Le Quoc Tuan, Ph.D, Associate Professor

Trang chủ NLU | KHOA MT-TN | Trang nhất | Sơ đồ trang | Mail NLU | ENJOY A SECOND OF LIFE|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7
Toàn hệ thống 3802
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  PGS. TS. Lê Quốc Tuấn

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
(ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG)
1. Thông tin về giảng viên:           
Họ và tên: Lê Quốc Tuấn
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
Thời gian, địa điểm làm việc: Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Địa chỉ liên hệ: Khoa Công nghệ Môi trường, ĐH Nông Lâm Tp.HCM
Điện thoại, email: 08-3722-0291; 0918-284-010, quoctuan@hcmuaf.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Hóa sinh học, Các quá trình sinh học, Vi sinh vật học trong đất và nước, Kim loại nặng: chức năng và độc tính, Độc chất học môi trường, Các hoạt chất cao phân tử.
2. Thông tin chung về môn học
-         Tên môn học: Độc chất học Môi trường (Environmental Toxicology)
-         Mã môn học: 912402
-         Số tín chỉ: 3
-         Môn học: Bắt buộc                     
-         Các môn học tiên quyết: Độc chất học
-         Các môn học kế tiếp: Các quá trình chuyển hóa độc chất
-         Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
-         Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 45 tiết
+ Nghe giảng lý thuyết: 18 tiết
+ Thực tập và thực tập giáo trình: 15 tiết
+ Thảo luận: 12 tiết
+ Tự học: 45 tiết
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Công nghệ Môi trường
3. Mục tiêu của môn học
Cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản liên quan đến độc chất và ảnh hưởng của độc chất đối với môi trường sinh thái.
Giới thiệu cho học viên các khái niệm về độc chất và các quá trình vận chuyển của độc chất trong môi trường và trong cơ thể sinh vật. Ảnh hưởng của độc chất lên các quá trình đồng hóa và chuyển hóa các chất. Ảnh hưởng của độc chất đến đời sống sinh vật và đặc biệt là con người là một trong những mục tiêu quan trọng mà bài giảng này muốn nhắm đến. Qua những hiểu biết cơ bản về độc chất, chúng ta có thể tránh xa những nguy cơ phơi nhiễm và lây nhiễm, đồng thời kiểm soát việc sử dụng các hóa chất, các chất phụ gia trong thức ăn cũng như ngăn cản mọi hình thức thải độc chất vào môi trường sống.
Hướng dẫn cho sinh viên làm quen một số phương pháp phân tích độc chất trong môi trường
4. Tóm tắt nội dung môn học
Nội dung môn học bao gồm:
-         Tổng quan về độc chất và độc chất học môi trường: Các khái niệm, nguyên lý của độc chất trong môi trường và ảnh hưởng của độc chất đối với sinh vật trong hệ thống sinh thái.
-         Một số loại độc chất sẽ được đề cập đến và các cơ chế tương tác của độc chất với sinh vật. Khả năng thích ứng và loại thải độc chất của sinh vật dưới các điều kiện môi trường khác nhau sẽ được giả giới thiệu và làm rõ.
-         Từ những hiểu biểt về độc chất trong môi trường, chúng ta có thế kiểm soát chúng một cách hiệu quả, hạn chế tối đa sự phơi nhiễm đối với độc chất, ngăn cản sự phát tán, xử lý độc chất cho các vùng bị nhiễm độc
5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Giới thiệu về độc chất học
1.1. Một số nguyên lý và khái niệm về độc chất
1.2. Ảnh hưởng của độc chất đối với con người và hệ thống sinh thái.
1.3. Cách tra cứu các tài liệu liên quan đến độc chất.
Chương 2. Một số nghiên lý về độc chất học môi trường
2.1. Các nguyên lý về độc chất liên quan đến hóa chất trong môi trường, công nghiệp và trong tự nhiên
2.2. Ảnh hưởng của hóa chất đối với sinh vật và môi trường
2.3. Chất gây ô nhiễm không khí
2.4. Độc chất học thủy sinh
Chương 3. Đường đi của độc chất
3.1. Sự phân bố và chuyển hóa độc chất
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sự phân rã, di chuyển và tích lũy độc chất
3.3. Nguồn gốc và sự hiện diện các loại độc chất chủ yếu trong môi trường
Chương 4. Độc chất trong môi trường
4.1. Giới thiệu
4.2. Kim loại
4.3. Các hóa chất trong nông nghiệp (chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng)
4.4. Các chất phụ gia trong thực phẩm
4.5. Các độc tố sinh học
Chương 5. Các ảnh hưởng sinh học của độc chất
5.1. Ảnh hưởng độc chất đối với sinh vật (các quá trình đồng hóa, vận chuyển độc chất)
5.2. Các quá trình vận chuyển và chuyển hóa độc chất trong cơ thể sinh vật
5.3. Khả năng khử độc của sinh vật và cơ chế khử độc
Chương 6. Các nhân tố môi trường và dinh dưỡng trong điều hòa độc chất trong tế bào.
6.1. Điều hòa tế bào đối với độc chất trong môi trường và trong các chất dinh dưỡng
6.2.Vai trò của các nhân tố sinh học trong thay đổi sự dẫn truyền tín hiệu.
6.3. Vai trò của các bào quan đặc biệt trong điều hòa quá trình chuyển hóa
6.4.Các chức năng quan trọng của cofactor
6.5. Các nguyên lý quan trọng liên quan đến sự đồng hóa độc chất
Chương 7. Sự đồng hóa độc chất
7.1. Các khái niệm về đồng hóa độc chất.
7.2. Phản ứng chuyển hóa sinh học độc chất (Phản ứng pha I và pha II).
7.3. Vai trò của các enzyme chuyển hóa độc chất.
Chương 8. Loại thải độc chất
8.1. Giới thiệu về loại thải độc chất.
8.2. Quá trình vận chuyển độc chất từ nơi gây độc đến nơi loại thải
8.3. Các quá trình loại thải độc chất (qua thận, qua gan, qua phổi).
 
Chương 9. Đánh giá ảnh hưởng của độc chất lên con người và sức khỏe cộng đồng
9.1. Đánh giá và quản lý chất thải nguy hại
9.2. Độc tính bên ngoài và bên trong cơ thể
9.3. Độc chất học sinh hóa và sinh học phân tử
9.4. Phát triển các độc chất có chọn lọc

6. Học liệu
6.1. Học liêu bắt buộc
Lê Huy Bá (2006). Độc học môi trường cơ bản. Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
6.2. Học liệu tham khảo
Ernest Hodgson (2004). A textbook of Mordern Toxicology. The 3rd Edition, Printed by John Wiley and Sons, Ltd in USA. (pdf file từ giảng viên)
 
Denis Hamilton, Stephen Crossley (2004). Pesticide Residues in Food and Drinking Water - Human Exposure and Risks. Printed by John Wiley and Sons, Ltd in USA. (pdf file từ giảng viên)
 
Roger N. Reeve (2002). Introduction to Environmental Analysis. John Wiley & Sons, Inc., University of Sunderland, UK. (pdf file từ giảng viên)
7. Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung:

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành
Tự học
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Chương 1. Giới thiệu về độc chất
2
 
1
 
3
6
Chương 2. Một số nghiên lý về độc chất học môi trường
2
 
1
 
3
6
Chương 3. Đường đi của độc chất
2
 
1
 
3
6
Chương 4. Độc chất trong môi trường
2
 
1
3
6
6
Chương 5. Các ảnh hưởng sinh học của độc chất
2
 
1
 
3
6
Chương 6. Các nhân tố môi trường và dinh dưỡng trong điều hòa độc chất trong tế bào. 
2
 
1
 
3
12
Chương 7. Sự đồng hóa độc chất
2
 
1
3
6
12
Chương 8. Loại thải độc chất
2
 
1
 
3
12
Chương 9. Đánh giá ảnh hưởng của độc chất đến con người và sức khỏe cộng đồng
2
 
1
 
3
6
Chuyên đề 1. Thực tập giáo trình
 
 
 
9
9
9
Chuyên đề 2. Seminar
 
 
3
 
3
6
Tổng
18
 
12
15
45
90

 
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Sinh viên được yêu cầu phải tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp. Trong trường hợp không tham dự được phải có thông báo (bằng e-mail, gọi điện thoại, giấy nhắn tin). Tuy nhiên, số giờ vắng mặt không vượt quá 20% tổng thời gian học.
Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực tập và thực tập giáo trình.       
Sinh viên sẽ làm một bài tiểu luận giữa kỳ (làm theo nhóm 5-7 người), có báo cáo bằng hình thức seminar.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
-         Kiểm tra sự hiện diện thông qua điểm danh (Lớp trưởng phụ trách) và các bài tập trên lớp
-         Đánh giá tinh thần tích cực trên lớp qua các đóng góp ý kiến trong các giờ thảo luận, qua các ý kiến có tính sáng tạo
-         Đánh giá việc tự học qua các bài tập về nhà, bài tập nhóm
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì:
Bao gồm các phần sau:

Nội dung
Trọng số (%)
Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận)
10
Tiểu luận, seminar (tham khảo tài liệu, viết tiểu luận về một trong các chủ đề có trong môn học hoặc mở rộng nhưng không đi quá xa đối với chủ đề chính)
10
Thực tập và thực tập giáo trình
20
Hoạt động theo nhóm (hoàn thành tốt bài tập nhóm, báo cáo theo nhóm)
10
Kiểm tra - đánh giá cuối kì
50

 
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
-         Thảo luận trên lớp: sôi nỗi, tích cực có sáng kiến.
-         Seminar: có đầu tư thời gian cho việc tìm tài liệu tham khảo, làm báo cáo và nộp đúng thời hạn, trình bày và trả lời thắc mắc lưu loát
-         Đánh giá thực tập và thực tập giáo trình: Đi thực tập đầy đủ, làm báo cáo thực tập hoàn chỉnh, nộp đúng thời hạn
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
Theo sự sắp xếp của Bộ môn và phòng Đào tạo.
Giảng viên
Duyệt Chủ nhiệm bộ môn
Thủ trưởng đơn vị đào tạo
Lê Quốc Tuấn
 
 
 
 
 

Số lần xem trang : 14818
Nhập ngày : 15-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 03-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Bài Giảng(23-12-2008)

  THỰC HÀNH ĐỘC CHẤT(14-02-2012)

PGS. TS. LÊ QUỐC TUẤN

Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Nông Lâm TP. HCM

Tel: +84-8-3722-0723, Fax: +84-8-3896-0713

Mobile phone: 0918-284-010; E-mail: quoctuan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007