Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 769
Toàn hệ thống 1779
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là bang-coc-luc-ban-mai.jpg

CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 12 Thầy tôi sao sáng giữa trời; Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn; Con đường lúa gạo Việt  Nam; Có một ngày như thế. Băng Cốc lúc ban mai. Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn..Ngày 4 tháng 12 hàng năm được coi là ngày môi trường ở Thái Lan.  Băng Cốc là thủ đô Thái Lan cũng là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp văn hóa và thành phố lớn nhất nước này. Vương quốc Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, tây nam giáp lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Vua Thái Lan hiện tại là Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Ngày 4 tháng 12 năm 2007 là ngày mất của Phạm Tiến Duật, nhà thơ Việt Nam sinh năm 1941. Ông được tôn vinh là “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” “cây săng lẻ của rừng già” “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, thơ ông “có sức mạnh của một sư đoàn”; Ngày 4 tháng 12 năm 1872 là ngày Đây là bí ẩn hàng hải được coi là lớn nhất mọi thời đại về con tàu “ma” Mary Celeste của Hoa Kỳ được tàu Dei Gratia của Anh Quốc phát hiện ở Đại Tây Dương, không có người và dường như đã bị bỏ không, thiếu một thuyền cứu sinh, mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thủy thủ đoàn là những người đi biển rất có kinh nghiệm và năng lực. Tàu Mary Celeste đã ở trên biển một tháng cho tới lúc đó và có thức ăn, nước uống đầy đủ cho thủy thủ đoàn trên 6 tháng trên boong. Hàng hoá trên tàu gần như không hề bị hư hại gì và những vật dụng cá nhân của hành khách và thuỷ thủ đoàn vẫn ở nguyên vị trí, bao gồm cả những vật có giá trị. vẫn trong điều kiện đáp ứng tốt cho một cuộc hành trình trên biển và vẫn đang căng buồm hướng về phía eo Gibraltar. Từ ngày 4 tháng 12 năm 1872 cho tới nay chưa ai nhìn thấy hoặc nghe được bất cứ tin tức gì từ thuỷ thủ đoàn. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 12: Thầy tôi sao sáng giữa trời; Băng Cốc lúc ban mai. Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn;Thầy tôi sao sáng giữa trời; Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn; Con đường lúa gạo Việt  Nam; Có một ngày như thế;. Trường tôi và thầy Dương Thanh LiêmHelen Keller người mù điếc huyền thoại; Sao Kim kỳ thú; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-12/;

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là thay-toi-sao-sang-giua-troi.jpg

THẦY TÔI SAO SÁNG GIỮA TRỜI
Hoàng Kim

Thầy tôi sao sáng giữa trời
Áo cơm thì thấp cuộc đời thì cao.
Tiễn Thầy Hoa Nắng xôn xao
Hoa Người Hoa Đất biết bao ân tình.
Nhớ Thầy xưa rạng sử xanh
Thương Thầy phúc hậu trời dành đức cho.
Con đường xanh sáng ước mơ
Tình yêu cuộc sống tới bờ thung dung.

PHẠM TIẾN DUẬT CHIM LỬA TRƯỜNG SƠN
Hoàng Kim
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941 mất ngày 4 tháng 12 năm 2007. Ông quê gốc ở thị xã Phú Thọ, là nhà thơ lớn thời chống Mỹ ‘con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại’, ‘cây săng lẻ của rừng già’. Thơ ông mãi mãi tuổi thanh xuân từng được đánh giá là ‘có sức mạnh của một sư đoàn’. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã có lời bình về ông thật lắng đọng ‘Phạm Tiến Duật…tốt nghiệp đại học sư phạm Văn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn năm trong quân đội thêm tám năm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được“.

NHỚ
Lời một chiến sỹ lái xe

Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
1969

ĐÈO NGANG

Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn
Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo
Nhà như lá đa rơi lưng chừng dốc
Sông suối từ đâu đổ xuống lưng đèo.

Đường nhằm hướng Nam,
Người nhằm hướng Nam,
Xe đạn nhằm hướng Nam
vượt dốc.

Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang
Mà quên mất con đèo chạy dọc.
1970

LỬA ĐÈN

I – Đèn

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè,
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu,
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng…
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương
Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi
Từ trên trời bảy trăm mét
Thấy que diêm sáng mặt người
Một nghìn mét từ trên trời
Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé
Tám nghìn mét
Thấy ánh lửa đèn hàn chớp loé
Mà có cần đâu khoảng cách thấp cao
Chúng lao xuống nơi nao
Loé ánh lửa,
Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.
Trên đất nước đêm đêm
Sáng những ngọn đèn
Mang lửa từ nghìn năm về trước,
Lấy từ thuở hoang sơ,
Giữ qua đời này đời khác
Vùi trong tro trấu nhà ta.
Ôi ngọn lửa đèn
Có nửa cuộc đời ta trong ấy!
Giặc muốn cướp đi
Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy

II – Tắt đèn

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quá
Không nhìn thấy gì đâu
Bóng tối che rồi
Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi
Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói
Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay…
Bóng tối phủ dày
Che mắt địch
Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích
Kéo pháo lên trận địa đồng cao
Tiếng khẩu đội trưởng ở đâu
Đấy là đuôi khẩu pháo
Tiếng anh đo xa điểm đều
Vang ở đâu, đấy là giữa điểm đồ
Nơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô,
Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,
chiếc sau nối chiếc trước ì ầm
Như đàn con trẻ chơi u chơi âm
Đứa này nối hơi đứa khác.

Nơi tắt lửa là nơi dài tiêng hát
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường;
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
Đêm tắt lửa trên đường
Khi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịch
Là tiếng những đoàn quân xung kích
Đi qua.
Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn ra
Từ dưới đáy hố bom sâu hun hút
Bóng tối dâng đầy toả ngợp bao la,
Thành những màn đen che những bào thai chiến dịch
Bóng đêm ở Việt Nam
Là khoảng tối giữa hai màn kịch
Chứa bao điều thay đổi lớn lao,

Bóng đêm che rồi không nhìn thấy gì đâu
Cứ đi, cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ.

III – Thắp đèn

Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá
Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên
Chiếc đèn chui vào ống nứa
Cho em thơ đi học ban đêm,
chiếc đèn chui vao lòng trái núi
Cho xưởng máy thay ca vời vợi,
Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn
Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm

Ta Thắp đèn lên trên đỉnh núi
Gọi quân thù đem bom đến dội
Cho đá lở đá lăn
Lấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàu
Ta bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạn
Rồi tắt đèn quay xe
Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi…
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng
“Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm”
Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh
Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh
Nơi ấy là phòng cưới chúng mình

Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp
Mang hình những người những cảnh hôm nay
Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối
Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay.

1967

Ghi chú của tác giả: Hồi cuối năm 1966 tại Tây Bắc, tôi (PTD) đã có mấy tháng là pháo thủ pháo cao xạ (tiểu đoàn 24 trực thuộc Quân khu). Ấy thế mà còn viết nhầm. Do khi viết cứ mê đi, mụ đi mà nhầm. Ấy là dòng này “Tiếng anh đo xa điểm đều như đếm nhịp chày giã gạo”. Những dòng trên đã cho thấy pháo đây là pháo tầm thấp. Ban đêm làm sao dùng được máy đo xa bằng mắt thường. Nhưng thôi, không sửa. Đã là cuộc đời thì hẳn có tì vết.
Nguồn: Thơ Phạm Tiến Duật, NXB Hội nhà văn, 2007

Nhớ Phạm Tiến Duật là một tứ tuyệt hay ám ảnh. Hoàng Kim năm 1970 có hai bài thơ Lên đỉnh đèo Ngang ngắm biển, Rừng lau quê hương là sự liên tưởng và xúc động bởi bài thơ này. Thơ Phạm Tiến Duật bài Đèo Ngang có thi tứ mới nhưng tôi thích ‘Qua đèo Ngang’ của bà huyện Thanh Quan hơn và Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ có nhiều bài hay, Em ơi em can đảm bước chân lên của thầy Nguyễn Khoa Tịnh, ‘Qua Đèo Ngang’ Hoàng Ngọc DộThăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thủy  của Hoàng Kim là sự lắng đọng. ‘Lửa đèn’ Phạm Tiến Duật là sử thi anh hùng dân tộc Việt với âm hưởng và tiếng dội của bài thơ này thật lớn. Tagore bậc hiền triết phương Đông viết: “Hãy cảm ơn ngọn đèn tỏa sáng, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm”  Thắp đèn lên đi em  và Lời Thầy dặn của  Thắp đèn lên đi em  của Hoàng Kim có ảnh hưởng từ tứ thơ này

Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn là thơ của một thời. Di sản thơ Phạm Tiến Duật chim lửa Trường Sơn có giá trị tiếp thêm nghị lực cho lớp trẻ 

Ghi chú:
(*) Trích dẫn một số bài viết

QUA ĐÈO NGANG
Hoàng Ngọc Dộ

Qua đèo Ngang, qua đèo Ngang
Rừng thẳm Hoành Sơn giống bức màn
Tường thành hai dãy nhiều lũy nhỏ
Gió chiều lướt thổi nhẹ hơi hương
Cổng dinh phân định đà hai tỉnh
Cheo leo tầng đá, giá hơi sương
Người qua kẻ lại đều tức cảnh
Ta ngẫm thơ hay của Xuân Hương

LÊN ĐÈO NGANG NGẮM BIỂN
Hoàng Kim

Đèo chạy vắt ngang ôm biển lớn
Hoành Sơn chân rảo nhẹ bồi hồi
Trên núi hoa rừng muôn cánh nở
Dưới sông chim biển vạn nhành thoi
Ầm ầm xe lướt âm vang đất
Lớp lớp mây bay cuốn rợp trời
Núi giăng biển uốn thành đồ trận
Lặng nhìn thêm thẹn chí làm trai

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007