Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 204
Toàn hệ thống 2759
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Bệnh đạo ôn (hay bệnh cháy lá lúa) là một bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra.

 

Nhận biết

 Bệnh đạo ôn (hay bệnh cháy lá lúa) là một bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra.

* Triệu chứng ban đầu là những chấm nhỏ li ti trên mặt lá.

* Triệu chứng điển hình là những đốm nâu hình như mắt én (hình thoi) viền màu nâu tâm xám trắng.

* Bệnh đạo ôn thường gây hại các bộ phận khác nhau của cây lúa: đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân, đạo ôn bông.

Các yếu tố phát sinh phát triển bệnh

* Yếu tố quan trọng nhất là thời tiết: Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao (ngày nắng nóng, đêm se lạnh), sáng sớm hay chiều tối có sương mù, ẩm độ không khí cao là những điều kiện thuận lợi phát sinh phát triển bệnh (các yếu tố này thường gặp trong vụ đông xuân).

* Giống lúa nhiễm bệnh.

* Yếu tố phân bón: Bón dư đạm hoặc bón phân không cân đối, bón phân dứt điểm để ăn Tết mà không xem lúa có bệnh hay không.

* Mực nước trong ruộng: Ruộng khô nước bệnh thường xảy ra.

* Nguồn nấm bệnh: Nguồn nấm bệnh lưu tồn trong rơm rạ, cỏ dại và hạt giống do không xử lý giống.

* Một vết bệnh sản sinh và phóng thích cả triệu bào tử trong vòng 7 – 15 ngày.

Phòng trừ đạo ôn như thế nào?

Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:

- Gieo trồng những giống kháng.

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư rơm rạ, cỏ dại…

- Xử lý hạt giống bằng thuốc Dibavil 50Fl, pha nồng độ 2 - 3‰ cho hạt giống vào ngâm 24-36 giờ vớt ra rửa sạch ủ bình thường. Biện pháp này rất hiệu quả và kinh tế ngoài phòng trừ bệnh đạo ôn còn phòng trừ bệnh lúa von, lem lép hạt lúa.

- Không gieo cấy quá dày, ở ĐBSCL nên gieo sạ 80-100 kg/ha nếu sạ bằng máy và 100-120 kg/ha nếu sạ bằng tay. Không nên sạ quá 200 kg/ha.

- Bón phân đầy đủ và cân đối. Nên dùng bảng so màu lá lúa.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm.

- Khi ruộng bị bệnh thì ngưng bón đạm dù đến thời kỳ bón thúc kể cả việc phun phân bón lá.

- Giữ mực nước trong ruộng tránh để ruộng khô bệnh sẽ nặng thêm.

- Phun các loại thuốc đặc trị: Liều lượng xem ở nhãn thuốc. Một số thuốc phổ biến để phòng trừ bệnh đạo ôn là: One-over 40EC; Binhtin 75WP; Danabin 75WP.

Phun thuốc ra sao để đạt hiệu quả?

* Nguyên tắc 4 đúng phải được triệt để tôn trọng nên luân phiên các loại thuốc để tránh sự lờn thuốc.

* Cần chú ý: Thời điểm phun, số lần phun và lượng nước phun.

* Đạo ôn lá: Thường xuyên thăm ruộng khi lúa đang đẻ nhánh bệnh chớm xuất hiện lẻ tẻ vài ba vết kết hợp với yếu tố thời tiết thuận lợi như ẩm độ không khí cao, ngày nóng đêm se lạnh, sáng sớm hoặc chiều tối có sương mù thì nên tiến hành phun thuốc. Phun vào buổi chiều hoặc khi lá lúa đã ráo sương. Giai đoạn này phun tối thiểu 400-500 lít nước thuốc/ha. Phun đảm bảo làm sao nước thuốc ướt đều cây. Khoảng 5-7 ngày sau phun thuốc nên thăm ruộng thấy vết bệnh khô trắng và không xuất hiện thêm vết bệnh mới thì tiến hành bón phân tăng cường thêm kali để cây mau phục hồi. Nếu bệnh không giảm mà có thêm các vết bệnh mới xuất hiện thì phun lại lần hai: liều lượng như lần thứ nhất.

* Đạo ôn cổ bông (còn gọi là thối cổ gié): Thường xuyên thăm ruộng trước khi lúa trổ 15 ngày. Nếu thấy bệnh chớm xuất hiện hoặc các yếu tố thời tiết thích hợp, giống lúa dễ nhiễm bệnh hoặc vùng thường xuyên nhiễm bệnh thì phải tiến hành phun thuốc. Phun tối thiểu 2 lần, bệnh nặng theo dõi phun thêm lần 3. Phun ướt đều cây và phun lúc chiều mát. Phun tối thiểu 600-800 lít nước thuốc/ha vì lúc này lúa đã kín hàng. Phun lần đầu 5-7 ngày trước khi lúa trổ bông hoặc trễ lắm là lúc lúa thấp thó tức lúa trổ không quá 5%.

Phun lại lần thứ 2 lúc lúa trổ đều. Phun lại lần 3 vào giai đoạn lúa ngậm sữa, lần phun này là cần thiết ở những khu vực thường xảy ra bệnh và giống lúa đang canh tác dễ nhiễm đạo ôn cổ bông. Chú ý sau khi phun lần 3 không dùng thuốc nữa vì có phun cũng vô ích. Khi đi phun thuốc đi nhẹ nhàng tránh dẫm đạp vào ruộng lúa nhiều để đảm bảo an toàn tối đa cho bộ rễ, điều chỉnh béc phun sao cho thuốc phun ra thật mịn để thuốc bám đều trên bông thì hiệu quả trừ bệnh mới cao.

Nguyễn Lý
 

Số lần xem trang : 15025
Nhập ngày : 09-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 09-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007