Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1914
Toàn hệ thống 4108
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


Pho tượng Ngọc Quan Âm
#CNM365 #CLTVN 15 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Sóc Trăng Lương Định Của; Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Kim Notes lắng ghi chú; Nắng mới khát khao xanh;Ngôi sao mai chân trời; Nắng ban mai ngày mới; Vui bước tới thảnh thơi; Mexico ấn tượng lắng đọng; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 15 tháng 5 năm 2022 trùng ngày 15 tháng 4 là ngày Phật Đản hay là Vesak là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, tùy theo quốc gia. Lắng lòng thông điệp Phật đản Phật lịch 2566, dương lịch 2022. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 15 tháng 5 năm 1636, Hoàng Thái Cực trở thành hoàng đế khai quốc trên thực tế của nhà Thanh (Chiêu lăng là khu lăng Hoàng Thái Cực, ngày nay thành quần thể du lịch Công viên Bắc Lăng, thuộc thành phố Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) Hoàng Thái Cực là người thiết lập quốc hiệu “Đại Thanh” từ “Đại Kim” trên thực tế; Bài chọn lọc ngày 15 tháng 5: #vietnamhoc, #Thungdung; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Sóc Trăng Lương Định Của; Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Kim Notes lắng ghi chú; Nắng mới khát khao xanh;Ngôi sao mai chân trời; Vui bước tới thảnh thơi; Mexico ấn tượng lắng đọng; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-5/;

Báu vật nơi đất Việt, Pho tượng Ngọc Quan Âm là báu vật tâm hương. Đọc bài 1, 2, 3, 4, 5 tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

5

BÁU VẬT NƠI ĐẤT VIỆT
Hoàng Kim


Pho tượng Phật Quan Âm
trở về từ biển cả
chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá !

Thành Hoàng Lương Văn Chánh
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Lúa siêu xanh Việt Nam.
Mằng Lăng lưu chữ Việt.

Lời thương nơi Tháp Nhạn
An Hải mả Cao Biền
Ghềnh Đá Đĩa Tuy An
Báu vật nơi đất Việt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bau-vat-noi-dat-viet.jpg

Ghi chú

(*) Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả lưu tại chùa Thanh Lương Phú Yên, là gần nơi kho báu Ghềnh Đá Dĩa Tuy An, cũng rất gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ dấu tích ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt. Nơi đây cũng là nơi kết nối trục giao lộ ngang từ Đầm Ô Long, cảng Quy Nhơn tới Nơi hội tụ Đông Dương ở ngả năm sông Mekong Champasak (hình trên) và nơi kết nối với trục dọc Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong. Địa thế này là tầm nhìn phong thủy Vạm Xuân đặc biệt xuất sắc, được thể hiện rõ trong bản đồ cổ từ thời mạt Đường, và quả thật là lạ lùng !

(**) Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

(***) Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như  Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.

Tôi thực lòng muốn viết các khảo cứu chuyên đề này về huyền thoại và sự thật.

SÁNG MÃI NGỌC LƯU LY
Hoàng Kim


Trọn nợ duyên Phạm Lãi
Vẹn Tây Thi Ngũ Hồ
Yêu một đời đằm thắm
Sáng mãi ngọc lưu ly

xem tiếp Sáng mãi ngọc lưu ly
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/sang-mai-ngoc-luu-ly/ và Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/https://www.facebook.com/loithu.xua/posts/10224398853091547

Bài viết có liên quan

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-2.jpg

A. YERSIN Ở NHA TRANG

Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.

Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-1.jpg

Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.

Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó

Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một,  tên của Yersin được đặt  tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-3-1.jpg

Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-4-1.jpg

Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-4.jpg

Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-2.jpg

A. YERSIN VỚI VIỆT NAM

Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang  nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.

Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.

Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.

Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;

Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.

Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.


Pho tượng Ngọc Quan Âm
#CNM365 #CLTVN 15 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Sóc Trăng Lương Định Của; Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Kim Notes lắng ghi chú; Nắng mới khát khao xanh;Ngôi sao mai chân trời; Nắng ban mai ngày mới; Vui bước tới thảnh thơi; Mexico ấn tượng lắng đọng; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 15 tháng 5 năm 2022 trùng ngày 15 tháng 4 là ngày Phật Đản hay là Vesak là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, tùy theo quốc gia. Lắng lòng thông điệp Phật đản Phật lịch 2566, dương lịch 2022. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 15 tháng 5 năm 1636, Hoàng Thái Cực trở thành hoàng đế khai quốc trên thực tế của nhà Thanh (Chiêu lăng là khu lăng Hoàng Thái Cực, ngày nay thành quần thể du lịch Công viên Bắc Lăng, thuộc thành phố Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) Hoàng Thái Cực là người thiết lập quốc hiệu “Đại Thanh” từ “Đại Kim” trên thực tế; Bài chọn lọc ngày 15 tháng 5: #vietnamhoc, #Thungdung; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Sóc Trăng Lương Định Của; Rằm Đản Sinh Nhớ Mẹ; Kim Notes lắng ghi chú; Nắng mới khát khao xanh;Ngôi sao mai chân trời; Vui bước tới thảnh thơi; Mexico ấn tượng lắng đọng; CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Lời Thầy dặn thung dung; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-15-thang-5/;

Báu vật nơi đất Việt, Pho tượng Ngọc Quan Âm là báu vật tâm hương. Đọc bài 1, 2, 3, 4, 5 tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

5

BÁU VẬT NƠI ĐẤT VIỆT
Hoàng Kim


Pho tượng Phật Quan Âm
trở về từ biển cả
chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá !

Thành Hoàng Lương Văn Chánh
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Lúa siêu xanh Việt Nam.
Mằng Lăng lưu chữ Việt.

Lời thương nơi Tháp Nhạn
An Hải mả Cao Biền
Ghềnh Đá Đĩa Tuy An
Báu vật nơi đất Việt.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bau-vat-noi-dat-viet.jpg

Ghi chú

(*) Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả lưu tại chùa Thanh Lương Phú Yên, là gần nơi kho báu Ghềnh Đá Dĩa Tuy An, cũng rất gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ dấu tích ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt. Nơi đây cũng là nơi kết nối trục giao lộ ngang từ Đầm Ô Long, cảng Quy Nhơn tới Nơi hội tụ Đông Dương ở ngả năm sông Mekong Champasak (hình trên) và nơi kết nối với trục dọc Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong. Địa thế này là tầm nhìn phong thủy Vạm Xuân đặc biệt xuất sắc, được thể hiện rõ trong bản đồ cổ từ thời mạt Đường, và quả thật là lạ lùng !

(**) Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

(***) Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như  Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.

Tôi thực lòng muốn viết các khảo cứu chuyên đề này về huyền thoại và sự thật.

SÁNG MÃI NGỌC LƯU LY
Hoàng Kim


Trọn nợ duyên Phạm Lãi
Vẹn Tây Thi Ngũ Hồ
Yêu một đời đằm thắm
Sáng mãi ngọc lưu ly

xem tiếp Sáng mãi ngọc lưu ly
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/sang-mai-ngoc-luu-ly/ và Thơ Tứ tuyệt Hoàng Kim https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim và Ngày mới Ngọc cho đời https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-moi-ngoc-cho-doi/https://www.facebook.com/loithu.xua/posts/10224398853091547

Bài viết có liên quan

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-2.jpg

A. YERSIN Ở NHA TRANG

Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943.

Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-1.jpg

Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.

Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943, và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó

Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một,  tên của Yersin được đặt  tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-3-1.jpg

Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-4-1.jpg

Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Nha-Trang-va-Yersin-4.jpg

Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-2.jpg

A. YERSIN VỚI VIỆT NAM

Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang  nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.

Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.

Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.

Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;

Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.

Sắn Việt ở Suối Dầu chuyện nhỏ bài học lớn. Ông Năm Yersin mất lâu rồi mà đất lành ông Năm vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện. Sắn Việt KM94 cùng nhiều giống sắn lai mới được bảo tồn tuyển chọn, nhân giống phát triển ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.

Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam19971.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sanvietnam1997c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ve-suoi-dau-nha-trang-tham-yersin.jpg

ĐẤT SUỐI DẦU A. YERSIN

Trại Chăn nuôi  Suối Dầu ở Suối Cát xã Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.

Đất lành Suối Dầu A. Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin-5.jpg

Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…

Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?

Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:

Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.”

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nha-trang-va-yersin.jpg

Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.

Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.

Hoàng Kim

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  CNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thực  Dạy và Học  Kim on LinkedIn KimYouTubeKim on FacebookKim on Twitter

NHA TRANG VÀ A. YERSIN
Hoàng Kim
về lại chốn xưa

Nha Trang biển hương rừng thoảng
A Na bà chúa Ngọc yêu thương
Ban mai ngày mới trời thăm thẳm
Người ngọc Yersin lộng giữa hồn.

Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.

Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.

Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.

NẮNG MỚI KHÁT KHAO XANH
Hoàng Kim

Chín điều lành hạnh phúc
Mặt trời và thiên nhiên
Môi trường sống an lành
Gia đình thầy bạn quý
Minh triết cho mỗi ngày
An nhiên và phúc hậu
Thức ngủ cần hài hòa
Lao động và nghỉ ngơi
Gieo lành thì gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nang-moi-1-e1589670316958.jpg

NẮNG MỚI
Hoàng Kim

Mưa ướt đất lành nắng mới lên
Đêm thương sương rụng nhắc ngoài hiên
Núi trùm mây khói trời chất ngất
Ngày tháng thung dung nhớ bạn hiền

Ban mai tỉnh thức chim kêu cửa
Hoa rắc bên song đẫm nước non
Ô hay gió mát hương trời biển
An giấc đêm ngon chí vẫn nồng …

KHÁT KHAO XANH
Hoàng Kim

Khát khao xanh
Trời xanh
Biển xanh
Cây xanh
Con đường xanh
Giấc mơ hạnh phúc.

Anh tan vào em
thành ngôi sao may mắn
Em dựa vào anh
thành niềm tin hi vọng
Mình hòa vào nhau
ươm mầm xanh sự sống

Những thiên thần bé nhỏ
sinh thành từ khát khao xanh.

NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI
Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời!

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Hoàng Kim


NẮNG BAN MAI NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Sớm xuân cuối đêm lạnh
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Nắng Ban Mai ghé cửa
Cười nụ nhớ An Nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Giác Tâm bình minh an

ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (*)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm
con về còn trọn niềm tin.

VUI BƯỚC TỚI THẢNH THƠI
Hoàng Kim

Thăm người ngọc nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy đồng xanh, người đã chào đời.
Nơi
sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành,
bước tới thảnh thơi.

Sống giữa đời vui, giấc mơ hạnh phúc,
Cổ tích đời thường đằm thắm yêu thương.
Con cái quây quần thung dung tự tại,
Minh triết cuộc đời phúc hậu an nhiên.

Xuân Hạ Thu Đông, bốn mùa luân chuyển
Say chân quê
ngày xuân đọc Trạng Trình
Ngày ra ruộng, đêm thì đọc sách.
Ngọc cho đời, giữ trọn niềm tin.

NGÀY MỚI NGỌC CHO ĐỜI
Hoàng Kim

Đêm Vu Lan nhớ bài thơ đi học
Thấm nhọc nhằn củ sắn, củ khoai
Nhớ tay chị gối đầu khi mẹ mất
Thương lời cha căn dặn học làm người…

Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm

Cây mầm xanh người và cây cùng cảnh
Lớn âm thầm trong chất phác chân quê
Hoa và Ong siêng năng cần mẫn
Mai đào thơm nước biếc lộc xuân về

NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa chờ nhau
ai
nhớ ai …

Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi
ai
lặng lẽ
hoài …

MEXICO ẤN TƯỢNG LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Mexico ấn tượng lắng đọng là một trong 36 đường link ghi chú Châu Mỹ chuyện không quên tự truyện của Hoàng Kim. Tìm hiểu Mexico đất nước và con người ,chúng ta tìm về bốn câu hỏi chính: 1) Đất đai và thức ăn; 2) Con người với tộc người, ngôn ngữ, văn hóa; 3) Môi trường sống với khí hậu, danh thắng, vấn đề chung; 4) Chế độ và Kinh tế hiện trạng. Mexico ấn tượng lắng đọng ảnh trong bài này là hình tư liệu năm 1988 trong chùm bài Châu Mỹ chuyện không quên; Đi để hiểu quê hương, tiếp theo là các bài CIMMYT tươi rói kỷ niệm; Lời Thầy dặn thung dung; Borlaug và Hemingway; Con đường di sản Lewis Clark; Sóng yêu thương vỗ mãi;
Đối thoại nền văn hóa

Hợp chủng quốc Mê-hi-cô gọi tắt Mexico là một nước cộng hòa liên bang ở Bắc Mỹ có diện tích gần 2 triệu km², xếp thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 123,16 triệu người, xếp thứ 12 trên thế giới, so Việt Nam dân số khoảng 95,26 triệu người, xếp thứ 15, số liệu ước lượng tháng 7 năm 2016 theo The World Factbook. México là nước nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất ở châu Mỹ và Thế giới. Đất nước này bị đô hộ bởi  thực dân Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ 16 và được công nhận là một quốc gia độc lập chính thức năm 1821. Mexico có 31 bang và thành phố thủ đô Mê-hi-cô thuộc liên bang là một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới. Tìm hiểu đất nước và con người Mexico, chúng ta tìm về bốn câu hỏi là bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và  Kinh tế hiện trạng.

México có tên gọi bắt nguồn từ tên kinh đô cổ của dân tộc Mexica, nền văn minh Aztec trong lịch sử. Theo kinh thư Mendoza là một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay xuất hiện trên quốc kỳ và quốc huy của México, có một vị thần đã chỉ cho người dân của bộ tộc này địa điểm xây dựng kinh đô tại nơi có một con đại bàng mang trong miệng một con rắn và đậu xuống cành cây xương rồng ở địa điểm gần hồ Texcoco. Nơi đây sau đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn, đó là Trung tâm lịch sử của thành phố México ngày nay (hình trên), di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1987. Ngôn ngữ chính thức của México là tiếng Tây Ban Nha và 62 ngôn ngữ bản địa được quyền bình đẳng theo hiến pháp. Tại Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất thế giới. Mexico xếp vào châu Mỹ latinh dù Mexico ở Bắc Mỹ, lý do chủ yếu bởi yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, tộc người, và lịch sử. Nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở nước Mỹ, tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính ở Brazil , tiếng Pháp và tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở Canada thì ở hầu hết các nước Nam Mỹ và vùng Caribe đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính. Nói cách khác, tiếng Tây Ban Nha là thông dụng nhất của phần lớn các nước châu Mỹ Latinh. Tại Mexico, tôn giáo chính là Công giáo Roma chiếm khoảng 87,9% theo điều tra nhân khẩu năm 2000, mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần chỉ khoảng 46%;  người dân México theo đạo Tin lành ít hơn với khoảng 5,2%, số còn lại theo một số tôn giáo khác.

Đất nước México là nơi ra đời hai nền văn minh lớn của châu Mỹ là Aztec và Maya.  Mexico có thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đa sắc tộc, có lẽ đặc sắc nhất châu Mỹ của sự giao thoa nhiều nền văn hóa mà chủ đạo là nền văn hóa bản địa truyền thống đã biến đổi với nền văn hóa Tây Ban Nha đã Mỹ Latinh hóa. Sự pha trộn với khối văn hóa Mỹ Anh , Brazil Bồ Đào Nha, Canada Pháp ngữ đã làm cho México là ột quốc gia là một quốc gia đa chủng tộc sử dụng như ngôn ngữ ở đất nước Thuy Sĩ mà người dân ở đó có thể hiểu dễ dàng ba đến bốn thứ tiếng. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất tại México là người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước tính từ 60-75%. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số là  người da đỏ bản địa.  Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ 9 – 25 % là người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức,  Ba Lan,  Nga,…, người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi với tỷ lệ ít hơn.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là sauthangocimmyt7.jpg

Đất nước México địa hình chủ yếu là đồi núi và hệ thống khí hậu quá đa dạng, nên việc đầu tư sản xuất thâm canh quy mô lớn ở México khó hơn nhiều so với nước Mỹ, Canada và Nam Mỹ. Đất rừng Mexico thuở ấy (1988) bị phá tương tự như rừng Việt Nam từ ấy đến sau này. Lời Thầy dặn thung dung Norman Borlaug di sản niềm tin và nghị lực chính xác và thức tỉnh tôi lạ lùng. Người México bản địa bữa ăn truyền thống chủ yếu ngô làm lương thực chính, kết hợp với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi,  đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate …Con người mang ẩm thực quê hương mình đi khắp hành tinh nên một đất nước đa sắc tộc như Mexico có nền ẩm thực rất đa dạng. México cũng có thị trường âm nhạc lớn nhất châu Mỹ Latinh và xuất khẩu âm nhạc rộng khắp Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu (đặc biệt là Tây Ban Nha) và nhiều nước trên thế giới .

México hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao. Kinh tế México có mối liên hệ chặt chẽ với Canada và Mỹ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. México là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và có vai trò quan trọng trong khu vực Mỹ Latinh, là nước Mỹ Latinh duy nhất nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.  Vấn nạn chủ yếu của México là sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ nghèo đói cao, bất bình đẳng thu nhập, tình trạng bạo lực, buôn bán ma túy phổ biến tại nhiều vùng, sự khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa México với các nước tham gia khai thác tài nguyên tại đây, sự di cư rất cao từ nước Mexico sang Mỹ vì chênh lệch nhiều về đời sống.

Danh sách di sản thế giới tại Mexico có tổng cộng 34 di sản được UNESCO công nhận, trong đó có 27 di sản văn hóa, 6 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp.

Chùm ảnh dưới đây là những là một thoáng Mexico nhớ lại và suy ngẫm.

Teotihuacan disanthegioi Mexico


Ấn tượng hơn cả là Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987, ở México.

Monte Alban kimtuthap Mexico


Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền
văn minh Zapotec,  di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca  phía nam Mexico.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dat-nuoc-mexico-an-tuong-lang-dong.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dat-nuoc-mexico-an-tuong-lang-dong-2.jpg

Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México, di sản thế giới 2007.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời (*)
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê

Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa

Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình

Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai

Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta

Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê

(*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển;

Lang thang như đám mây trời. Tôi theo dấu chân cụ Hữu Ngọc lắng đọng những bài học tình yêu cuộc sống.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-9.jpg

CIMMYT TƯƠI RÓI KỶ NIỆM
Hoàng Kim


CIMMYT
https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP.

Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia.

CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980.

Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-3-1.jpg
thayoi

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

Học không bao giờ muộn

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là con-duong-di-san-lewis-vc3a0-clark-3.jpg

xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quên

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP Peru và khoai Việt
Nam Mỹ trong mắt tôi
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

Bồ đề ra lộc non

Cây bồ đề nhà tôi ra lá non

Hoàng KimCNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15159
Nhập ngày : 15-05-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007