Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1562
Toàn hệ thống 4169
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 30 THÁNG 6
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Việt Nam con đường xanh; Học Công bố Quốc tế; Chuyển đổi số nông nghiệp; Một ngày với Hernán Ceballos; Đến với Tây Nguyên mới; Đặng Kim Sơn lắng đọng; Tím một trời yêu thương; Nhà Trần trong sử Việt; Chùa Bửu Minh Biển Hồ; Đình Lạc Giao Hồ Lắk; Hải Như thơ về Người; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) được khánh thành,là cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu nằm liền với cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, tạo thành quần thể danh thắng di sản thế giới của UNESCO biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Cầu Tháp Luân Đôn là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua). Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Đại Việt sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần .Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Albert Einstein giới thiệu thuyết tương đối hẹp với tác phẩm “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” được tiếp nhận và xuất bản. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung; Việt Nam con đường xanh; Học Công bố Quốc tế; Chuyển đổi số nông nghiệp; Một ngày với Hernán Ceballos; Đến với Tây Nguyên mới; Đặng Kim Sơn lắng đọng; Tím một trời yêu thương; Nhà Trần trong sử Việt; Chùa Bửu Minh Biển Hồ; Đình Lạc Giao Hồ Lắk; Hải Như thơ về Người; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-6/

MỘT NGÀY VỚI HERNAN CEBALLOS
Hoàng Kim

Những ảnh này ghi lại tình bạn của chúng ta tại vườn nhà bạn ở Colombia, thiên nhiên trong lành, thung dung cùng với cỏ hoa, ngày chủ nhật yêu thích tháng 5 năm 2003..Ảnh đầu trang là Hernan buổi sáng ở nhà Hoàng Kim cũng trong năm 2003.xem tiếp
Một ngày với Hernán Ceballos; Chuyện hiền vui trăm năm; Đi để hiểu quê hương; Bảo tồn và phát triển sắn; Rượu và sắn ngày mới; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/

1

Một ngày với Hernan Ceballos

2

Chuyện hiền vui trăm năm

HỌC CÔNG BỐ QUỐC TẾ
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

dự giảng tập huấn ngày 28 tháng 6, 2022 Nền tảng về công bố quốc tế, Video bài giảng trực tuyến
https://youtu.be/Yi32ULnuTKg VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt; dự giảng tập huấn tiếp tục chiều ngày 29 tháng 6, 2022 Đạo đức công bố tác phẩm, Video bài giảng trực tuyến https://youtu.be/qu_GEOFPbrs VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào trang tích hợp dưới đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim Notes lắng ghi chú

Học Công bố Quốc tế
Việt Nam con đường xanh
Chuyển đổi số nông nghiệp
Giống sắn KM419 và KM440
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói

Chuyên mục và tiêu điểm
xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim nói với Hernan và Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi chép của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-my-chuyen-khong-quen-15.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-phi-chuyen-khong-quen-142.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-my-chuyen-khong-quen-151.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là peru-machu-picchu.jpg

Bạn hỏi tôi: Bạn ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi đến nay ấn tượng nhất vẫn là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời, thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời  “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” [1] là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m [2] trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam.

Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về  đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa. Tác phẩm bao gồm 36 Kim Notes lắng ghi chú, ấn tượng sâu sắt trong tôi: Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark  500 năm nông nghiệp Brazil, Đối thoại nền văn hóaCIMMYT tươi rói kỷ niệmCIAT Colombia thật ấn tượng; Giấc mơ thiêng cùng GoetheMark Twain nhà văn Mỹ; Đi để hiểu quê hương; Mexico ấn tượng lắng đọng; Rio phố núi và biển;  Borlaug và Hemingway; Bill Gates học để làm Truyện George Washington;  Minh triết Thomas Jefferson; Kiệt tác của tâm hồnNgọc lục bảo Paulo Coelho; Mark Zuckerberg và FB; Martin Fregene xa mà gầnSóng yêu thương vỗ mãi; … . Biên khảo này nhằm mục đích cung cấp thông tin “Châu Mỹ chuyện không quên”, bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

Cassava and Vietnam: Now and Then
Cassava conservation and sustainable development in Vietnam
New result of developing the cassava variety KM419
Vietnam cassava achievement and learnt lessons
Anthony Bellotti and Cassava in Vietnam
Ông Hồ Sáu Đồng Nai and Anthony Bellotti and Cassava in Vietnam
Vietnam cassava breeding overview: the broad perspective

#CNM365 #CLTVN 30 THÁNG 6
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; Việt Nam con đường xanh; Học Công bố Quốc tế; Chuyển đổi số nông nghiệp; Một ngày với Hernán Ceballos; Đến với Tây Nguyên mới; Đặng Kim Sơn lắng đọng; Tím một trời yêu thương; Nhà Trần trong sử Việt; Chùa Bửu Minh Biển Hồ; Đình Lạc Giao Hồ Lắk; Hải Như thơ về Người; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) được khánh thành,là cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu nằm liền với cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, tạo thành quần thể danh thắng di sản thế giới của UNESCO biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Cầu Tháp Luân Đôn là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua). Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Đại Việt sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần .Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Albert Einstein giới thiệu thuyết tương đối hẹp với tác phẩm “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” được tiếp nhận và xuất bản. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: #vietnamhoc, #Thungdung; Việt Nam con đường xanh; Học Công bố Quốc tế; Chuyển đổi số nông nghiệp; Một ngày với Hernán Ceballos; Đến với Tây Nguyên mới; Đặng Kim Sơn lắng đọng; Tím một trời yêu thương; Nhà Trần trong sử Việt; Chùa Bửu Minh Biển Hồ; Đình Lạc Giao Hồ Lắk; Hải Như thơ về Người; Nhớ bạn nhớ châu Phi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-6/

MỘT NGÀY VỚI HERNAN CEBALLOS
Hoàng Kim

Những ảnh này ghi lại tình bạn của chúng ta tại vườn nhà bạn ở Colombia, thiên nhiên trong lành, thung dung cùng với cỏ hoa, ngày chủ nhật yêu thích tháng 5 năm 2003..Ảnh đầu trang là Hernan buổi sáng ở nhà Hoàng Kim cũng trong năm 2003.xem tiếp
Một ngày với Hernán Ceballos; Chuyện hiền vui trăm năm; Đi để hiểu quê hương; Bảo tồn và phát triển sắn; Rượu và sắn ngày mới; https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/

1

Một ngày với Hernan Ceballos

2

Chuyện hiền vui trăm năm

HỌC CÔNG BỐ QUỐC TẾ
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

dự giảng tập huấn ngày 28 tháng 6, 2022 Nền tảng về công bố quốc tế, Video bài giảng trực tuyến
https://youtu.be/Yi32ULnuTKg VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt; dự giảng tập huấn tiếp tục chiều ngày 29 tháng 6, 2022 Đạo đức công bố tác phẩm, Video bài giảng trực tuyến https://youtu.be/qu_GEOFPbrs VIE-ISSH Fundamentals of Fublishing; bấm vào trang tích hợp dưới đây để xem và tiếp nhận trực tiếp tài liệu PDF tiếng Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim Notes lắng ghi chú

Học Công bố Quốc tế
Việt Nam con đường xanh
Chuyển đổi số nông nghiệp
Giống sắn KM419 và KM440
Sự thật tốt hơn ngàn lời nói

Chuyên mục và tiêu điểm
xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoc-cong-bo-quoc-te/

Kim nói với Hernan và Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi chép của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP  và các nước châu Mỹ.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-my-chuyen-khong-quen-15.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-phi-chuyen-khong-quen-142.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là chau-my-chuyen-khong-quen-151.jpg
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là peru-machu-picchu.jpg

Bạn hỏi tôi: Bạn ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi đến nay ấn tượng nhất vẫn là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca  và thần Mặt trời, thực sự là một kho báu vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời  “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” [1] là một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m [2] trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam.

Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về  đất nước, con người, bạn hữu, nền văn hóa. Tác phẩm bao gồm 36 Kim Notes lắng ghi chú, ấn tượng sâu sắt trong tôi: Lời Thầy dặn thung dung; Con đường di sản LewisClark  500 năm nông nghiệp Brazil, Đối thoại nền văn hóaCIMMYT tươi rói kỷ niệmCIAT Colombia thật ấn tượng; Giấc mơ thiêng cùng GoetheMark Twain nhà văn Mỹ; Đi để hiểu quê hương; Mexico ấn tượng lắng đọng; Rio phố núi và biển;  Borlaug và Hemingway; Bill Gates học để làm Truyện George Washington;  Minh triết Thomas Jefferson; Kiệt tác của tâm hồnNgọc lục bảo Paulo Coelho; Mark Zuckerberg và FB; Martin Fregene xa mà gầnSóng yêu thương vỗ mãi; … . Biên khảo này nhằm mục đích cung cấp thông tin “Châu Mỹ chuyện không quên”, bài học kinh nghiệm tình yêu cuộc sống cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ nghèo hiếu học có thể chọn được một số tri thức bổ ích và bài học quý cho riêng mình.

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

Cassava and Vietnam: Now and Then
Cassava conservation and sustainable development in Vietnam
New result of developing the cassava variety KM419
Vietnam cassava achievement and learnt lessons
Anthony Bellotti and Cassava in Vietnam
Ông Hồ Sáu Đồng Nai and Anthony Bellotti and Cassava in Vietnam
Vietnam cassava breeding overview: the broad perspective
45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam
Ông Hồ Sáu Đồng NaiCassava for Biofuel in Vietnam
Cassava in Vietnam: a successful story
(ảnh Hoàng Kim, Hồ Sáu, Hoàng Long và đồng sự trên Japan NHK TV)
Cassava pest in Latin America, Africa and Asia
Potential mealbug problem in cassava

Chuyện những người bạn sắn Cassava in Vietnam http://cassavaviet.blogspot.com/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là hernan-ceballos.jpg

4

Bảo tồn và phát triển

Hernán Ceballos, chuyên gia chọn giống sắn CIAT, đã nhận được giải thưởng sắn vàng tại cuộc họp liên minh đối tác sắn toàn cầu GCP21 được tổ chúc tại Berin từ 11 đến 15 tháng 6 năm 2018: http://ow.ly/QKPL30jI9Bd

Đây là một câu chuyện dài Sắn Việt bảo tồn phát triển;Sắn Việt Nam và Kawano;Sắn Việt Đất Ông Hoàng; Sắn Việt và Sắn Thái; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam bài học quý; Bảo tồn và phát triển sắn; Sắn Việt Nam ngày nay;, … với nhiều chuyện đời chuyện nghề Chọn giống sắn Việt Nam; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn kháng CWBDvới những bài học sâu sắc và ấn tượng theo nhu cầu sản xuất và thị trường với sự đáp ứng của giống tốt, giải pháp kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp điều kiện sinh thái kinh tế kỹ thuật mỗi thời của từng vùng từng vụ. Thành tựu và bài học quý của bước đột phá làn sóng thứ nhất là nhập nội khảo nghiệm xây dựng mô hình và phát triển giống sắn KM94 thích hợp cho ngành công nghiệp chế biến tinh bột châu Á và Việt Nam với giống sắn KM94 (KU50) có phổ thích nghi rộng, năng suất củ tươi trên 28 tấn/ha với hàm lượng tinh bột trên 27,5% thay thế cho các giống săn bản địa HL23, Hl 24, HL20 và Xanh Vĩnh Phú ăn ngon, thích hợp tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc Bước đột phá làn sóng thứ hai là lai tạo tuyển chọn và phát triển Giống sắn KM140 VIFOTEC nội địa phổ biến tiêu biểu ngắn ngày, thu hoạch sớm hơn KM94 để rãi vụ trồng và thu hoạch, cây thấp để thích hợp trồng dày và nâng cao mật độ trồng, năng suất củ tươi trên 35 tấn/ ha hàm lượng tinh bột trên 27,8%. Bước đột phá của làn sóng thứ ba tiêu biểu là Giống sắn chủ lực KM419siêu bột Nông Lâm với năng suất củ tươi và năng suất tinh bột đạt cao nhất trong các giống sắn thương mại của Việt Nam và mức nhiễn bệnh chồi rồng (CWBD) với bệnh khảm lá vi rus đạt mức khá đến trung bình (2-3). Bước đột phá của làn sóng thứ tư là cung ứng giống sắn tốt sạch bệnh Giống sắn KM419 và KM440 đáp ứng kịp thời cho sản xuất và thị trường Sắn Việt Nam ngày nay .Bước đột phá của làn sóng thứ năm là “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và các vùng phụ cận.

4

Hernán Ceballos và Reinhardt Howeler đã có lần bỏ khách sạn tiện nghi ở thành phố Hồ Chí Minh để lên ngủ đêm tại nhà tôi. Điều này làm tôi rất xúc động. Hiếm có những người bạn quốc tế nào thân tình và quý trọng nhau đến thế.Tôi nhớ lại trong đời mình cũng đã nhiều lần từ bỏ những nơi đủ tiện nghi thành phố để vô tư về vùng sâu vùng xa khó khăn, chấp nhận sự dấn thân , ăn, ngủ tắm giặt và sinh hoạt nơi gia đình nông thôn nghèo để thấm hiểu câu nói nổi tiếng của Helen Keller
Người mù điếc huyền thoại “Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. “Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày”. Helen Keller sinh ngày 27 tháng 6 năm 1880 mất ngày 1 tháng 6 năm 1968 là nữ văn sĩ nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội và diễn giả người Mỹ rất được tôn trọng ở Mỹ và toàn thế giới. Bà là một trong những biểu tượng đời thường có thật về đức nhẫn và sự hi sinh, biến số không nghịch cảnh thành cho bất cứ ai gục ngã trên trường đời biết gượng đứng dậy tự thắng mình. Bà vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc nhưng đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Ảnh trên là Helen Keller và cô Anne người Thầy lớn.

Hoàng Kim đã trả lời Martin Fregene về câu hỏi “Làm thế nào để họ chấp nhận được đối với nông dân ở Việt Nam”?: Bạn cần phải có số liệu công bố kết quả thực nghiệm DUS và VCU tại Việt Nam, được MARD chấp nhận, về hai giống sắn CR24-16 và TMEB419, theo quy chuẩn quốc gia Việt Nam

Chúng tôi hôm nay chưa tham gia vào việc phát triển hai giống sắn này, vì chưa biết rõ tài liệu tự công bố ở Việt Nam về năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột ổn định của giống sắn TMEB419, C36 ở Việt Nam trong sự so sánh với số liệu gốc của  IITA goseed cassava,
https://iitagoseed.com/goseed-cassava/ , là tài liệu tự công bố ở châu Phi. .

Sắn Việt Nam ngày nay, đều có gen kháng CMD của giống sắn C39 từ CIAT, cũng là gia đình của CR24-16 với các giống sắn KM419, KM440, KM568, KM535, KM534, KM536, KM537, KM440, KM397. Như bạn đã biết, tôi tới CIAT năm 2003 để làm việc với Hernan Ceballos và Martin về chọn giống sắn DH. Việt Nam năm 2003 đã nhập nội giống sắn từ CIAT, có giống C39, và có đủ hồ sơ nhập giống sắn của CIAT với giấy phép của MARD. Vì vậy, tôi biết rất rõ hiệu suất của dòng C39 mà tôi đang hiện có ngày nay, tuyển chọn từ năm 2003 (*). Tôi và “nhóm Hoàng Kim” từ đó đến nay đã liên tục làm việc Bảo tồn và phát triển sắn, gồm: Giống sắn chủ lực KM419, cũng là tác giả của các giống sắn phổ biến trước đó tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, KM94 (tên gốc KU50), SM937-26. Ở Việt Nam, giống sắn KM419 và KM440 đến nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 (và hai giống sắn CR24-16 và TMEB419 nếu có) để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

Bảo tồn và phát triển
Một gia đình yêu thương
Có một ngày như thế
Cuộc đời thành trang văn

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-hien-vui tram-nam/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/

thayoi

Lời Thầy dặn #Thungdung
Hoàng Kim

1

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

2

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con, em và cháu vững tay rồi
Đời sống an nhiên lòng thanh thản
Minh triết mỗi ngày dạy học vui.

3

Thung dung đời thoải mái
ban mai của riêng mình
giọt thời gian điểm ngọc
thanh nhàn khát khao xanh.

4

Nhân hậu đời quên tuổi
Thanh nhàn vui tháng năm
Học không bao giờ muộn
Tỉnh lặng với chính mình

5

Quốc Công đạo làm tướng
Tiết Chế đức dụng nhân
Tự do ngời tâm đức
Văn chương ngọc cho đời

Ban mai lặng lẽ sáng
Hoàng Kim


6

Ban mai lặng lẽ sáng
Phúc hậu tới thảnh thơi
Minh triết và sáng tạo
Vui đi dưới mặt trời

7

Hiền lành ẩn trí tuệ
Đức độ là tinh anh
Bảo tồn và trưởng thành
Một niềm tin thắp lửa

8

Ban mai nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

9

Chào đón bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con dọn vườn
Vui khỏe cùng trẻ thơ …

.10

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Nguyễn Du trăng huyền thoại

11

Nguyễn Du thơ chữ Hán
Kiếm bút thấu tim Người,
Đấng danh sĩ tinh hoa,
Nguyễn Du khinh Thành Tổ,
Bậc thánh viếng đức Hòa

12

Nguyễn Du tư liệu quý

Linh Nhạc thương người hiền,
Trung Liệt đền thờ cổ,
“Bang giao tập” Việt Trung,
Nguyễn Du niên biểu luận

13

Nguyễn Du Hồ Xuân Hương

“Đối tửu” thơ bi tráng,
“Tỏ ý” lệ vương đầy,
Ba trăm năm thoáng chốc,
Mại hạc vầng trăng soi.

14

Nguyễn Du Nguyễn Công Trứ

Uy Viễn “Vịnh Thúy Kiều”,
Tố Như “Đọc Tiểu Thanh”,
Bến Giang Đình ẩn ngữ,
Thời biến nhớ người xưa.

15

Nguyễn Du thời Tây Sơn

Mười lăm năm tuổi thơ,
Mười lăm năm lưu lạc,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ,
Tình hiếu thật phân minh

16

Nguyễn Du làm Ngư Tiều

Câu cá và đi săn,
Ẩn ngữ giữa đời thường,
Nguyễn Du ức gia huynh,
Hành Lạc Từ bi tráng

17

Nguyễn Du thời nhà Nguyễn

Mười tám năm làm quan,
Chính sử và Bài tựa,
Gia phả với luận bàn.
Bắc hành và Truyện Kiều

18

Nguyễn Du tiếng tri âm

Hồ Xuân Hương là ai,
Kiều Nguyễn luận anh hùng,
Thời Nam Hải Điếu Đồ,
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ

19

Nguyễn Du trăng huyền thoại

Đi thuyền trên Trường Giang,
Tâm tình và Hồn Việt,
Tấm gương soi thời đại
Mai Hạc vầng trăng soi,

20

Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài
Mười năm lưu lạc tìm gươm báu
Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai

21

Tro ve diem hen

Bài ca nhịp thời gian

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em

22

Sớm xuân qua Đại Lãnh

Vui được dịp sớm xuân qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng,

23

Vui khỏe bởi chính mình

Vui khỏe bởi chính mình thôi
Tùy duyên vui đạo sống đời an nhiên
Thảnh thơi cùng với bạn hiền
An nhàn vô sự là tiên ở đời.

24

24

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm

Vĩ Dạ thương Miên Thẩm
Trời thu nhớ cố nhân
Hơi may sương phảng phất
Nắng sớm ngọc tri âm

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là ruou-va-san-ngay-moi.jpg

25

Rượu và sắn ngày mới

Rượu và sắn ngày mới
Chuyện hiền vui trăm năm
Một niềm tin thắp lửa
Ân tình đất phương Nam.

Sắn Việt và Sắn Thái
Sắn Việt Đất Ông Hoàng
Sớm mai qua Đại Lãnh
Thao thức nhịp thời gian

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-hien-vui-tram-nam/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-tu-tuyet-hoang-kim/ xem Sắn Thái Lan ngày nay https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3335265736703807&id=100006612392623

Giống sắn vàng Hernan Ceballos câu chuyện sắn Gòn HL23 Việt Nam,sắn ba trăng Việt Nam, với tình bạn cao quý CIAT VIETNAM thuở ấy của các chuyên gia sắn quốc tế Kazuo Kawano, Reinhardt Howeler, Hernán Ceballos, Martin Fregene,…cùng đội ngũ chuyên gia Chương trình sắn Việt Nam (Vietnam Cassava Program VNCP) là một bài học thành công. Rượu và sắn ngày mớiChuyện hiền vui trăm năm là những ghi chép tản mạn của những người trong cuộc về điều này.

xem tiếp
#hoangkimlong#vietnamhoc#Thungdung; Tĩnh lặng là trí tuệ; Thơ vui những ngày nhàn; Rượu và sắn ngày mớiMột ngày với Hernánhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/mot-ngay-voi-hernan-ceballos/

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất khoai sắn nuôi người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Hồ Lắk Đình Lạc Giao
Biển Hồ Chùa Bửu Minh

Nước rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đến với Tây Nguyên mới
Bao chuyện đời không quên

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Tôi thật tâm đắc với lời bình của tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, cựu Phân Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Việt Nam, là bạn học cũ, khi anh trao đổi cùng với giáo sư Nguyễn Tử Siêm là chuyên gia khoa học đất về bài viết “Giá chúng ta giữ được Tây Nguyên như Bhutan” của nhà văn Nguyên Ngọc. Anh Tiêm nhận xét: “Vâng. Bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ, nhất là sinh thái rừng và văn hoá Tây Nguyên. Tuy nhiên cần có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử. Nước ta dân số đông, tốc độ tăng dân số nhanh, kinh tế kém phát triển, đói ăn, nên phải phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Cái dở là không kiểm soát được quá trình đó một cách hợp lý. Theo quy luật khi nền kinh tế phát triển ở mức nào đó sẽ chuyển đất nông nghiệp sang đất rừng thiết lập hệ sinh thái mới. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta”.

Tây Nguyên mới là một chuỗi chính sách lớn liên tục liên hoàn nhiều năm. Cụ Nguyên Ngọc cảnh báo những vấn đề “Nước mội rừng xanh và sự sống“; “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên ” từ rất sớm, nhưng không thay đổi được, không điều chỉnh được dòng chảy của xu thế.

Ngày nay, Tây Nguyên mới đã là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, (dân số tăng lên gấp mười lần so với trước đây) theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2019 dân số Tây Nguyên là 5.842.605 người (dân tộc Kinh: 3.642.726 người, chiếm 62,30%, dân tộc khác : 2.199.879 người, chiếm 37,70%). hình thành được những ngành hàng nông nghiệp quy mô lớn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đặc biệt Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng trên thị trường thế giới (2019 diện tích: 630,9 nghìn ha, diện tích thu hoach: 569,4 nghìn ha; năng suất: 27,8 tạ/ha, sản lượng 1,58 triệu tấn , kim ngạch xuất khẩu 2,64 tỷ USD) . Công nghiệp, nhất là chế biến nông, lâm sản từng bước phát triển, gắn kết với vùng nguyên liệu nông nghiệp hình thành chuỗi giá trị hàng hóa ngày càng phát triển. Du lịch phát triển mạnh, với trung tâm là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột gắn với đặc sắc về tự nhiên, văn hóa đặc thù Tây Nguyên; Tài nguyên đất Tây Nguyên đa dạng, đa màu sắc với 11 nhóm đất với 33 loại loại đất. Độ phì của đất đai , đặc biệt đất đỏ ba zan đã tạo ra những giá trị đặc trưng cho hệ sinh thái nông nghiệp cao nguyên cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa quy mô lớn. Tài nguyên nước Tây Nguyên phần lớn (khoảng 80%) thuộc thượng nguồn lưu vực sông Sê San, Sê rê pôk (chảy sang Căm Pu Chia), sông Đồng Nai và sông Ba. (trong lãnh thổ Việt Nam) và gần 20% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục sông Thu Bồn, Trà Khúc, sông Lũy, sông La Ngà … Trên địa bàn Tây Nguyên có 882 hồ chứa nước tự nhiên và 810 đập dâng nước. Tài nguyên rừng Tây Nguyên với diện tích có rừng (2019) : 2.557.322 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích rừng cả nước (xếp thứ 3 so với các vùng) , gồm rừng tự nhiên: 2.206.975 ha, rừng trồng 350.347 ha, độ che phủ: 46,01% (đứng thứ 4 so với các vùng).

Bảo tồn và phát triển là bài toán khó, mọi thời đều phải đối mặt . Đến với Tây Nguyên mới, đọc lại và suy ngẫm:(Hoàng Kim)

Đến với Tây Nguyên mới Nguyễn Bạch Mai viết:” Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7. Hy vọng Lễ hội sẽ thành công và mang lại niềm vui cho người nông dân quê tôi”. Đến với Tây Nguyên chúng ta thật vui mừng đang cùng đi trong một đội ngũ tâm huyết, thao thức một niềm tin và ước vọng. Các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi và vươn tới mạnh mẽ đầy sức xuân.

Tây Nguyên tầm nhìn và giải pháp.

Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ Tư năm 2017 đã tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và chứng kiến dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Tây Nguyên với lễ trao cam kết tín dụng đầu tư của các ngân hàng cho các dự án đầu tư, trao chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư, thỏa thuận đầu tư cho các dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 100.000 tỷ đồng.

Tầm nhìn Chính phủ đối với Tây Nguyên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tây Nguyên có tiềm năng, thế mạnh to lớn, độc đáo nhưng chưa được khai thác tốt. Tây Nguyên không chỉ là phên dậu của Tổ quốc, mà là điểm tựa phát triển của miền Trung, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, sự phấn đấu của cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh Tây Nguyên, vùng đã có sự phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, sau 40 năm giải phóng, Tây Nguyên còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng mất rừng, mất nguồn nước, mất nhiều cơ hội về đầu tư phát triển, đặc biệt là quy mô, hiệu quả của vùng đất tiềm năng chưa được khai thác đúng mức để phát triển và nâng cao mức sống người dân“. Trang website Thử tướng chính phủ khẳng định.

Thủ tướng chia sẻ tầm nhìn về một Tây Nguyên mới.Đó là Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ thứ 21. Để thực hiện hóa điều đó, Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất đậm chất sử thi, phải luôn ý thức giữ gìn không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Kinh… trong đại các gia đình các dân tộc Việt Nam anh em”.

Các giải pháp lớn đối với Tây Nguyên: Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp chính.

Về du lịch, Tây Nguyên là một kho tàng văn hóa phi vật thể cùng với điều kiện tự nhiên, Chính phủ quyết tâm cùng với Tây Nguyên đưa sử thi Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Càng nhiều người biết đến sử thi này thì sức lan tỏa của du lịch Tây Nguyên càng lớn. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên nói riêng cần có chiến lược phát triển đa dạng.

Về nông nghiệp, phải hình thành những vùng chuyên canh lớn và phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, tập trung quy mô lớn, giá trị hàng hóa lớn, đặc biệt phải đi vào chế biến sâu, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm.

Về nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục cơ bản ở vùng Tây Nguyên phải bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cả nước. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước.

Về bảo vệ, phát triển rừng, “cách đây gần một năm, cũng tại Đắk Lắk này, tôi đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên. Hôm nay, tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ là an ninh của vùng đất được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, nguồn nước, sinh kế của người dân, không gian di sản của cha ông. Mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác. Tiếp tục trồng rừng, không phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp mà tập trung tái canh, nâng cao năng suất thông qua thâm canh các loại cây công nghiệp.

Về công nghiệp, bài toán công nghiệp cho Tây Nguyên chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến, mở rộng chuỗi giá trị sản phẩm cây công nghiệp. Đồng ý chủ trương phát triển năng lượng tái tạo, Thủ tướng đặt vấn đề phát triển ở đâu và chỉ rõ: Ở vùng đất không thể trồng được cây gì.

Về hạ tầng, cần tránh tư tưởng làm manh mún. Cần tập trung nguồn lực, “góp gạo thổi cơm” để có công trình hạ tầng then chốt ở Tây Nguyên. Phải xã hội hóa mạnh mẽ việc phát triển hạ tầng, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thủ tướng cũng cho rằng, Tây Nguyên cần liên kết với duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, TPHCM và các vùng có thể tiêu thụ được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Tây Nguyên. Liên kết cả cơ sở hạ tầng, đặc biệt là liên kết du lịch.

Về tín dụng, khuyến khích vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ như cấp bù lãi suất…”

Đến với Tây Nguyên mới Tôi bắt đầu ký ức bằng bài thơ Câu cá bên dòng Sêrêpôk .tôi viết tại binh trạm gần Buôn Đôn và ít năm sau, khi tôi đã về miền Đông thì đó là nơi rất gần trận Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. Tôi nhớ về Cách mạng sắn ở Việt Nam thành tựu và bài học là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016 trong đó có câu chuyện sắn Miền Đông, sắn Tây Nguyên “Người lính cây sắn và tuổi thơ“.

”Nghiên cứu kỹ thuật rãi vụ sắn tại tỉnh Đăk Lắk”. Đó là câu chuyện tìm giống sắn mới và kỹ thuật rãi vụ sắn thích hợp ở Tây Nguyên. …

denvoitaynguyen

Dạy và học Giáo dục Văn hóa, Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa học Cây trồng, Du lịch Sinh thái …  bước khởi đầu là phải  tìm hiểu con người, kế đến là thực sự sống với thiên nhiên, nghiên cứu các nét đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng đất.

Đến với Tây Nguyên mới của chúng tôi lần ấy là Bạch Mai và sắn Tây Nguyên. Chúng tôi may gặp bạn cố hương và gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác với những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyênmới,
Phát triển bền vững ở Tây Nguyên,
Nguyên Ngọc với Tây Nguyên
Có những lớp sinh viên như thế

Trà Biển Hồ, Sắn Tây Nguyên
Cách mạng sắn ở Việt Nam
Tắm tiên ở Chư Yang Sin
Chuyện đồng dao cho em

Cao Biền trong sử Việt
Vườn Quốc gia ở Việt Nam
Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy
Việt Nam con đường xanh

“Nóc nhà Đông Dương” là nơi giao hội sinh lộ Đông Tây và sinh lộ Bắc Nam (hình), là chìa khóa vàng kinh tế xã hội quốc phòng địa chính trị văn hóa sử thi Tây Nguyên, Tôi trao đổi với GS.TS. NGND Trần Đức Viên, cũng là Thầy nghề nông chiến sĩ cựu Hiệu trưởng (2007 – 2014) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi đồng cảm với phát biểu của thầy Viên “Đất đai chưa mang lại yên bình và giàu có cho nông dân !” khi thầy trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 31/07/2019 .Thầy Viên tdvien@vnua.edu.vn nói “Anh Kim Cây Lương thực. Tôi vẫn vào FB của anh để đọc. Nhiều bài viết về Tây Nguyên rất hay. Anh có thể gửi cho tôi các bài/ ý tưởng của Anh/ và những người khác về phát triển nông nghiệp nông thôn Tây Nguyên qua địa chỉ email của tôi: Trân trọng cám ơn anh”.

ĐẶNG KIM SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim


TS. Đặng Kim Sơn: Cần lập ‘tuyến đường xanh’ cho nông sản là bài báo nóng hổi tính thời sự và có sức lan tỏa, nguồn VnExpress, Hoàng Phương, chuyển tiếp bởi Báo Tiếp thị Nông sản Việt. Đặng Kim Sơn lắng đọng, Hoàng Kim DẠY VÀ HỌC là chuyện thật đời thường, xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dang-kim-son-lang-dong/

DẠY VÀ HỌCNông sản Việt đột phá tốt“. Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì; Thương hiệu nông sản Việt cái vòng luẩn quẩn đang được chung tay tháo gỡ vướng mắc; Dự án tổng hợp những giải pháp quyết sách kinh doanh tiếp thị trong và sau Covid 2020-2021; Tổ chức và Thư viện tiếp thị nông sản Việt đã và được xây dựng cũng cố hệ thống bảo tồn và phát triển bền vững. Trong các chuyên gia kinh tế nông sản Việt đang thực sự tác chiến ở tuyến đầu có tiến sĩ Đặng Kim Sơn ở đấy. Tôi liên tưởng tới người cha yêu quý của anh là tướng Đặng Kim Giang làm tổng phụ trách công tác hậu cần cho chiến trường Điện Biên Phủ xưa; sau đó ông làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp chuyên về nông trường. Chiến trường điểm nóng và thời điễm quyết liệt cần vị tướng hiền tài dấn thân ấy,

1

CẦN LẬP TUYẾN ĐƯỜNG XANH CHO NÔNG SẢN
TS Đặng Kim Sơn

“Các bộ ngành, địa phương cần tổ chức một “tuyến đường xanh” ưu tiên nông sản để đảm bảo lưu thông, tránh tình trạng ngăn sông cấm chợ trong bối cảnh dịch bệnh.TS Đặng Kim Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đưa ra đề xuất trên khi trả lời VnExpress.

– Ông nhận thấy điều gì trong suốt quá trình quan sát tình hình tiêu thụ nông sản ở Hải Dương, Bắc Giang qua các đợt dịch?

– Tiêu thụ nông sản trong điều kiện bình thường đã luôn là mối lo thường trực của nông dân và lại càng căng thẳng hơn khi dịch hoành hành. Câu chuyện nông sản ùn ứ phải giải cứu ở Hải Dương trong đợt dịch hồi đầu năm, đến tiêu thụ thuận lợi vải thiều Bắc Giang đã có sự thay đổi khá rõ ràng nhờ được chuẩn bị cẩn thận, bài bản hơn.

Tôi nghĩ có bốn yếu tố làm nên sự khác biệt này. Thứ nhất, sự chuẩn bị của các bộ ngành từ mấy năm trước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường quốc tế, nhất là các thị trường cao cấp, tạo thuận lợi cho nông sản xuất khẩu.

Hai, vải thiều trồng đã quy hoạch thành vùng chuyên canh, quản lý khá tốt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn và truy xuất nguồn gốc.

Ba, tỉnh đã chuẩn bị sẵn kịch bản tiêu thụ và tìm cách gỡ tình thế “ngăn sông cấm chợ” để đưa hàng đến cửa khẩu, nơi tập kết. Cuối cùng là sự nhanh nhạy trong khai thác công nghệ, số hóa để giới thiệu sản phẩm, đưa quả vải lên sàn thương mại điện tử kết hợp các chuỗi bán lẻ, bán buôn ở chợ truyền thống trong nước.

– Sự thay đổi này đặt ra cho các tỉnh, thành bài học gì về tiêu thụ nông sản trong dịch?

– Cần sự vào cuộc của cả bộ ngành trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân. Nếu tất cả các bên cùng nỗ lực phối hợp nhịp nhàng thì có thể xử lý được nhiều vấn đề của nông sản. Nhất là các địa phương, luôn cần chủ động chuẩn bị kịch bản ứng phó với các tình huống phát sinh, giúp doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ, lưu thông cho nông sản trong dịch, phá thế “ngăn sông cấm chợ”.

Việc chuyển hướng tiêu thụ tốt trong nước cũng là cơ hội nhìn nhận lại tiềm năng của thị trường gần 100 triệu dân có thu nhập đang tăng. Nhất là các loại nông sản dễ hỏng, khó quản lý như hoa tươi, trái cây.

Việc phủ kín thị trường trong nước là thách thức, cũng là cơ hội cho nông sản từng vùng miền, nên có sự tính toán thêm.

– Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Theo ông, nên làm gì để việc vận chuyển, tiêu thụ nông sản không bị ách tắc bởi các chốt kiếm soát?

– “Ngăn sông, cấm chợ” luôn có thể xảy ra khi địa phương sản xuất nào đó trở thành vùng dịch, tại thị trường tiêu thụ bị phong tỏa, hoặc các tỉnh dọc đường lưu thông kiểm soát dịch. Một số địa phương đặt mục tiêu an toàn trên hết, kiểm soát chặt người và phương tiện đi qua đã biến địa bàn mình thành “lãnh địa riêng”. Dù không nơi nào tuyên bố cấm hẳn lưu thông, nhưng các thủ tục rườm rà với chi phí tốn kém có thể triệt tiêu mọi nhiệt huyết hỗ trợ nông dân đang phải xoay sở trong đại dịch.

Nông dân Bắc Giang đem vải thiều đi cân, tháng 6/2021. Ảnh: Giang Huy
Nông dân Bắc Giang đem vải thiều đi cân, tháng 6/2021. Ảnh: Giang Huy

Việc tổ chức tiêu thụ vải thiều bài bản hơn ở Bắc Giang đã đặt ra vấn đề xác lập tình trạng bình thường mới trong bối cảnh đợt dịch, ổ dịch mới có thể bùng phát bất cứ đâu. Việc này đòi hỏi nỗ lực liên ngành, đi kèm phân định trách nhiệm người lãnh đạo địa phương. Rõ ràng đã đến lúc cần chuyển từ tư duy “giải cứu” bị động sang chủ động trong tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, di chuyển lao động, chuyên gia nước ngoài cho cả nông nghiệp và công nghiệp.

Với nông sản, cần tổ chức đồng bộ một “tuyến đường xanh”. Trong đó hàng hóa được kiểm soát tốt ngay từ vùng sản xuất, với những tổ chức và quy chuẩn lưu thông chặt chẽ, tín hiệu chỉ báo dán trên xe có thể phá thế “lãnh địa riêng”, khơi dòng chảy thông suốt cho hàng hóa các vùng phải kiểm soát. Đây là việc nên làm ngay để đối phó với không chỉ dịch bệnh mà còn thiên tai và các tình huống đột xuất.

– Đề xuất cụ thể của ông về việc này như thế nào?

– Tại vùng sản xuất, địa phương, bộ ngành làm việc với doanh nghiệp, nông dân xem nông sản chính nào sắp thu hoạch, khối lượng hàng hóa ra sao, thị trường tiêu thụ ở đâu. Sau đó lên kế hoạch các điểm tập kết hàng đảm bảo an toàn vệ sinh, lái xe được tiêm chủng, xét nghiệm định kỳ. Khi đã xong khâu kiểm định, xe hàng được kẹp chì niêm phong và dán biển hiệu chỉ báo “xe của tuyến đường xanh” chẳng hạn.

Dọc đường đi, xe phải đi đúng tuyến đường định sẵn, có thể theo dõi bằng camera hành trình, hệ thống GPS, đi theo đoàn… Phương tiện nào làm sai quy định về đường đi, người vận chuyển, thời gian, địa điểm, hàng hóa phải bị loại ngay, xóa logo hoặc biển hiệu “tuyến đường xanh”. Xe đi qua các tỉnh thành, chốt kiểm soát được khử khuẩn phòng dịch và hỗ trợ kỹ thuật nhưng không ngăn chặn, kiểm soát lại.

Tại điểm đến, chính quyền địa phương tổ chức sẵn điểm tiếp nhận là nơi trung chuyển hoặc vùng đệm để giao hàng. Kiểm tra giấy tờ, mở kẹp chì xong, đưa ngay vào hệ thống tiêu thụ. Điểm bán cũng cần kiểm soát an toàn dịch bệnh. Loại bỏ các khâu trung gian, chấm dứt các điểm bán hàng “giải cứu” ngoài lề đường.

Tôi cho rằng đây là giải pháp khả thi nếu có sự phối hợp đồng bộ liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Chính phủ xây dựng tổ công tác liên ngành (công thương, nông nghiệp, giao thông, y tế, công an) để thống nhất chương trình, phân công địa phương liên quan cùng tham gia kế hoạch. Tổ công tác này cũng sẽ là “đầu mối” để doanh nghiệp đăng ký thủ tục vào tuyến đường xanh. Ta nói nhiều về 4.0, thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến. Song quyết định thành bại của tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh phải là sự kết hợp đồng bộ giữa các khâu chào hàng, giao dịch, thanh toán và nhất là không bị cản trở trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu khâu này tắc thì 4.0 cũng không làm được gì.

Xe chở vải thiều xuất khẩu được đi luồng ưu tiên.Ảnh: Thế Phương
Xe chở vải thiều xuất khẩu được đi luồng ưu tiên. Ảnh: Thế Phương

Lần đầu tiên Bắc Giang đã đề nghị truyền thông không dùng từ “giải cứu” vì lo ngại tụt giá nông sản. Như vậy, đây là thông điệp cho thấy đã đến lúc cần thay đổi tư duy về “giải cứu”?

– Tôi nghĩ đề nghị đó là hợp lý, vấn đề không phải chỉ là khiến giá cả xuống thấp nếu dùng từ đó, mà đã đến lúc cả xã hội cần thay đổi cả tư duy định hướng cho hành động. Từ “giải cứu” làm người ta liên tưởng đến cứu trợ nhân đạo – nghĩa cử tình cảm ngắn hạn. Trong bối cảnh “bình thường mới”, việc tiêu thụ nông sản khi xuất hiện ổ dịch là hoạt động kinh tế mang tính dài hạn.

Trước hết, không thể cư xử với nông sản, nông dân theo kiểu nhân đạo như kẻ mạnh nhìn xuống người yếu thế mà ban phát sự hỗ trợ. Đông đảo nông dân có lẽ không cần và cũng không thể sản xuất kinh doanh lâu dài dựa vào điều đó. Việt Nam có lợi thế cao về nông nghiệp, nông dân là lực lượng mạnh nếu được phát huy và bảo vệ. Việc cần làm là tìm đường cho nông sản tiếp cận thị trường tiêu thụ, nông dân có cơ hội phát triển và nông nghiệp phát huy tiềm năng.

Những chính sách hỗ trợ trong Covid-19 hầu như vắng bóng nông dân sản xuất nhỏ, vùng đồng bào, và các chính sách liên quan chỉ đến được tay họ với một tỷ lệ rất nhỏ. Nông dân là nền móng của sức mạnh ổn định chính trị xã hội trong khó khăn và là động lực quan trọng phát triển kinh tế khi thuận lợi. Giữa đại dịch, trọng tâm không phải giảm nghèo mà là bảo vệ sinh kế tối thiểu để số đông nông dân và kinh tế hộ dễ tổn thương không rơi xuống mức nghèo. Khi chưa có chính sách hỗ trợ thì cần tháo gỡ khó khăn cho họ trước.”

(Nguồn VnExpress – Hoàng Phương)

2

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn (phải) Giáo sư Mai Văn Quyền, tiến sĩ Hoàng Kim, tiến sĩ Phạm Sĩ Tân với GS TS. V. R. Carangal cùng làm việc trên đồng (hình đầu trang), thăm giống mới và mô hình trồng xen đầu rồng, đậu xanh, đậu nành, lạc với sắn; mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ. Sự hợp tác giữa chuyên gia IRRI với chuyên gia Việt Nam (Viện Lúa ĐBSCL, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) chương trình phát triển lúa và hệ thống canh tác. Đặng Kim Sơn là bạn quý, sâu sắc trong tình bạn của chúng tôi đời thường. Tôi chép lại bài học, anh viết lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn và điếu văn khóc Me thật cảm động..

Hai mẫu chuyện tình bạn đời thường của Đặng Kim Sơn làm tôi nhớ mãi: Anh Sơn là bạn quý biết lưu lại cho đời nhiều điều cao hơn trang sách, nhưng lắng đọng sâu sắc nhất trong tôi là điếu văn khóc Me, lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn kinh tế hộ và đôi điều tình bạn đời thường.

Chúng tôi gắn bó khá thân thiết trong Chương trình Hệ thống Nông nghiệp Việt Nam thuở 1985-1995, khi mà ở các tỉnh phía Bắc giáo sư Đào Thế Tuấn trọng tâm nghiên cứu và phát triển kinh tế hộ nông dân vùng trung du miền núi và đồng bằng sông Hồng, giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và phó giáo sư Đinh Văn Cự tập trung nghiên cứu và phát triển hệ thống cây trồng trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng. Tại các tỉnh phía Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng Sông Cửu Long; giáo sư Nguyễn Văn Luật, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, tiến sĩ Phạm Sỹ Tân, phó giáo sư Dương Văn Chín xâu chuỗi và lồng ghép chương trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đồng Bằng Sông Cửu Long với các dự án trong và ngoài nước hợp tác với IRRI, … tập trung chọn tạo giống lúa và nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật khoa học công nghệ thâm canh lúa; giáo sư Mai Văn Quyền trọng tâm nghiên cứu thâm canh lúa Việt Nam. nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác . Thầy Quyền và tôi chú trong hơn trong việc Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp; Phương pháp lập kế hoạch hợp lý và tổ chức xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiệu qủa cho các đề tài nghiên cứu nông nghiệp.

Đặng Kim Sơn thì ngày càng chuyên sâu hơn về Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Anh trở thành một chuyân gia đầu ngành về lĩnh vực này. .

Tôi nhớ dịp trước tới thăm mẹ Sơn khi Cụ đã gần trăm tuổi Cụ tuổi cao nhưng vẫn tỉnh táo lạ thường. Tôi hỏi Cụ: – Sinh thời, Cụ kính trọng ai nhất? Cụ nói: Đương nhiên là Bác rồi . – Người thứ hai là ai? Là ông PVĐ, ông ấy là người tốt. (và Cụ nói rất rõ chính kiến của Cụ về những người khác còn lại) – Thế còn chuyện riêng tư này thì sao ạ? – Chuyện ấy là có thật đấy, vì Cụ sống rất gần và nhiều năm chung trong ATK.

Đặng Kim Sơn ngày 25 tháng 5 năm 2019, có bài điếu văn thật cảm động đọc trước mộ Mẹ, là bà Nguyễn Thị Mỹ, quả phụ của tướng Đăng Kim Giang. Tôi lưu lại bài viết này nơi đây như là một nén tâm hương để suy ngẫm.

Tôi vẫn thường đọc lại trích đoạn lời di nguyện cuối cùng Đặng Kim Sơn điếu văn khóc Me:

Mẹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con! các cháu! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt” .

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.“

Tôi cũng đã chép lại Đặng Kim Sơn lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn kinh tế hộ, sự lắng đọng thật sâu sắc “đậy nắp quan tài định luận” cao hơn trang văn là một con người: “Thầy Tuấn kinh tế hộ” bài viết của Mai Văn Quyền, Hoàng Kim có đoạn này: Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã viết về giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn ngày 19 tháng 1 năm 2011 lúc tiễn Thầy lên đường về cõi vĩnh hằng: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

Đó là hai mẫu chuyện đời thường của Đặng Kim Sơn và Hoàng Kim mà tôi luôn nhớ mãi:

Dưới đây là toàn văn Đặng Kim Sơn điếu văn khóc Me

 

3

MẸ HÃY YÊN TÂM MÀ SIÊU THOÁT
Điếu văn Bà Nguyễn Thị Mỹ quả phụ tướng Đặng Kim Giang
(Đặng Kim Sơn đọc trước mộ mẹ ngày 25 tháng 5 năm 2019)

Kính thưa các ông bà, cô bác họ hàng, láng giềng, quí vị quan khách. Gia đình chúng tôi vô cùng cảm kích được đón tiếp quí vị đến vĩnh biệt Mẹ, Bà, Cụ của chúng tôi: Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch), tròn 100 tuổi đời đóng góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình.

Một đời làm mẹ. Ông ngoại tôi sang Lào làm việc, sinh ra mẹ tôi ở thành phố Luangpharabang. Gia đình về Việt Nam để lại bà khi đó mới mười mấy tuổi, suốt 7 năm một mình thay bố mẹ nuôi dạy hai em trên xứ người. Năm 1944, bà về Đà Lạt học trường cao đẳng nữ công thì chiến tranh nổ ra, mất liên lạc với lũ em nhỏ, bà trở về quê hương ở làng Kim Lũ, phủ Hà Đông.

Cuối năm 1946, bà lập gia đình với ông Đặng Kim Giang. Hạnh phúc đến đúng lúc toàn quốc kháng chiến, bà phải làm mẹ từ lúc chưa sinh con. Chồng gánh nhiệm vụ chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Hà Đông, bà phải một mình nuôi con chồng, nuôi cháu chồng, chạy giặc từ quê hương Hà Đông đi xa dần ra Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa rồi lên Việt Bắc. Kiếm sống gian nan mà mẹ vẫn mở lòng đón thêm con nuôi đang cảnh bơ vơ.

Đàn con đầu đã lớn lên đi học và tham gia kháng chiến. Bà một mình sinh con gái ở vùng tự do Thanh Hóa trong lúc chồng đang đánh chiến dịch Biên Giới, sinh con trai trong khi ông đang chỉ huy hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1954, Hà Nội hòa bình, hai ông bà được ở bên nhau khi hai con giai và gái ra đời và đón thêm con gái chồng về cùng gia đình, tưởng như phúc phận người mẹ đã đủ đầy nhưng những biến động chính trị một lần buộc bà tiếp tục thiên chức làm mẹ.

Năm 1967, cụ ông đang là thứ trưởng Bộ Nông trường Quốc doanh thì lâm nạn chính trị. Gia đình đang là cán bộ cao cấp trở thành đối tượng thù địch. Trong gian khó thời chiến tranh và kinh tế bao cấp, mọi người dân đều khổ, các đối tượng bị phân biệt đối xử lại càng gian nan hơn. Con cái phải phiêu bạt đào than ngoài mỏ Quảng Ninh, đi xuất khẩu lao động xứ người, lên nông trường trên Yên Thế, vào khai hoang trong Hà Tiên,… Bà chìa đôi vai nhỏ bé gánh mọi sức nặng, làm trụ cột cho cả nhà.

Bà một mình chăm ông và làm mẹ nuôi dạy cả lũ 6 đứa cháu nội, cháu ngoại. Chăm cháu ốm, dạy cháu học, chạy chợ, nấu ăn, chăm sóc cả nhà, bà còn lo kiếm thêm tiền bằng trông trẻ, khâu vá thuê. Đúng lúc gia cảnh tối tăm, người ngoài xa lánh, bà vẫn dang tay cưu mang thêm con nuôi – con người bạn chiến đấu đang gặp nạn là cháu Tân con bác Kỳ Vân.

Tình mẹ nhân hậu và vô tư ấy đã làm rung động mọi trái tim của 9 người con và dâu rể, cháu, chắt và làm chúng tôi thay đổi dù rất khác nhau về tính cách. Trong gia đình chúng tôi, mẹ là mẹ chung. Di chúc của mẹ kể tên cả 9 đứa con và căn dặn: “ Mẹ không có tiền của để lại cho các con nhưng để lại cho các con muôn vàn tình thương yêu và nếu quả thật có linh hồn và có quyền lực thì sẽ hết sức giúp đỡ con cái sau khi chết ”. Cả đến khi đã đi xa mẹ vẫn dốc lòng chăm sóc đàn con.

Suốt đời làm thày. Tốt nghiệp Thành chung năm 1937, cô giáo Mỹ bắt đầu nghề dạy học từ năm 18 tuổi, 7 năm dạy dỗ những trò nhỏ xứ Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. Trở về quê hương bà tiếp tục dạy học ở thị xã Hà Đông. Suốt 7 năm đầu kháng chiến, bà giáo tiếp tục dạy các trường vùng tự do Thanh Môn, Nho Quan, nữ trung học Liên khu 3 và Nguyễn Thượng Hiền ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Năm 1953, kháng chiến trở nên quyết liệt, bà tạm biệt học trò, theo chồng lên chiến khu.

Hòa bình lập lại, tháng 11 năm 1954 bà rời quân ngũ với tấm Huy chương kháng chiến hạng nhất và huy chương Chiến Thắng hạng nhì, về với bục giảng Hà Nội. Cô giáo Mỹ dạy trường Thanh Quan, Đống Đa, Nguyễn Công Trứ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Năm 1966, gia đình lại rời Hà Nội về Bắc Ninh, bà dạy học sinh nông thôn ở trường cấp 2 Việt Đoàn, trường Hiên Vân. Dù trường tỉnh, thủ đô hay trường làng, ở đâu những bài giảng văn học, những câu chuyện lịch sử, những kiến thức địa lý của cô giáo Mỹ cũng thổi vào hồn học sinh tình người, nghĩa nước.

Cuộc chiến cam go nhất cho sự nghiệp giáo dục của bà là đòi quyền học hành cho con mình. Suốt 40 năm “trồng người” nhưng bà bị cách chức Hiệu phó trường làng, bị đưa ra khỏi Đảng. Người phụ nữ gày yếu, nhỏ bé kiên cường gõ mọi cánh cửa từ trung ương đến địa phương đòi quyền học hành cho con cái. Chỉ nhờ sự dũng cảm của mẹ và lòng tử tế của những người trong cuộc mà cánh cửa đại học, cao đẳng tưởng như đã sập lại hẳn, mới hé mở cho 3 người con nhỏ nhất trong nhà.

Thật vinh hạnh là anh chị em nhà tôi có những ngày được học lớp do mẹ mình truyền dạy. Trước lớp, con cái vẫn “thưa cô” với mẹ. Người thày trong mẹ đã nâng giữ nhịp cầu để chúng tôi tiếp cận nền học vấn hiện đại, có cơ hội thành đạt bằng trí tuệ. Điều quan trọng hơn cả là truyền thống văn hóa của Bố, gương sống của Mẹ đã hướng cho đội ngũ học trò và các lớp cháu con lẽ đời tử tế, tiếp sức mạnh của tình người mà chẳng một ngôi trường danh tiếng nào khắp thế giới truyền dạy nổi.

Một lòng giữ nước, cứu nhà.

Đến Đà Lạt học đúng lúc miền Bắc chìm trong nạn đói 1945, cô nữ sinh trường Pháp ngày đêm đi quyên tiền cứu giúp người. Cách mạng Tháng Tám, như ngàn vạn trí thức đến với cách mạng, bà diện áo dài thêu hoa, đeo đồ trang sức xuống đường tham gia tuần hành dành chính quyền rồi làm việc tại Ủy ban Lâm thời Đà Lạt và tham gia ban Chấp hành phụ nữ Cứu quốc thành phố. Hưởng ứng “tuần lễ vàng” năm 1945, bà dốc hết đồ trang sức và của nả đóng sạch cho ngân khố.

Hồ hởi đến với cách mạng, bà giáo vào quân ngũ và thấm dần nỗi đớn đau cùng cực của chiến tranh. Ngày Hà Nội chìm trong lửa kháng chiến 1947, bà trực tiếp giữ kho vũ khí 300 ở Hà Đông và dẫn dắt đám học trò nhỏ đẩy toa tàu điện chở đạn từ Hà Đông ra tiếp tế cho mặt trận. Khi cuộc chiến trở nên quyết liệt năm 1953, bà gia nhập quân đội, đánh máy cho Tổng cục Hậu cần và làm báo địch vận tiếng Pháp trên chiến khu Việt Bắc.

Nhân thế đảo lộn dạy bà rằng cách mạng là hy sinh chứ không phải là ngày hội và phải cuộc chiến áo cơm tàn ác chẳng kém đạn bom. Nhà tan cửa nát, kiếm ăn từng bữa, bà vẫn kiên cường trước đe dọa, dụ dỗ quyền lợi, một lòng bảo vệ chồng con. Lũ con đi xuất khẩu lao động xa xứ đổi mồ hôi, nước mắt gửi hàng hóa về, bà ở nhà một mình nhận hàng, bán đồ, tả xung hữu đột với đám buôn bán giang hồ, tích cóp cho con cái về mua xong nhà, xin được việc.

Một chiều năm 1996, cuối cùng gánh nặng công việc, sức ép chính trị, nỗi lo gia đình đã xô ngã bà giáo già 77 tuổi, bà gục xuống một mình trong căn bếp nhỏ. Mấy tiếng mê man, đợi cháu đi học về, bà còn cố bò ra, đu lên mở cửa, hoàn thành nhiệm vụ cuối. Suốt 23 năm nằm liệt, bà kiên cường chiến đấu với bệnh tật, vẫn vui vẻ bình luận thời sự, nói chuyện đời xưa cho đến ngày im lặng, nhẹ nhàng ra đi.

Mẹ yêu quí của chúng con, nhìn lại 100 năm cuộc đời, đi qua 2 cuộc chiến tranh, chịu đựng bao biến động bể dâu, chứng kiến nhiều lẽ đời ngang trái nhưng không ai hiểu nổi người mẹ vóc hạc, sức mây làm sao có được sức lực, tinh thần để vượt qua sóng gió, chịu bao tủi nhục, xây hậu phương vững chắc cho bố yên tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lẽ phải; cho 16 con cái, dâu rể và 59 cháu chắt nội ngoại lớn khôn và rộng đường tiến tới tương lai.

Mẹ Mỹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con! các cháu! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt” .

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát

Literature Ms. Nguyen Thi My, widow Dang Kim Giang

(Dang Kim Son read before his mother’s grave on May 25, 2019)

Dear grandparents, relatives, neighbors, guests. Our family is extremely grateful to welcome you to our farewell Mother, Mrs., and Mrs. Nguyen Thi My, born on March 2, 1919, died on May 22, 2019 (ie April 18th). lunar calendar), 100 years old, contributing to the country, sacrificing for the family.

A mother’s life. My grandfather went to Laos to work, born my mother in Luangpharabang city. The family returned to Vietnam to leave her when she was only ten years old, for 7 years alone, replacing her parents raising two children in the country. In 1944, she went back to Dalat to study at a college of women, the war broke out, lost contact with the children, she returned to her hometown in Kim Lu village, Ha Dong province.

At the end of 1946, she married Mr. Dang Kim Giang. Happiness comes at the right time for the whole country to resist the war, she has to be a mother since she was not born. Husband is in charge of chairing the Resistance Administrative Committee of Ha Dong province, she must raise her husband, raise her husband and run the enemy from Ha Dong homeland to go further to Ha Nam, Ninh Binh and Thanh Hoa and then go to Vietnam. North. The arduous living sword still opened my heart to welcome more adopted children.

The first children grew up going to school and joined the resistance. She alone gave birth to a daughter in the Thanh Hoa Free Zone while her husband was fighting the Border Campaign, giving birth to a son while he was conducting the logistics of the Dien Bien Phu campaign. In 1954, Hanoi was peaceful, the two grandparents were together when the two daughters and girls were born and welcomed their husbands and daughters back to their families. times forced her to continue to be a mother.

In 1967, he was the deputy minister of the State Agricultural Ministry, then he was in political trouble. Families are high-ranking officials to become hostile. In the difficult time of war and subsidized economy, all people were suffering, the discriminated subjects became even more arduous. Children have to go out to dig coal outside Quang Ninh mine, export labor from the country, to the farm on Yen The, to reclaim the land in Ha Tien, … She holds small shoulders to carry all the weight, as a pillar for whole house.

She alone takes care of him and serves as a foster mother to teach all 6 grandchildren and grandchildren. Take care of her sick, teach her to learn, run the market, cook, take care of the whole family, she also worries about earning more money by looking after children and sewing. At the right time in the dark scene, the people are alienated, she still has a hand to carry more adopted children – the son of a fighting friend who is in danger is a child of a new son Ky Van.

That motherly and carefree motherhood has touched all the hearts of 9 children and bride-in-law, grandchildren, great-grandchildren and made us change despite being very different in personality. In our family, mother is a common mother. The mother’s will tells the names of all 9 children and tells them: ” I have no money to leave for you but leave you with a great deal of love and if there is indeed a soul and power, it will end Helping children after death ”. Even when she was away, she was still keen to take care of her cubs.

Lifelong work. Graduating from the General City in 1937, the American teacher started her teaching career from the age of 18, 7 years of teaching small games of Xieng Khoang and Tha Khet. Back home, she continued to teach in Ha Dong town. During the first 7 years of the resistance, the teacher continued to teach the liberal schools Thanh Mon, Nho Quan, high school girls of the 3rd and Nguyen Thuong Hien districts in Ha Dong, Ha Nam, Ninh Binh and Thanh Hoa. In 1953, the resistance became fierce, and she bid farewell to the student, following her husband to the war zone.

Peace was repeated, in November 1954 she left the army with the first-class Resistance Medal and the Second Victory Medal, returning to the Hanoi podium. The American teacher taught the schools Thanh Quan, Dong Da, Nguyen Cong Tru, Chu Van An and Nguyen Trai. In 1966, the family left Hanoi for Bac Ninh, she taught rural students at Viet Doan secondary school, Hien Van school. Whether the provincial school, the capital or the village school, where the literature lectures, historical stories, the geography knowledge of American teachers also blew into the souls of the human love, the country.

The hardest fight for her education career is to demand the right to study for her child. During 40 years of “planting people”, she was dismissed from the village vice-rector. The frail woman, small and stubborn, knocked on every door from the central to the local level, demanding her children’s education. Only thanks to the courage of the mother and the kindness of the insiders, the door of the university and college seems to have collapsed completely, opening it to the three youngest children in the house.

It is a pleasure to have my brothers and sisters have the days of class taught by my mother. Before the class, the children were still “ladies” with their mother. The teacher in the mother has raised the bridge so that we can approach the modern education, have the opportunity to succeed by intellect. The most important thing is the cultural tradition of Dad, Mother’s life example has directed the team of students and their grandchildren’s class to be kind, receiving the power of human love without any famous school all over the world. well-known teaching circles.

A heart to keep the water, save the house.

Arriving in Da Lat at the right time when the North was sunk in famine 1945, the French school girl day and night went to collect money to help people. August Revolution, like thousands of intellectuals who came to the revolution, she wore a floral embroidery, jewelry and accessories to participate in the government’s march, then worked at the Provisional Committee of Da Lat and participated in the Committee. Executive City of the National Salvation Responding to the “golden week” in 1945, she slipped all of her jewelry and made it clear to the treasury.

Ho came to the revolution, the teacher entered the army and absorbed the extreme pain of the war. On the day of Hanoi sunk in the fire of resistance in 1947, she directly held the 300 arsenal in Ha Dong and led the small pupils to push the electric carriages carrying bullets from Ha Dong to supply the front. When the war became fierce in 1953, she joined the army, typed for the General Department of Logistics and made enemy soldiers move in French on the Viet Bac war zone.

The world reversed to teach her that the revolution was sacrificed, not a festival, and a war of cruelly like rice bombs. The house was broken, and ate every meal, she was resilient to threaten, seduce benefits, and protect her husband and children. Children go to export labor from abroad to change sweat, tears to send goods, she stays home alone to receive goods, sell goods, describe the sudden conflict with the trafficking traffickers, accumulate children to finish buying home, get a job.

One afternoon in 1996, finally the burden of work, political pressure, worrying about the family falling over a 77-year-old teacher, she collapsed alone in a small kitchen. Some coma, waiting for her to go home, she tried to crawl out, swing up and open the door, complete the last mission. During 23 years of paralysis, she was resilient in fighting the disease, still happily commenting on the news, talking the old life until the day of silence, gently leaving.

Our beloved mother, looking back on 100 years of life, went through 2 wars, endured many changes in the strawberry tank, witnessed many things left and right, but no one understood the mother of the crane, how to do it to gain strength and spirit to overcome the turbulence, to suffer humiliation, to build a solid rear for him to be assured of fighting to defend the country, to protect righteousness; for 16 children, bridegroom and 59 grandchildren to grow up and expand to the future.

My mother loves. Our children and grandchildren are born mediocre: see lack of hunger, fear of fear, pride in pride, shame and escape, sometimes sluggish play, sometimes sinking in power, taking care of children more and more body and mind, materiality is better than cultivating intellect, sometimes disobeying his father’s words, sometimes saddening his mother, fortunately having the birth of a parent. It is the beautiful example of his life, his bright personality, helping us to be ashamed, to modify ourselves, to become a happy family, and miraculously, have formed a solid root for our children. overcome thousands of uncertainties in the future.

Nobody is rich in three families, no one is difficult for three lives. Wealth, title, relationship, health, beauty are not the privilege of the people who passed on to the next life. Before the world fluctuations, so many people are dying on power, will cry among the money. Only the life that my parents left for us is truly an eternal value !. The children and grandchildren will forever inscribe their mother’s wishes: “Children! children! Please love to protect each other and strive to live up and live kindly and kindness. Having talent and virtue will succeed ” .

We, grandchildren, obey my mother! Please rest assured that you escape.

Tôi xin được chép lại Đặng Kim Sơn lời tưởng nhớ thầy Đào Thế Tuấn kinh tế hộ, sự lắng đọng thật sâu sắc “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

Tôi cũng xin được trích lời Đặng Kim Sơn điếu văn khóc Me,

“Mẹ yêu thương. Lũ con cháu chúng con bình sinh tầm thường: thấy thiếu lo đói, thấy nguy sợ hãi, lúc vinh kiêu ngạo, lúc nhục trốn tránh, có lúc ham chơi lười học, có lúc chìm đắm chức quyền, chăm con cái hơn phụng dưỡng thân sinh, tham vật chất hơn trau dồi trí tuệ, nhiều lúc không nghe lời cha, lắm lúc làm buồn lòng mẹ, may mắn thay có được đấng sinh thành là Bố Mẹ. Chính gương sống đẹp đẽ, nhân cách sáng trong của Người đã giúp lũ chúng con biết hổ thẹn, sửa đổi mình, đoàn kết lại thành một gia đình hạnh phúc, và kì diệu thay, đã hình thành gốc rễ vững chắc để cháu con vượt qua muôn ngàn bất định tương lai.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Của cải, chức tước, quan hệ, sức khỏe, sắc đẹp không phải là đặc ân người trước truyền mãi được cho đời sau. Trước biến động thế gian, biết bao kẻ đang chết trên quyền lực, sẽ khóc giữa bạc tiền. Chỉ có lẽ sống mà bố mẹ để lại cho chúng con mới thực sự là giá trị vĩnh cửu!. Con cháu sẽ đời đời khắc ghi lời mẹ di chúc: “Các con! các cháu! Hãy thương yêu đùm bọc nhau cố phấn đấu vươn lên, sống tử tế nhân hậu. Có tài có đức sẽ thành đạt” .

Chúng con, các cháu, xin vâng lời mẹ dạy!

Mẹ hãy yên tâm mà siêu thoát.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là c490ang-kim-son-lang-dong-3.jpg

4

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Giáo sư Nguyễn Văn Luật;Thầy Luật lúa OMCS OM, anh hùng lao động, tác giả chính cụm công trình lúa ĐBSCL giải thưởng Hồ Chí Minh, chủ biên sách ‘Lúa Việt Nam thế kỷ 20’ 1500 trang đã viết: “Bài điếu văn khóc mẹ qua đời thật sâu sắc, xúc động! vì nói lên từ trái tim mình về Người Mẹ đã vượt qua bao khó khăn trong kháng chiến chống xâm lược làm tròn nhiệm vụ cô giáo; nỗi nhọc nhằn bởi oan trái do sự đố kị l trong hoàn cảnh nào thì Cụ Mỹ vẫn làm tròn “Thiên chức của Người Mẹ!”: nuôi dậy đàn con cháu phát triển gia đình đóng góp cho đất nước như TS Đặng Kim Sơn!“.

Giáo sư Nguyễn Tử Siêm là người trong
Chuyện thầy Nguyễn Tử Siêm, chuyên gia đất, trưởng ban biên soạn tập 9 Bách khoa thư Việt Nam về Nông nghiệp và Thủy lợi đã viết: “Tưởng nhớ và biết ơn tướng Đặng Kim Giang, phó tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Ngưỡng mộ phu nhân Nguyễn Thị Mỹ – người phụ nữ yêu nước, nhà giáo mẫu mực, người mẹ hiền thục nuôi dạy TS Đặng Kim Sơn và các con cháu chắt thành những công dân xứng đáng. Lịch sử của một gia đình cũng là mảnh ghép của dân tộc ta. Cảm ơn TS Hoàng Kim về bài tổng quan công phu”.

Tôi cảm ơn giáo sư
Luat Nguyen và giáo sư Nguyễn Tử Siêm về những trao đổi sâu lắng.và nêu thêm lời tâm đắc: CNM365 “THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI” là một dạng thức hồi ký, bút ký triết học tình yêu cuộc sống nhằm lưu lại những chuyện thực đời thường ảnh hưởng tới DẠY VÀ HỌC LÀM NGƯỜI, là sự tập hợp và xâu chuỗi những ghi chú ngắn mỗi ngày. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cựu Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn có nhiều đóng góp trong công việc và chính sách, chiến lược cho ngành.Viết về Đặng Kim Sơn thì Hoàng Kim sâu sắc nhất 5 ý: 1) Mẹ, 2) Cha (sâu lắng sự ảnh hưởng người cha ẩn trong tính cách, nghề nghiệp của Sơn) 3) Thầy, 4) Bạn, 5) Lời Mẹ dặn (lời Cụ dặn con cháu và lời Cụ nói với HK đánh giá các nhân vật lịch sử)

Tôi chưa kịp hoàn thiện bài viết này chỉ lưu lại chút hình ảnh và ghí chú (Note) Đặng Kim Sơn lắng đọng để quay lại. Sơn hãy đọc bài
Ông Bảy Nhị An GiangChuyện cổ tích người  lớn nhé. Mỗi chúng ta chỉ nhỏ nho thôi trong sự đi tới của dân tộc Việt. Nhưng chúng mình đều thực sự tin rằng”Chung tay vỗ nên bộp“. Chung sức trên đường xuân

CHÙA BỬU MINH BIỂN HỒ
Hoàng Kim


Thương trà Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền

Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”

Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang và
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một góc nhìn.

Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục

https://www.youtube.com/embed/eY88tcaKI14?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent

Chua Buu Minh – Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai.
Nguồn:
https://www.youtube.com/watch?v=eY88tcaKI14

Đến với Tây Nguyên mới Đọc tiếp và xem hình
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/

HẢI NHƯ THƠ VỀ NGƯỜI
Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC. Nghiên cứu về Con Người và Sự nghiệp của Bác Hồ cần đọc Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ba tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, 2178 trang. Tiếp đến là cụm bảy tác phẩm chính, chứa đựng nhiều thông tin đầu nguồn, đó là: 1) “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên; 2) “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đúc kết sâu sắc năm cống hiến kiệt xuất nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước; 3).”Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh ” do giáo sư Trần Văn Giàu đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác “được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca”. 4) “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” bài của chủ tịch Trường Chinh về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh; 5) “Những nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh” của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhà lãnh đạo gần gũi nhất bên cạnh Bác; 6) “Búp sen xanh ” và cụm 20 tác phẩm của “nhà văn Sơn Tùng – người viết về Bác Hồ thành công nhất 7) Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” và chùm 41 bài thơ của nhà thơ Hải Như – người làm thơ về Bác Hồ ấn tượng nhất. Trong bảy tài liệu trên, thơ Hải Như ở vị trí khiêm nhường nhưng làm sáng góc nhìn Con Người Bác Hồ; xem tiếp Hải Như thơ về Ngườihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hai-nhu-tho-ve-nguoi/

LUÂN ĐÔN TRONG MẮT TÔI
Hoàng Kim


Thăm nhà cũ của Darwin
Sương khói lẫn thời gian
Tiếc chùm ảnh công phu
Lâu ngày chưa gặp lại.

*
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

Darwin

THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim

Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.

Thăm nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” nhằm vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” Nông nghiệp Việt 500 năm”, “Nông nghiệp Việt trăm năm” (1925 -2025); lần tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt. Down House  là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.

Nông nghiệp Việt trăm năm (1925-2025) thao thức trong tôi. “Trăm năm trong cõi người ta” cụ Nguyễn Du khởi đầu kiệt tác Truyện Kiều hồn Việt, đất Việt, người Việt bằng câu này. Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển là bài học lớn Nông nghiệp Việt thích nghi để tồn tại kết nối và hội nhập nhưng không quên bản sắc mình là ai và ở đâu trong thế giới phát triển. Nông nghiệp Việt 100 năm bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm.Tôi duyên may gặp được các trang vàng của những người thầy lớn, có tầm nhìn xa rộng, sức khái quát cao và tài năng khoa học phi thường, để tự mình đọc kỹ lại và suy ngẫm. Tôi vì giới hạn nhiều điều chưa kịp chiêm nghiệm chép lại, nay soạn lại chùm ảnh tư liệu cũ “một thời để nhớ” bỗng bâng khuâng ngưỡng mộ sức khái quát trong đúc kết Thật thú vị khi được trãi nghiệm một phần đời mình gắn bó máu thịt với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Thật yêu thích được dạy và học bảo tồn và phát triển, tìm dòng chủ lưu tiến hóa chấn hưng đất nước.

(*) Cây Cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ

Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính,  Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”

(**) Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu

Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.

GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 94, trò chuyện về Viện

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3a.jpg

GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3b.jpg

TS. Hoàng Kim giám đốc Trung tâm Hưng Lộc cùng với GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia viện Vavilop Liên Xô trong chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3c.jpg

Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-3d.jpg

GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4a.jpg

Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4b.jpg

 Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4c.jpg

Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-4d.jpg

Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5a.jpg

Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5b.jpg

Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-5c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6a.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6b.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6c.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-6d.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tham-ngoi-nha-cu-cua-darwin-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-1-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là ias-2019-1.jpg

Tôi lưu lại một số hình ảnh tư liệu kỷ niệm một thời tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam..Thật trân trọng tự hào và biết ơn về Thầy bạn trong đời tôi đã giúp đỡ, động viên, đồng hành dạy và học. Đó là một khối trí tuệ tinh hoa nông nghiệp trong góc nhìn hẹp nhưng lại là tia sáng bền bỉ thầm lặng vươn tới.của dân tộc Việt. Chúng ta còn nợ các chuyên khảo sâu đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để có giải pháp tốt hơn cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và  an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ tầm nhìn, định hướng, kế hoạch phát triển Nông nghiệp Việt nga71n hạn, trung hạn, dài hàn, nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của khoa học, giáo dục, lịch sử văn hóa nông nghiệp Việt.

Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại.

Hoàng Kim

SỰ CHẬM RÃI MINH TRIẾT
Hoàng Kim

Chậm rãi học cô đọng
Giản dị văn là người
Lời ngắn mà gợi nhiều
Nói ít nhưng ngân vang .

Đi bộ trong đêm thiêng
Sự chậm rãi minh triết
Tỉnh thức một đôi điều
CNM365Tình yêu cuộc sống

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.

CHÙA BỬU MINH BIỂN HỒ
Hoàng Kim


Thương trà Biển Hồ
Chùa Bửu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền

Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”

Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang và
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một góc nhìn.

Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục

Chua Buu Minh – Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai.
Nguồn:
https://www.youtube.com/watch?v=eY88tcaKI14

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên mới
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi-2/

HẢI NHƯ THƠ VỀ NGƯỜI
Hoàng Kim

Đêm nhớ ‘Người tỉnh thức’
Hải Như thơ về Người
Bác trong thơ Hải Như
là kiệt tác chân dung

Thơ đưa Người về đích
Cụ làm ‘thơ về Người’
Đích nhân văn của Cụ
là thức tỉnh Con Người

41 bài ‘thơ về Người’
Chuyện muôn năm còn kể
Kinh nghiệm sống một đời
Minh triết Hồ Chí Minh.

‘Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi’
‘Kỷ niệm sinh nhật Người năm ấy’
‘Người
sau không bị khuất’
‘Cần
những phút buồn’
‘Một lối đi riêng’

(*) Nhà thơ Hải Như (Vũ Như Hải) sinh ngày 25/12/1923 tại Nam Định, từ trần lúc 7g 23’ ngày 30/6/2017 (tức 7/6 âm lịch năm Đinh Dậu), thượng thọ 95 tuổi. an táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương. Bà quả phụ Nguyễn Thị Ngọc Tỉnh nay cũng đã mất và được hợp táng cùng chồng. Trưởng nam Vũ Dương Quân và thứ nam Vũ Hải Như Hạnh 14 Nguyễn Thiệp, Quận 1, điện thoại 0913070041, nối tiếp chuỗi liên hệ.

BÁC HỒ TRONG THƠ HẢI NHƯ
Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC. Nghiên cứu về Con Người và Sự nghiệp của Bác Hồ cần đọc Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ba tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, 2178 trang. Tiếp đến là cụm bảy tác phẩm chính, chứa đựng nhiều thông tin đầu nguồn mà tôi ưa thích hơn cả, đó là: 1) “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” của đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên; 2) “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đúc kết sâu sắc năm cống hiến kiệt xuất nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước; 3).”Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh ” do giáo sư Trần Văn Giàu đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác “được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca”. 4) “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” bài của chủ tịch Trường Chinh về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh; 5) “Những nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh” của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhà lãnh đạo gần gũi nhất bên cạnh Bác; 6) “Búp sen xanh ” và cụm 20 tác phẩm của “nhà văn Sơn Tùng – người viết về Bác Hồ thành công nhất 7) Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” và chùm 41 bài thơ của nhà thơ Hải Như – người làm thơ về Bác Hồ ấn tượng nhất. Trong bảy tài liệu trên, thơ Hải Như ở vị trí khiêm nhường nhưng làm sáng góc nhìn Con Người Bác Hồ. 

Hải Như và bài thơ nổi tiếng

Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử hiếm có của Việt Nam. Bác được tôn kính và ngưỡng mộ như một vị thánh. Dường như rất ít ai trên thế giới được như Bác có nhiều ngợi ca bằng viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, huyết họa, điện ảnh, sân khấu, thờ cúng trong gia đình và ngoài xã hội. Thời gian và sự tranh luận thêm bớt thần tượng hóa Bác Hồ không làm xóa nhòa những dấu ấn sâu đậm của Người trong lòng dân. Di sản to lớn nhất của Bác không chỉ là sự nghiệp huyền thoại vô song “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới” mà cao đẹp hơn hết trong lòng dân là nhân cách Con Người đầy sức cảm hóa mà hiếm có một vị lãnh tụ nào đạt tới. Hải Như là nhà thơ viết về Bác Hồ ấn tượng nhất của lòng tôi trong số những nhà thơ Việt Nam. Dẫu Tố Hữu đã có các bài thơ “Việt Bắc“, “Theo chân Bác” viết rất hay về Người, Chế Lan Viên có bài thơ “Người đi tìm hình của nước” thật xúc động; Viễn Phương có bài “Viếng lăng Bác” hay nao lòng, và rất nhiều bài thơ khác nữa. … Nhưng lạ lùng thay, trên 43 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in lời thơ của Hải  Như “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ Bác Hơi!“. Bài thơ do thầy Phạm Ngọc Căng, Phó Hiệu trưởng Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch đọc trong đêm truy điệu Bác ngay sau khi bài thơ vừa ra đời, lên sóng truyền thanh Đài Tiếng Nói Việt Nam và thầy chép lại. Cả hội trường mênh mông không ai cầm được nước mắt …

CHÚNG CHÁU CANH GIẤC BÁC NGỦ, BÁC HỒ ƠI

Hải Như

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”
Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi!

Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, không được rời đội ngũ
Theo hàng hai, đi lặng lẽ tiến dần
Đừng khóc oà, hãy rón rén bàn chân
Bước nhẹ nữa. Bác Hồ vừa chợp mắt

Bác nằm đó, bộ ka-ki Bác mặc
Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm.
Nếu ta đoán không lầm; Bác mới đi thăm
Một xóm thợ, xem nơi ăn chốn nghỉ…

Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ
Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn
Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn
Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ…

Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố
Đừng để cho tiếng nấc động tai Người.
Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi
Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm

Mái tóc Bác lẫn với mầu gối trắng
Râu Bác thưa cũng bạc trắng một mầu,
Ta muốn làm con nhỏ vuốt chòm râu
Từng sợi bạc dãi dầu sương, nắng, gió.

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người, dành hết thảy cho ta!
Từ có Bác Hồ, thêm rạng rỡ ông cha
Tên của Bác đẹp thắm trang lịch sử.

Ta đứng lặng trước giấc Người yên Ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, đừng gục đầu ủ rũ
Bác dặn ta: nhớ Bác phải vươn mình
Giường Bác nằm chiếu sáng giữa trăng thanh,
Chiếc giường một suốt đời, ta nhớ mãi…

Cạnh nách Bác, đồng chí đi bên ơi, có phải
Ta nhìn như chiếc quạt Bác hay dùng
Chiếc quạt quê nhà, Bác vẫn giắt lưng!
Cùng với khúc ca dao ngọt ngào, Bác thuộc.

Bên gối Bác còn ấm lời non nước
Ánh hào quang sông núi tụ trên mình
Bác chan hoà như biển lớn mông mênh
Hồn dân tộc kết tinh hồn thời đại…

Hỡi ai đó, như trẻ thơ khóc mãi
Hãy lau khô đừng để lệ chảy tràn
Bác không muốn ta chìm trong biển lệ khóc than
Trước khi ngủ, Bác dặn dò tha thiết

Vầng trán Bác in giấc mơ tuyệt đẹp!
Hãy đọc trong mi mắt khép: nụ cười,
Bác Hồ nằm, tay không để buông xuôi
Đặt trước ngực như khi Người dạo mát.

Ôi ta nhơ hai bàn tay của Bác
Vỗ nhịp cho cả nước hát Kết Đoàn.
Ngày mai đây khi giải phóng Miền Nam
Cả nước hát, vắng bàn tay Bác vỗ…

Ta đứng lặng trước giấc Người yên ngủ!
Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.

Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ
Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa
Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta
Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến

Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến
Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người
Bác yêu trăng như yêu một con người
Trong thơ Bác, trăng với hoa là bạn

Giao thừa tới từ nay đâu tiếng Bác
Chúc đồng bào chiến sĩ, giọng ngân vang
Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian
Nghìn thế hệ mai đây còn ấp ủ…

Hỡi ai đó, xiết chặt thêm đội ngũ
Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười
Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi
Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống

Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hy vọng
Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời
Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người
Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn

Xin Bác ngủ giữa dòng đời lưu luyến
Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời
Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…

(Chiều 8 tháng 9 năm 1969)

Hải Như nhà thơ về Bác Hồ

Theo đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng trong bài “Nhà thơ Hải Như: Hãy cãi lại Bác Hồ” thì “Nhà thơ Hải Như năm 2017 đã 95 tuổi, sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi sau đó dừng viết báo, chỉ lo chung thủy với “Nàng Thơ”. Theo ông: Làm báo là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị thời điểm, thời sự, còn làm thơ là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Nhà thơ cần tìm ra cái cốt lõi của đời sống xã hội, truy nguyên vào bản chất của nó, đồng thời “nấu cao ngôn ngữ, cắt chữ dựng tượng” để có những bài thơ, câu thơ chắt lọc, lắng đọng. Vì thế nhà thơ cần phải có năng lực dự báo, cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm được hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng với đề tài thơ viết về Hồ Chi Minh, trong đó nổi bật khoảng trên 50 bài in sách, đăng báo. Ông làm thơ ít chú ý đến vần-nhịp điệu, không tự khuôn vào các thể loại, mà cốt ở tứ thơ, ý thơ. Vì thế, thơ Hải Như tự nhiên như nói, tự nhiên nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, như lời tâm sự chân tình, lắng đọng. Những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.”.

Tôi chưa rõ số bài thơ của Hải Như viết về Bác Hồ thực sự có bao nhiêu nhưng do kính trọng thơ ông nên tôi may mắn tiếp xúc được nhiều thơ ông viết về Bác. Tôi tâm đắc với anh Bùi Văn Bồng là Hải Như viết “những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào“. Hầu như bài nào cũng hay. Hầu như bài nào tôi biết cũng đều tâm đắc kỳ lạ. Nhà thơ Hải Như tiếp cận Bác Hồ không phải tiếp cận một lãnh tụ mà tiếp cận Bác với sự kính phục Con Người. Ông không xu nịnh, hoan hô, ngợi ca theo số đông mà thầm phục nhân cách:

KỶ NIỆM SINH NHẬT NGƯỜI NĂM ẤY

Hải Như

Nếu tôi nhớ không lầm
Có một nhà phê bình văn học được Bác Hồ mời lên
Thân tình góp ý:
“Làm nhà yêu nước đủ rồi! (Người cười vui)
Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ,
Bác mệt!”

Cũng vậy – khi trao đổi với mọi người
Hồ Chí Minh không bao giờ
tự cho mình đúng hết
Hãy cãi lại Bác Hồ…
(Người đưa tay nghiêm nghị chỉ vào từng chúng ta)

Có lẽ nào
Các chú
lại không cho Bác
có quyền được biết mình sai!

(Tháng 5 năm 1980).

Học Bác Hồ qua thơ Hải Như

Những chính khách Việt Nam lỗi lạc Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, … đều có những cách riêng để học Bác Hồ. “Dĩ công vi thượng” là nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt lợi ích chung lên trên hết. Đó là lời Bác Hồ nói với Bác Giáp tại hang Pắc Bó trước năm 1945. Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt đời tâm đắc điều này và là tấm gương mẫu mực về Dĩ công vi thượng từ “buổi đầu dựng nước” “chiến đấu trong vòng vây” đến “những năm tháng quyết định”, “ứng xử cuối đời” đều mẫu mực một nhân cách lớn.

Giáo sư Trần Văn Giàu thì đúc kết bảy phẩm chất cơ bản của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca đối với “Nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh “: 1) Ưu tiên đạo đức; 2) Tận tụy quên mình; 3) Kiên trì bất khuất; 4) Khiêm tốn giản dị; 5) Hài hòa kết hợp; 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý; 7) Yêu thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên.

Chủ tịch Trường Chinh thật sâu sắc khi chỉ ra “Bác Hồ rất ít trích dẫn !” Lúc đầu ông cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: “Mác, Ang ghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Chủ tịch Trường Chinh hiểu thực chất ý tứ câu nói của Bác, đó là nắm chắc thực tiễn, coi trọng thực tiễn, nói và làm bất cứ điều gì phải phù hợp với hoàn cảnh. Những đổi mới của Việt Nam gắn liền sâu sắc với bài học đó.

Nhà thơ Hải Như cũng lặng lẽ học Bác nhưng ông đã tinh tế chỉ ra điều cần học nhất ở Bác Hồ là HỌC LÀM NGƯỜI,  Bác Hồ nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”. “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân“.

Nhà thơ Hải Như lặng lẽ học Bác, quan sát thực tiễn và mạnh dạn đề xướng việc cấp bách nhất trong phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay là phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đang bành trướng trong toàn Đảng, làm suy yếu Đảng. Ông viết:

NGƯỜI SAU KHÔNG BỊ KHUẤT

Bác Hồ đứng
Người sau không bị khuất
Ta đứng (thường quên)
Che lấp…
Bạn mình!
(10 – 1970)

CẦN CÓ NHỮNG PHÚT BUỒN

Khác với chúng ta
Bác Hồ đắp chăn đơn – không muốn mình ấm quá
Người trằn trọc canh dài
Vì tiếng trẻ rao đêm
Khi còn những bất công (chưa dễ dàng ta xóa)
Cần có những phút buồn
Nâng chúng ta lên.
(1970)

ÁO THUỞ HÀN VI

Khi tiếp khách người thân
Bác vẫn khoác chiếc áo bông sờn
Hai vai áo này đây hai mụn vá
Đâu phải chỉ thương dân còn vất vả
Ta hiểu Người muốn ngụ ý sâu xa
(Bác Hồ thường không nghĩ hộ cho ta)
Người gợi ý. Ta tự tìm chân lý
Áo thuở hàn vi
Bác Hồ vẫn quý
Nhiều chúng ta lãng phí cả… con người.
(5 – 1971)

ĐÂU CHỈ VÌ GIẢN DỊ

Bác Hồ đi dép lốp cao su
Đâu chỉ vì giản dị
Mà vì lẽ cao hơn
Ta lười nghĩ chẳng tìm thêm
Khi trái đất này còn những trẻ em
Chưa có đủ giày đi
Người không sao sống khác
(1970)

KHÔNG ĐÁNG SỢ KẺ THÙ TRƯỚC MẶT

Ta hãy tự trả lời ta – Bạn hỡi
Khi ta vui
Và cả lúc ta buồn
Tâm hồn ta có trong sáng đẹp hơn
Trước phút đi xa Bác Hồ căn dặn
Không đáng sợ kẻ thù trước mặt
Sợ nhất
Kẻ thù ẩn náu trong ta!
(1970)

TRONG PHÒNG NHỎ MÌNH TA

Ta không muốn chỉ ngắm hoài bức ảnh
Bác Hồ cười trán chẳng rõ nếp nhăn
Trong phòng nhỏ mình ta
Rất nhiều lúc ta cần
Được thấy Bác nghiêm nhìn ta – tư lự
Và được thấy cả lúc Người giận chứ!
Lặng lẽ ngoảnh đi…
(Ta tự hiểu với mình…)
(9 – 1971)

NGÀI QUÁCH

Người tù bị nhốt lao làm thơ – rung động chân thành
Ngợi ca người coi ngục
Mỗi lần đọc bài thơ “Ngài Quách” trong Nhật kỹ trong tù
Ta lại tự hỏi thêm:
Có phải Bác Hồ muốn giúp ta định nghĩa rõ hơn
Thế nào là người cộng sản?
Người biết chắt chiu từng giọt người trong xã hội còn đêm
Người tin vào bản chất người không một ai muốn xấu
Người không cho là đã nhuốm bùn rồi thì hết nảy những mầm sen
(9 – 1978)

ĐỎ MẶT

Đứng trước khó khăn
Bác Hồ dặn ta cười
Và do đó mà ta biết khóc
Khi nghĩ xấu
Ta không còn… đỏ mặt
Ấy là khi ta bỏ mất ta rồi!
(1970)

TRÊN HÈ PHỐ MAI ĐÂY

Trên hè phố chúng ta mai đây
Nếu còn một trẻ nhỏ bị còng tay
Vì lẽ này lẽ nọ
Thì em ơi – đừng sợ
Phải nói thật với mình:
Lỗi đó ở em
Lỗi đó ở anh
Bác Hồ dạy chúng ta điều trước tiên
Nhận lỗi.
(5 – 1972)

MỘT LỐI ĐI RIÊNG

Chúng ta thích đón đưa
Bác Hồ không thích
Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”
Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta
Và đường quen thuộc Bác chẳng đi đâu
Đường quen thuộc thường xa
Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:
Ngắn nhất
Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn
Khi đích đã nhắm rồi
Người luôn luôn tạo cho mình:
Một lối đi riêng.
(1 – 1970)

Nhà thơ Hải Như với sự ngưỡng mộ chân thành sâu sắc đối với Con Người Bác Hồ đã chỉ ra ba khẩu hiệu mà theo ông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, nhưng chưa viết thành văn bản mà ông đã hiểu được trong quá trình nghiên cứu những tài liệu về hành trình sự nghiệp của Người. Đó là ba Không: Không vinh thân phì gia; Không phân biệt đối xử; Không đặc quyền đặc lợi.

Tại bài phỏng vấn “Thơ ca và những đề tài lớn” ông viết: “Khẩu hiệu thứ nhất là “Không vinh thân phì gia”. Tư tưởng phương Đông, một người làm quan cả họ được nhờ, đã làm quan thì thân được vinh hiển thay đổi cả vị trí xã hội và kinh tế, gia quyến thì được nhờ vả, được kính trọng lây. Hồ Chí Minh không vinh thân phì gia. Bà Thanh – chị ruột ra thăm Người rồi cũng về quê Kim Liên. Bác không có người thân nào ở cạnh để đề bạt cả, cho đến hết đời vẫn như thế. Thứ hai là “Không đặc quyền đặc lợi”. Hồ Chí Minh khi làm Cách mạng hay khi làm Chủ tịch Nước, cụ đều sống như những người dân thường. Cả nước đều biêt, khi có chính sách đề ra hũ gạo tiết kiệm thì hàng ngày Người cũng bớt một nắm gạo, bớt bữa ăn. Bác sống giản dị như người bình dân không nhà lầu, xe sang, ăn uống cũng đơn giản không đòi tiêu chuẩn riêng. Người không hưởng đặc quyền đặc lợi. Cụ vẫn đi dép lốp, đi xe cũ, mặc áo vá… luôn quan hệ gần gũi với người cận vệ, hàng ngày vẫn cho cá ăn, tưới rau. Khẩu hiệu thứ ba xuyên suốt cuộc đời Người. Đó là “Không phân biệt đối xử”. Hồ Chí Minh là người cộng sản nhưng khi thành lập Liên minh Chính phủ, ông đã mời cả những người ở đảng khác vào như Quốc Dân Đảng, Đảng Xã Hội… hay không phải Đảng viên. Cụ cũng mời các thành phần xã hội tham gia lãnh đạo Đất nước, tham gia kháng chiến… Về vấn đề kê khai tài sản, tôi thấy Nghị quyết Đảng đề ra đã lâu nhưng vẫn chưa làm được. Vẫn lúng túng quá. Phải chăng có điều gì khó khăn, khuất tất? Tại sao không học tập Hồ Chí Minh, chúng ta phải thấy rằng đây là một lãnh tụ duy nhất trên thế giới không kê khai tài sản mà công khai tài sản, Người chỉ xách một cái vali và đôi dép lốp về nước, làm Cách mạng đến khi làm Chủ tịch Nước vẫn công khai tài sản từng ấy. Người dân tin cậy Hồ Chí Minh vì ông là lãnh tụ sạch cho tới lúc ông ra đi.”

Nhà thơ Hải Như có em ruột và con trai hi sinh cho Tổ Quốc. Liệt sĩ Vũ Như Hà – em ruột nhà thơ Hải Như – sinh năm 1925 là người đã từng cùng ông Lê Đức Nhân (gốc người Đức do Bác Hồ đặt tên Việt) can đảm đóng giả sĩ quan Pháp vào đánh úp thắng lợi đồn giặc ở châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Sau này, anh hi sinh năm 1948 ở Việt Bắc. Nhà thơ đã khóc em “Đi 22 tuổi chưa là trẻ/Ở đủ trăm năm chửa hẵn già / Kiêu hãnh ai xưa vào trại giặc/ Nghiêng cười sáng mãi nét tinh hoa”. Liệt sĩ Vũ Bắc Dũng – con trai nhà thơ Hải Như – sinh năm 1949 hi sinh năm 1969 ở chiến trường biên giới Việt Lào, đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ. Nhà thơ Hải Như trong nỗi đau ấy hẵn thấu hiểu nỗi đau của Bác Hồ khi mất mẹ và em. Ông thấu hiểu, hiểu đúng và đồng cảm vì sao Bác Hồ đi dép lốp, cần có những phút buồn” mặc áo vá, đắp chăn đơn để Người hiểu và thương người lính cùng những người dân đói rách.

Nhà thơ Hải Như là thi sĩ nổi tiếng của hơn 100 bài thơ tình, quê hương, đất nước được phổ nhạc, trong đó mảng đề tài về Bác Hồ là sâu sắc hơn cả. Nhà sử học Đào Duy Anh nói với ông một câu bằng tiếng Pháp mà nhà thơ Hải Như nhớ mãi: “Anh đã có đề tài chuyên chở tư tưởng của anh rồi” và “Anh cứ tiếp tục làm đi!”. Đọc thơ Hải Như cùng những điều tâm huyết của ông trả lời khi được phỏng vấn đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị nhân văn cao cả của Bác. Đó là bài học dấn thân “vì dân phục vụ” mà mỗi chúng ta, và đặc biệt là những vị đang nắm trọng trách của đất nước, chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân, cần đọc và suy ngẫm lời giáo sư Trần Văn Giàu: “Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn.”

Đêm nhớ Người tỉnh thức Hải Như. Hải Như “thơ viết về Người” Bác Hồ trong thơ Hải Như 41 bài ‘thơ viết về Người’ lắng đọng sâu sắc một đời là kiệt tác chân dung, minh triết Hồ Chí Minh, tuấn mã đưa Người về đích. Cụ Hải Như không ngợi ca lãnh tụ mà làm ‘thơ viết về Người’. Đích nhân văn của Cụ là THỨC TỈNH CON NGƯỜI, Cụ Hải Như ơi !

Hoàng Kim — with Hanh Vu.

HẢI NHƯ THƠ VỀ NGƯỜI
Hoàng Kim
tưởng nhớ hai cụ Ngọc Tỉnh Hải Như

Con giữ mãi yêu thương
Hải Như thơ về Người
Bài học vàng cho con
Bạch Ngọc Tỉnh Con Người

Cụ nâng niu trên tay
“Nguyễn Du” “Truyện Thúy Kiều”
Kỷ vật con gửi tặng
Biểu tượng điều con thích

Bà trọn đời bên Ông
Chén vàng bên đũa ngọc
Hải Như thơ về Người
Đời vời vợi nhớ thương

Thương Tháng bảy mưa ngâu
Hải Như thơ về Người
Bài học vàng cho con
Bạch Ngọc Tỉnh Con Người

– với
Hanh Vu, xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hai-nhu-tho-ve-nguoi/


TÍM MỘT TRỜI YÊU THƯƠNG

Hoàng Kim

Hạnh phúc thật giản đơn…
Khi sớm mai thức dậy
Thong thả vào trang mới
Cùng người thân chuyện trò

Thương năm tháng đường xa
Gừng cay và muối mặn
Nhớ giọt nước mắt trong
Sự an nhiên thầm lặng …

Chợt thấy lòng bâng khuậng
Thanh thản ngày vui tới
Thung dung chào ngày mới
Tím một trời yêu thương.

Noi tinh yeu bat dau

ảnh 1 Tím một trời yêu thương. thơ và ảnh Hoàng Kim
ảnh 2 Nơi tình yêu bắt đầu, ảnh Phan Chí Quyết

xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tim-mot-troi-yeu-thuong/

NHỚ CHÂU PHI
Hoàng Kim to Martin Fregene

Nhớ Châu Phi bạn gần và xa.
Hiền tài hơn châu báu ngọc ngà.
Thương bạn về nhà rời đất hứa.
Dấn thân mình cho đất nở hoa”

(Remember to Africa friends near and far A good name and godly heritage is better than silver and gold. Love you home, leave the promised land. Involve yourself in the land of bloom)

Cám ơn GS Nguyễn Tử Siêm, PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) anh Trần Quang Phước (Quang Phước Trần) đã đồng cảm chùm bài ‘Nhớ châu Phi” tiếp nối chuyên khảo Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam, Lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Chuyện trồng lúa ở châu Phi; Sắn Việt Nam đến châu Phi Mười hai ngày ở Ghana …. là những mẫu chuyện ký ức vụn mà tôi muốn tập hợp và biên tập lại

LÚA SẮN VIỆT NAM TỚI CHÂU PHI

Giáo sư Võ Tòng Xuân và tiến sĩ Tô Văn Trường dường như là những nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đầu tiên mang lúa Việt sang nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm ở châu Phi. Hình trên là Giáo sư Võ Tòng Xuân (bên phải) và tiến sĩ Tô Văn Trường trên ruộng lúa thực nghiệm lúa Việt Nam ở châu Phi. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi dường như có một nhân duyên khó lý giải. Điều này giống như câu chuyện Cristoforo Colombo ngày 3 tháng 8 năm 1492 khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông để khám phá ra châu Mỹ. Colombo đâu có ngờ rằng đó chính là bước đi đầu tiên của một sứ giả kết gắn Tân Thế Giới với Cựu Thế Giới của đầu thế kỷ 15. Lúa Sắn Việt Nam đến châu Phi là sự trãi nghiệm cuộc sống mà tôi may mắn là người được chứng kiến trong chặng đường đầu. Bài viết này chia sẻ các nhận thức về tầm nhìn, mục tiêu, nôi dung, giá trị kết quả và bài học

Tôi theo thầy Võ Tòng Xuân đến châu Phi với danh nghĩa là chuyên gia nông học “Dr. Cassava” và ý nghĩ “giúp bạn cũng là tự giúp mình”. Tôi thành tâm và tự nguyện dấn thân tiếp nối ý nguyện, việc làm của Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực, Bill Gates học để làm,…Họ là thầy bạn tốt đã đến châu Phi sớm hơn. Tôi thực lòng tin vào minh triết sống thung dung phúc hậu, thích vươn ra ngoài khi có cơ hội trãi nghiệm cuộc sống, dạy học và làm việc thực sự có ích, còn thì dành trọn phần lớn tâm sức và thời gian cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông học đến đồng bào Việt Nam ở vùng sâu vùng xa, thích đúc kết thực tiễn, văn hóa. Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Tôi được lôi cuốn vào việc được nhiều đợt ở châu Phi với các chương trình khác nhau là do may mắn và tình cờ.

“Bài học thực tiễn từ người Thầy” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gian nan của cây lúa Việt khi đến châu Phi. Đọc bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” của TS. Tô Văn Trường viết về giáo sư Võ Tòng Xuân là câu chuyên dài, một thuở đã tưng bừng trên báo mạng liên quan đến Huỳnh Kim, một cây bút cự phách của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Sài Gòn tiếp thị, một Hoàng Kim Đồng Tháp Hai Lúa miền Tây và một Hoàng Kim Nông Lâm (là tôi) thầm lặng hơn, thích chuyên môn cây lương thực hơn, chỉ thỉnh thoảng ló dạng góp vui như bài Hoa điển điển và em Cao Nguyên, làm không ít bạn đọc lầm rằng đó là Hoàng Kim (Đồng Tháp), hoặc là Huỳnh Kim (cây bút vàng), ngay cả đối với những bạn bè thân.

Tiến sĩ Tô Văn Trường mail về bài Huỳnh Kim và chất vấn của Hoàng Kim Đồng Tháp: “Nhân đọc bài “Sang Châu Phi trồng lúa” đăng trên báo Sài gòn tiếp thị, tác giả Huỳnh Kim bức xúc, viết bài “Tại sao bỗng dưng nhẩy tưng sang Châu Phi lập liên doanh trồng lúa” đặt vấn đề rất cụ thể những nhà khởi xướng, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cụ thể là Chính phủ Việt Nam phải trả lời thỏa đáng cho nông dân Việt Nam các câu hỏi : Việt Nam được lợi gì khi đầu tư trồng lúa ở Châu Phi? Và việc phát triển cây lúa ở Châu Phi có mất thị trường xuất khẩu gạo của nông dân Việt Nam, do tạo thêm cạnh tranh về xuất khẩu gạo hay không? Lợi đâu không thấy, có đâu mà thấy (?!). Nếu có thì quí vị hãy trưng ra. Tôi chỉ thấy toàn là tai hại cho nông dân Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam“.

Giáo sư Võ Tòng Xuân khi khởi sự trồng lúa giúp châu Phi, thầy cho rằng ”Giúp bạn cũng là tự giúp mình ! ”khác ý kiến của anh Hoàng Kim (Đồng Tháp). Tôi (Hoàng Kim Nông Lâm) thực sự ủng hộ quan điểm của thầy Xuân vì thật ra đây là vấn đề an sinh xã hội. Thầy Norman Boulaug nhà nhân đạo và khoa học nông nghiệp, cha đẻ cách mạng xanh từng nói “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”. Tôi liên tưởng đến “Chuyện bếp gas nhiên liệu sinh học”, hiện đã là tiến bộ kỹ thuật rộng lớn tại Nigeria. Nó được gợi mở ý tưởng qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam. Các đoàn chuyên gia dầu khí và nghề sắn của châu Phi đã đến Việt Nam. Họ thăm ruộng sắn và nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, thăm thu hoạch sắn và học trên đồng cùng nông dân và sinh viên, họ cũng đến thặm gia đình chúng tôi. Tôi ủng hộ hợp tác Nam Nam “gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam”. Tôi ủng hộ đến Châu Phi cùng học tập và chia sẻ trãi nghiệm thực tế . Khi bạn hữu quý trọng và tín nhiệm mình, nếu ngại khó ngại khổ mà thoái lui thì chính mình tự hổ thẹn mình là không xứng đáng làm một người bạn.

Thầy Võ Tòng Xuân cùng chúng tôi mạnh mẽ chuyển tới các bạn châu Phi thông điệp: Gạo sắn châu Phi, chuyên môn Việt Nam. Việt Nam và Châu Phi hợp tác Nam Nam lan tỏa Con đường lúa gạo Việt Nam. Các nước Tây Phi và Việt Nam điều kiện sinh thái cùng trên một nền khí hậu nhiệt đới là hoàn toàn tương tự nhau dễ dàng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cây trồng và thâm canh phù hợp. Lúa gạo là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, sản lượng đứng sau ngô và trước lúa mì. Gạo là lương thực ổn định thân thiết và không thể thay thế ở châu Phi, đặc biệt là ở Tây Phi, nơi mà những năm gần đây mức tiêu thụ gạo trong gia đình người dân vùng Tây Phi đang tăng lên đáng kể do thu nhập đời sống, gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa.

Lúa Sắn ở nhiều nước châu Phi là cây lương thực chính. Bài học lúa sắn và chén cơm thường ngày của người dân là ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người khách đến thăm châu Phi. GMX Consulting đang mở rộng tư vấn từ Lúa, Sắn đến Cá, Rau xanh. Đó thực sự là một câu chuyện dài. Tôi tạm đưa lên một ít hình về câu chuyện “Cassava in Ghana: Save and Grow” có nhiều thông tin liên quan về lúa và Dr. Rice Võ Tòng Xuân.

Vùng Tây Phi là một khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong khi Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tây Phi mỗi năm đang chi 3 tỷ đô la Mỹ cho sự nhập khẩu gạo. Châu Phi là vùng tiềm năng cho sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ gạo lớn hơn, như Nigeria và Ghana vẫn đang trong khoảng 30- 40kg so với hơn 100kg ở các nước như Sierra Leone, Guinea and Liberia. Chuyên môn lúa Việt Nam là đáng tin cậy Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam (1975-2014) vượt 1,73 lần so với tốc độ tăng năng suất lúa gạo bình quân chung của toàn thế giới. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam là 7,83 triệu ha, tổng sản lượng lúa đạt 45,22 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2014.

Việt Nam đã được một trong 3 nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong 25 năm qua. Quá trình chuyển đổi của Việt Nam đến một nước xuất khẩu gạo hàng đầu của những năm gần đây đã sản sinh ra nhiều chuyên gia lúa gạo, hạt giống phù hợp, thủy lợi và phát triển các kỹ thuật mà có thể được triển khai tới châu Phi. Trong chuỗi giá trị hàng hóa từ cây lúa đến hạt gạo đến chén cơm ngon có biết bao những vấn đề bức xúc , niềm vui, nổi buồn và những vấn nạn.

Trăm nghe không bằng một thấy. Việt Nam Châu Phi xa mà gần. Tôi thực sự được trãi nghiệm và thấm thía sâu sắc những bài học thực tiển về bảo tồn và phát triển.

CHUYỆN TRỒNG LÚA Ở CHÂU PHI

Lúa Việt Nam đến châu Phi chỉ thực sự được bắt đầu năm 2005 khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đến Việt Nam. Ông đã về thẳng Đồng Bằng Sông Cửu Long thăm trường đại học An Giang và vùng sản xuất lúa An Giang. Ngưỡng mộ và ấn tượng trước các thành tích về phát triển lương thực của Việt Nam, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa năng suất cao của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mà tỉnh An Giang lúc đó đã đạt sản lượng trên một triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Sierra Leone tiến sỹ Sama Monde đã trân trọng mời GSTS. Võ Tòng Xuân sang Sierra Leone giúp xây dựng chương trình an ninh lương thực.

Giáo sư Xuân nhớ lại: “Kể từ năm 1984, là chuyên gia quốc tế, tôi tham gia vào các hội nghị và các đoàn chuyên gia được tạo ra bởi WB, FAO, IFAD, CIRAD, CGIAR để thực hiện các công trình tư vấn tại Senegal, Nigeria, Kenya, Ethiopia, Madagascar. Tôi nhận ra rằng cần phải có một cách tiếp cận tốt hơn để chấm dứt nạn đói và nghèo đói ở châu Phi. Ngày 16 tháng Ba năm 2006, ngài Sierra Leone Đại sứ Sierra Leone trên đường đến Bắc Kinh đã ký với tôi biên bản ghi nhớ hợp tác trong một quán cà phê tại Galaxy Hotel, Phan Đình Phùng, Hà Nội“. Sau đó, trong năm 2006, GSTS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học An Giang đã đến Sierra Leone làm việc với Phó Tổng thống Solomon Berawa, Bộ trưởng Sama Monde về chương trình nói trên. Sau khi đi khảo sát thực địa, Hai bên thống nhất lựa chọn vùng Mange Bureh thuộc huyện Port Loko làm khu thí điểm trồng lúa. Theo GS Võ Tòng Xuân, tại Sierra Leone chỉ cần cải tạo lại, bón phân hữu cơ, cải tạo hệ thống kênh dẫn nước từ sông vào là có thể trồng được mỗi năm 2 vụ lúa ngắn ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường đã thuật lại chi tiết trong bài “Giúp châu Phi trồng lúa bài toán được và mất” đăng ở bài học thực tiễn từ người Thầy: “Vấn đề đặt ra là làm sao có được nguồn kinh phí để có thể bắt tay vào việc xây dựng khu thí điểm này? Sierra Leone là quốc gia nằm ở Tây Phi có diện tích 71.740 km2, dân số hơn 5 triệu người, có nhiều tiềm năng về tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) nhưng vì mới trải qua cuộc nội chiến, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, lạc hậu, lương thực phải nhập khẩu hơn 90%, ngay Thủ đô là Freetown cũng thiếu điện nước trầm trọng, nhiều phố phải thắp đèn dầu và hình ảnh người dân từ già đến trẻ phải nhẫn nại đi đội nước mang về dùng trở thành khá phổ biến trên các đường phố”.

Bài toán đã có lời giải khi Công ty Long Dân, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng nông sản có trụ sở tại TP.HCM đã hợp tác với GS Võ Tòng Xuân bỏ ra 150.000 USD để trồng lúa tại đất nước này. “Việc lựa chọn khu thí điểm hơn 100 ha để trồng lúa ở Mange Bureh là hoàn toàn thích hợp về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước. Giống lúa của Việt Nam đưa sang có ưu điểm là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao so với giống lúa địa phương. Các giống lúa trồng thí điểm ở Trại nông nghiệp Rokupr (gần 1 ha) mọc khá tốt vì có đủ nguồn nước. Riêng 4 ha lúa thí điểm ở Mange Bureh phát triển không được như mong muốn vì 3 nguyên nhân (1) Cỏ tranh cao ngút đầu người, làm đất chỉ bằng thủ công không có máy cày lật hết rễ cỏ tranh nên ảnh hưởng nhiều đến cây lúa (2) Làm đất, gieo trồng vào cuối tháng 8 nên khi mùa mưa chấm dứt, không có đủ nguồn nước cung cấp cho các giai đoạn phát triển của cây lúa (ra lá, đẻ nhánh, làm đòng, trổ chín) và (3) bón phân và thuốc trừ sâu đều thiếu so với yêu cầu phát triển của cây lúa.”

5 bước kế hoạch phát triển lúa: kinh nghiệm của tiến sĩ Lúa (Giáo sư Võ Tòng Xuân) là: 1) Khảo sát đồng ruộng, chọn điểm và mô tả điểm. 2) Thiết lập các thí nghiệm hợp phần kỹ thuật thích hợp sinh thái (về giống, thời vụ bón phân, mật độ, phòng trừ sâu bệnh hại,…) 3) Thiết kế hệ thống tưới tiêu cho các điểm đã tuyển chọn; 4) Trình duyệt dự án đầu tư được chấp thuận với khuyến nghị đồng thuận của Bộ/ Sở Nông nghiệp đến ngân hàng cho vay; 5) Tổ chức sản xuất lúa gạo của nông dân địa phương châu Phi với hướng dẫn thực hành của nông dân trồng lúa có kinh nghiệm Việt Nam.

Kết quả mà nhóm chuyên gia do GS Võ Tòng Xuân dẫn đầu đã thu được kết quả khá tốt. Năng suất lúa (giống lúa ngắn ngày đem từ đồng bằng sông Cửu Long qua) đạt 4,8 – 5,2 tấn/ha trong vòng 105 ngày, so với giống lúa địa phương trên 140 ngày mà năng suất dưới 3 tấn/ha.

Nhiều nông dân ĐBSCL đã được đưa sang các nước châu Phi để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa. Bài báo “Quảng bá hạt lúa Việt ở châu Phi” của Hải Cường – Cẩm Tú – B.T đăng trên dân Việt ngày 25 tháng 1 năm 2012 đã kể chi tiết cho bạn nghe chuyện này:

“…cách đây khoảng 5 năm (2007) bà Từ Thanh Hương, một Việt kiều Đức thuê 110 ha đất nông nghiệp ở nước Cộng hoà Sierra Leone làm trang trại trồng lúa. Lý giải về lý do chọn đất nước này, bà Hương cho hay: “Thổ nhưỡng, khí hậu ở Sierra Leone giống như đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, rất thuận lợi trồng lúa nước. Trong khi đấy là đất nước còn rất khó khăn về lương thực“. …“Chúng tôi dựa trên cơ sở hạ tầng thuỷ lợi sẵn có rồi đầu tư thêm một số hạng mục để sản xuất lúa giống bán lại cho người dân địa phương” – bà Hương cho biết. “Một số công ty của nước láng giềng Nigeria nghe tin đã lập tức mời GS Võ Tòng Xuân sang khảo sát giúp. GS Xuân đã sang Nigeria thăm 7 tiểu bang, rồi cũng thiết kế chương trình tương tự như ở Sierra Leone. Cũng tương tự như thế, nhóm chuyên gia Việt Nam đã có mặt tại Sudan, Mozambique, Rwanda, Burundi và Liberia để khảo sát vùng thích nghi cây lúa của Ghana và Mauritania theo yêu cầu của Công ty Nissa Development Ltd và Societe Mauritanienne d’Armement Pelagique” .

…“Tại Liberia, PGS – TS Dương Văn Chín – Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, người đang cùng làm việc với những công nhân nông nghiệp ở một trại thực nghiệm trồng lúa tại vùng Madina cách thủ đô Monrovia 150km, cũng cho biết: “Liberia là một trong số 37 nước trên thế giới đang gặp khủng hoảng và mất an ninh lương thực. Hàng năm đất nước này cần khoảng 500.000 tấn gạo để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, diện tích lúa ở đất rất nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, việc các chuyên gia Việt Nam có mặt tại đây để giúp họ trồng lúa, quảng bá hạt ngọc Việt rất có nhiều ý nghĩa”.

Thực tế là sau một thời gian khảo sát, với kinh nghiệm của mình, Việt Nam có thể giúp Liberia phát triển trồng lúa cũng như quảng bá hạt lúa Việt Nam. Theo PGS – TS Chín, chúng ta đã và đang chuyển giao cho bạn những kỹ thuật phù hợp. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống thoát thủy khoa học cho vùng đầm lầy. Du nhập và thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao từ châu Á. Tập huấn và tổ chức nhân giống lúa cấp xác nhận. “Việc đưa kỹ thuật trồng lúa sang giúp đỡ bạn một mặt sẽ tăng cường quan hệ hai nước, mặt khác sẽ giúp người dân nơi đấy biết đến hạt lúa Việt Nam” – PGS – TS Chín nói.”

“Theo những thông tin mới nhất, hiện nay nhiều quốc gia châu Phi đã chính thức đặt vấn đề mở rộng hợp tác đi vào chiều sâu bằng cách đưa nông dân Việt Nam sang châu Phi, triển khai các chương trình sản xuất lúa và chế biến tại chỗ. Hiện tại, ở một số quốc gia châu Phi như Benin, Mali, Mozambique, Guinea Conakry… cũng có khoảng hơn 30 chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đang trực tiếp giúp các nước bạn về nhiều ứng dụng công nghệ – khoa học mà Việt Nam đã thành công trong thời gian qua …”

SẮN VIỆT NAM ĐẾN CHÂU PHI

Sắn là cây lương thực cứu đói, cây thức ăn gia súc, cây tinh bột và nhiên liệu sinh học được FAO quan tâm rất sớm trong các giải pháp an ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, nguồn nguyên liệu để mang lại nhiên liệu sạch giá cạnh tranh , mang đến nhiều cơ hội sinh kế và việc làm cho người nghèo của châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Năm 2003, tiến sĩ Hoàng Kim may mắn được nằm trong nhóm chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá một số vùng sắn chính ở châu Phi và châu Mỹ La tinh sau đó họp ở CIAT/ Colombia về chọn tạo giống và định hướng nghiên cứu bảo tồn phát triển sắn. Trước đó năm 2000, tôi đã có báo cáo tại FAO (Rome) “Tình trạng sắn tại Việt Nam các gợi ý cho tương tai nghiên cứu và phát triển” (Status cassava in Vietnam: implication for future research and development, by Hoang Kim, Pham Van Bien and R.H. Howeler) và bài được đăng trên tài liệu của FAO 2003. Sau này bài viết này đã được FAO coi như là một chỉ dấu minh chứng so sánh để thấy rõ tốc độ tăng năng suất và sản lượng sắn Việt, đã góp phần tăng thêm sinh kế, thu nhập đời sống và cơ hội việc làm cho người dân nghèo Việt Nam.

Sắn Việt Nam năng suất củ tươi năm 2000 gần tương đương sắn châu Phi và thấp hơn so bình quân năng suất sắn châu Mỹ nhưng sau mười năm, năng suất sắn Việt Nam đã tăng lên gấp đôi và sản lượng sắn Việt Nam tăng lên gấp năm lần, vượt năng suất sắn châu Mỹ và vượt xa năng suất sắn châu Phi. Kinh nghiệm thực tiễn đã mang cây sắn Việt Nam đến với các bạn châu Phi.

Nhóm chuyên gia sắn quốc tế người Uganda, Nigeria, Brazil, … làm việc ở CIAT năm 2003 để báo cáo kết quả khảo sát các vùng sắn chính ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh và lập kế hoạch phối hợp nghiên cứu phát triển sắn. Tất cả mọi người đều rất hào hứng chăm chú theo dõi và trao đổi về “hợp tác Nam Nam” tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 chú trọng nông nghiệp.

Các chuyên gia sắn CIAT Ấn Độ Châu Phi Châu Á Châu Mỹ Latinh Việt Nam đã cùng làm việc trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tựu công việc trên đồng ruộng đã được trao đổi chia sẻ thân thiết, cùng bảo tồn và phát triển.

Thành tựu và bài học sắn Việt Nam đang được chia sẻ với châu Phi. Việt Nam có những thành tựu và bài học thành công nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có những trả giá đau đớn trong quản lý của chương trình sắn làm nhiên liệu sinh học. Lục địa đen đang vượt lên theo cách riêng của họ. Nigeria hiện đã đưa nhiên liệu xanh “cồn sinh học từ sắn” (*) vào sử dụng trong bếp ga thường ngày của hàng triệu hộ gia đình, thay thế cho “xăng pha chì truyền thống” được ưu tiên dành cho xuất khẩu. Họ cũng sử dụng sắn đa dạng hơn trong lương thực, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc.

MƯỜI HAI NGÀY Ở GHANA
Ghana thứ Hai ngày 30 tháng 6

CNM365. Ngày 30 tháng 6 năm 1337 là ngày sinh của Trần Duệ Tông hoàng đế thứ 9 thời nhà Trần, là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Trần Duệ Tông hoàng đế có lòng dũng cảm, mong muốn chấn hưng Đại Việt và trấn áp kẻ thù nhưng vì ông quá nóng vội nên bại trận. Thế nước Đại Việt suy kém sau trận thua lớn ở Đồ Bàn, những người kế vị đều vô tài nên nhà Trần ngày càng suy, cho đến năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần . Ngày 30 tháng 6 năm 1894, Cầu Tháp Luân Đôn được khánh thành, cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Cầu Tháp Luân Đôn (Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng (có thể mở ra cho tàu thuyền lớn đi qua), nằm liền với Tháp Luân Đôn, (là cung điện và pháo đài của Nữ hoàng, Di sản thế giới của UNESCO) tạo thành quần thể biểu tượng nổi tiếng của thành phố Luân Đôn và nước Anh. Ngày 30 tháng 6 năm 1905, Bài viết “Zur Elektrodynamik bewegter Körper” giới thiệu thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó. Ngày 30 tháng 6 năm 1908, Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất. Đây có thể đã được gây bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 kilômét vuông, có tác động lớn đối với Trái Đất. Bài chọn lọc ngày 30 tháng 6: Nhà Trần trong sử Việt; Nhớ Châu Phi.

Sáng nay, tôi thức dậy sớm để kịp hoàn thiện báo cáo Sắn ở Ghana bảo tồn và phát triển (Cassava in Ghana: save and grow). Tôi xem lại power point, bổ sung và hiệu đính rõ các nguồn trích dẫn, sắp xếp dàn bài phát biểu và trình chiếu ở các thời lượng 5, 10, 15 phút , dự kiến các câu hỏi và nội dung cần trao đổi.

9 giờ NaNa và Jinny đón tôi đến làm việc với Bộ Thương Mại và Công nghiệp, ngài E.K. Smith cùng với hai trợ lý của ông. Ông trao đổi kỹ và sâu. Báo cáo được quan tâm đặc biệt và ông ngỏ ý muốn tiếp cận và có bản sao về các thông tin chi tiết vừa trình bày. Tôi trao đổi với Jinny và anh Quân (ở Anh) để tăng cường mối quan hệ hợp tác. Cassava in Ghana: Save and Grow

Buổi chiều chúng tôi đến làm việc với các Tổ chức Quốc tế về tài chính, tư vấn, nghiên cứu sản xuất kinh doanh và phát triển ngành hàng sắn ổn định bền vững tại châu Phi và Ghana. Tôi có thêm những người bạn mới của Ghana và nhiều nước.

Xa Tổ Quốc, làm việc hướng thiện và nhân đạo, tôi càng xúc động bởi lời ca Chúng ta là cả thế giới We are the world bài ca sống mãi với thời gian của thiên tài ca nhạc Michael Jackson. “Khi bạn cảm thấy lạc lõng và suy sụp. Không một chút hy vọng hay ước mơ. Nhưng nếu bạn tin tưởng, Chúng ta sẽ không bao giờ gục ngã. Nào, nào, nào, hãy nhận ra rằng. Sự thay đổi chắc chắn sẽ đến . Khi chúng ta sát cánh bên nhau.” “Chúng ta là cả thế giới. Chúng ta là lớp trẻ. Chúng ta là những người làm ngày mai tươi sáng hơn”.
Một ngày mới đi qua với nhiều hiệu quả và niềm vui.

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video nhạc tuyển
Bài ca thời gian
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 15036
Nhập ngày : 01-07-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 10(15-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 10(14-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 10(13-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 10(12-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 10(11-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 10(10-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 10(09-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 10(07-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 10(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007