Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 24
Toàn hệ thống 4027
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Phần 1: Chuyện ngày ấy - Khởi nguồn cho một ước mơ
Phần 2: Giai đoạn kiến tạo 10 năm chặng đường đầu (2010 - 2020)

Các giai đoạn của chặng đường 15 năm hình thành và phát triển
- Giai đoạn kiến tạo: 10 năm chặng đường đầu (2010-2020)
10 năm đầu của chặng đường 15 năm là đoạn đường đầy thách thức phải trải qua với nhiều thuận lợi lẫn khó khăn, nhưng tựu trung có lẽ nhờ “thiên thời – địa lợi – nhân hoà” đã tạo nên hình hài PHNT vững mạnh ngày nay.
Theo phân công trong Ban Giám hiệu trường ĐHNL Tp.HCM, Phân hiệu Ninh Thuận do 1 Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm trực tiếp phụ trách. Nhiệm kỳ 2012-2017 tôi được phân công phụ trách. Chức năng PHNT giúp Ban Giám hiệu trong việc xây dựng phương hướng, chính sách phát triển, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đai học, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế cho tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh lân cận.
Sau 10 năm PHNT đã có đội ngũ 15 người, đào tạo được 1.371 lượt SV và 522 lượt HV cao học các khoá, các ngành học (Ban Đào tạo - PHNT, 2025)
Thuận lợi giúp PHNT đạt được thành tựu trên, trước nhất được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là sự hỗ trợ của Sở Giáo dục & Đào tạo và các Sở ban ngành liên quan trong tỉnh Ninh Thuận.
Phía trường ĐHNL Tp. HCM xem hoạt động của PHNT là nhiệm vụ chính trị đối với xã hội, nên tập trung chỉ đạo quyết liệt mọi mặt hoạt động. Phía trường CĐSP Ninh Thuận lúc bấy giờ đã tạo điều kiện tốt nhất có thể về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cùng PHNT hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn trong 10 năm qua. Nhờ vậy, về cơ bản PHNT dần từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả; công tác dạy và học vào nề nếp; cơ sở hạ tầng và định hướng chiến lược sáp nhập trường CĐSP Ninh Thuận vào PHNT và định hướng phát triển PHNT thành Trường Đại học Ninh Thuận được đưa vào nghị quyết của Tỉnh uỷ, quyết tâm chính trị của cả Tỉnh lẫn Trường. Tuy nhiên những thách thức vẫn chồng chất thành núi khó khăn PHNT phải vượt qua.
Đối với việc xây dựng đội ngũ, chỉ tiêu tuyển dụng, tiêu chuẩn chuyên môn phù hợp giảng dạy bậc đại học cũng gặp không ít khó khăn. PHNT thiếu đội ngũ giảng dạy và cán bộ viên chức làm việc. Hầu hết giảng viên giảng dạy lý thuyết từ trường ĐHNL Tp. HCM ra giảng dạy là chính, công tác quản lý hành chính do thầy cô PHNT kiêm nhiệm, vừa chuẩn bị bài giảng vừa đảm nhiệm công việc như 1 chuyên viên hành chính, tổ chức, tài chính, đào tạo và quản lý sinh viên.
Đối với cơ sở vật chất, trường ĐHNL Tp.HCM là trường công lập quy mô lớn, lại có 2 phân hiệu ở tỉnh Gia Lai và Ninh Thuận nên cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn, nhất là cơ sở phòng thí nghiệm thực hành thực tập, trong khi học phí thu thấp không thể trang trải các hoạt động. Song song nhiệm vụ tư vấn tuyển sinh cũng không ít khó khăn, những bất cập trong phân vùng tuyển sinh, những quy định chỉ tiêu tuyển sinh theo đội ngũ cán bộ giảng dạy rất nghiêm ngặt của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhiều ngành không tuyển sinh được do quan điểm trào lưu xã hội gây vô cùng khó khăn cho công tác tuyển sinh của PHNT, nhiều ngành tuyển không đủ số lượng theo quy định một lớp học, phải thuyên chuyển vào trường ĐHNL Tp HCM học.
Về phía trường ĐHNL Tp. HCM, đã nhanh chóng cùng với UBND tỉnh thúc đẩy dự án sáp nhập CĐSP vào ĐHNL Tp. HCM để bổ sung nguồn lực giảng dạy, nhất là mảng sư phạm, ngoại ngữ, cơ bản; xây dựng cơ chế tuyển dụng đặc thù cho PHNT; lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch kinh phí ưu tiên cho các hoạt động của PHNT.
Chặng đường 10 năm đầu đã trôi qua khẳng định sự hiện diện của PHNT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có đóng góp đáng kể cho nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh lân cận, các công trình nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ sau đại học được xã hội công nhận.
Tinh thần yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong công việc, tính đoàn kết gắn bó nội bộ giữa các đồng nghiệp và thầy trò, CBVC trong PHNT, sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa trường ĐHNL Tp.HCM với tỉnh Ninh Thuận đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp PHNT vượt qua mọi thử thách và không ngừng phát triển. Chuyện hoài niệm ngày ấy là vậy! (Hết phần 2).
 
                      Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận                                                                  Lãnh đạo PHNT giai đoạn (2020-2025)

Số lần xem trang : 23
Nhập ngày : 17-07-2025
Điều chỉnh lần cuối : 17-07-2025

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  15 năm một chặng đường - Hoài niệm của người đi trước (Phần 1)(09-07-2025)

  Tri ân Người Thầy nhân 20-11-2024(25-11-2024)

   Phúc âm từ Chị Út Oanh/Bác Út!(18-09-2022)

  Hè 2022 - Bàu cát trắng - Bàu sen(14-08-2022)

  Bình minh trên Mũi Né, Bình Thuận - Hè 2022(14-08-2022)

  Thắp hương đầu Xuân tại Sa Đéc!(15-02-2022)

  Câu chuyện “độp” xe đầu Xuân!(15-02-2022)

  (15-02-2022)

  Câu chuyện chiếc “xe độp” và “xe độp” là một hệ thống(15-02-2022)

  40 năm - Thương hiệu Cỏ May(13-11-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007