Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1198
Toàn hệ thống 3252
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 29 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365Nghiên cứu Kinh Dược Sư; Đậu Quốc Anh khiêm nhường; Đồng xuân lưu dấu hiền; Bill Gates học để làm; Bảy ngày đêm tĩnh lặng; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Ngày 29 tháng 10 năm 1787 thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart, nhà soạn nhạc người Áo, người có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu đã biểu diễn lần đầu bản nhạc kịch Don Giovanni tại Praha, Đế quốc La Mã Thần thánh.  Ngày 29 tháng 10 năm 1792, Nguyễn Huệ sau cầu hôn công chúa nhà Thanh, xin đất Lưỡng Quảng chưa kịp trở thành hiện thực thì ông chết đột ngột vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý nhằm ngày 16 tháng 9 năm 1792. Nguyễn Huệ qua đời, hưởng thọ 40 tuổi, ở ngôi được 4 năm, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ hoàng đế. Vua Lê Chiêu Thống do con trai chết vừa bị vua Càn Long quản thúc nên đau buồn chán nản, ngã bệnh nặng, chết năm 1793.  Ngày 29 tháng 10 năm 1917, ngày sinh  Nam Cao, nhà văn Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 29 tháng 10: Nghiên cứu Kinh Dược Sư; Đậu Quốc Anh khiêm nhường; Đồng xuân lưu dấu hiền; Bill Gates học để làm; Bảy ngày đêm tĩnh lặng; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và:  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-10/ 

YenTuKinhDuocSu

NGHIÊN CỨU KINH DƯỢC SƯ
Hoàng Kim


Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm
Trạng Trình Dưỡng Sinh Thi
Vui đến chốn thung dung
An nhiên nơi tĩnh lặng

Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi. Thiền sư Thích Phổ Tuệ Đại lão hòa thượng Pháp chủ Tổ Đình Viên Minh
ấn chứng tôi và căn dặn nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Dược Sư khi đã có một nền tảng sinh học căn bản và sự yêu thích trọn đời sống giữa thiên nhiên…

Bảy ngày đêm tỉnh lặng, tôi đã nhìn thấy sự bình tâm và an nhiên xuất hiện.  Nhìn đúng và nghe đúng là nền tảng của toàn bộ lối sống đúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dược Sư lắng nghe bằng tim, lọc thanh âm bằng tai, nhìn bằng mắt, nghĩ bằng đầu. Tuệ học trị tâm bệnh cứu người giúp đời còn gì vui hơn khi  đã có một chút học vấn nghề nghiệp khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục.

TranHungDao1

THÁNH TRẦN CHÙA THẮNG NGHIÊM

Thánh Trần chùa Thắng Nghiêm uy nghi, trầm tư, tỉnh lặng, đã khai mở trí huệ  tôi. Chùa Thắng Nghiêm ở 38 thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể Thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh Phật giáo với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ dân và nhà thờ các dòng họ lớn trong làng. Chùa là nơi tu hành của nhiều danh Tăng, danh Tướng thời Lý (1009-1225) và thời Trần (1225- 1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương…

Lịch sử chùa Thắng Nghiêm cho hay về thắng tích nơi này “Theo truyền thuyết dân gian, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớm trên thế đất “Liên Hoa hàm tiếu”, từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm Thái thú xứ Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài Tôn giả Bảo Đức (tương truyền là hoá thân của Bồ Tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật (đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt. Sau thời kỳ ngài Tôn giả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị Tôn giả là Kim Trang và Kim Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền Chính Pháp. Hai Ngài đã cho xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu. Trong quần thể Thánh địa Khúc Thủy, chùa Linh Quang xưa còn được gọi là chùa Quan, là nơi lễ bái của các quan lại thời phong kiến, được xây dựng trên thế đất “Kim Quy Thần hạ giang ẩm thuỷ” (Thần Kim Quy xuống sông uống nước).

Tương truyền, Đinh Tiên Hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh) trong một lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹp đang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần. Thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có long chầu phượng vũ, lân ly hội tụ, nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùa Pháp Vương, dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến; nơi các ngài dừng thuyền được gọi là Bến Rồng hay còn gọi là Bến Ao Thuyền; nơi Ngự giá nghỉ ngơi trước khi vào lễ Phật được gọi là Dinh Vua. Dinh thự của vua chúa phong kiến các đời sau cũng được xây dựng tại đây.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể Thánh tích. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa nằm trên địa phận thôn Khúc Thủy. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Đặc biệt, làng Khúc Thủy đã được vua Giản Định cuối đời Trần gia phong tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”.

Sau khi lấy được thiên hạ từ tay nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lý vào tháng 10 âm lịch năm 1009 và quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Một lần, Vua ngự thuyền Rồng từ sông Kim Ngưu qua sông Tô Lịch rồi xuôi theo dòng Nhuệ Giang ngoạn cảnh. Chợt trông thấy ngôi cổ tự trang nghiêm tú lệ ẩn hiện ứng với mộng lành năm xưa, Ngài liền cho dừng thuyền vào chùa lễ Phật. Nhìn cảnh trí thơ mộng, thế đất có long chầu phượng vũ, Ngài thốt lên: “Nơi đây thật xứng là một chốn tu hành “trang nghiêm thù thắng”, đúng là bầu trời cảnh Phật vậy”. Nh­à vua liền đặt mỹ hiệu cho vùng đất này là trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng và lập làm thang mộc ấp (ấp của vua). Sau này, Ngài thường lui tới lễ Phật, vãn cảnh. Chùa Thắng Nghiêm, trang Khúc Thủy từ đó đã trở thành nơi du ngoạn tâm linh của các bậc vua chúa, quan lại phong kiến.

Theo chính sử, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009-1028). Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lý, Niên hiệu Thái Tổ Hoàng đế có đoạn chép: “Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La… Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”…
“Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ Phượng. Đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh”.

Niên hiệu Thái Tông Hoàng đế có đoạn chép: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc. Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi. Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư. Có dấu người thần hiện ở chùa Thắng Nghiêm”.

Niên hiệu Nhân Tông Hoàng Đế cũng chép: “Tháng 9, ngày Tân Tỵ, mở hội Thiên Phật (Nghìn Phật) để khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ, cho sứ Chiêm Thành đến xem”.

Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Thiện Đình Đặng Xuân Bảng, phần Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế cũng có đoạn chép: “Năm 1010, vua cho phát hai vạn quan tiền, dựng tám ngôi chùa và lập bia để ghi công đức. Lại xây chùa Hưng Thiên, cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế ở nội thành Thăng Long. Ngoại thành dựng bảy ngôi chùa là Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thiên Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức, chùa quán ở các hương ấp nếu bị hỏng thì cho sửa lại.”

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trần Liễu thời Lý được phong làm Phụng Càn vương. Năm 1228, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong Liễu làm Thái úy. Đến năm 1234, Thái thượng hoàng Trần Thừa băng hà, Trần Liễu lên làm Phụ Chính vương (sách sử còn gọi là Hiển Hoàng).

Năm 1236, Trần Liễu phạm cung cấm bị giáng xuống làm Hoài vương. Năm 1237, Trần Thủ Độ ép vua Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (là vợ Trần Liễu đang có mang 3 tháng, vì vợ vua Trần Cảnh là Lý Chiêu Hoàng chưa có con). Mất vợ, Trần Liễu nổi loạn. Do sợ bị diệt vong, Trần Liễu sai em gái là Thụy Bà Công chúa (hay còn gọi là Đoan Bà) đưa con trai là Trần Quốc Tuấn đi lánh nạn. Đoan Bà cùng gia nhân giả làm thương gia đưa Trần Quốc Tuấn đến chùa Trì Long, thuộc trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Khi đó, chùa Thắng Nghiêm do Thiền sư họ Lý, pháp hiệu Đạo Huyền trụ trì. Ông là vị danh Tăng tinh thông Tam tạng, Giới đức trang nghiêm, uy tín bậc nhất thời đó. Đoan Bà giao Trần Quốc Tuấn, khi đó khoảng 7 tuổi, cho Thiền sư Đạo Huyền nuôi dưỡng. Thiền sư nhìn Trần Quốc Tuấn mỉm cười mà nói rằng: “Thật đúng là duyên mệnh Phật Trời đã định sẵn”. Từ đó, ngày qua tháng lại, Thiền sư Đạo Huyền truyền dạy cho Trần Quốc Tuấn Tam tạng Thánh điển, pháp thuật bí truyền. Với trí tuệ siêu phàm, chẳng bao lâu Quốc Tuấn đã tinh thông giáo pháp, văn võ kỳ tài không ai sánh kịp.

Lại nói, sau khi Trần Liễu nổi loạn bị giáng xuống làm Hoài vương, vua Trần Thái Tông không những tha không giết mà còn phong vương, cấp cho đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) để Trần Liễu về trấn giữ và phong tước hiệu qua các thời kỳ là Hiển Hoàng, Hoài vương, An Sinh vương. Nội cung yên ổn, Trần Liễu cùng đoàn tùy tùng tới trang Khúc Thủy, chùa Trì Long cảm tạ ơn dưỡng dục và thỉnh Thiền sư cùng đón Trần Quốc Tuấn hồi cung, năm đó Quốc Tuấn tròn 21 tuổi.

Sau khi hồi cung, Trần Quốc Tuấn được mời vào nội điện ra mắt vua Trần Thái Tông. Vua nhận thấy Quốc Tuấn tướng mạo phi phàm, tài trí vẹn toàn, thật xứng danh là bậc kỳ tài trong thiên hạ, bèn phong làm tướng trấn giữ biên ải phương Bắc.

Năm Mậu Ngọ (1258), quân Nguyên-Mông đem hơn 30 vạn quân tiến qua biên ải, Trần Quốc Tuấn được phong Tiết chế kiêm Tả hữu
thủy lục tướng quân, chỉ huy quân đội đánh giặc. Ngày 12 tháng 3 năm đó (1258), Trần Quốc Tuấn dẫn quân về Khúc Thủy, Khê Tang thành lập tinh binh trên dòng Nhuệ giang, chiêu hiền giúp nước. Khúc Thủy tuyển được 370 người, Khê Tang tuyển được 271 người ra nhập đội quân tinh nhuệ. Trần Quốc Tuấn đem 16 vạn tinh binh đóng đồn từ Tam Đái đến cửa sông Vọng Đức, Bạch Đằng, Lục Đầu Giang để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi thắng trận trở về, nhân dân ca khúc khải hoàn, Vua xuống chiếu sắc phong Ngài là Hưng Đạo Đại vương.

Hưng Đạo Đại vương ban thưởng cho Khúc Thủy, Khê Tang 100 lượng vàng và đích thân đứng ra tu sửa chùa Trì Long.

Năm 1284, vua Nguyên lại sai Thái tử Trấn Nam vương Thành Hoan (chính sử ghi là Thoát Hoan) đem trăm vạn tinh binh một lần nữa xâm lược nước ta. Với tài thao lược binh cơ, Hưng Đạo Đại vương thống lĩnh ba quân, lĩnh mệnh chinh Nguyên, tiến hành thủy chiến trên sông Bạch Đằng, lập chiến công vô cùng hiển hách.

Ngay sau khi bại trận về nước, năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thảo để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Cũng giống như hai lần trước, chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan tác và từ đó không dám gây chiến với Đại Việt nữa.

Đất nước thanh bình thịnh trị, Hưng Đạo Đại vương trở về thăm lại chùa xưa. Năm 79 tuổi, Ngài xin về Vạn Kiếp an dưỡng tuổi già. Năm 82 tuổi, ngày 10 tháng 8 mùa thu, Ngài lâm bệnh, thị tịch ngày 20 tháng 8, giờ Ngọ. Vua phong cho Ngài mỹ hiệu “Quốc lão Hiển tướng Đại vương”, cho Khúc Thủy, Khê Tang làm “Hộ Nhi hương”, thờ Quốc Tuấn Đại vương làm Thượng Đẳng thần, cử trọng thần xuân thu nhị kỳ về tế lễ.

Đình Khúc Thủy được xây dựng từ đây trên thế đất “Thần Ly chầu ngọc”, cũng là nơi thờ phụng Nhị vị Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại vương và Linh Thông Hoà thượng Đại vương).

Ngược dòng thời gian, sau khi Thiền sư Đạo Huyền cùng Trần Quốc Tuấn về triều yết kiến Thái Tông Hoàng đế, Đạo Huyền được phong làm Quốc sư, phò Vua, giúp nước. Từ đây, trong Thiền phả không thấy nhắc đến các sư kế đăng trụ trì, mãi đến đời thứ 11 nhà Trần (vua Thuận Tông, húy Ngung, con trai út vua Nghệ Tông), mới có Linh Thông Hòa thượng Đại vương về trang Khúc Thủy thắp sáng ngọn đèn thiền.

Thiền phả chép: “Linh Thông Hòa thượng Đại vương thuộc thời Trần, xét xưa kia nước ta mở vận hơn hai nghìn năm lấy hiệu là Hùng Vương, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều có các minh quân (vua sáng) trị vì đất nước”. Khi ấy, ở trại Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, xứ Nam Định, có gia đình họ Trần đời đời làm quan tướng trong triều. Nhà Lý trải qua tám đời vua, vận nước cáo chung mới có nữ quân là Chiêu Hoàng lên ngôi. Trần Thủ Độ làm quan trọng thần trong triều, đưa cháu ruột là Trần Cảnh vào cung, ép gả Chiêu Hoàng. Việc nhà Trần kế nghiệp đế vương nhà Lý mà không hề có nghiệp chiến tranh, đó há chẳng phải là trời đất giao hòa sao!

Đời sau Lê Tiên sinh thơ rằng:
Nhất sắc khuynh thành khởi chiến tranh,
Kỵ long đằng vị tự nhiên thành.
Giai do thiên mệnh nhân tâm thuận,
Bách quỹ đồng quy hướng đức danh.

Dịch thơ:
Sắc đẹp khuynh thành chẳng chiến tranh,
Cưỡi rồng giữ vị tự nhiên thành.
Đều do trời đất lòng người thuận,
Trăm mối về cùng tỏ đức danh.

Nhà Trần trải qua các đời vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Anh Tông, Hiển Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Phế Đế rồi truyền đến vua Thuận Tông. Nhà vua tính tình nhu thuận từ hòa nên đã bị Hồ Quí Ly âm mưu thoán đoạt, tất cả đều do đạo trời xui khiến, không phải là do đức ngu tối của vua Trần vậy.

Khi ấy, ở trại Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa) có người họ Trần, húy Chân (Trần Khát Chân), phu nhân họ Đặng, húy An, người phường Vạn Ninh. Trần công làm tướng phò giúp vua Anh Tông (ba đời làm tướng nhà Trần), lúc đó đã 40 tuổi, phu nhân 39 tuổi vẫn chưa có điềm lành, hòe quế chi lan đều do thứ phi sớm ứng.


Đất Vĩnh Ninh có chùa Hoàng Long rất linh ứng, quan dân hương đèn cầu đảo không dứt, cảnh đẹp sánh tựa bồng lai, phong quang như vườn lộc uyển, thực là thắng cảnh của Thiền gia vậy. Năm ấy, nhân ngày hội, phu nhân trai giới đến chùa mật đảo, nguyện sớm được ban điềm lành. Ba ngày sau mộng ứng, trong giấc mơ thấy mình ngoạn du đến chùa Thiên Thai, gặp một lão tăng mặc áo xanh sẫm, đội mũ Thất Phật, chống gậy tùng, tay cầm bông sen, đi trước sân chùa ngâm rằng:


Nhất thành khả cách đạt từ nhan,
Kim hữu thành tùng Thứu Lĩnh san.
Phu phụ Trần gia giai phúc hậu,
Từ tâm nhất hứa trượng phu hoàn.


Dịch thơ:

Lòng thành thấu đến bậc từ nhân,
Nay có cây tùng trên Thứu Lĩnh.
Phúc hậu ban cho nhà họ Trần,
Lòng từ sớm ứng sinh trai giỏi.


Phu nhân ngắm xem, bỗng thấy cây tùng biến thành rồng xanh bay vào trong miệng. Tỉnh giấc, bà kể lại cho Trần công nghe. Trần công vui mừng nói: “Nhà ta kiếp trước chuyên tâm làm điều phúc thiện, nay trời giáng điềm lành, ắt có tài hoa kế thế, tuấn kiệt ra đời, đây chẳng phải là giấc mộng tầm thường”. Sau, quả nhiên phu nhân có mang. Vào giờ mão ngày 15 tháng giêng, bà sinh hạ một công tử mặt phượng, mắt rồng, hàm én, mày ngài, thể mạo khôi kỳ khác hẳn người thường; trong khi sinh nở điềm lành xuất hiện: hương thơm ngào ngạt, thụy khí lan tỏa khắp phòng. Ông bà đặt tên con là Trần Thông. Trần Thông từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ, 7 tuổi theo học với quan Đại học trong nội các, thân thiết với Thái tử như anh em ruột.


Khi Trần Thông 15 tuổi, vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử hiệu là Hiếu Đế và phong Ngài làm trưởng Ấu Sử trong nội các, kiêm quản quân nội thị vệ. Khi ấy, Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương bức Vua phải thoái vị và xuất gia tại chùa Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy. Đất nước đại loạn, Hồ Quí Ly đã giết chết Trần Khát Chân. Tình thế bất an khiến Trần Thông phải dời đến núi Yên Tử, tự nguyện xuất gia tu hành cùng các thiền tăng. Ở đó có người họ Trần tu tập, tên gọi Trần Huyền. Trần Thông tu tại chùa Vân Tiêu được 7 năm thì Hồ Quí Ly biết tin liền cho quan đại thần mời về triều phục chức giúp nhà Hồ, nhưng Ngài không chịu. Nhà Hồ tìm cách sát hại, nhờ có người mật báo, Ngài dời chùa Vân Tiêu tới trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Lúc Ngài ngồi nghỉ chân bên một thảo am ven đường, có người dân trang Khúc Thủy, họ Nguyễn húy Hành, sùng kính đạo Phật, đến đỉnh lễ thưa rằng: “Ngài từ đâu đến và đi về đâu?”


Thiền sư mỉm cười đáp: “Ta vốn chẳng sinh ra từ đâu, thì cũng chẳng có đâu để về, Thứu Lĩnh, Tùng Lâm bao trùm khắp cả mười phương, ba cõi, đều là nơi ta đã ngao du, nào biết nơi đâu đáng để dừng. Vậy ta nhàn du đến đây, ngắm xem phong cảnh, tìm hiểu nhân gian họa phúc để mà cứu giúp”.
Nguyễn công nghe nói vô cùng kính ngưỡng, liền cùng nhân dân Khúc Thủy thỉnh thiền sư về trụ trì chùa. Ngày 12 tháng một, Ngài bắt đầu khai tràng thuyết pháp, rao giảng Tam tạng Thánh điển, tiếp độ tăng, ni. Nhân dân, Phật tử kính ngưỡng Ngài như Phật tái thế. Ngài trụ trì được 5 năm, một hôm, trong khi đang tọa thiền dưới án Phật đường, Ngài thấy Quốc lão Hưng Đạo Đại vương đi đến ngồi trước nơi Ngài thiền định, ngâm rằng:

Cấp báo chi cấp báo chi,
Hồ binh lai nhập đáo thiền vi.
Cấp cấp xu hồi Khê Tang địa,
Huynh đệ đồng tâm cự tế chi.


Dịch thơ:

Kíp báo ngay kíp báo ngay,
Ngày mai giặc Hồ vây chùa này.
Mau mau trở lại Khê Tang nhé,
Huynh đệ đồng tâm chống giặc đây.


Canh ba hôm ấy, nghe tiếng hô hoán quanh chùa, Ngài sai tiểu tăng lên gác chuông quan sát thì đã thấy binh lính nhà Hồ vây kín cả bốn xung quanh. Ngài liền dùng tích trượng phá vòng vây, thẳng tiến tới chỗ giáp ranh giữa Khúc Thủy và Khê Tang thì thấy một gò cao, cây cối um tùm, Ngài liền ẩn mình vào đó. Bỗng một dải mây ngũ sắc sáng rực từ trong gò bay lên, phủ kín quanh gò, rồi cuồn cuộn bay thẳng lên không trung. Trong giây lát, trời đất tối tăm, sấm chớp ầm ầm, mưa to gió lớn, cây cối gãy đổ, bụi bay mù mịt, binh lính nhà Hồ sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Khi đó, Thiền sư đã ung dung tự tại thiền định trên Tam quan chùa Khê Tang. Ngay đêm hôm ấy, Quốc lão mộng báo cho dân chúng Khê Tang thấy Ngài ngồi đàm đạo cùng một vị Thiền sư, đứng hầu xung quanh có khoảng hơn 500 người. Quốc lão gọi nhân dân đến bảo: “Ta có bạn quí tới chơi đã được năm ngày, mà sao các người không ra nghênh đón?”. Sáng hôm sau, nhân dân không ai bảo ai đều tập trung tại Tam quan chùa, quả nhiên thấy một vị Thiền tăng đang ngồi tĩnh tọa như trong giấc mộng vậy. Nhân dân liền thỉnh Ngài về chùa, cung kính lễ bái cúng dàng và xin làm đệ tử.

Nhân dân Khúc Thủy gặp phải dịch nạn, chiều chiều thường nghe trong chùa văng vẳng tiếng nói vọng ra: “Chủ ta vì nạn mà dời đi nơi khác ở, chỉ có binh lính và Long Thần giữ chùa, được thể ôn thần, quỉ quái thừa cơ làm loạn, quấy nhiễu dân lành, biết tìm ai cứu giúp bây giờ!”. Nhân dân nghe thấy lấy làm lạ, cùng nhau sang Khê Tang thỉnh Ngài Trần Thông trở lại chùa làng, mọi chuyện lại được yên ổn, bình an như cũ.

Thời gian đó, con thứ vua Nghệ Tông là Giản Định khởi nghĩa diệt Hồ, đánh đuổi giặc Minh, khôi phục lại cơ nghiệp nhà Trần, chấn hưng thiên hạ. Giản Định đế biết Thiền sư là cựu trung thần của triều đình, nên ban chiếu mời về giúp nước. Nhận lệnh vua ban, Ngài đã ưng thuận xếp cà sa, khoác chiến bào, một lần nữa cầm quân ra trận. Ngày 11 tháng 5, Ngài triệu tập dân làng Khúc Thủy, Khê Tang, tuyển được 500 dân binh tình nguyện lên đường. Ngày 12 tháng 2 khao thưởng binh lính, lập đàn cầu đảo Quốc thái dân an. Yến tiệc đến ngày 2 tháng 6, Ngài tấn kiến vua Giản Định. Vua liền phong Ngài làm Đốc lãnh binh, Giới trưởng Quân vệ tả hữu dẹp loạn nhà Hồ rồi tiến thẳng lên phương Bắc đánh đuổi giặc Minh, trấn an bờ cõi, giữ vững chủ quyền. Nhân dân an cư lạc nghiệp, ca khúc khải hoàn. Vua Giản Định phong Ngài làm phó tướng, kiêm Quân vệ thủy bộ, nhưng Ngài đã khước từ, xin vua cho phép trở về chùa xưa tiếp tục tu hành, giáo hóa chúng sinh, xiển dương ngôi Tam Bảo. Nhà vua ưng thuận và ban sắc phong cho Ngài là Linh Thông Hòa thượng Đại vương, lại ban mũ áo, vàng bạc tu bổ chùa chiền, cho Khúc Thủy làm thang mộc ấp. Ngài cảm tạ ơn vua rồi lên đường trở về chùa Khúc Thủy.

Ngày mồng 10 tháng 9, Ngài mở tiệc khao thưởng úy lạo tướng sỹ. Ngày 12 tháng 9, nhân dân Khúc Thủy, Khê Tang làm lễ chúc mừng. Trong lúc yến ẩm, Ngài nói với phụ lão, nhân dân rằng: “Ta cùng các ngươi tình nghĩa sư đồ sâu nặng, không chỉ một ngày, sư đệ chi tình, ngàn vạn năm duyên đó khó có thể phai mờ. Sau này hãy lập miếu để thờ nơi ta lánh nạn nhà Hồ, bởi nhờ thần lực của Phật Tổ ta mới thoát được kiếp nạn. Hai ngôi Phạm Vũ Linh Quang, Trì Long nơi ta tu hành các ngươi phải thường xuyên tu sửa, giữ gìn phụng sự Phật Tổ cho chu đáo. Nơi trước khi ta tới đây dừng chân ngồi nghỉ, hãy lập nhà hội họp, tế lễ, chớ có quên lời”.

Song việc, Ngài giao lại chùa cho các đệ tử trông nom, rồi đem theo một số đệ tử khác ra đi hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh. Ngài dạo khắp cả Thiền Môn, Tùng Lâm, Thứu Lĩnh, khai sáng ra mười chín ngôi Phạm Vũ ở khắp mọi miền và tiếp độ được mười bốn vị danh tăng thời đó. Một hôm, Thiền sư bảo môn đệ: “Nay ta muốn đến núi Đốn Sơn (Đún Sơn) để thăm viếng phần mộ của Tiên công” (Trần Khát Chân bị Hồ Quí Ly giết hại, mộ táng tại nơi này, được nhân dân lập đền phụng thờ). Đến nơi, Ngài cảm xúc làm thơ rằng:

Nhất bả cương thường trọng thử thân,

Tuyết thù dĩ đắc báo quân thân.
Đốn Sơn, Khúc Thủy lưu thiên cổ,
Hiếu tử trung thần biểu thế nhân.


Dịch thơ:

Một mối cương thường trọng thân này,
Thù nhà nợ nước báo đền ngay.
Đốn Sơn, Khúc Thủy còn giữ mãi,
Tôi trung con hiếu gương sáng thay.


Ngâm xong, bỗng thấy một dải mây ngũ sắc từ trong đền bay thẳng lên không trung, trong khoảnh khắc, trời đất tối đen, mưa to, gió lớn, sấm chớp nổi ầm ầm và Thiền sư biến mất. Hôm ấy là ngày 15 tháng 2. Các đệ tử rất đỗi kinh ngạc, vô cùng kính ngưỡng, than khóc thảm sầu, cùng nhau vào đền thì thấy Ngài đã hiển Thánh, chỉ để lại chiếc mũ Thất Phật và cây thiền trượng. Các đệ tử của Ngài và nhân dân Khúc Thủy rước mũ và thiền trượng về chùa phụng thờ và đặt Thánh hiệu. Sau khi xong việc, họ dâng sớ tấu Vua việc hy hữu
này. Vua khen ngợi Ngài là trung nghĩa lương thần và sắc phong mỹ tự, lại truyền cho dân đón rước sắc chỉ mũ áo, ban vàng bạc tu sửa chùa, đình, miếu để sớm tối phụng thờ, phong Khúc Thủy là ấp hộ nhi thang mộc muôn đời huyết thực hương hỏa vô cùng, còn mãi cùng trời đất và ban cho tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”!

Nhà Trần diệt vong, có người họ Lê, húy Lợi, quê ở sách Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thuận Thiên, đất Ái Châu nổi dậy khởi nghĩa, đem ba quân trừ bỏ nhà Hồ, bình định giặc Minh. Khi ấy, Lê Khả (tướng của Lê Lợi) đến chùa Khúc Thủy, đền Khê Tang mật đảo. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ban cho chùa mỹ tự: “Vạn Cổ Phúc Thần” (Sáng mãi cùng Nhật Nguyệt), phong Ngài Trần Thông là Linh Thông Phổ Tế Đại vương, cho hai làng Khúc Thủy, Khê Tang cùng phụng thờ.

Vào thời vua Lê Chiêu Tông, nhà Mạc nổi lên cướp ngôi. Đến đời vua Trang Tông, Thái úy Nguyễn công (tự Tích Trung, người Trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn) khởi binh diệt Mạc, đến chùa Khúc Thủy mật đảo, cầu xin Thiền sư giúp nước. Sau khi lên ngôi, Trang Tông đã gia phong Ngài mỹ tự Huệ Dân. Có thơ vịnh rằng:


Sinh vi Tướng giả, tử vi Tăng,
Vạn cổ trường lưu tại xã dân.
Khúc Thủy, Khê Tang tồn tích tại,
Thiên xuân Miếu Vũ thử trung thần.


Dịch thơ:

Sống là Tướng giỏi, hóa Thánh Tăng,
Muôn thủa tiếng thơm để lại dân.
Khúc Thủy, Khê Tang còn dấu tích,
Nghìn năm Chùa Miếu rạng trung thần.


Ngày sinh, ngày hóa cùng các tiết lễ chính hội, tên húy, tên tự, sắc phong của Thiền sư Trần Thông được ghi trong chính bản. Ngày 15 tháng 5 năm Hồng Phúc 1 (1572), Hàn lâm viện Đông Các học sỹ thần Nguyễn Bính vâng soạn. Quản Giám Bách Thần Chi Điện Thiếu Khanh vâng theo bản cũ tiền Triều viết lại. Ngày 6 tháng 12 năm Tự Đức 3 (1850), các viên chức xã Khúc Thủy kính cẩn sao lục theo chính bản. Ngày 10 tháng 10 năm Thành Thái 1 (1889) các viên chức xã Khúc Thủy cẩn đằng tả theo chính bản. Sau khi Thánh Tổ viên tịch, chùa được tiếp tục truyền nối bởi các bậc Thánh Tổ sư là đệ tử của ngài trong các triều đại phong kiến thời đó và sau này.


Vào cuối thế kỷ XIX đầu XX, thừa lệnh các vua nhà Nguyễn, cha con Tổng đốc Trấn thủ Hà Đông là Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu lại tiếp tục cho đại trùng tu quần thể thánh tích Phật Quang Đại Tùng Lâm một lần nữa. Nhưng than ôi! Dòng thời gian cứ biến đổi vô thường, vận đất nước thịnh suy theo năm tháng, quần thể Thánh tích Khúc Thủy vang tiếng một thời bỗng phút chốc biến thành phế tích của các cuộc chiến tranh tàn khốc.


Tới năm Tân Sửu (1901), đời Thành Thái 13, tháng 5, mùa hạ, toàn thể nhân dân xã Khúc Thủy thành tâm cùng sư trụ trì chùa Linh Quang ra chùa Chân Tiên (Hà Thành) yết kiến Sư tổ Thanh Toàn tự Mẫn Chân. Sư tổ Sơn Hà Thanh Cốc cùng tông phái của Sư tổ Thanh Sùng đưa cụ Thanh Sùng về chùa Phúc Đống nhập tự trụ trì. Khi ấy, trong xã có ông Lưu Hiên làm quan tỉnh xin phép được trùng tu ngôi Tam Bảo. Sư tổ Thanh Sùng trụ trì 24 năm rồi trở về chùa Chân Tiên duy trì mạng mạch chốn Tổ, giao lại chùa Phúc Đống cho đệ tử là Sư tổ Thanh Thứ. Tổ Thanh Thứ có hai đệ tử Thanh Thịnh, Thanh Nhạc. Thanh Thịnh sau đi trụ trì cảnh riêng, Thanh Nhạc ở lại hầu thầy.


Năm 1947, giặc Pháp chiếm đóng vùng này, lập đồn bốt tại chùa Linh Quang (chùa trên) khiến dân chúng ly loạn, thầy trò Sư tổ Thanh Thứ mạng vong, nhân dân đưa đi an táng sau chùa. Sau chiến tranh, không còn ai nhớ được mộ phần cũng như ngày mất của thầy trò Tổ Thanh Thứ. Mãi đến năm 2011, do một đại nhân duyên hy hữu, Đại đức Thích Minh Thanh đã tìm thấy được nơi an táng cũng như ngày huý kỵ của thầy trò Tổ. Kể từ đó, xá lợi của thầy trò Tổ Thanh Thứ được rước về chùa Thắng Nghiêm để nhập tháp và cúng giỗ.


Năm 1948, được sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, Việt Minh về xây dựng căn cứ địa tại Khúc Thủy, lấy chùa Phúc Đống (chùa dưới) làm cơ sở kháng chiến, cử ông Nguyễn Văn Quyết (biệt danh Sư Đê) về trụ trì chùa để củng cố và xây dựng lực lượng chống thực dân Pháp. Từ năm 1949 đến năm 1954, Hồ Chủ tịch giao trọng trách cho Đại tướng Văn Tiến Dũng về chỉ huy căn cứ địa Khúc Thủy, Cự Đà. Đại tướng đã khoác cà sa làm sư để hoạt động cùng Sư Đê tại chùa Phúc Đống. Khi đó, toàn bộ tài sản, đồ thờ cúng của chùa đều được đưa ra phục vụ kháng chiến. Chín gian nhà thờ Tổ được dùng làm trường học cho trẻ em sơ tán, còn hai dãy nhà ngang, nhà bia, gác chuông, gác trống đều bị thực dân Pháp bắn phá.


Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, sau 9 năm gian khổ trường kỳ, giặc Pháp đã phải đầu hàng vô điều kiện và rút khỏi Việt Nam. Nhưng sau đó, đế quốc Mỹ được sự tiếp tay chính quyền Ngô Đình Diệm lại tràn vào xâm lược nước ta, chúng ném bom đánh phá miền Bắc, gây bao cảnh tang thương điêu tàn cho dân chúng, ai oán ngút trời. Hồ Chủ tịch lại ra lời kêu gọi “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, toàn dân tộc nhất tề hưởng ứng đứng lên chống giặc ngoại xâm.


Theo sự chỉ đạo của Đảng, ông Nguyễn Văn Quyết (Sư Đê) rời chùa Khúc Thủy đi theo kháng chiến. Năm 1953, Ni sư Đàm Nhân về đèn hương sớm tối trông nom chốn Tổ. Năm 1969, Ni sư Đàm Nhân viên tịch.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, chùa Khúc Thủy luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước. Chinh chiến loạn lạc cộng với ảnh hưởng của hai thời kỳ pháp nạn khiến cho kiến trúc, di vật, tư liệu của chùa bị tàn phá và thất lạc trong dân gian. Hòa bình lập lại, Khúc Thủy chỉ còn lại hai ngôi Tam Bảo là chùa Linh Quang (chùa trên) và chùa Phúc Đống (chùa dưới) song đã xuống cấp nghiêm trọng.


Năm 1956, sau cải cách ruộng đất, hàng trăm bia ký của hai chùa, đình, miếu và Dinh Vua bị tàn phá, bia rùa mang ra làm công cụ đập lúa, sau đó bị phá bỏ, vứt xuống dòng Nhuệ Giang và các ao hồ. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, một pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng gỗ mít cao 5m từ thời Lý đã bị phá hủy và đem đốt, giờ chỉ còn duy nhất một góc hậu cung phía tây chùa xây bằng đá ong là di tích có từ thời Lý, chuông Thắng Nghiêm giờ đây cũng không còn cất tiếng.


Năm Quí Sửu (1973), Ni sư Đàm Thủy (Sư Cụ Bé) về chùa đèn hương phụng sự chốn Tổ (đến năm Tân Mùi 2003 thì Ni sư viên tịch). Năm Ất Hợi (1995), do tuổi cao sức yếu không thể gánh vác công việc Phật sự, Ni sư Đàm Thủy cùng nhân dân, chính quyền các cấp và Hòa thượng Thích Quảng Lợi, Trưởng ban Đại diện Phật giáo huyện Thanh Oai, vào chùa Hương Tích cúng chùa Khúc Thủy cho Hòa thượng Thích Viên Thành, Viện chủ Tổ đình Hương Tích đời thứ 11. Năm Đinh Sửu (1997), tháng 2 ngày 2, Hòa thượng Thích Viên Thành cử đệ tử là Đại đức Thích Minh Thanh về đây tiếp nối ngọn đèn thiền. Kể từ đó tới nay, công việc trùng hưng ngôi Phạm Vũ đã và đang được tiến hành nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc.

*
Nhờ sức mạnh tâm linh của Phật tổ và hồn thiêng sông núi đất Việt, làng Khúc Thủy – chùa Thắng Nghiêm vẫn trường tồn qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Trải dài theo các triều đại phong kiến, trang Khúc Thủy đều được phong mỹ hiệu và lập làm thang mộc ấp, trên dưới cho xây cổng làng, cứ đến 7 giờ tối là đóng và có lính triều đình canh gác. Dân Khúc Thủy không phải chịu sưu thuế, nghề chủ yếu là tằm tang canh cửi và chế biến các món ăn thơm ngon, tinh khiết để tiến cung dâng Vua. Tự hào về mảnh đất quê hương linh thiêng và giàu truyền thống, người xưa đã có thơ rằng:”Làng ta bé nhỏ xinh xinh
Nơi ăn chốn ở là dinh toàn quyền”.

TranHungDao2
TranHungDao3

Ki

CHÀO NGÀY MỚI 29 THÁNG 10
Hoàng Kim
CNM365Nghiên cứu Kinh Dược Sư; Đậu Quốc Anh khiêm nhường; Đồng xuân lưu dấu hiền; Bill Gates học để làm; Bảy ngày đêm tĩnh lặng; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Ngày 29 tháng 10 năm 1787 thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart, nhà soạn nhạc người Áo, người có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu đã biểu diễn lần đầu bản nhạc kịch Don Giovanni tại Praha, Đế quốc La Mã Thần thánh.  Ngày 29 tháng 10 năm 1792, Nguyễn Huệ sau cầu hôn công chúa nhà Thanh, xin đất Lưỡng Quảng chưa kịp trở thành hiện thực thì ông chết đột ngột vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý nhằm ngày 16 tháng 9 năm 1792. Nguyễn Huệ qua đời, hưởng thọ 40 tuổi, ở ngôi được 4 năm, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ hoàng đế. Vua Lê Chiêu Thống do con trai chết vừa bị vua Càn Long quản thúc nên đau buồn chán nản, ngã bệnh nặng, chết năm 1793.  Ngày 29 tháng 10 năm 1917, ngày sinh  Nam Cao, nhà văn Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 29 tháng 10: Nghiên cứu Kinh Dược Sư; Đậu Quốc Anh khiêm nhường; Đồng xuân lưu dấu hiền; Bill Gates học để làm; Bảy ngày đêm tĩnh lặng; Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Du tư liệu quý; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và:  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-10/ 

YenTuKinhDuocSu

NGHIÊN CỨU KINH DƯỢC SƯ
Hoàng Kim


Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm
Trạng Trình Dưỡng Sinh Thi
Vui đến chốn thung dung
An nhiên nơi tĩnh lặng

Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi. Thiền sư Thích Phổ Tuệ Đại lão hòa thượng Pháp chủ Tổ Đình Viên Minh
ấn chứng tôi và căn dặn nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Dược Sư khi đã có một nền tảng sinh học căn bản và sự yêu thích trọn đời sống giữa thiên nhiên…

Bảy ngày đêm tỉnh lặng, tôi đã nhìn thấy sự bình tâm và an nhiên xuất hiện.  Nhìn đúng và nghe đúng là nền tảng của toàn bộ lối sống đúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dược Sư lắng nghe bằng tim, lọc thanh âm bằng tai, nhìn bằng mắt, nghĩ bằng đầu. Tuệ học trị tâm bệnh cứu người giúp đời còn gì vui hơn khi  đã có một chút học vấn nghề nghiệp khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục.

TranHungDao1

THÁNH TRẦN CHÙA THẮNG NGHIÊM

Thánh Trần chùa Thắng Nghiêm uy nghi, trầm tư, tỉnh lặng, đã khai mở trí huệ  tôi. Chùa Thắng Nghiêm ở 38 thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể Thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh Phật giáo với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ dân và nhà thờ các dòng họ lớn trong làng. Chùa là nơi tu hành của nhiều danh Tăng, danh Tướng thời Lý (1009-1225) và thời Trần (1225- 1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương…

Lịch sử chùa Thắng Nghiêm cho hay về thắng tích nơi này “Theo truyền thuyết dân gian, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớm trên thế đất “Liên Hoa hàm tiếu”, từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm Thái thú xứ Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài Tôn giả Bảo Đức (tương truyền là hoá thân của Bồ Tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật (đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt. Sau thời kỳ ngài Tôn giả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị Tôn giả là Kim Trang và Kim Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền Chính Pháp. Hai Ngài đã cho xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu. Trong quần thể Thánh địa Khúc Thủy, chùa Linh Quang xưa còn được gọi là chùa Quan, là nơi lễ bái của các quan lại thời phong kiến, được xây dựng trên thế đất “Kim Quy Thần hạ giang ẩm thuỷ” (Thần Kim Quy xuống sông uống nước).

Tương truyền, Đinh Tiên Hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh) trong một lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹp đang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần. Thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có long chầu phượng vũ, lân ly hội tụ, nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùa Pháp Vương, dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến; nơi các ngài dừng thuyền được gọi là Bến Rồng hay còn gọi là Bến Ao Thuyền; nơi Ngự giá nghỉ ngơi trước khi vào lễ Phật được gọi là Dinh Vua. Dinh thự của vua chúa phong kiến các đời sau cũng được xây dựng tại đây.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể Thánh tích. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa nằm trên địa phận thôn Khúc Thủy. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Đặc biệt, làng Khúc Thủy đã được vua Giản Định cuối đời Trần gia phong tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”.

Sau khi lấy được thiên hạ từ tay nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lý vào tháng 10 âm lịch năm 1009 và quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Một lần, Vua ngự thuyền Rồng từ sông Kim Ngưu qua sông Tô Lịch rồi xuôi theo dòng Nhuệ Giang ngoạn cảnh. Chợt trông thấy ngôi cổ tự trang nghiêm tú lệ ẩn hiện ứng với mộng lành năm xưa, Ngài liền cho dừng thuyền vào chùa lễ Phật. Nhìn cảnh trí thơ mộng, thế đất có long chầu phượng vũ, Ngài thốt lên: “Nơi đây thật xứng là một chốn tu hành “trang nghiêm thù thắng”, đúng là bầu trời cảnh Phật vậy”. Nh­à vua liền đặt mỹ hiệu cho vùng đất này là trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng và lập làm thang mộc ấp (ấp của vua). Sau này, Ngài thường lui tới lễ Phật, vãn cảnh. Chùa Thắng Nghiêm, trang Khúc Thủy từ đó đã trở thành nơi du ngoạn tâm linh của các bậc vua chúa, quan lại phong kiến.

Theo chính sử, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009-1028). Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lý, Niên hiệu Thái Tổ Hoàng đế có đoạn chép: “Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La… Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”…
“Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ Phượng. Đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh”.

Niên hiệu Thái Tông Hoàng đế có đoạn chép: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc. Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi. Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư. Có dấu người thần hiện ở chùa Thắng Nghiêm”.

Niên hiệu Nhân Tông Hoàng Đế cũng chép: “Tháng 9, ngày Tân Tỵ, mở hội Thiên Phật (Nghìn Phật) để khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ, cho sứ Chiêm Thành đến xem”.

Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Thiện Đình Đặng Xuân Bảng, phần Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế cũng có đoạn chép: “Năm 1010, vua cho phát hai vạn quan tiền, dựng tám ngôi chùa và lập bia để ghi công đức. Lại xây chùa Hưng Thiên, cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế ở nội thành Thăng Long. Ngoại thành dựng bảy ngôi chùa là Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thiên Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức, chùa quán ở các hương ấp nếu bị hỏng thì cho sửa lại.”

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trần Liễu thời Lý được phong làm Phụng Càn vương. Năm 1228, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong Liễu làm Thái úy. Đến năm 1234, Thái thượng hoàng Trần Thừa băng hà, Trần Liễu lên làm Phụ Chính vương (sách sử còn gọi là Hiển Hoàng).

Năm 1236, Trần Liễu phạm cung cấm bị giáng xuống làm Hoài vương. Năm 1237, Trần Thủ Độ ép vua Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (là vợ Trần Liễu đang có mang 3 tháng, vì vợ vua Trần Cảnh là Lý Chiêu Hoàng chưa có con). Mất vợ, Trần Liễu nổi loạn. Do sợ bị diệt vong, Trần Liễu sai em gái là Thụy Bà Công chúa (hay còn gọi là Đoan Bà) đưa con trai là Trần Quốc Tuấn đi lánh nạn. Đoan Bà cùng gia nhân giả làm thương gia đưa Trần Quốc Tuấn đến chùa Trì Long, thuộc trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Khi đó, chùa Thắng Nghiêm do Thiền sư họ Lý, pháp hiệu Đạo Huyền trụ trì. Ông là vị danh Tăng tinh thông Tam tạng, Giới đức trang nghiêm, uy tín bậc nhất thời đó. Đoan Bà giao Trần Quốc Tuấn, khi đó khoảng 7 tuổi, cho Thiền sư Đạo Huyền nuôi dưỡng. Thiền sư nhìn Trần Quốc Tuấn mỉm cười mà nói rằng: “Thật đúng là duyên mệnh Phật Trời đã định sẵn”. Từ đó, ngày qua tháng lại, Thiền sư Đạo Huyền truyền dạy cho Trần Quốc Tuấn Tam tạng Thánh điển, pháp thuật bí truyền. Với trí tuệ siêu phàm, chẳng bao lâu Quốc Tuấn đã tinh thông giáo pháp, văn võ kỳ tài không ai sánh kịp.

Lại nói, sau khi Trần Liễu nổi loạn bị giáng xuống làm Hoài vương, vua Trần Thái Tông không những tha không giết mà còn phong vương, cấp cho đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) để Trần Liễu về trấn giữ và phong tước hiệu qua các thời kỳ là Hiển Hoàng, Hoài vương, An Sinh vương. Nội cung yên ổn, Trần Liễu cùng đoàn tùy tùng tới trang Khúc Thủy, chùa Trì Long cảm tạ ơn dưỡng dục và thỉnh Thiền sư cùng đón Trần Quốc Tuấn hồi cung, năm đó Quốc Tuấn tròn 21 tuổi.

Sau khi hồi cung, Trần Quốc Tuấn được mời vào nội điện ra mắt vua Trần Thái Tông. Vua nhận thấy Quốc Tuấn tướng mạo phi phàm, tài trí vẹn toàn, thật xứng danh là bậc kỳ tài trong thiên hạ, bèn phong làm tướng trấn giữ biên ải phương Bắc.

Năm Mậu Ngọ (1258), quân Nguyên-Mông đem hơn 30 vạn quân tiến qua biên ải, Trần Quốc Tuấn được phong Tiết chế kiêm Tả hữu
thủy lục tướng quân, chỉ huy quân đội đánh giặc. Ngày 12 tháng 3 năm đó (1258), Trần Quốc Tuấn dẫn quân về Khúc Thủy, Khê Tang thành lập tinh binh trên dòng Nhuệ giang, chiêu hiền giúp nước. Khúc Thủy tuyển được 370 người, Khê Tang tuyển được 271 người ra nhập đội quân tinh nhuệ. Trần Quốc Tuấn đem 16 vạn tinh binh đóng đồn từ Tam Đái đến cửa sông Vọng Đức, Bạch Đằng, Lục Đầu Giang để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi thắng trận trở về, nhân dân ca khúc khải hoàn, Vua xuống chiếu sắc phong Ngài là Hưng Đạo Đại vương.

Hưng Đạo Đại vương ban thưởng cho Khúc Thủy, Khê Tang 100 lượng vàng và đích thân đứng ra tu sửa chùa Trì Long.

Năm 1284, vua Nguyên lại sai Thái tử Trấn Nam vương Thành Hoan (chính sử ghi là Thoát Hoan) đem trăm vạn tinh binh một lần nữa xâm lược nước ta. Với tài thao lược binh cơ, Hưng Đạo Đại vương thống lĩnh ba quân, lĩnh mệnh chinh Nguyên, tiến hành thủy chiến trên sông Bạch Đằng, lập chiến công vô cùng hiển hách.

Ngay sau khi bại trận về nước, năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thảo để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Cũng giống như hai lần trước, chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan tác và từ đó không dám gây chiến với Đại Việt nữa.

Đất nước thanh bình thịnh trị, Hưng Đạo Đại vương trở về thăm lại chùa xưa. Năm 79 tuổi, Ngài xin về Vạn Kiếp an dưỡng tuổi già. Năm 82 tuổi, ngày 10 tháng 8 mùa thu, Ngài lâm bệnh, thị tịch ngày 20 tháng 8, giờ Ngọ. Vua phong cho Ngài mỹ hiệu “Quốc lão Hiển tướng Đại vương”, cho Khúc Thủy, Khê Tang làm “Hộ Nhi hương”, thờ Quốc Tuấn Đại vương làm Thượng Đẳng thần, cử trọng thần xuân thu nhị kỳ về tế lễ.

Đình Khúc Thủy được xây dựng từ đây trên thế đất “Thần Ly chầu ngọc”, cũng là nơi thờ phụng Nhị vị Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại vương và Linh Thông Hoà thượng Đại vương).

Ngược dòng thời gian, sau khi Thiền sư Đạo Huyền cùng Trần Quốc Tuấn về triều yết kiến Thái Tông Hoàng đế, Đạo Huyền được phong làm Quốc sư, phò Vua, giúp nước. Từ đây, trong Thiền phả không thấy nhắc đến các sư kế đăng trụ trì, mãi đến đời thứ 11 nhà Trần (vua Thuận Tông, húy Ngung, con trai út vua Nghệ Tông), mới có Linh Thông Hòa thượng Đại vương về trang Khúc Thủy thắp sáng ngọn đèn thiền.

Thiền phả chép: “Linh Thông Hòa thượng Đại vương thuộc thời Trần, xét xưa kia nước ta mở vận hơn hai nghìn năm lấy hiệu là Hùng Vương, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều có các minh quân (vua sáng) trị vì đất nước”. Khi ấy, ở trại Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, xứ Nam Định, có gia đình họ Trần đời đời làm quan tướng trong triều. Nhà Lý trải qua tám đời vua, vận nước cáo chung mới có nữ quân là Chiêu Hoàng lên ngôi. Trần Thủ Độ làm quan trọng thần trong triều, đưa cháu ruột là Trần Cảnh vào cung, ép gả Chiêu Hoàng. Việc nhà Trần kế nghiệp đế vương nhà Lý mà không hề có nghiệp chiến tranh, đó há chẳng phải là trời đất giao hòa sao!

Đời sau Lê Tiên sinh thơ rằng:
Nhất sắc khuynh thành khởi chiến tranh,
Kỵ long đằng vị tự nhiên thành.
Giai do thiên mệnh nhân tâm thuận,
Bách quỹ đồng quy hướng đức danh.

Dịch thơ:
Sắc đẹp khuynh thành chẳng chiến tranh,
Cưỡi rồng giữ vị tự nhiên thành.
Đều do trời đất lòng người thuận,
Trăm mối về cùng tỏ đức danh.

Nhà Trần trải qua các đời vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Anh Tông, Hiển Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Phế Đế rồi truyền đến vua Thuận Tông. Nhà vua tính tình nhu thuận từ hòa nên đã bị Hồ Quí Ly âm mưu thoán đoạt, tất cả đều do đạo trời xui khiến, không phải là do đức ngu tối của vua Trần vậy.

Khi ấy, ở trại Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa) có người họ Trần, húy Chân (Trần Khát Chân), phu nhân họ Đặng, húy An, người phường Vạn Ninh. Trần công làm tướng phò giúp vua Anh Tông (ba đời làm tướng nhà Trần), lúc đó đã 40 tuổi, phu nhân 39 tuổi vẫn chưa có điềm lành, hòe quế chi lan đều do thứ phi sớm ứng.


Đất Vĩnh Ninh có chùa Hoàng Long rất linh ứng, quan dân hương đèn cầu đảo không dứt, cảnh đẹp sánh tựa bồng lai, phong quang như vườn lộc uyển, thực là thắng cảnh của Thiền gia vậy. Năm ấy, nhân ngày hội, phu nhân trai giới đến chùa mật đảo, nguyện sớm được ban điềm lành. Ba ngày sau mộng ứng, trong giấc mơ thấy mình ngoạn du đến chùa Thiên Thai, gặp một lão tăng mặc áo xanh sẫm, đội mũ Thất Phật, chống gậy tùng, tay cầm bông sen, đi trước sân chùa ngâm rằng:


Nhất thành khả cách đạt từ nhan,
Kim hữu thành tùng Thứu Lĩnh san.
Phu phụ Trần gia giai phúc hậu,
Từ tâm nhất hứa trượng phu hoàn.


Dịch thơ:

Lòng thành thấu đến bậc từ nhân,
Nay có cây tùng trên Thứu Lĩnh.
Phúc hậu ban cho nhà họ Trần,
Lòng từ sớm ứng sinh trai giỏi.


Phu nhân ngắm xem, bỗng thấy cây tùng biến thành rồng xanh bay vào trong miệng. Tỉnh giấc, bà kể lại cho Trần công nghe. Trần công vui mừng nói: “Nhà ta kiếp trước chuyên tâm làm điều phúc thiện, nay trời giáng điềm lành, ắt có tài hoa kế thế, tuấn kiệt ra đời, đây chẳng phải là giấc mộng tầm thường”. Sau, quả nhiên phu nhân có mang. Vào giờ mão ngày 15 tháng giêng, bà sinh hạ một công tử mặt phượng, mắt rồng, hàm én, mày ngài, thể mạo khôi kỳ khác hẳn người thường; trong khi sinh nở điềm lành xuất hiện: hương thơm ngào ngạt, thụy khí lan tỏa khắp phòng. Ông bà đặt tên con là Trần Thông. Trần Thông từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ, 7 tuổi theo học với quan Đại học trong nội các, thân thiết với Thái tử như anh em ruột.


Khi Trần Thông 15 tuổi, vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử hiệu là Hiếu Đế và phong Ngài làm trưởng Ấu Sử trong nội các, kiêm quản quân nội thị vệ. Khi ấy, Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương bức Vua phải thoái vị và xuất gia tại chùa Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy. Đất nước đại loạn, Hồ Quí Ly đã giết chết Trần Khát Chân. Tình thế bất an khiến Trần Thông phải dời đến núi Yên Tử, tự nguyện xuất gia tu hành cùng các thiền tăng. Ở đó có người họ Trần tu tập, tên gọi Trần Huyền. Trần Thông tu tại chùa Vân Tiêu được 7 năm thì Hồ Quí Ly biết tin liền cho quan đại thần mời về triều phục chức giúp nhà Hồ, nhưng Ngài không chịu. Nhà Hồ tìm cách sát hại, nhờ có người mật báo, Ngài dời chùa Vân Tiêu tới trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Lúc Ngài ngồi nghỉ chân bên một thảo am ven đường, có người dân trang Khúc Thủy, họ Nguyễn húy Hành, sùng kính đạo Phật, đến đỉnh lễ thưa rằng: “Ngài từ đâu đến và đi về đâu?”


Thiền sư mỉm cười đáp: “Ta vốn chẳng sinh ra từ đâu, thì cũng chẳng có đâu để về, Thứu Lĩnh, Tùng Lâm bao trùm khắp cả mười phương, ba cõi, đều là nơi ta đã ngao du, nào biết nơi đâu đáng để dừng. Vậy ta nhàn du đến đây, ngắm xem phong cảnh, tìm hiểu nhân gian họa phúc để mà cứu giúp”.
Nguyễn công nghe nói vô cùng kính ngưỡng, liền cùng nhân dân Khúc Thủy thỉnh thiền sư về trụ trì chùa. Ngày 12 tháng một, Ngài bắt đầu khai tràng thuyết pháp, rao giảng Tam tạng Thánh điển, tiếp độ tăng, ni. Nhân dân, Phật tử kính ngưỡng Ngài như Phật tái thế. Ngài trụ trì được 5 năm, một hôm, trong khi đang tọa thiền dưới án Phật đường, Ngài thấy Quốc lão Hưng Đạo Đại vương đi đến ngồi trước nơi Ngài thiền định, ngâm rằng:

Cấp báo chi cấp báo chi,
Hồ binh lai nhập đáo thiền vi.
Cấp cấp xu hồi Khê Tang địa,
Huynh đệ đồng tâm cự tế chi.


Dịch thơ:

Kíp báo ngay kíp báo ngay,
Ngày mai giặc Hồ vây chùa này.
Mau mau trở lại Khê Tang nhé,
Huynh đệ đồng tâm chống giặc đây.


Canh ba hôm ấy, nghe tiếng hô hoán quanh chùa, Ngài sai tiểu tăng lên gác chuông quan sát thì đã thấy binh lính nhà Hồ vây kín cả bốn xung quanh. Ngài liền dùng tích trượng phá vòng vây, thẳng tiến tới chỗ giáp ranh giữa Khúc Thủy và Khê Tang thì thấy một gò cao, cây cối um tùm, Ngài liền ẩn mình vào đó. Bỗng một dải mây ngũ sắc sáng rực từ trong gò bay lên, phủ kín quanh gò, rồi cuồn cuộn bay thẳng lên không trung. Trong giây lát, trời đất tối tăm, sấm chớp ầm ầm, mưa to gió lớn, cây cối gãy đổ, bụi bay mù mịt, binh lính nhà Hồ sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Khi đó, Thiền sư đã ung dung tự tại thiền định trên Tam quan chùa Khê Tang. Ngay đêm hôm ấy, Quốc lão mộng báo cho dân chúng Khê Tang thấy Ngài ngồi đàm đạo cùng một vị Thiền sư, đứng hầu xung quanh có khoảng hơn 500 người. Quốc lão gọi nhân dân đến bảo: “Ta có bạn quí tới chơi đã được năm ngày, mà sao các người không ra nghênh đón?”. Sáng hôm sau, nhân dân không ai bảo ai đều tập trung tại Tam quan chùa, quả nhiên thấy một vị Thiền tăng đang ngồi tĩnh tọa như trong giấc mộng vậy. Nhân dân liền thỉnh Ngài về chùa, cung kính lễ bái cúng dàng và xin làm đệ tử.

Nhân dân Khúc Thủy gặp phải dịch nạn, chiều chiều thường nghe trong chùa văng vẳng tiếng nói vọng ra: “Chủ ta vì nạn mà dời đi nơi khác ở, chỉ có binh lính và Long Thần giữ chùa, được thể ôn thần, quỉ quái thừa cơ làm loạn, quấy nhiễu dân lành, biết tìm ai cứu giúp bây giờ!”. Nhân dân nghe thấy lấy làm lạ, cùng nhau sang Khê Tang thỉnh Ngài Trần Thông trở lại chùa làng, mọi chuyện lại được yên ổn, bình an như cũ.

Thời gian đó, con thứ vua Nghệ Tông là Giản Định khởi nghĩa diệt Hồ, đánh đuổi giặc Minh, khôi phục lại cơ nghiệp nhà Trần, chấn hưng thiên hạ. Giản Định đế biết Thiền sư là cựu trung thần của triều đình, nên ban chiếu mời về giúp nước. Nhận lệnh vua ban, Ngài đã ưng thuận xếp cà sa, khoác chiến bào, một lần nữa cầm quân ra trận. Ngày 11 tháng 5, Ngài triệu tập dân làng Khúc Thủy, Khê Tang, tuyển được 500 dân binh tình nguyện lên đường. Ngày 12 tháng 2 khao thưởng binh lính, lập đàn cầu đảo Quốc thái dân an. Yến tiệc đến ngày 2 tháng 6, Ngài tấn kiến vua Giản Định. Vua liền phong Ngài làm Đốc lãnh binh, Giới trưởng Quân vệ tả hữu dẹp loạn nhà Hồ rồi tiến thẳng lên phương Bắc đánh đuổi giặc Minh, trấn an bờ cõi, giữ vững chủ quyền. Nhân dân an cư lạc nghiệp, ca khúc khải hoàn. Vua Giản Định phong Ngài làm phó tướng, kiêm Quân vệ thủy bộ, nhưng Ngài đã khước từ, xin vua cho phép trở về chùa xưa tiếp tục tu hành, giáo hóa chúng sinh, xiển dương ngôi Tam Bảo. Nhà vua ưng thuận và ban sắc phong cho Ngài là Linh Thông Hòa thượng Đại vương, lại ban mũ áo, vàng bạc tu bổ chùa chiền, cho Khúc Thủy làm thang mộc ấp. Ngài cảm tạ ơn vua rồi lên đường trở về chùa Khúc Thủy.

Ngày mồng 10 tháng 9, Ngài mở tiệc khao thưởng úy lạo tướng sỹ. Ngày 12 tháng 9, nhân dân Khúc Thủy, Khê Tang làm lễ chúc mừng. Trong lúc yến ẩm, Ngài nói với phụ lão, nhân dân rằng: “Ta cùng các ngươi tình nghĩa sư đồ sâu nặng, không chỉ một ngày, sư đệ chi tình, ngàn vạn năm duyên đó khó có thể phai mờ. Sau này hãy lập miếu để thờ nơi ta lánh nạn nhà Hồ, bởi nhờ thần lực của Phật Tổ ta mới thoát được kiếp nạn. Hai ngôi Phạm Vũ Linh Quang, Trì Long nơi ta tu hành các ngươi phải thường xuyên tu sửa, giữ gìn phụng sự Phật Tổ cho chu đáo. Nơi trước khi ta tới đây dừng chân ngồi nghỉ, hãy lập nhà hội họp, tế lễ, chớ có quên lời”.

Song việc, Ngài giao lại chùa cho các đệ tử trông nom, rồi đem theo một số đệ tử khác ra đi hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh. Ngài dạo khắp cả Thiền Môn, Tùng Lâm, Thứu Lĩnh, khai sáng ra mười chín ngôi Phạm Vũ ở khắp mọi miền và tiếp độ được mười bốn vị danh tăng thời đó. Một hôm, Thiền sư bảo môn đệ: “Nay ta muốn đến núi Đốn Sơn (Đún Sơn) để thăm viếng phần mộ của Tiên công” (Trần Khát Chân bị Hồ Quí Ly giết hại, mộ táng tại nơi này, được nhân dân lập đền phụng thờ). Đến nơi, Ngài cảm xúc làm thơ rằng:

Nhất bả cương thường trọng thử thân,

Tuyết thù dĩ đắc báo quân thân.
Đốn Sơn, Khúc Thủy lưu thiên cổ,
Hiếu tử trung thần biểu thế nhân.


Dịch thơ:

Một mối cương thường trọng thân này,
Thù nhà nợ nước báo đền ngay.
Đốn Sơn, Khúc Thủy còn giữ mãi,
Tôi trung con hiếu gương sáng thay.


Ngâm xong, bỗng thấy một dải mây ngũ sắc từ trong đền bay thẳng lên không trung, trong khoảnh khắc, trời đất tối đen, mưa to, gió lớn, sấm chớp nổi ầm ầm và Thiền sư biến mất. Hôm ấy là ngày 15 tháng 2. Các đệ tử rất đỗi kinh ngạc, vô cùng kính ngưỡng, than khóc thảm sầu, cùng nhau vào đền thì thấy Ngài đã hiển Thánh, chỉ để lại chiếc mũ Thất Phật và cây thiền trượng. Các đệ tử của Ngài và nhân dân Khúc Thủy rước mũ và thiền trượng về chùa phụng thờ và đặt Thánh hiệu. Sau khi xong việc, họ dâng sớ tấu Vua việc hy hữu
này. Vua khen ngợi Ngài là trung nghĩa lương thần và sắc phong mỹ tự, lại truyền cho dân đón rước sắc chỉ mũ áo, ban vàng bạc tu sửa chùa, đình, miếu để sớm tối phụng thờ, phong Khúc Thủy là ấp hộ nhi thang mộc muôn đời huyết thực hương hỏa vô cùng, còn mãi cùng trời đất và ban cho tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”!

Nhà Trần diệt vong, có người họ Lê, húy Lợi, quê ở sách Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thuận Thiên, đất Ái Châu nổi dậy khởi nghĩa, đem ba quân trừ bỏ nhà Hồ, bình định giặc Minh. Khi ấy, Lê Khả (tướng của Lê Lợi) đến chùa Khúc Thủy, đền Khê Tang mật đảo. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ban cho chùa mỹ tự: “Vạn Cổ Phúc Thần” (Sáng mãi cùng Nhật Nguyệt), phong Ngài Trần Thông là Linh Thông Phổ Tế Đại vương, cho hai làng Khúc Thủy, Khê Tang cùng phụng thờ.

Vào thời vua Lê Chiêu Tông, nhà Mạc nổi lên cướp ngôi. Đến đời vua Trang Tông, Thái úy Nguyễn công (tự Tích Trung, người Trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn) khởi binh diệt Mạc, đến chùa Khúc Thủy mật đảo, cầu xin Thiền sư giúp nước. Sau khi lên ngôi, Trang Tông đã gia phong Ngài mỹ tự Huệ Dân. Có thơ vịnh rằng:


Sinh vi Tướng giả, tử vi Tăng,
Vạn cổ trường lưu tại xã dân.
Khúc Thủy, Khê Tang tồn tích tại,
Thiên xuân Miếu Vũ thử trung thần.


Dịch thơ:

Sống là Tướng giỏi, hóa Thánh Tăng,
Muôn thủa tiếng thơm để lại dân.
Khúc Thủy, Khê Tang còn dấu tích,
Nghìn năm Chùa Miếu rạng trung thần.


Ngày sinh, ngày hóa cùng các tiết lễ chính hội, tên húy, tên tự, sắc phong của Thiền sư Trần Thông được ghi trong chính bản. Ngày 15 tháng 5 năm Hồng Phúc 1 (1572), Hàn lâm viện Đông Các học sỹ thần Nguyễn Bính vâng soạn. Quản Giám Bách Thần Chi Điện Thiếu Khanh vâng theo bản cũ tiền Triều viết lại. Ngày 6 tháng 12 năm Tự Đức 3 (1850), các viên chức xã Khúc Thủy kính cẩn sao lục theo chính bản. Ngày 10 tháng 10 năm Thành Thái 1 (1889) các viên chức xã Khúc Thủy cẩn đằng tả theo chính bản. Sau khi Thánh Tổ viên tịch, chùa được tiếp tục truyền nối bởi các bậc Thánh Tổ sư là đệ tử của ngài trong các triều đại phong kiến thời đó và sau này.


Vào cuối thế kỷ XIX đầu XX, thừa lệnh các vua nhà Nguyễn, cha con Tổng đốc Trấn thủ Hà Đông là Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu lại tiếp tục cho đại trùng tu quần thể thánh tích Phật Quang Đại Tùng Lâm một lần nữa. Nhưng than ôi! Dòng thời gian cứ biến đổi vô thường, vận đất nước thịnh suy theo năm tháng, quần thể Thánh tích Khúc Thủy vang tiếng một thời bỗng phút chốc biến thành phế tích của các cuộc chiến tranh tàn khốc.


Tới năm Tân Sửu (1901), đời Thành Thái 13, tháng 5, mùa hạ, toàn thể nhân dân xã Khúc Thủy thành tâm cùng sư trụ trì chùa Linh Quang ra chùa Chân Tiên (Hà Thành) yết kiến Sư tổ Thanh Toàn tự Mẫn Chân. Sư tổ Sơn Hà Thanh Cốc cùng tông phái của Sư tổ Thanh Sùng đưa cụ Thanh Sùng về chùa Phúc Đống nhập tự trụ trì. Khi ấy, trong xã có ông Lưu Hiên làm quan tỉnh xin phép được trùng tu ngôi Tam Bảo. Sư tổ Thanh Sùng trụ trì 24 năm rồi trở về chùa Chân Tiên duy trì mạng mạch chốn Tổ, giao lại chùa Phúc Đống cho đệ tử là Sư tổ Thanh Thứ. Tổ Thanh Thứ có hai đệ tử Thanh Thịnh, Thanh Nhạc. Thanh Thịnh sau đi trụ trì cảnh riêng, Thanh Nhạc ở lại hầu thầy.


Năm 1947, giặc Pháp chiếm đóng vùng này, lập đồn bốt tại chùa Linh Quang (chùa trên) khiến dân chúng ly loạn, thầy trò Sư tổ Thanh Thứ mạng vong, nhân dân đưa đi an táng sau chùa. Sau chiến tranh, không còn ai nhớ được mộ phần cũng như ngày mất của thầy trò Tổ Thanh Thứ. Mãi đến năm 2011, do một đại nhân duyên hy hữu, Đại đức Thích Minh Thanh đã tìm thấy được nơi an táng cũng như ngày huý kỵ của thầy trò Tổ. Kể từ đó, xá lợi của thầy trò Tổ Thanh Thứ được rước về chùa Thắng Nghiêm để nhập tháp và cúng giỗ.


Năm 1948, được sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, Việt Minh về xây dựng căn cứ địa tại Khúc Thủy, lấy chùa Phúc Đống (chùa dưới) làm cơ sở kháng chiến, cử ông Nguyễn Văn Quyết (biệt danh Sư Đê) về trụ trì chùa để củng cố và xây dựng lực lượng chống thực dân Pháp. Từ năm 1949 đến năm 1954, Hồ Chủ tịch giao trọng trách cho Đại tướng Văn Tiến Dũng về chỉ huy căn cứ địa Khúc Thủy, Cự Đà. Đại tướng đã khoác cà sa làm sư để hoạt động cùng Sư Đê tại chùa Phúc Đống. Khi đó, toàn bộ tài sản, đồ thờ cúng của chùa đều được đưa ra phục vụ kháng chiến. Chín gian nhà thờ Tổ được dùng làm trường học cho trẻ em sơ tán, còn hai dãy nhà ngang, nhà bia, gác chuông, gác trống đều bị thực dân Pháp bắn phá.


Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, sau 9 năm gian khổ trường kỳ, giặc Pháp đã phải đầu hàng vô điều kiện và rút khỏi Việt Nam. Nhưng sau đó, đế quốc Mỹ được sự tiếp tay chính quyền Ngô Đình Diệm lại tràn vào xâm lược nước ta, chúng ném bom đánh phá miền Bắc, gây bao cảnh tang thương điêu tàn cho dân chúng, ai oán ngút trời. Hồ Chủ tịch lại ra lời kêu gọi “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, toàn dân tộc nhất tề hưởng ứng đứng lên chống giặc ngoại xâm.


Theo sự chỉ đạo của Đảng, ông Nguyễn Văn Quyết (Sư Đê) rời chùa Khúc Thủy đi theo kháng chiến. Năm 1953, Ni sư Đàm Nhân về đèn hương sớm tối trông nom chốn Tổ. Năm 1969, Ni sư Đàm Nhân viên tịch.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, chùa Khúc Thủy luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước. Chinh chiến loạn lạc cộng với ảnh hưởng của hai thời kỳ pháp nạn khiến cho kiến trúc, di vật, tư liệu của chùa bị tàn phá và thất lạc trong dân gian. Hòa bình lập lại, Khúc Thủy chỉ còn lại hai ngôi Tam Bảo là chùa Linh Quang (chùa trên) và chùa Phúc Đống (chùa dưới) song đã xuống cấp nghiêm trọng.


Năm 1956, sau cải cách ruộng đất, hàng trăm bia ký của hai chùa, đình, miếu và Dinh Vua bị tàn phá, bia rùa mang ra làm công cụ đập lúa, sau đó bị phá bỏ, vứt xuống dòng Nhuệ Giang và các ao hồ. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, một pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng gỗ mít cao 5m từ thời Lý đã bị phá hủy và đem đốt, giờ chỉ còn duy nhất một góc hậu cung phía tây chùa xây bằng đá ong là di tích có từ thời Lý, chuông Thắng Nghiêm giờ đây cũng không còn cất tiếng.


Năm Quí Sửu (1973), Ni sư Đàm Thủy (Sư Cụ Bé) về chùa đèn hương phụng sự chốn Tổ (đến năm Tân Mùi 2003 thì Ni sư viên tịch). Năm Ất Hợi (1995), do tuổi cao sức yếu không thể gánh vác công việc Phật sự, Ni sư Đàm Thủy cùng nhân dân, chính quyền các cấp và Hòa thượng Thích Quảng Lợi, Trưởng ban Đại diện Phật giáo huyện Thanh Oai, vào chùa Hương Tích cúng chùa Khúc Thủy cho Hòa thượng Thích Viên Thành, Viện chủ Tổ đình Hương Tích đời thứ 11. Năm Đinh Sửu (1997), tháng 2 ngày 2, Hòa thượng Thích Viên Thành cử đệ tử là Đại đức Thích Minh Thanh về đây tiếp nối ngọn đèn thiền. Kể từ đó tới nay, công việc trùng hưng ngôi Phạm Vũ đã và đang được tiến hành nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc.

*
Nhờ sức mạnh tâm linh của Phật tổ và hồn thiêng sông núi đất Việt, làng Khúc Thủy – chùa Thắng Nghiêm vẫn trường tồn qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Trải dài theo các triều đại phong kiến, trang Khúc Thủy đều được phong mỹ hiệu và lập làm thang mộc ấp, trên dưới cho xây cổng làng, cứ đến 7 giờ tối là đóng và có lính triều đình canh gác. Dân Khúc Thủy không phải chịu sưu thuế, nghề chủ yếu là tằm tang canh cửi và chế biến các món ăn thơm ngon, tinh khiết để tiến cung dâng Vua. Tự hào về mảnh đất quê hương linh thiêng và giàu truyền thống, người xưa đã có thơ rằng:”Làng ta bé nhỏ xinh xinh
Nơi ăn chốn ở là dinh toàn quyền”.

TranHungDao2
TranHungDao3

Kinh Dược Sư Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, ở chùa Thắng Nghiêm, tịnh lặng cùng thầy Thích Minh Thanh, lắng nghe thiên nhiên cổ vật của vùng đất thiêng kể chuyện, thật hạnh phúc để thấu hiểu một chuỗi sự kiện trãi nghìn năm. Khúc Thủy hiện nay nước đang bị uốn khúc nghẽn dòng, không gian thơm thảo thanh tịnh phải thời gian nữa mới tốt hơn nhưng sự bảo tồn và phát triển đã nhìn thấy như lên non thiêng Yên Tử đón ban mai. Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm là nơi tôi ngộ ra việc đức kết “Nghiên cứu Kinh Dược Sư”. Sức khỏe trí tuệ là căn bản của sự sống con người. An tâm, bồi bổ sinh khí, phòng trị tâm bệnh là chính yếu của triết lý giáo dục, nguyên lý căn bản của Kinh Dược Sư. Sau khi thăm chùa Thắng Nghiêm 2016, tôi đã nhận được nơi đây Kinh Dược Sư và Kinh Phạm Võng, đồng thời có duyên may  được gặp thiền sư Thích Phổ Tuệ chùa Giáng ngay trong chiều ấy. Tôi ngộ được sâu xa dấu hiệugiá trị cao quý của điểm nhấn với bài học lịch sử. Câu chuyện Đức Thánh Trần học ai, ở đâu và khi nào mà đạt được trí tuệ sức khỏe tốt đến vậy? Câu chuyện chùa Thắng Nghiêm xưa và nay với những chứng tích nào? Những thiền sư kinh sách quý cần học và thực hành? Câu trả lời có trong Kinh Dược Sư. Minh triết sống thung dung phúc hậu trước hết phải bồi bổ sinh khí, phòng trị tâm bệnh, học và thực hành Dịch Cân Kinh mà Trạng Trình đã đúc kết. Tôi thốt nhiên nghiệm ra điều đó ở đây và nơi này:

TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI

Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân

Tạm dịch:
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(GS. Lê Trí Viễn dịch)

Nguồn: Ngày xuân đọc Trạng Trình

HoaLua

VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG

Người rất muốn đi
về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm,
ta về còn trọn niềm tin.

Hoa co

AN NHIÊN NƠI TĨNH LẶNG

Thăm người ngọc, nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy non xanh, người đã chào đời.
Nơi
sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành,
bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông, bốn mùa luân chuyển
Say chân quê
ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng, đêm thì đọc sách.
Ngọc cho đời, giữ trọn niềm tin.

ĐẬU QUỐC ANH KHIÊM NHƯỜNG
Hoàng Kim

Đậu Quốc Anh là thầy giáo giảng dạy và nghiên cứu sinh thái môi trường và hệ thống nông nghiệp của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Anh như vầng đá khiêm nhường trên dấu chân Phật ở Sri Lanka (đất nước Tích Lan) nhỏ bé nhưng trí tuệ đức hạnh, thầm lặng góp ích cho dân trí và đào tạo nhân tài. Dưới đây xin chọn chép lại bài viết về vua cần tuyển quan thế nào, bờ vai lời Mẹ dăn con và 8 di sản thế giới ở Sri Lanka, ghi chép mỗi ngày. Tôi nhớ một câu thoại cổ đại ý: Núi không cần cao, có tiên phật người lành là linh điạ. Nước không cần sâu,có suối nguồn thắng tích hẳn an nhiên. .

VUA TUYỂN QUAN CẦN NHƯ THẾ NÀO?

Nước quân chủ nọ cần tuyển một Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao để chống tham nhũng và duy trì kỷ cương phép nước. Viên quan văn đầu triều, Viên quan võ đầu triều được triều thần nhất trí đề cử vào cương vị này. Vua đề nghị chọn thêm, rốt cục, dân tình đề cử thêm một người thứ ba để bầu. Người này có tiếng chính trực nhưng chỉ làm nghề thầy giáo bình thường.

Ngày ứng tuyển, ba ứng viên được đưa vào cung điện. Nhà vua đưa họ tới bên một hồ nước. Trong hồ có mấy quả chanh đang trôi lơ lửng.Nhà vua hỏi ba vị ứng viên ” Các khanh cho biết trong hồ có tổng cộng có mấy quả chanh?”

Viên quan văn đi gần tới hồ nước, đứng bên bờ và bắt đầu đếm. Sau đó người này tự tin trả lời: “Thưa bệ hạ, tổng cộng có 6 quả “.

Viên quan võ nhìn mặt nước thậm chí chẳng tiến gần tới bên hồ mà trực tiếp nối lời viên quan văn: “Thần cũng nhìn thấy 6 quả, thưa bệ hạ!”.

Người thầy giáo kia chưa vội trả lời, đi thẳng tới bên bờ hồ, cởi giày ra và lội xuống làn nước. Sau một hồi, ông cầm tất cả những miếng chanh ấy lên bờ và tâu với nhà vua: “Thưa bệ hạ, tổng cộng chỉ có 3 quả chanh. Vì những quả này đều đã bị cắt gần như làm đôi”.

Nhà vua gật đầu: Khanh mới chính là nhà chấp pháp. Trước khi đưa ra kết luận sau cùng, ta vẫn cần phải chứng minh. Bởi lẽ những gì ta đang nhìn thấy chưa chắc đã là chân tướng thực sự”.

BỜ VAI LỜI MẸ DẶN CON

Thuở tôi còn nhỏ, mẹ tôi có một câu đố: ” Đố con bộ phận nào là quan trọng nhất trên cơ thể?” Tôi thưa với mẹ rằng đôi tai là quan trọng nhất vì âm thanh và lời nói khuyến khích khen chê làm điều chỉnh hành vi con người. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”

Lúc tôi trưởng thành, tôi thưa với mẹ đôi mắt là quan trong nhất. Mắt là cửa sồ tâm hồn, đúng sai tốt xấu phải được chính mắt mình nhìn thấy mới bớt sai lầm và đưa ra chính kiến đúng đi. Mẹ cười nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa thật đúng, vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.”
Khi tôi xây dựng gia đình, tôi thưa với mẹ của quý bảo tồn di sản gia đình dòng tộc tiếp nối thế hệ là quan trọng nhất. Mẹ cười thật vui nói với bố : Con mình đã thực sự trưởng thành rồi. Mẹ trả lời tôi: “Con đang tiến bộ rất nhiều nhưng đó vẫn chưa phải là câu trả lời tổng quát.”

Rồi đến ngày người ông yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ ông. Một mình tôi vừa chạy bộ vừa khóc trên suốt chặng đường hai mươi cây số từ thành phố về nhà trong đêm mưa rào ngày 25 tháng 4 âm lịch của năm đó. Tôi cố gắng chạy thật nhanh về nhà để mong được gặp ông nội lần cuối. Nhưng khi tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.

Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi. Lúc liệm ông nội xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?” Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là quả tim mà cụ thể bên ngoài là bờ vai. Ai cũng cần một bờ vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều người thân và bạn hữu để có thể nhận được nhiều tình thương, để mỗi khi con khóc, có được những bờ vai thân thiết.”

Hạnh phúc thay là người hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.

SRILANKA VỚI 8 DI SẢN THẾ GIỚI

“Sri Lanka là đảo quốc nhỏ bé ở Nam Á, mang hình một giọt nước nằm tách biệt, có chung đường biên giới bờ biển với Ấn độ và Maldives. Đất nước với hơn ba ngàn năm lịch sử, ôm ấp trong mình 8 di sản văn hóa thế giới cùng những đồi chè xanh tươi bạt ngàn đang dần tỏa sáng vẻ đẹp cho mọi người tới thăm. Vào năm 1994, anh Đậu Quốc Anh đã tham gia một cuộc hội thảo của “ Dự án Mạng lưới nông lâm kết hợp vùng châu Á-Thái Bình Dương” tại Sri Lanka. Anh lưu lại chùm ảnh và một lời giới thiệu thật đẹp và ngắn về đất nước tươi đẹp và hội thảo cuộc hội thảo này . 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận là ‘kiệt tác của nhân loại” lần lượt là

Thành phố linh thiêng Anuradhapura, là kinh đô đầu tiên của đất nước Tích Lan được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và có cội bồ đề 2.000 năm tuổi, được chiết ra từ gốc bồ đề nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền trước khi thành đạo. Và cội Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng ngày nay chính là 1 nhánh chiết từ đây.

Thành phố cổ Polonnaruwa kinh đô thứ hai của Sri Lanka. Nơi đây còn lại phế tích của bức tường thành bao bọc thành phố cổ, cung điện hoàng gia, tượng vua Parakramabahu khắc trên đá, hồ nước Parakrama Samudra, quyển sách bằng đá Potha với chiều dài 8 mét và chiều ngang 4,25 mét. Đẹp nhất và hoành tráng nhất là Vihara với ba bức tượng Phật tạc trong vách đá trong ba tư thế khác nhau, đứng, ngồi và nằm, riêng bức tượng Đức Phật nằm nghiêng có chiều dài đến 7 mét.

Ngọn núi đá sư tử Sigiriya (Lion Rock), Sri Lanka, một ngọn đá khổng lồ cao gần 200 mét, từng là một thủ đô trong thế kỷ thứ 5. Cung điện hoàng gia được xây dựng trên đỉnh đá và hai mặt được trang trí bằng những bức bích họa đầy màu sắc dưới sự chỉ huy của vua Kasyapa (Ca Diếp). Sau đó, cung điện này được sử dụng như một tu viện Phật giáo.
Thành phố linh thiêng Kandy, nằm trên một cao nguyên với khí hậu mát lạnh quanh năm. Thành phố nằm trong một thung lũng chung quanh có núi bao bọc. Ở trung tâm thành phố là hồ nước xinh xắn, nhà cửa được xây dựng chung quanh hồ và lên cao dần ở các sườn núi chung quanh.

Khu Bảo tồn rừng Sinharaja là một vườn quốc gia, một điểm nóng đa dạng sinh học ở Sri Lanka. Khu bảo tồn này có ý nghĩa quốc tế và đã được đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển và di sản thế giới UNESCO. Tên của khu rừng có nghĩa là Vương quốc Sư Tử.
Đền thờ động Dambulla, là ngôi đền nằm trong hang động lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất Sri Lanka. Hang động được các nhà sư Phật giáo 22 thế kỷ trước khai phá từ một núi đá thành 5 gian nhà và được sử dụng như một nơi thờ cúng cho đến ngày nay. Điểm hấp dẫn chính được trải ra trong 5 hang động, có chứa các bức tượng và tranh ảnh liên quan đến Đức Phật và cuộc sống của Ngài trong đó nổi bật nhất là những bức tượng Phật mạ vàng cao đến hơn 15m với đủ các tư thế và các bức họa phủ kín vách đá trong một khu hang động rộng đến 1.951 mét vuông.

Thị trấn cổ Galle Galle, đã từng là một thành phố cảng sầm uất rất phát triển trong lịch sử. Văn hóa truyền thống bản địa khi kết hợp với phong cách Châu Âu được những người Hà Lan và Bồ Đào Nha mang đến đã kết hợp một cách hoàn hảo với nhau tạo thành một nét văn hóa pha trộn rất đặc biệt. Nơi này gần giống như Hội An ở Việt Nam. Năm 1988 UNESCO đã công nhận nơi đây trở thành di sản văn hóa thế giới.

Cao nguyên Trung tâm Sri Lanka, là tên gọi một cao nguyên nằm tại trung tâm phía Nam của Sri Lanka. Nơi này được coi là một trong những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, hệ sinh thái học ở đây cũng phong phú hiếm thấy.

Ngắm ảnh gia đình anh Đậu Quốc Anh xưa ở một căn nhà nhỏ, cuối con ngõ nhỏ thuộc phố Sinh Từ, nay gọi là phố Nguyễn Khuyến, khá gần ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Tôi thầm nhớ Vầng đá khiêm nhường Nếp nhà đẹp văn hóa

ĐỒNG XUÂN LƯU DẤU HIỀN
Hoàng Kim


Thân thiết một người hiền cũ
Tháng năm nhanh thật là nhanh
Tùng Châu, Hoài Nhơn, Phụng Dụ
Dừa xanh, sắn biếc tâm hồn

Cứ nhớ thương thầm dấu cũ
Dòng đời đâu dễ nguôi quên
Chuyên “Đào Duy Từ còn mãi”
Đồng xuân lưu dấu người hiền

Một giấc mơ lành hạnh phúc
Tùng Châu, Châu Đức, Đào Công
Một góc vườn thiêng cổ tích
Lời thương thăm thẳm giữa lòng

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau Music
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15202
Nhập ngày : 29-10-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007