Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1005
Toàn hệ thống 2468
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 7
Hoàng Kim

CNM365 Lên Thái Sơn hướng Phật; Đêm Yên Tử; Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ thế kỷ 21 (PGS.TS Đoàn Lê Giang) Tượng đài cá Việt Nam;Hoa Người; Bài thơ Viên đá Thời gian; Ngày 1 tháng 7 năm 1867, khởi đầu Quốc khánh Canada . Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Ghana trở thành một nước cộng hòa, tổng thống đầu tiên là Kwame Nkrumah. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, Rwanda và Burundi  giành độc lập từ Bỉ. Ngày 1 tháng 7 năm 1822 nhằm ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ, ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ người Việt Nam (mất năm 1888). Ngày 1 tháng 7 năm 1955; ngày sinh Lý Khắc Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhà kinh tế học và chính trị người Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 7: Lên Thái Sơn hướng Phật; Đêm Yên Tử; Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ thế kỷ 21 (PGS.TS Đoàn Lê Giang); Tượng đài cá Việt Nam;Hoa Người; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-7/

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng KimHoang Long

Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới
Xưa tuyển khoai Hoàng Long
Nay chọn lúa siêu xanh

Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trãi một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

Sơn Đông thăm Khổng Tử
Tây Hồ vui Đông Pha
Giang Tô chào Hán Đế
Nam Kinh ghé Nguyên Chương

Qua cửa Thiên An Môn
Hiểu hai bài học lớn.
Lên Vạn Lý Trường Thành
Thấm bài học Tần Vương

Ngẫm núi Xanh Bắc Kinh
Nhớ Trạng Trình Nội Tán
Bạch Ngọc thương câu Kiều
Thon thả khúc Tiên ngâm …

Những câu thơ thăm thẳm
Đằng đẳng tháng năm dài
Mười năm tìm gươm báu
Một đời cúi trước mai.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời mưa gió bay.

Thật vui thú biết bao
Với những chuyến đi xa
Tới Trường Giang, Hoàng Hà
Lên Thái Sơn hướng Phật.

Xa ngắm đường mây rộng
Gần nhớ cụ Nguyễn Du
Thênh thênh thăm chốn cũ
Thương nhớ người hiền xưa

THÁI AN NÚI THÁI SƠN

Thái An là nơi trung tâm quần thể du lịch Thái Sơn. Tôi xách rượu Thái Sơn và khoai lang Hoàng Long (hình) định mang về Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh để làm quà cho thầy bạn quý. Trong ảnh phía sau lưng tôi là gốc tùng nơi Hoàng Long và tôi đã nằm ngủ suốt đêm qua ngoài trời vì không thể thuê được nhà trọ. Trung Quốc luật lệ hiện thời yêu cầu khách ngoại quốc phải ngủ ở những khách sạn được phép tiếp nhận người nước ngoài nên người lái xe taxi tuy đã cố gắng chạy lòng vòng tìm kiếm suốt hơn 90 phút nhưng vẫn không thể giúp được. Tôi sau khi lên ga Thái An của đường sắt cao tốc Sơn Đông Bắc Kinh về cửa khẩu sân bay thì món đặc sản quý giá rượu Thái Sơn lại không được mang về. Mặc dầu chúng tôi có đầy đủ phiếu hàng giấy tờ cần thiết nhất để minh chứng rượu được mang đi chứ không phạm lỗi ‘mang chất lỏng lên máy bay’. Tôi đã cố gắng hết sức giải thích tôi là thầy giáo nông học Việt Nam từng tới Sơn Đông từ thuở xưa ba mươi năm trước và nay thăm lại chốn cũ, nhưng vẫn không thể mang rượu về. Tôi đã tặng lại số quà này cho các bạn hải quan ở cửa khẩu bên đó.

Tấm hình này là Giáo sư viện sĩ Zhikang Li nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR với Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tôi đã tâm đắc nói với thầy Li và thầy Zheng: “Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa“. “Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng giống khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh, học và sau chín năm làm việc cùng hai Thầy nay đã thành tựu. Hai cha con tôi trước khi về nước sẽ lên núi Thái Sơn hướng Phật đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”.

Thái An núi Thái Sơn, tôi lưu lại hình ảnh và câu chuyện suy ngẫm về chuyến đi lên Thái Sơn hướng Phật, đêm 29/5/2018 Mừng Ngày Phật Đản trên Thái Sơn https://youtu.be/KuAVdK_yIVc; Hoàng Kim và Hoang Long với Giống khoai lang Hoàng Long trên Thái Sơn

29/5/2018 Mừng ngày lễ Phật Đản

 

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NHÌN TỪ THẾ KỶ XXI
Đoàn Lê Giang


(Tham luận trong Hội thảo tỉnh Bến Tre làm hồ sơ đề nghị UNESCO Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu)

Hai năm nữa – năm 2022 là tròn 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Các cơ quan chức năng đang chuẩn bị làm hồ sơ gửi lên UNESCO để đề nghị kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu trên thế giới như một danh nhân văn hóa. Từ thế kỷ 21, thế kỷ hòa bình, phát triển, thế kỷ xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, hợp tác hữu nghị với các dân tộc, nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta thử kiểm điểm lại những giá trị mà cụ Đồ đã góp cho hành trang của chúng ta, cho con cháu hôm nay và mai sau. Trong những giá trị tốt đẹp ấy, những gì có thể giới thiệu với bạn bè năm châu để góp vào hành trang đi tới của nhân loại? Theo tôi chúng ta có thể nhấn mạnh 4 phương diện sau đây về Nguyễn Đính Chiểu, coi đó như những di sản quý báu mà ông đã đóng góp cho dân tộc và nhân loại.

1) Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của nhân dân Việt Nam

Nói đến thơ Nguyễn Đình Chiểu, trước hết nói đến tác phẩm Lục Vân Tiên.

* Giá trị của Lục Vân Tiên, theo tôi có bốn giá trị lớn sau đây:

Thứ nhất, Lục Vân Tiên đề cao tình nghĩa ở đời: tình cha con (Vân Tiên với cha mẹ), tình vợ chồng (Vân Tiên-Nguyệt Nga), tình bạn bè (Vân Tiên- Hớn Minh, Tử Trực), tình thầy trò (Vân Tiên- tiểu đồng, Nguyệt Nga- Kim Liên)…. Tình nghĩa là căn cốt của tâm hồn Việt Nam, của tính cách Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Đó cũng là giá trị mà Việt Nam có thể mang ra thế giới, một thế giới đang bị khủng hoảng những giá trị nhân văn, những giá trị trong quan hệ giữa người với người.

Thứ hai, Lục Vân Tiên đề cao tinh thần nghĩa hiệp (trọng nghĩa khinh tài) thông qua hình tượng Vân Tiên đánh cướp, Vân Tiên giúp nước giúp dân…Đó là tinh thần xả thân giúp cộng đồng mà xã hội nước ta hiện nay, cũng như UNESCO đang đề cao.

Thứ ba, Lục Vân Tiên thể hiện ước mơ của người bình dân về công lý trong cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo – kẻ ác phải bị trừng phạt. Đó cũng là ước mơ về về một xã hội bình đẳng, công bằng và văn minh mà Việt Nam cũng như UNESCO đề cao.

Thứ tư, Lục Vân Tiên là truyện thơ viết bằng chữ Nôm, viết bằng tiếng nói bình dân, kể chuyện cho dân nghe, rất được dân chúng ưa thích. Sự ưa thích Lục Vân Tiên ở Việt Nam chỉ thua mỗi Truyện Kiều, mà hơn hẳn Truyện Hoa Tiên, Truyện Nhị độ mai, kể cả Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc.

* Lục Vân Tiên có sức ảnh hướng lớn trong nước và trên thế giới:

Ảnh hưởng trong nước của Lục Vân Tiên hết sức sâu rộng: Từ Lục Vân Tiên có “Hậu Vân Tiên”; ; có truyện thơ Nguyệt Nga, có điển cố về Vân Tiên, Nguyệt Nga, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm trong văn học. Lục Vân Tiên được chuyển thể thành những loại hình nghệ thuật khác như: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống về Lục Vân Tiên, tuồng Lục Vân Tiên, phim Lục Vân Tiên, nhạc kịch về Lục Vân Tiên (vở Tiên Nga của Thành Lộc công diễn 2019)… Đây là điều mà ngoài Truyện Kiều ra thì chỉ Lục Vân Tiên có được.

Lục Vân Tiên là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng, nên được nhiều độc giả nước ngoài biết đến. Lục Vân Tiên được dịch ra tiếng Pháp: bắt đầu từ bản của G.Aubaret (1864), sau đó có bản dịch của Janneau (1873), Abel des Michels (1883), E.Bajot (1886), Nghiêm Liễn (1927), Dương Quảng Hàm (1944), Lê Trọng Bổng (1997)…có ít nhất 7 bản tiếng Pháp. Năm 1985 Lục Vân Tiên còn được dịch ra Nhật với bản dịch của Giáo sư Takeuchi Yonosuke. Năm 2016 Lục Vân Tiên được dịch ra tiếng Anh với bản dịch của Éric Rosencrantz. Với 3 thứ tiếng và 9 bản dịch, Lục Vân Tiên là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra ngoại ngữ nhiều thứ ba sau Truyện Kiều (21 thứ tiếng, 73 bản dịch), Nhật ký trong tù (khoảng 16 thứ tiếng, 20 bản dịch)…Như vậy về mức độ ảnh hưởng ra nước ngoài, trừ Truyện Kiều, không có tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam nào có thể sánh với Lục Vân Tiên, kể cả thơ Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc.

2) Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ nhân đạo-thân dân, yêu hòa bình

Tình cảm nhân đạo, thân dân, yêu hòa bình thể hiện chủ yếu ở văn tế, thơ của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác sau khi Pháp xâm lược. Nguyễn Đình Chiểu là tác giả hàng đầu Việt Nam về thể loại văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong và thơ điếu liên hoàn: Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Thơ điếu Phan Thanh Giản…Ngoài ra còn thơ và tập truyện thơ Nôm Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Các tác phẩm ấy thể hiện một lòng yêu nước thiết tha, một khát vọng về quyền tự quyết của dân tộc. Với tinh thần ấy, các tác phẩm ấy đã đưa Nguyễn Đình Chiểu lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, và cũng chính là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào “phi thực dân hóa” của các dân tộc Á Phi – một phong trào được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận tiến bộ trên thế giới, phù hợp với hiến chương Liên hiệp quốc, trong đó có tổ chức UNESCO.

Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo, thân dân, với tinh thần yêu hòa bình truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong các tác phẩm của mình Nguyễn Đình Chiểu luôn phản ánh số phận của nhân dân: nhân dân là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, trong đó Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt chú ý đến phụ nữ trẻ em – những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội. Những câu văn sau đây thể hiện một tình cảm nhân đạo- nhân văn cao vời vợi mà không dễ tìm trong các tác phẩm khác:

Phạt cho đến kẻ hèn người khó thâu của quay treo;
Tội chẳng tha con nít đàn bà đốt nhà bắt vật.

Trải mười mấy năm trời khốn khó, bị khảo bị tù bị đày bị giết già trẻ nào xiết đếm tên;
Đem ba tấc hơi mỏn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt
(Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong).

Hay những người mẹ già, vợ yếu mất con, mất chồng trong khi cuộc chiến còn chưa nguôi thuốc súng:

Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

3) Nguyễn Đình Chiểu – nhà tư tưởng

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có vị trí danh dự. Ông là người đánh dấu quá trình chuyển biến của Nho học Việt Nam ở Gia Định theo hướng đô thị hóa, Việt hóa và bình dân hóa. Trong Lục Vân Tiên chúng ta thấy có một nhân vật khá đặc biệt đó là ông Quán. Ông Quán là một người làu thông kinh sử, ngao ngán con đường công danh, nhưng ông lại không lui về ẩn dật theo con đường quen thuộc của các nhà nho – ẩn sĩ ngày xưa : làm ngư làm tiều, mà ông lại mở quán bán hàng, tức là làm thương mại. Nhà nho truyền thống thường coi khinh buôn bán, trong tứ dân thì thương nhân đứng ở nấc thang cuối cùng (sĩ, nông, công, thương), triều đình cũng thi hành chính sách “trọng nông ức thương”. Thế mà nhà nho của Nguyễn Đình Chiểu, nho thì rất nho, đạo đức thì rất mực đạo đức, nhưng cũng biết đến cả kinh doanh. Nếu xu hướng ông Quán này được tiếp tục phát triển thì ông có khác gì các nhà nho duy tân đầu thế kỷ 20 : Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trọng Lội, Hồ Tá Bang.., và xa hơn nữa là các nhà nho thành thị của Trung Quốc và Nhật Bản.

Lẽ ghét thương của ông Quán là rạch ròi, những người mà ông yêu mến là các nhà nho, thế nhưng yêu mến một danh sách dài nhiều nhà nho từ Khổng Tử, Nhan Uyên, Đổng Trọng Thư, Khổng Minh, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, thì tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu dường như đã vượt qua tư tưởng Tống Nho chính thống. Điều này tương hợp với việc ông rất đề cao Trương Tái, trịnh trọng đưa Tây Minh của Trương Tái lên ngay trong câu mở đầu truyện Lục Vân Tiên. Như chúng ta đã biết, Trương Tái là người chủ trương tư tưởng “Khí nhất nguyên luận”, có tính cách duy vật và cách mạng, vì vậy người ta thường đánh giá ông tiến bộ hơn nhóm Lý học đời Tống : Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di.

Nho giáo của Nguyễn Đình Chiểu đang trên quá trình Việt hóa-bình dân hóa một cách sâu sắc. Dưới đây là một số ví dụ :

Chữ trung, đức mục hàng đầu của nhà nho, được Việt hóa thành khái niệm “ngay” (ngay ngắn, ngay thẳng) : Nghĩa tình nặng cả hai bên/ Nếu ngay cùng chúa lại quên ơn chàng (câu 1415, 1416).

Lòng chung thủy, trung thành của người phụ nữ với chồng cũng được gọi là “ngay” : Vân Tiên anh hỡi có hay/ Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng (câu 1497, 1498).

Chữ hiếu, đức mục đứng sau chữ trung được Việt hóa thành khái niệm “thảo”: – Làm trai ơn nước nợ nhà/ Thảo cha ngay chúa mới là tài danh (câu 1765, 1766)- Quan Âm thương đấng thảo ngay/ Bèn đem nàng lại bỏ rày vườn hoa (câu 1523, 1524)

Tìm hiểu chi tiết hơn chúng ta có thể thấy nhiều khái niệm khác nữa, như : “ngũ thường” thành “năm hằng”, “chính khí” thành “hơi chính”… Thực ra quá trình Việt hóa nho giáo đã diễn ra ngay từ những ngày đầu Nho giáo du nhập vào nước ta, nhưng đến thế kỷ 19, khi Nho giáo đã hết sức sống ở những vùng đất cũ thì quá trình ấy ngưng lại. Những khái niệm hàng đầu của Nho giáo như trung hiếu, người ta không Việt hóa thêm nữa. Thế nhưng với các nhà nho Nam bộ, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu, quá trình ấy vẫn đang tiếp tục, điều ấy cho thấy Nho giáo ở Nam bộ, vì nhiều lý do, vẫn còn sức sống. Khi trung thành ngay, hiếu thành thảo, thì những thói ngu trung, hiếu một cách mù quáng không còn nữa. Sự thay đổi khái niệm này thành khái niệm khác, không phải chỉ là vấn đề thay đổi ngôn từ, mà nội hàm của những khái niệm đó cũng thay đổi.

Những vấn đề tư tưởng nói ở trên cho thấy Nho giáo của Nguyễn Đình Chiểu không hề già cỗi, khô khan, chết cứng. Điều ấy cũng thể hiện một cách sinh động qua hệ thống hình tượng các nhân vật trong truyện.

Với sự đột phá về tư tường yêu nước thân dân đã phân tích ở mục 2, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là nhà thơ hàng đầu trong phong trào “phi thực dân hóa” của các nước Á Phi.

4) Nguyễn Đình Chiểu – thầy giáo, thầy thuốc vượt qua nghịch cảnh để giúp ích cho nhân dân

Nguyễn Đình Chiểu là nhà giáo có uy tín cao, thường được dân Lục tỉnh gọi là “cụ Đồ” với thái độ kính trọng mà thân thương. Nguyễn Đình Chiểu ba lần chuyển cư: ở quê mẹ huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), ở quê vợ huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An); ở làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Ở cả ba nơi ông đều lựa chọn nghề thầy giáo. Vì thế học trò của ông rải khắp Sài Gòn, Cần Giuộc, Ba Tri. Bà Mai Huỳnh Hoa, hậu duệ của cụ cho biết: Học trò cụ Đồ ước có hai trăm người, ngồi ra hai hàng tả hữu nghe giảng. Tiên sinh mắt đã mù, không còn xem sách được, nhưng mỗi bữa hỏi học trò tới đoạn nào, thì tiên sinh giảng đoạn ấy, như ngó thấy sách, vì tiên sinh thuộc lòng các sách.

Nguyễn Đình Chiểu là người thầy thuốc lớn, một người thầy thuốc thương dân, có trách nhiệm. Ông rất đề cao y đức. Trong Lục Vân Tiên, ông từng gay gắt lên án bọn lang băm hám lợi, hại người. Sách Ngư Tiều y thuật vấn đáp của ông là cuốn cẩm nang, sách giáo khoa về nghề y, đương thời rất được các thầy thuốc ưa chuộng, họ sao chép, sử dụng rất nhiều. Không chỉ là người thầy thuốc giỏi nghề, có lương tâm, Nguyễn Đình Chiểu còn là một người trí thức luôn gắn số phận mình với đất nước và nhân dân. Hình tượng Kỳ Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp thể hiện điều ấy: nước mất, Kỳ Nhân Sư bỏ vào núi vì không muốn làm người trí thức vong thân; buồn đau và bất lực, ông đã dùng chính hiểu biết về nghề thuốc của mình xông mù đôi mắt để khỏi thấy cảnh đất nước điêu linh, sinh dân nghiêng nghèo. Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng của người trí thức, cuộc đời của ông và sáng tác của ông, lời nói của ông và việc làm của ông thống nhất làm một.

Đánh giá chung

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất của đất Nam Bộ, và cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm Lục Vân Tiên của ông là tác phẩm được nhân dân Nam Bộ yêu thích, truyền tụng rộng rãi nhất, còn trong phạm vi cả nước thì nó là tác phẩm thứ hai sau Truyện Kiều. Từ Lục Vân Tiên mà có cả một “trường văn hóa Lục Vân Tiên” với những “thơ hậu Vân Tiên”, “nói thơ Vân Tiên” và các loại hình văn hóa, nghệ thuật khác. Sức sống, sức lan tỏa ấy có thể sánh với những Tam quốc, Thủy hử, Hồng lâu mộng…đối với Trung Quốc, Truyện Genji đối với Nhật Bản, Truyện Xuân Hương đối với Hàn Quốc. Về phương diện tác gia, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng xếp ngang hàng với những tác giả lớn của văn học châu Á như: Khuất Nguyên, Tả Khâu Minh, Bạch Cư Dị của Trung Quốc; Matsuo Basho, Kyokutei Bakin của Nhật Bản, tác giả Xuân Hương truyện của Hàn Quốc…mà UNESCO đã từng vinh danh.

TP.HCM, tháng 9 năm 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải, Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, NXB.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980

2.Nhiều tác giả, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973

3.Nhiều tác giả, Nguyễn Đình Chiểu, Sở Văn hóa và Thông tin, Hội Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre xuất bản, Bến Tre, 1984

Xưa và Nay số 523 tháng 9/2020

Minh họa: 1-Tranh Đông Hồ về Lục Vân Tiên. 2- Minh họa Lục Vân Tiên ở Huế 1895-1897

TƯỢNG ĐÀI CÁ VIỆT NAM
Hoàng Kim

Tổ Quốc Việt Nam hình con cá
Hãy dựng nơi đây cá tượng đài
Thức ăn Việt hột lúa và con cá
Cá mãi còn xin nhớ đừng nguôi

Nguyễn Du viết “Kỳ Lân mộ”
Gọi Minh Thành Tổ đồ bất nhân
Tiếc Kỳ Lân đã xuất nhầm chỗ
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Kẻ tham khen gian hùng tài giỏi
Người hiền chê điếm nhục vô lương.
Nguyễn Du 250 năm nhìn lại
Đêm thiêng thương bậc anh hùng

Tào Tuyết Cần viết Hống Lâu Mộng
Lâm Đại Ngọc khóc “táng hoa từ “
Thương hoa tiếc ngọc tiếc thiên nhiên
Hoa đẹp dập vùi trong nghịch cảnh

Câu thơ hay kiếp người ám ảnh
Hoa bay hoa rụng khắp đầy trời …
Đừng vàng thau lẫn lộn trên đời
Người lành sống với loài vô lương …

Dân Trung cần tượng đài mộ cá
Quê hương ơi xin lắng nghe lời
Một đất nước trần mình bám biển
Mộ cá này khắc đá cháu con soi.

Kẻ ác dẫu còn đã chết
Bầy gian nguyền rủa muôn đời
Tiền máu chặn dân đường sống
Tham giàu báo ứng mà thôi .

Người Việt chấp nhận lời xin lỗi
Tần Cối quỳ dưới mộ Nhạc Phi
Kẻ tham ác cúi đầu trước cá
Tượng đài này lịch sử khắc ghi.

MatCaHongVungAng

MẮT CÁ HỒNG VŨNG ÁNG
Hoàng Kim ảnh Thuận Nghĩa

Tượng cá này bia miệng mãi khắc ghi
Kẻ thủ ác phải cúi đầu trước cá.
Tần Cối kia quỳ dưới mộ Nhạc Phi.
Formosa đã cúi đầu nhận tội.

Một đất nước trần mình ra bám biển.
Quê hương ơi xin hãy lắng nghe lời.
Biển cá chết và ngàn đời bia miệng
Mắt cá này khắc lại cháu con soi.

Lũ gian manh buông dao xin phục thiện.
Bọn quan tham bị nguyền rủa muôn đời.
Chén cơm máu chặn dân con đường sống.
Tham giàu nhanh, quả báo, có mà không?!

Về sám hối đi ! Nơi này làm việc khác.
Giữ niềm tin, trời biển sạch, dân an
Bình minh đến rạng hồng trên bến mới
Khép chuyện buồn để lịch sử sang trang.

THU NGUYỆT GAI VÀ HOA
Thu Nguyệt VN

“Ngồi buồn làm phát chơi ngông Lôi ra một chậu xương rồng, đếm gai. Đếm qua đếm lại đếm hoài. Vẫn dư ra một cái gai là mình! Cái gai tuy mập mà xinh (?). Cho nên thiên hạ tưởng mình là hoa. Thật ra thật ra thật ra. Tận cùng bản chất nó là cái gai! Ủa mà gai có gì sai. Không gai sao cái đám này có hoa! . Hahaha…”

HOÀNG KIM HOA ONG
Hoàng Kim

“Thật ra thật ra thật ra. Tận cùng bản chất nó là không gai. Có không mọi chuyên ở đời. Dịu dàng hoa cỏ là nơi tìm về. Đêm Yên Tử lắng tai nghe. Mỏng như chiếc lá nghiêng về thinh không. Ẩn sau một đám xương rồng, Tìm đi tìm lại em không thấy mình. Thoắt rồi hiện trước em xinh, Gai đâu chẳng thấy, chỉ mình là ta. Hahaha …”

Cám ơn
Thu Nguyệt VNĐêm Yên Tử‘ tìm lại https://www.facebook.com/notes/ho%C3%A0ng-kim/%C4%91%C3%AAm-y%C3%AAn-t%E1%BB%AD/1263577517016345/

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim


Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

xem tiếp:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-nguoi/

Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn; Tình yêu cuộc sốngKim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook KimTwitter

CHÀO NGÀY MỚI 1 THÁNG 7
Hoàng Kim

CNM365 Lên Thái Sơn hướng Phật; Đêm Yên Tử; Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ thế kỷ 21 (PGS.TS Đoàn Lê Giang) Tượng đài cá Việt Nam;Hoa Người; Bài thơ Viên đá Thời gian; Ngày 1 tháng 7 năm 1867, khởi đầu Quốc khánh Canada . Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Ghana trở thành một nước cộng hòa, tổng thống đầu tiên là Kwame Nkrumah. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, Rwanda và Burundi  giành độc lập từ Bỉ. Ngày 1 tháng 7 năm 1822 nhằm ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ, ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ người Việt Nam (mất năm 1888). Ngày 1 tháng 7 năm 1955; ngày sinh Lý Khắc Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhà kinh tế học và chính trị người Trung Quốc. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 7: Lên Thái Sơn hướng Phật; Đêm Yên Tử; Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ thế kỷ 21 (PGS.TS Đoàn Lê Giang); Tượng đài cá Việt Nam;Hoa Người; Bài thơ Viên đá Thời gian; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-7/

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT
Hoàng KimHoang Long

Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới
Xưa tuyển khoai Hoàng Long
Nay chọn lúa siêu xanh

Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trãi một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

Sơn Đông thăm Khổng Tử
Tây Hồ vui Đông Pha
Giang Tô chào Hán Đế
Nam Kinh ghé Nguyên Chương

Qua cửa Thiên An Môn
Hiểu hai bài học lớn.
Lên Vạn Lý Trường Thành
Thấm bài học Tần Vương

Ngẫm núi Xanh Bắc Kinh
Nhớ Trạng Trình Nội Tán
Bạch Ngọc thương câu Kiều
Thon thả khúc Tiên ngâm …

Những câu thơ thăm thẳm
Đằng đẳng tháng năm dài
Mười năm tìm gươm báu
Một đời cúi trước mai.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời mưa gió bay.

Thật vui thú biết bao
Với những chuyến đi xa
Tới Trường Giang, Hoàng Hà
Lên Thái Sơn hướng Phật.

Xa ngắm đường mây rộng
Gần nhớ cụ Nguyễn Du
Thênh thênh thăm chốn cũ
Thương nhớ người hiền xưa

THÁI AN NÚI THÁI SƠN

Thái An là nơi trung tâm quần thể du lịch Thái Sơn. Tôi xách rượu Thái Sơn và khoai lang Hoàng Long (hình) định mang về Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh để làm quà cho thầy bạn quý. Trong ảnh phía sau lưng tôi là gốc tùng nơi Hoàng Long và tôi đã nằm ngủ suốt đêm qua ngoài trời vì không thể thuê được nhà trọ. Trung Quốc luật lệ hiện thời yêu cầu khách ngoại quốc phải ngủ ở những khách sạn được phép tiếp nhận người nước ngoài nên người lái xe taxi tuy đã cố gắng chạy lòng vòng tìm kiếm suốt hơn 90 phút nhưng vẫn không thể giúp được. Tôi sau khi lên ga Thái An của đường sắt cao tốc Sơn Đông Bắc Kinh về cửa khẩu sân bay thì món đặc sản quý giá rượu Thái Sơn lại không được mang về. Mặc dầu chúng tôi có đầy đủ phiếu hàng giấy tờ cần thiết nhất để minh chứng rượu được mang đi chứ không phạm lỗi ‘mang chất lỏng lên máy bay’. Tôi đã cố gắng hết sức giải thích tôi là thầy giáo nông học Việt Nam từng tới Sơn Đông từ thuở xưa ba mươi năm trước và nay thăm lại chốn cũ, nhưng vẫn không thể mang rượu về. Tôi đã tặng lại số quà này cho các bạn hải quan ở cửa khẩu bên đó.

Tấm hình này là Giáo sư viện sĩ Zhikang Li nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR với Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tôi đã tâm đắc nói với thầy Li và thầy Zheng: “Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa“. “Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng giống khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh, học và sau chín năm làm việc cùng hai Thầy nay đã thành tựu. Hai cha con tôi trước khi về nước sẽ lên núi Thái Sơn hướng Phật đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”.

Thái An núi Thái Sơn, tôi lưu lại hình ảnh và câu chuyện suy ngẫm về chuyến đi lên Thái Sơn hướng Phật, đêm 29/5/2018 Mừng Ngày Phật Đản trên Thái Sơn https://youtu.be/KuAVdK_yIVc; Hoàng Kim và Hoang Long với Giống khoai lang Hoàng Long trên Thái Sơn

29/5/2018 Mừng ngày lễ Phật Đản

 

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NHÌN TỪ THẾ KỶ XXI
Đoàn Lê Giang


(Tham luận trong Hội thảo tỉnh Bến Tre làm hồ sơ đề nghị UNESCO Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu)

Hai năm nữa – năm 2022 là tròn 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Các cơ quan chức năng đang chuẩn bị làm hồ sơ gửi lên UNESCO để đề nghị kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu trên thế giới như một danh nhân văn hóa. Từ thế kỷ 21, thế kỷ hòa bình, phát triển, thế kỷ xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, hợp tác hữu nghị với các dân tộc, nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta thử kiểm điểm lại những giá trị mà cụ Đồ đã góp cho hành trang của chúng ta, cho con cháu hôm nay và mai sau. Trong những giá trị tốt đẹp ấy, những gì có thể giới thiệu với bạn bè năm châu để góp vào hành trang đi tới của nhân loại? Theo tôi chúng ta có thể nhấn mạnh 4 phương diện sau đây về Nguyễn Đính Chiểu, coi đó như những di sản quý báu mà ông đã đóng góp cho dân tộc và nhân loại.

1) Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của nhân dân Việt Nam

Nói đến thơ Nguyễn Đình Chiểu, trước hết nói đến tác phẩm Lục Vân Tiên.

* Giá trị của Lục Vân Tiên, theo tôi có bốn giá trị lớn sau đây:

Thứ nhất, Lục Vân Tiên đề cao tình nghĩa ở đời: tình cha con (Vân Tiên với cha mẹ), tình vợ chồng (Vân Tiên-Nguyệt Nga), tình bạn bè (Vân Tiên- Hớn Minh, Tử Trực), tình thầy trò (Vân Tiên- tiểu đồng, Nguyệt Nga- Kim Liên)…. Tình nghĩa là căn cốt của tâm hồn Việt Nam, của tính cách Việt Nam, của văn hóa Việt Nam. Đó cũng là giá trị mà Việt Nam có thể mang ra thế giới, một thế giới đang bị khủng hoảng những giá trị nhân văn, những giá trị trong quan hệ giữa người với người.

Thứ hai, Lục Vân Tiên đề cao tinh thần nghĩa hiệp (trọng nghĩa khinh tài) thông qua hình tượng Vân Tiên đánh cướp, Vân Tiên giúp nước giúp dân…Đó là tinh thần xả thân giúp cộng đồng mà xã hội nước ta hiện nay, cũng như UNESCO đang đề cao.

Thứ ba, Lục Vân Tiên thể hiện ước mơ của người bình dân về công lý trong cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo – kẻ ác phải bị trừng phạt. Đó cũng là ước mơ về về một xã hội bình đẳng, công bằng và văn minh mà Việt Nam cũng như UNESCO đề cao.

Thứ tư, Lục Vân Tiên là truyện thơ viết bằng chữ Nôm, viết bằng tiếng nói bình dân, kể chuyện cho dân nghe, rất được dân chúng ưa thích. Sự ưa thích Lục Vân Tiên ở Việt Nam chỉ thua mỗi Truyện Kiều, mà hơn hẳn Truyện Hoa Tiên, Truyện Nhị độ mai, kể cả Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc.

* Lục Vân Tiên có sức ảnh hướng lớn trong nước và trên thế giới:

Ảnh hưởng trong nước của Lục Vân Tiên hết sức sâu rộng: Từ Lục Vân Tiên có “Hậu Vân Tiên”; ; có truyện thơ Nguyệt Nga, có điển cố về Vân Tiên, Nguyệt Nga, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm trong văn học. Lục Vân Tiên được chuyển thể thành những loại hình nghệ thuật khác như: Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống về Lục Vân Tiên, tuồng Lục Vân Tiên, phim Lục Vân Tiên, nhạc kịch về Lục Vân Tiên (vở Tiên Nga của Thành Lộc công diễn 2019)… Đây là điều mà ngoài Truyện Kiều ra thì chỉ Lục Vân Tiên có được.

Lục Vân Tiên là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng, nên được nhiều độc giả nước ngoài biết đến. Lục Vân Tiên được dịch ra tiếng Pháp: bắt đầu từ bản của G.Aubaret (1864), sau đó có bản dịch của Janneau (1873), Abel des Michels (1883), E.Bajot (1886), Nghiêm Liễn (1927), Dương Quảng Hàm (1944), Lê Trọng Bổng (1997)…có ít nhất 7 bản tiếng Pháp. Năm 1985 Lục Vân Tiên còn được dịch ra Nhật với bản dịch của Giáo sư Takeuchi Yonosuke. Năm 2016 Lục Vân Tiên được dịch ra tiếng Anh với bản dịch của Éric Rosencrantz. Với 3 thứ tiếng và 9 bản dịch, Lục Vân Tiên là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra ngoại ngữ nhiều thứ ba sau Truyện Kiều (21 thứ tiếng, 73 bản dịch), Nhật ký trong tù (khoảng 16 thứ tiếng, 20 bản dịch)…Như vậy về mức độ ảnh hưởng ra nước ngoài, trừ Truyện Kiều, không có tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam nào có thể sánh với Lục Vân Tiên, kể cả thơ Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc.

2) Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ nhân đạo-thân dân, yêu hòa bình

Tình cảm nhân đạo, thân dân, yêu hòa bình thể hiện chủ yếu ở văn tế, thơ của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác sau khi Pháp xâm lược. Nguyễn Đình Chiểu là tác giả hàng đầu Việt Nam về thể loại văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong và thơ điếu liên hoàn: Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Thơ điếu Phan Thanh Giản…Ngoài ra còn thơ và tập truyện thơ Nôm Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Các tác phẩm ấy thể hiện một lòng yêu nước thiết tha, một khát vọng về quyền tự quyết của dân tộc. Với tinh thần ấy, các tác phẩm ấy đã đưa Nguyễn Đình Chiểu lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, và cũng chính là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào “phi thực dân hóa” của các dân tộc Á Phi – một phong trào được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận tiến bộ trên thế giới, phù hợp với hiến chương Liên hiệp quốc, trong đó có tổ chức UNESCO.

Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo, thân dân, với tinh thần yêu hòa bình truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong các tác phẩm của mình Nguyễn Đình Chiểu luôn phản ánh số phận của nhân dân: nhân dân là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, trong đó Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt chú ý đến phụ nữ trẻ em – những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội. Những câu văn sau đây thể hiện một tình cảm nhân đạo- nhân văn cao vời vợi mà không dễ tìm trong các tác phẩm khác:

Phạt cho đến kẻ hèn người khó thâu của quay treo;
Tội chẳng tha con nít đàn bà đốt nhà bắt vật.

Trải mười mấy năm trời khốn khó, bị khảo bị tù bị đày bị giết già trẻ nào xiết đếm tên;
Đem ba tấc hơi mỏn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt
(Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong).

Hay những người mẹ già, vợ yếu mất con, mất chồng trong khi cuộc chiến còn chưa nguôi thuốc súng:

Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

3) Nguyễn Đình Chiểu – nhà tư tưởng

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có vị trí danh dự. Ông là người đánh dấu quá trình chuyển biến của Nho học Việt Nam ở Gia Định theo hướng đô thị hóa, Việt hóa và bình dân hóa. Trong Lục Vân Tiên chúng ta thấy có một nhân vật khá đặc biệt đó là ông Quán. Ông Quán là một người làu thông kinh sử, ngao ngán con đường công danh, nhưng ông lại không lui về ẩn dật theo con đường quen thuộc của các nhà nho – ẩn sĩ ngày xưa : làm ngư làm tiều, mà ông lại mở quán bán hàng, tức là làm thương mại. Nhà nho truyền thống thường coi khinh buôn bán, trong tứ dân thì thương nhân đứng ở nấc thang cuối cùng (sĩ, nông, công, thương), triều đình cũng thi hành chính sách “trọng nông ức thương”. Thế mà nhà nho của Nguyễn Đình Chiểu, nho thì rất nho, đạo đức thì rất mực đạo đức, nhưng cũng biết đến cả kinh doanh. Nếu xu hướng ông Quán này được tiếp tục phát triển thì ông có khác gì các nhà nho duy tân đầu thế kỷ 20 : Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Trọng Lội, Hồ Tá Bang.., và xa hơn nữa là các nhà nho thành thị của Trung Quốc và Nhật Bản.

Lẽ ghét thương của ông Quán là rạch ròi, những người mà ông yêu mến là các nhà nho, thế nhưng yêu mến một danh sách dài nhiều nhà nho từ Khổng Tử, Nhan Uyên, Đổng Trọng Thư, Khổng Minh, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, thì tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu dường như đã vượt qua tư tưởng Tống Nho chính thống. Điều này tương hợp với việc ông rất đề cao Trương Tái, trịnh trọng đưa Tây Minh của Trương Tái lên ngay trong câu mở đầu truyện Lục Vân Tiên. Như chúng ta đã biết, Trương Tái là người chủ trương tư tưởng “Khí nhất nguyên luận”, có tính cách duy vật và cách mạng, vì vậy người ta thường đánh giá ông tiến bộ hơn nhóm Lý học đời Tống : Chu Đôn Di, Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di.

Nho giáo của Nguyễn Đình Chiểu đang trên quá trình Việt hóa-bình dân hóa một cách sâu sắc. Dưới đây là một số ví dụ :

Chữ trung, đức mục hàng đầu của nhà nho, được Việt hóa thành khái niệm “ngay” (ngay ngắn, ngay thẳng) : Nghĩa tình nặng cả hai bên/ Nếu ngay cùng chúa lại quên ơn chàng (câu 1415, 1416).

Lòng chung thủy, trung thành của người phụ nữ với chồng cũng được gọi là “ngay” : Vân Tiên anh hỡi có hay/ Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng (câu 1497, 1498).

Chữ hiếu, đức mục đứng sau chữ trung được Việt hóa thành khái niệm “thảo”: – Làm trai ơn nước nợ nhà/ Thảo cha ngay chúa mới là tài danh (câu 1765, 1766)- Quan Âm thương đấng thảo ngay/ Bèn đem nàng lại bỏ rày vườn hoa (câu 1523, 1524)

Tìm hiểu chi tiết hơn chúng ta có thể thấy nhiều khái niệm khác nữa, như : “ngũ thường” thành “năm hằng”, “chính khí” thành “hơi chính”… Thực ra quá trình Việt hóa nho giáo đã diễn ra ngay từ những ngày đầu Nho giáo du nhập vào nước ta, nhưng đến thế kỷ 19, khi Nho giáo đã hết sức sống ở những vùng đất cũ thì quá trình ấy ngưng lại. Những khái niệm hàng đầu của Nho giáo như trung hiếu, người ta không Việt hóa thêm nữa. Thế nhưng với các nhà nho Nam bộ, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu, quá trình ấy vẫn đang tiếp tục, điều ấy cho thấy Nho giáo ở Nam bộ, vì nhiều lý do, vẫn còn sức sống. Khi trung thành ngay, hiếu thành thảo, thì những thói ngu trung, hiếu một cách mù quáng không còn nữa. Sự thay đổi khái niệm này thành khái niệm khác, không phải chỉ là vấn đề thay đổi ngôn từ, mà nội hàm của những khái niệm đó cũng thay đổi.

Những vấn đề tư tưởng nói ở trên cho thấy Nho giáo của Nguyễn Đình Chiểu không hề già cỗi, khô khan, chết cứng. Điều ấy cũng thể hiện một cách sinh động qua hệ thống hình tượng các nhân vật trong truyện.

Với sự đột phá về tư tường yêu nước thân dân đã phân tích ở mục 2, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là nhà thơ hàng đầu trong phong trào “phi thực dân hóa” của các nước Á Phi.

4) Nguyễn Đình Chiểu – thầy giáo, thầy thuốc vượt qua nghịch cảnh để giúp ích cho nhân dân

Nguyễn Đình Chiểu là nhà giáo có uy tín cao, thường được dân Lục tỉnh gọi là “cụ Đồ” với thái độ kính trọng mà thân thương. Nguyễn Đình Chiểu ba lần chuyển cư: ở quê mẹ huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), ở quê vợ huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An); ở làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Ở cả ba nơi ông đều lựa chọn nghề thầy giáo. Vì thế học trò của ông rải khắp Sài Gòn, Cần Giuộc, Ba Tri. Bà Mai Huỳnh Hoa, hậu duệ của cụ cho biết: Học trò cụ Đồ ước có hai trăm người, ngồi ra hai hàng tả hữu nghe giảng. Tiên sinh mắt đã mù, không còn xem sách được, nhưng mỗi bữa hỏi học trò tới đoạn nào, thì tiên sinh giảng đoạn ấy, như ngó thấy sách, vì tiên sinh thuộc lòng các sách.

Nguyễn Đình Chiểu là người thầy thuốc lớn, một người thầy thuốc thương dân, có trách nhiệm. Ông rất đề cao y đức. Trong Lục Vân Tiên, ông từng gay gắt lên án bọn lang băm hám lợi, hại người. Sách Ngư Tiều y thuật vấn đáp của ông là cuốn cẩm nang, sách giáo khoa về nghề y, đương thời rất được các thầy thuốc ưa chuộng, họ sao chép, sử dụng rất nhiều. Không chỉ là người thầy thuốc giỏi nghề, có lương tâm, Nguyễn Đình Chiểu còn là một người trí thức luôn gắn số phận mình với đất nước và nhân dân. Hình tượng Kỳ Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp thể hiện điều ấy: nước mất, Kỳ Nhân Sư bỏ vào núi vì không muốn làm người trí thức vong thân; buồn đau và bất lực, ông đã dùng chính hiểu biết về nghề thuốc của mình xông mù đôi mắt để khỏi thấy cảnh đất nước điêu linh, sinh dân nghiêng nghèo. Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng của người trí thức, cuộc đời của ông và sáng tác của ông, lời nói của ông và việc làm của ông thống nhất làm một.

Đánh giá chung

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn tiêu biểu nhất của đất Nam Bộ, và cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm Lục Vân Tiên của ông là tác phẩm được nhân dân Nam Bộ yêu thích, truyền tụng rộng rãi nhất, còn trong phạm vi cả nước thì nó là tác phẩm thứ hai sau Truyện Kiều. Từ Lục Vân Tiên mà có cả một “trường văn hóa Lục Vân Tiên” với những “thơ hậu Vân Tiên”, “nói thơ Vân Tiên” và các loại hình văn hóa, nghệ thuật khác. Sức sống, sức lan tỏa ấy có thể sánh với những Tam quốc, Thủy hử, Hồng lâu mộng…đối với Trung Quốc, Truyện Genji đối với Nhật Bản, Truyện Xuân Hương đối với Hàn Quốc. Về phương diện tác gia, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng xếp ngang hàng với những tác giả lớn của văn học châu Á như: Khuất Nguyên, Tả Khâu Minh, Bạch Cư Dị của Trung Quốc; Matsuo Basho, Kyokutei Bakin của Nhật Bản, tác giả Xuân Hương truyện của Hàn Quốc…mà UNESCO đã từng vinh danh.

TP.HCM, tháng 9 năm 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải, Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, NXB.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980

2.Nhiều tác giả, Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973

3.Nhiều tác giả, Nguyễn Đình Chiểu, Sở Văn hóa và Thông tin, Hội Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre xuất bản, Bến Tre, 1984

Xưa và Nay số 523 tháng 9/2020

Minh họa: 1-Tranh Đông Hồ về Lục Vân Tiên. 2- Minh họa Lục Vân Tiên ở Huế 1895-1897

TƯỢNG ĐÀI CÁ VIỆT NAM
Hoàng Kim

Tổ Quốc Việt Nam hình con cá
Hãy dựng nơi đây cá tượng đài
Thức ăn Việt hột lúa và con cá
Cá mãi còn xin nhớ đừng nguôi

Nguyễn Du viết “Kỳ Lân mộ”
Gọi Minh Thành Tổ đồ bất nhân
Tiếc Kỳ Lân đã xuất nhầm chỗ
Buổi ấy sao không đi về Nam?

Kẻ tham khen gian hùng tài giỏi
Người hiền chê điếm nhục vô lương.
Nguyễn Du 250 năm nhìn lại
Đêm thiêng thương bậc anh hùng

Tào Tuyết Cần viết Hống Lâu Mộng
Lâm Đại Ngọc khóc “táng hoa từ “
Thương hoa tiếc ngọc tiếc thiên nhiên
Hoa đẹp dập vùi trong nghịch cảnh

Câu thơ hay kiếp người ám ảnh
Hoa bay hoa rụng khắp đầy trời …
Đừng vàng thau lẫn lộn trên đời
Người lành sống với loài vô lương …

Dân Trung cần tượng đài mộ cá
Quê hương ơi xin lắng nghe lời
Một đất nước trần mình bám biển
Mộ cá này khắc đá cháu con soi.

Kẻ ác dẫu còn đã chết
Bầy gian nguyền rủa muôn đời
Tiền máu chặn dân đường sống
Tham giàu báo ứng mà thôi .

Người Việt chấp nhận lời xin lỗi
Tần Cối quỳ dưới mộ Nhạc Phi
Kẻ tham ác cúi đầu trước cá
Tượng đài này lịch sử khắc ghi.

MatCaHongVungAng

MẮT CÁ HỒNG VŨNG ÁNG
Hoàng Kim ảnh Thuận Nghĩa

Tượng cá này bia miệng mãi khắc ghi
Kẻ thủ ác phải cúi đầu trước cá.
Tần Cối kia quỳ dưới mộ Nhạc Phi.
Formosa đã cúi đầu nhận tội.

Một đất nước trần mình ra bám biển.
Quê hương ơi xin hãy lắng nghe lời.
Biển cá chết và ngàn đời bia miệng
Mắt cá này khắc lại cháu con soi.

Lũ gian manh buông dao xin phục thiện.
Bọn quan tham bị nguyền rủa muôn đời.
Chén cơm máu chặn dân con đường sống.
Tham giàu nhanh, quả báo, có mà không?!

Về sám hối đi ! Nơi này làm việc khác.
Giữ niềm tin, trời biển sạch, dân an
Bình minh đến rạng hồng trên bến mới
Khép chuyện buồn để lịch sử sang trang.

THU NGUYỆT GAI VÀ HOA
Thu Nguyệt VN

“Ngồi buồn làm phát chơi ngông Lôi ra một chậu xương rồng, đếm gai. Đếm qua đếm lại đếm hoài. Vẫn dư ra một cái gai là mình! Cái gai tuy mập mà xinh (?). Cho nên thiên hạ tưởng mình là hoa. Thật ra thật ra thật ra. Tận cùng bản chất nó là cái gai! Ủa mà gai có gì sai. Không gai sao cái đám này có hoa! . Hahaha…”

HOÀNG KIM HOA ONG
Hoàng Kim

“Thật ra thật ra thật ra. Tận cùng bản chất nó là không gai. Có không mọi chuyên ở đời. Dịu dàng hoa cỏ là nơi tìm về. Đêm Yên Tử lắng tai nghe. Mỏng như chiếc lá nghiêng về thinh không. Ẩn sau một đám xương rồng, Tìm đi tìm lại em không thấy mình. Thoắt rồi hiện trước em xinh, Gai đâu chẳng thấy, chỉ mình là ta. Hahaha …”

Cám ơn
Thu Nguyệt VNĐêm Yên Tử‘ tìm lại https://www.facebook.com/notes/ho%C3%A0ng-kim/%C4%91%C3%AAm-y%C3%AAn-t%E1%BB%AD/1263577517016345/

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim


Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần
Hoa Người, Hoa Đất vui thầy bạn
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

xem tiếp:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-nguoi/

Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn; Tình yêu cuộc sốngKim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook KimTwitter

Số lần xem trang : 15307
Nhập ngày : 01-07-2019
Điều chỉnh lần cuối : 20-10-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007