Hoàng Lan Personal Website

Trang chủ NLU | NLS Office | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 2791
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Hoàng Lan Personal Website

                                  Một mùa thi mới sắp bắt đầu, chọn trường, chọn ngành học để quyết định cho sự nghiệp trong tương lai bao giờ cũng là khâu băn khoăn...

THẤY GÌ QUA MÙA TƯ VẤN TUYỂN SINH

 

 

 

HỌC SINH THIẾU THÔNG TIN VỀ CÁC NGÀNH/NGHỀ/TRƯỜNG

Một câu chuyện vui nhưng cũng khá…đau lòng mà các chuyên gia tư vấn tuyển sinh trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM thường kể mỗi đợt đi tư vấn là có một đợt đi tư vấn tuyển sinh, một em học sinh lớp 12 thắc mắc rằng em muốn thi vào trường đại học Nông Lâm Tp.HCM ngành Tiếng Anh nhưng bị một người dì làm quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh hỏi lại rằng “Mày muốn học tiếng Anh ở trường Nông Lâm để…ra ruộng nói tiếng Anh à?”. Trong suy nghĩ đã ăn sâu vào trong họ, trường Nông Lâm là trường của các ngành Nông Lâm Ngư dù thực tế trường này đã là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực cách đây gần chục năm.

“Em thích các hoạt động công tác xã hội nhưng em không biết có trường nào tuyển sinh ngành này không? Điểm thi tuyển ra sao? Vào đó chúng em được học cụ thể những môn gì?”

“Năm nay em định thi vào trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM nhưng em thực sự chưa biết chọn ngành nào. Trường Nông Lâm có bao nhiêu ngành? Ngành nào được yêu thích nhất?”.

Những câu hỏi kiểu như thế này xuất hiện rất nhiều trong các buổi tư vấn tuyển sinh, hầu hết các em chưa có thông tin về các trường. Đặc biệt là những học sinh vùng sâu vùng xa, ngay cả học sinh lớp 12, trong các buổi tư vấn tuyển sinh do các báo tổ chức, hoặc các chuyên gia đến tận trường các em vẫn hỏi những câu rất ngây ngô.

THÍ SINH CHỌN NGÀNH THEO…CẢM TÍNH

Hầu hết các em học sinh đang rất lúng túng trong việc lựa chọn khối thi, ngành học, trường để đăng ký dự thi vào đại học, cao đẳng. “Em rất thích Du lịch, muốn tìm trường có ngành Du lịch để nộp hồ sơ nhưng bố mẹ em bảo học ngành đó ra phải đi rất nhiều, cực và muốn chuyển qua một ngành nào đó thuộc kinh tế. Em rất băn khoăn.”- Lê Thị Hồng Thắm, trường PTTH Đồng Xoài, Bình Phước bày tỏ.

Còn Nguyễn Khánh Linh- trường PTTH chuyên Quang Trung, Bình Phước tâm sự: “Sắp làm hồ sơ tuyển sinh rồi, em rất lo, em học đều các môn nhưng lại không thực sự thích hay ghét môn nào, em cũng không đam mê một lĩnh vực nào đó đặc biệt. Vừa thích thi Kinh tế vì nghe nói các ngành của trường kinh tế bây giờ rất được mọi người chuộng, vừa muốn thi một ngành nào đó thuộc Nông nghiệp trong trường Nông Lâm để giúp bố quản lý trang trại. Em thực sự không biết phải làm như thế nào”. Đó là những thắc mắc khá phổ biến nếu tham dự bất kỳ một đợt tư vấn tuyển sinh nào cho các em học sinh. Hầu hết học sinh chưa tự đánh giá khả năng của mình, chưa định hướng cho mình một nghề nghiệp rõ ràng, nếu gia đình có định hướng cũng chỉ theo nghề nghiệp truyền thống của gia đình.

Rõ ràng nhiều em đang lạc vào “rừng” trường đại học, cao đẳng và “loạn” vì đủ các khối ngành đang nở rộ trong thời điểm hiện nay. Nhiều trường THPT có quan tâm hướng nghiệp thì vội vội vàng vàng làm hướng nghiệp cuối năm mà quên mất học sinh cũng rất cần sự định hướng, phương pháp học ngay từ đầu. Phải có sự dài hơi trong tư vấn. Nếu được định hướng nghề nghiệp sớm, học sinh sẽ tìm được con đường cho mình, tránh được sự lãng phí rất nhiều mặt cho bản thân các em, gia đình và xã hội.

CẦN CÓ SỰ DÀI HƠI

Việc chọn nghề, quyết định đường đời của học sinh THPT không đơn giản chút nào bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng. Vì vậy, câu hỏi: "Làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?" khiến nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời. Một nghề phù hợp phải là hợp với sở thích, sở trường, năng khiếu và khả năng tìm việc để có thể vận dụng hết những kiến thức và kỹ năng bạn có khi đi học vào công việc. Việc cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu xã hội đối với nghề nghiệp; các kỹ năng mà nghề đó yêu cầu để các em chọn lựa; xây dựng chương trình học sát với yêu cầu doanh nghiệp, sớm cho các em tham quan các doanh nghiệp tìm hiểu về ngành nghề các em đã chọn; trường ký các hợp đồng tuyển dụng với các doanh nghiệp trước khi tuyển sinh, từ đó để các em an tâm đầu vào là cực kỳ cần thiết, dần dần giúp các em cảm thấy thoải mái, yên tâm đối với nghề mà mình đã chọn rồi từ đó yên tâm học bài, ôn thi để có kết quả tốt nhất.

Thực tế hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khuyết hẳn một bộ phận về tư vấn giáo dục chuyên nghiệp. Còn vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, thì cả xã hội đang thiếu, nhưng lại chưa được quan tâm. Các bậc phụ huynh thì phó mặc cho nhà trường, nhà trường thì chưa có hành lang pháp lý về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các em. Một số học sinh có ý thức tự tư vấn cho mình bằng cách tự tìm đọc tài liệu, thì vấp phải thực tế là chưa có một tài liệu sách vở nào nghiên cứu, giới thiệu về trường lớp, ngành nghề đào tạo cho các em.

Việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, đã phần nào làm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng dạy và học trong các trường đại học, nhiều sinh viên đã lãng phí thời gian và tiền của trong suốt 3- 4 năm theo đuổi nguyện vọng ngoài ý muốn. Vì vậy, tương lai sự nghiệp của các em cũng kém phần sáng sủa. Trong khi chờ đợi Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chính sách hướng nghiệp, tư vấn học đường trong các nhà trường, thì hơn lúc nào hết, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng.... phải sớm có giải pháp khắc phục tình trạng cả xã hội đang “đói thông tin” về hướng nghiệp, giúp các em học sinh tự tin, mạnh dạn chọn trường thi, chọn ngành nghề theo học cho phù hợp với điều kiện, năng lực và sở thích cá nhân sao cho có hiệu quả nhất.

Hoàng Lan 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lần xem trang : 14807
Nhập ngày : 01-04-2008
Điều chỉnh lần cuối : 28-11-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Bài viết cá nhân

  Có một tấm lòng như thế(28-11-2008)

Họ tên: Th.s Hoàng Thị Lan, Đc: Email: hoanglan(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007