nay

Năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đường mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân trọng văn chương hiếm thấy tại thời điểm lịch sử lúc bấy giờ[16]. Hiện nay, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (in trong tập truyện “Nắng trong vườn”) của ông đang được giảng dạy tại lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Chú thích và tài liệu tham khảo

Chú thích

  1. ^ Đa phần các sách (trong số đó có sách giáo khoa lớp 11) đều ghi Thạch Lam sinh năm 1910. Theo nhà văn Nguyễn Tuân và Lời nhà xuất bản Văn học (khi in lại tác phẩm “Gió đầu mùa” năm 1982) thì ông sinh năm 1909.
  2. ^ Bà Nhu (tức Lê Thị Sâm, sinh năm 1881? – ?) là một người mẹ Việt Nam mẫu mực. Chồng mất sớm, bà vẫn ở vậy để hôm sớm tảo tần lo cho 7 người con ăn học. Sau khi các con đều đã có gia đình, bà xuất gia đến tu ở Đào Xuyên, Bối Khê, Hà Nội. Khi biết tin Hoàng Đạo đột tử ở ga Thạch Long (Trung Quốc) năm 1948, bà đã làm lễ cầu siêu cho con, rồi vào Sài Gòn, tu ở chùa Xá Lợi cho đến năm 1960. Ít lâu sau bà viên tịch tại đó, trước ngày Nhất Linh quyên sinh (7 tháng 7 năm 1963[1].
  3. ^Những bất ngờ từ Thạch Lam.
  4. ^ Khi gồng mình lên gánh vác cơ nghiệp nhà Nguyễn Tường, bà Phán Nhu đã phải thay đổi chỗ ở nhiều lần, nhưng chỉ có cuộc sống nghèo khổ ở Cẩm Giàng là làm lay động nhiều đến trái tim và in đậm trong tâm hồn của các con bà để sau này trở thành những nhân vật, những chất liệu văn học trong các phẩm của họ, đặc biệt là ở Thạch Lam. Nhà văn Thế Uyên (cháu gọi Thạch Lam là cậu) viết: “Bà ngoại tôi buôn bán tảo tần nuôi bảy con ở cái phố huyện buồn thiu, cái không gian ấy sau này xuất hiện tràn đầy trong tác phẩm của Thạch Lam”. Ngày 9 tháng 5 năm 2008, một cuộc hội thảo mang tên “Bảo tồn và phát huy di sản Cố trạch của Tự Lực văn đoàn” đã được tổ chức tại thị trấn Cẩm Giàng, với sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, như: Văn Tạo, Phong Lê, Nguyễn Huệ Chi, Bằng Việt, Lê Lựu, Văn Giá…Và tất cả đều đã đồng ý là nên xây dựng một nhà lưu niệm Tự lực văn đoàn trên mảnh đất xưa của ba gia đình ba nhà văn, đấy chính là sự ghi nhận công lao của họ đối với lịch sử văn học nước nhà. (Khúc Hà Linh, tr. 29 và 181).
  5. ^ Nhiều người vẫn gọi ngôi nhà ấy là nhà cây liễu, vì trong sân sát hồ có cây liễu lớn, thân nâu sần sùi nứt nẻ, bóng rũ thướt tha, do chính tay Thạch Lam trồng. Nhà thơ Huyền Kiêu ngày ấy đã có bài thơ chấm phá về ngôi nhà ấy như sau: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở mái tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh… Có bạn văn chương bào nhà cây liễu là ngôi nhà lịch sử, bởi nó chứng kiến vui buồn của những văn nghệ sĩ trong khoảng khắc giao thời (Khúc Hà Linh, tr. 94)
  6. ^ Ngày Thạch Lam mất, các sách ghi không thống nhất. Tuyển tập Thạch Lam ghi ngày 23. Từ điển Văn học (bộ mới) và Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930-1945, tập 5) ghi ngày 28. Ở đây ghi theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt NamAnh em Nguyễn Tường Tam-Nhất Linh… của Khúc Hà Linh.
  7. ^ Theo Băng Sơn, Người đã khói sương. Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin, 2001.
  8. ^ Phần Đôi nét về nhân cách, trích trong sách của Khúc Hà Linh, tr. 92 và 154-155.
  9. ^Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam , bản điện tử
  10. ^ Nguyễn Tuân, bài viết về Thạch Lam, in ở cuối sách Tuyển tập Thạch Lam, tr. 323.
  11. ^ Nhà văn hiện đại (tập 2), tr. 1060.
  12. ^ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (quyển 3), tr. 490.
  13. ^ Theo GS. Phong Lê, [2].
  14. ^ Từ điển Văn học (bộ mới), tr. 1621.
  15. ^ Khúc Hà Linh, tr. 83 và 85.
  16. ^ Khúc Hà Linh, tr. 177.
  17. ^ Nhà thờ tộc Nguyễn Tường nằm trên đường Phan Đình Phùng, ngay cạnh Khổng miếu, thuộc khu phố 4, phường Cẩm Phô, thị xã Hội An.

Tài liệu tham khảo

  • Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (tập 2). Nhà xuất bản KHXH in lại năm 1989.
  • Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (quyển 3). Quốc học tùng thư xuất bản, 1965.
  • Thạch Lam, Gió đầu mùa. Nhà xuất bản Văn học, 1982.
  • Phong Lê, Tuyển tập Thạch Lam. Nhà xuất bản Văn học, 1988.
  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam . Nhà xuất bản KHXH, 1992.
  • Nhiều người soạn, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930-1945, tập 5). Nhà xuất bản KHXH. 1989.
  • Nhiều người soạn, Từ điển Văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nhiều người soạn, Ngữ văn lớp 11 (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.
  • Khúc Hà Linh, Anh em Nguyễn Tường Tam-Nhất Linh: Ánh sáng và bóng tối. Nhà xuất bản Thanh Niên, 2008.
  • Quan hệ giữa Tường Lam và Vũ Bằng thời ấy. VanVN.Net – Nhà văn Triệu Xuân: Ngày 28-6-2011, kỷ niệm 69 năm ngày mất của nhà văn Thạch Lam. Tưởng nhớ Thạch Lam, nhà văn tài năng và nhân cách cao đẹp, Văn Chương Ngày Nay trích in một vài trang viết của cố nhà văn Vũ Bằng, viết tháng 12 năm 1971 tại Sài Gòn, thành tâm ân hận về những gì mình không phải với Thạch Lam, hết lời tôn vinh nhân cách Thạch Lam.

Liên kết ngoài

Thạch Lam hạt ngọc đời nay. Tôi lưu một điểm nhấn cũng là nén tâm hương tưởng nhớ ngày mất của ông để hàng năm quay về học nhân cách và tinh anh của một con người. Nhân cách ấy, con người ấy, văn chương ấy là không tầm thường ! Lịch sử công bằng sẽ gạn đục khơi trong, lưu lại tinh anh văn hóa.

Hoàng Kim

 

Video yêu thích

Cha con GS-TS Trần Văn Khê hòa đàn ngẫu hứng 2014
Lý Ngựa Ô liên khúc ba miền
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook

Số lần xem trang : 15312
Nhập ngày : 27-06-2019
Điều chỉnh lần cuối : 27-06-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007