-------------Võ Văn Việt------------

Trang chủ NLU | Trang nhất | Sơ đồ trang | Bộ giáo dục và ĐT | Thời khóa biểu| Điểm thi | Bách khoa toàn thư VN | Tạp chí Xã hội học (ENGLISH) |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 3545
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

International Real Estate Review banner

masthead_journal.gif (42810 bytes)

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Website of Vo Van Viet

Environmental protection is a first important problem in social-economic development of every country in the would, espectially for the third would country. Ho Chi Minh City is the largest city in the country and is an important center of culture, sciences, economics, and international interchange of Viet Nam. Due to the rapid growth of urbanization, industralization, Ho Chi Minh is now facing serious urban environmental problems. Such as: overcrowding, inadequate and poor housing condition, traffic congestion, water - air pollution, hazardous from industrial, solid waste from both domestic and industrial source. Therefore, the improvement of management and the control of pollution as well as the implement of appropriate measurement to protect the environment and reduce pollution are the heavy task for Ho Chi Minh city. This paper give some reasons and factors that cause pollution as well as some solutions.

 

PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
          Trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, nó không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà là vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm.
          Việt Nam với cơ chế thị trường đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Do tốc độ phát triển ở mức cao việc khai thác các nguồn tài nguyên thiếu tính toán, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh, chưa có một quy hoạch đô thị và khu công nghiệp hoàn chỉnh đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và độc hại.v.v…
Riêng Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố lớn, là một trung tâm kinh tế trọng điểm và cũng là một trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao lưu quốc tế của cả nước. Với sự tập trung đông đúc của dân cư và các nhà máy, xí nghiệp, Thành phố đang đứng trước những trở ngại rất lớn về tình trạng ô nhiễm môi trường.
          Ngăn cản ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách nhưng phải đảm bảo duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Để đạt được điều đóù cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý môi trường thích hợp. 
           Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường, đề tài “QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được tiến hành nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU:
           Nghiên cứu hiện trạng và tình hình quản lý ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm từ đó đề xuất sơ bộ các giải pháp khắc phục, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường Thành phố, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
          Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp sau:
1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu, tư liệu về môi trường:
2. Phương pháp phân tích tổng hợp các thông tin đã được thu thập và đề xuất các giải pháp.


PHẦN HAI
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
 
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
I .1. Vị trí địa lý:
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
 Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 15 km.
Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
I.2. Địa hình:
          Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một ít dạng đồi gò ở phía Bắc và Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam.
I.3. Đặc điểm khí tượng khí hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường:
                   ( Bức xạ mặt trời: Lượng bức xạ cao, tổng lượng bức xạ trong năm đạt khoảng 145- 152Kcal/cm2. Lượng bức xạ trung bình ngày đạt khoảng 417Cal/cm2. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.488 giờ.
( Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 77,5%.
                   ( Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 27,90C , cao nhất là 31,60C và thấp nhất là 26,50C
                   ( Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.859 mm, cao nhất là 2.047,7 mm ( năm 1990) và thấp nhất là 1.654,3 mm (năm 1985).
                   ( Gió: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu: từ ngoài biển đông thổi về theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
I.4. Nguồn nước - thủy văn:
                   ( Nguồn nước:
Sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính của Thành phố, hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m3 nước.
          Nước ngầm: nước ngầm cũng tham gia một vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố.
                   ( Thủy văn:
          Hệ thống sông rạch trên địa bàn Thành phố chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển Đông, hàng ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Do ảnh hưởng của thủy triều nên các kênh rạch Thành phố có nhiều giáp nước. Vì vậy gây nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nước tự chảy của Thành phố.
II.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
II.1 Dân số:
         
Bảng 2.1: Dân số Thành phố Hồ Chí Minh
 

 
1994
1995
1996
1997
Toàn thành
4.649.387
4.764.671
4.880.435
4.989.703
Nội thành
3.306.809
3.386.488
3.466.891
3.541.040
Ngoại thành
1.342.778
1.378.183
1.413.544
1.448.663

    Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 1997.
 
                Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại Tp.HCM (%)
 

 
1994
1995
1996
1997
Toàn thành
1,539
1,483
1,416
1,402
Nội thành
1,456
1,403
1,340
1,322
Ngoại thành
1,74
1,678
1,597
1,591

     Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 1997.
II.2. Lao động:
          Cùng với sự gia tăng dân số, lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn Thành phố cũng gia tăng từ 1,41 triệu năm 1990 lên 1,90 triêïu năm 1997, gia tăng bình quân khoảng 70.000 lao động/ năm.


II.3. Tăng trưởng kinh tế:
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1991-1997 (%)
 

 
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
GDP toàn Thành phố
+ Nông nghiệp
+ Công nghiệp và xây dựng
+ Dịch vụ
9,5
3,8
11,5
7,9
11,7
4,4
16,5
8,9
12,3
2,5
18,2
8,9
14,1
6,8
18,7
11,7
15,4
4,5
18,5
13,2
14,9
2,7
17,7
13,7
12,1
2,6
14,3
11,1

Nguồn:Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 1995,1996,1997.
PHẦN BA
 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG I
 MÔI TRƯỜNG NƯỚC
I.1. SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC:
          Lượng nước sạch cung cấp cho toàn Thành phố hiện nay khoảng 750.000m3/ngày, có khoảng 65% người dân được cung cấp nước sạch, lượng nước tiêu thụ bình quân đạt 40 lít/người/ngày đến 140 lít/người/ngày.
          Hệ thống cấp nước hiện tại gồm có:
- Nhà máy nước Thủ Đức: công suất 650.000 m3/ngày
- Nhà máy nước ngầm Hóc Môn: công suất 43.000 m3/ngày
- Hệ thống các giếng lẻ do công ty cấp nước quản lý: công suất 38.000 m3/ngày
- Hệ thống giếng lẻ do tư nhân quản lý có công suất tổng cộng 20.000m3/ngày
          Mạng lưới phân phối có tổng chiều dài là 1.339,585km. Mạng lưới đường ống này được xây dựng từ năm 1879 và qua nhiều thời kỳ, đến nay hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ sau 1980 đến nay Công ty cấp nước đã lắp đặt và cải tạo 120km đường ống các loại. Như vậy hiện nay hệ thống cấp nước cho Thành phố chỉ thực cấp 751.000m3/ngàyđêm.
I.2. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC:
 Toàn bộ hệ thống thoát nước đô thị được phân thành bốn cấp (bảng 3.1)
 
Bảng 3.1: Phân cấp hệ thống thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
 

Phân 
Cấp
Tên gọi
Chức năng
Độ dài
 (m)
Số hầm ga
1
Kênh rạch nội thành
Nhận nước thải từ cửa xả thoát ra sông lớn
92.966
0
2
Cống cấp 2
Vận chuyển nước chảy vào kênh rạch cấp 1
1.054.750
2.106
3
Cống cấp 3
Tiếp nhận nước từ tuyến cống cấp 4 và đổ vào tuyến cấp 2
4.250.000
24.000
4
Cống cấp 4
Thu nước mặt và nước của khu vực đổ vào tuyến cấp 3
4.500.000
39.000
Tổng cộng cống
9.804.750
65.106

Nguồn: Công ty thoát nước đô thị
Bảng 3.2: Hệ thống các kênh rạch thoát nước nội thành
 

Stt
Tên kênh- rạch
Độ dài (m)
Khu vực tiêu thoát nước
1
Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Các chi lưu
9.470
8.716
Quận Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Quận 10, 3, 1. Diện tích: 3.000ha có 52 cửa xả
Tàu Hủ – Bến Nghé
Các chi lưu
12.200
3.950
Quận 1, 4, 5, 6, 8 có 34 cửa xả
3
Kênh Đôi – kênh Tẻ
Các chi lưu
13.200
7.300
Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, quận 4, 8 Bắc Nhà Bè, có 9 của xả
4
Tân Hóa – Lò Gốm
Các chi lưu
7.240
4.620
Quận Tân Bình, 11, 6 có 13 cửa xả. Diện tích: 3.110ha
5
Tham Lương – Vàm Thuật
Các chi lưu
14.080
11.550
Quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Hóc Môn. Diện tích: 9.000ha, có 12 cửa xả
Tổng kênh rạch
56.190m
Tổng độ dài các chi lưu: 36.436m

Nguồn: Công ty thoát nước đô thị
 
I.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
I.3.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước ở Thành phố Hồ Chí Minh:
I.3.1.1. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, dịch vụ:
          Hàng ngày Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 450.000-520.000m3 nước thải từ các khu vực dân cư , nhà hàng, khách sạn, bệnh viện đổ xuống nguồn nước: kênh rạch và sông Sài Gòn… làm ô nhiễm nguồn nước và mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, đáng lưu ý là mức độ ô nhiễm rất cao ở các kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Đôi- kênh Tham Lương … sông Sài Gòn ( Nhất là đoạn sông gần cảng Sài Gòn).
 Thành phố có khoảng 25.000 hộ gia đình sống trong các nhà xây trên kênh rạch với dân số đến hàng trăm ngàn người. Mọi chất thải từ rác, phân … đều xả trực tiếp xuống kênh rạch góp phần làm cho nguồn nước vốn bị ô nhiễm càng thêm trầm trọng.
Nhìn chung nước thải sinh hoạt chưa được xử lý mà thải thẳng ra hệ thống cống thoát nước hoặc ra kênh rạch.
Ước tính mỗi ngày nước thải sinh hoạt ở khu vực nội thành chứa khoảng 56.000 tấn BOD, 125.000 tấn COD, 84.000 tấn chất rắn lơ lửng, 100.000 tấn chất rắn hòa tan, 9.000 tấn nitơ và 1.000 tấn photpho.
I.3.1.2. Ô nhiễm do nước thải công nghiệp:
Hầu hết các xí nghiệp công nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, tất cả các loại nước thải thường được xả trực tiếp vào hệ thống cống Thành phố hoặc vào các kênh rạch. Tuy lưu lượng nước thải công nghiệp nhỏ hơn nước thải sinh hoạt nhưng nồng độ các chất ô nhiễm và tính độc cao.
           Theo các số liệu thu thập được, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 700 cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có hơn 500 cơ sở ở nội thành, 200 cơ sở ở ngoại thành và được chia thành 22 cụm công nghiệp khác nhau nằm rải rác ở các quận, huyện.
Các ngành công nghiệp tiêu biểu là: dệt nhuộm, thực phẩm, hóa chất, cơ khí, giấy, bia nước ngọt, đường, đông lạnh xuất khẩu …
          Số lượng các xí nghiệp công nghiệp sẽ tăng hơn nhiều do đầu tư của nước ngoài trong những năm tới. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố có gần 24.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trong đó 89% nằm xen lẫn với các khu dân cư nội thành, 115 ở ngoại thành. Nhìn chung công tác xử lý nước thải ở các xí nghiệp công nghiệp còn rất hạn chế và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nặng môi trường nước khu vực nội thành và vùng ven đô, đặt biệt là trong mùa khô.
III.3.1.3 Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp:
          Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước gây ra do hóa chất dùng trong nông nghiệp đã trở thành vấn đề bức xúc cần được quan tâm.
          Rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng hiện nay trong cả nước cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng; ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm giảm tính đa dạng sinh học, làm giảm số lượng hoặc ức chế sự phát triển của các loài sinh vật có ích.
          Do dự hiểu biết còn hạn chế, cũng như do sự quản lý lỏng lẻo và sử dụng không đúng thuốc trừ sâu … mà trong nông sản thực phẩm bị ô nhiễm đáng kể bởi dư lượng thuốc trừ sâu đó.
          Ngoài thuốc bảo vệ thực vật vùng lưu vực sông Đồng Nai- Sài Gòn còn sử dụng lượng phân bón hóa học khá lớn (vài ngàn tấn/ năm). Các loại phân này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng (N,P) cao có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước do bị chảy tràn từ ruộng vào sông rạch.
          Bên cạnh các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nói trên thì ô nhiễm do dầu cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
I.3.2. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải:
Theo kết quả giám sát chất lượng nước trên các kênh rạch chính của Thành phố do Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường CEFINEA thực hiện (bảng 3.3) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng oxy hòa tan trong kênh rạch thường rất thấp từ 0 đến 1,2 mg/l và ở đây luôn xảy ra quá trình phân giải sinh học kỵ khí các chất hữu cơ tạo nên các mùi hôi thối đặc trưng: H2S, CH4, … nước kênh có màu đen.
Bảng 3.3: Tình trạng ô nhiễm nước ở một số kênh rạch chính của Thành phố

Tên kênh rạch
DO
SS (mg/l)
BOD (mg/l)
T.Nitơ (mg/l)
Tổng Photpho (mg/l)
Dầu và mở (mg/l)
E.Coli
103/100ml
Tham Lương
0,0-0,6
50-200
78-160
1,0-2,0
0,2-0,5
1-5
10-100
Tàu Hủ-Đôi-Tẻ
1,0-3,0
30-150
50-120
0,5-1,0
0,1-0,3
0,2-1,0
40-1.000
Nhiêu Lộc–Thị Nghè
0,0-3,0
50-250
50-200
1-3
0,2-0,5
0,1-0,5
50-1.500
Tân Hóa – Lò Gốm
0,0-1,0
100-250
500-8.400
2,0-5,0
0,3-1,0
0,1-0,5
1.000-2.000
Bến Nghé
1,0-3,0
30-150
50-100
1-1,5
0,2-0,5
0,2-1
50-1.000

Nguồn:CEFINEA
I.3.3. Một số nhận xét đặc điểm kênh rạch Thành phố:
          - Hệ thống kênh rạch Thành phố phải tiếp nhận một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và cặn bã, vi sinh.
          - Hệ thống kênh rạch Thành phố phải tiếp nhận nước thải từ hầu hết các cơ sở sản xuất trong Thành phố.
          - Hệ thống kênh rạch Thành phố phải tiếp nhận nước mưa cuốn theo phân, rác, các chất ô nhiễm khác từ mặt đất.
          - Hệ thống kênh rạch Thành phố chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Khi triều xuống nước từ hệ thống kênh rạch chưa kịp rút ra sông lớn và biển đã bị triều lên đẩy ngược vào kênh rạch. Quá trình này làm tù đọng và tích lũy các chất ô nhiễm trong kênh rạch.
I.3.4. Tác hại do ô nhiễm môi trường nước:
( Ô nhiễm nguồn nước:
( Tác hại đối với nông nghiệp:
          ( Tác hại đối với ngư nghiệp:
          (Tác hại đối với sức khỏe con người và mỹ quan đô thị
I.3.5. Đề suất sơ bộ các phương hướng cải tạo kênh rạch Thành Phố Hồ Chí Minh:
I.3.5.1. Giải pháp trước mắt:
          i/ Tiêu thoát: Cải tạo hoặc lắp đặt mới hệ thống cống thoát nước, tiến hành nạo vét các kênh rạch bị bồi lắng.
ii/ Giải tỏa nhà trên kênh rạch.
          iii/ Xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải xuống kênh rạch.
          iv/ Nghiên cứu triển khai các kỹ thuật xử lý nước thải mới.
I.3.5.2. Giải pháp lâu dài:
          i/ Nghiên cứu xây dựng hệ thống xả nước thải theo chu kỳ.
          ii/ Xây dựng hồ xử lý sinh học.
          iii/ Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh.
          iv/ Nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường nước.
 


CHƯƠNG II
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
II.1. CẤU TRÚC MÔI TRƯỜNG KHÍ QUYỂN:         
Nếu biểu diễn cấu trúc khí quyển theo sự thay đổi nhiệt độ và độ cao thì có thể chia thành các tầng sau đây:
          - Tầng đối lưu ( Troposphere).
- Tầng bình lưu (Statosphere).
- Tầng trung lưu (mesosphere).
- Tầng ngoài (thermosphere).
II.2. THÀNH PHẦN KHÍ QUYỂN:
Không khí khô chứa 78,084%N2; 20,946%O2; 0,934%Acgon (Ar); 0,0314%Cacbonic (CO­2); 0,0018% Nêon (Ne); 0,0005%Hêli (He); 0,0002% Mêtan; 0,0001%Krupton (Kr) và một lượng nhỏ Hydro (H2); Xênon (Xe); Ozon(O3); Amoniac (NH3)…(Sytnick,1985).
II.3. NGUỒN GỐC VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
          Các nguồn gốc gây ô nhiễm không khí tạo Thành phố Hồ Chí Minh là:
          - Do khí thải của các hoạt động công nghiệp.
          - Do các hoạt động giao thông.
          - Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên.
          - Ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt và xây dựng nhất là do các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng như: làm đường, sữa chữa đường ống thoát nước, lắp đặt hệ thống cáp ngầm….
II.3.1. Ô nhiễm do khí thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Thành phố Hồ Chí Minh có trên 700 nhà máy xí nghiệp công nghiệp, khoảng 30.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm cơ sở đầu tư của nước ngoài, hầu hết các cơ sở đều chưa có hệ thống xử lý khí thải hoàn chỉnh. Theo thống kê chưa đầy đủ nếu tính riêng các nguồn đốt dầu đang tồn tại ( nhiệt điện, lò nung, nồi hơi…) thì tải lượng các chất ô nhiễm thải ra hàng năm là 1.017 tấn bụi, 30.580 tấn SO­2, 390 tấn SO3, 1.948.500 tấn CO2, 260 tấn CO, 7.554 tấn NO2, 137 tấn Hydrocarbon, 78 tấn Aldehydes.
          Theo các số liệu thu thập được thì tải lượng các chất ô nhiễm do các ngành sản xuất công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận như sau:
          - Từ các nhà máy phát điện: hàng năm các nhà máy phát điện thải vào không khí: 54.633 tấn SO2, 646 tấn bụi, 1.996 tấn CO, 8.773 tấn NO2, và 727 tấn hydrocacbon.
          - Từ các hoạt động nung, đốt lò hơi công nghiệp hàng năm đưa vào không khí: 78 tấn SO2, 587 tấn bụi, 84 tấn CO, 2.016 tấn NO2, và 52 tấn hydrocacbon
          - Công nghiệp luyện cán thép hàng năm đưa vào môi trường: 466 tấn SO­2, 18.907 tấn NO2 và 1.787 tấn bụi.
          - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đưa vào môi trường: 624 tấn SO2/năm, 12.793 tấn bụi/năm, 153 tấn CO/năm, 1.336 tấn NO2/năm, và 40 tấn hydrocacbon/năm.
          - Khói thải từ các nhà máy, xí nghiệp gồm: 45.000 tấn SO­2/năm, 4.500 tấn bụi/năm, 3.000 tấn NO­2/năm, 1.300 tấn CO/năm.
Tải lượng ô nhiễm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Bảng 3.4:Tải lượng khí thải của một số nhà máy trong Thành phố
 

Stt
Tên nhà máy, xí nghiệp
Bụi (tấn/năm)
NO2 (tấn/năm)
SO2 (tấn/năm)
Tiếng ồn (dBA)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Dệt Việt Thắng
Dệt Thành Công
Dệt Thắng Lợi
Dệt Quyết Thắng
Giấy Vĩnh Huê
Giấy Liksin
Hóa chất Tân Bình
Thực phẩm Vissan
Rượu Bình Tây
Thực phẩm xuất khẩu Cầu Tre
Bột giặt Viso
Thép Thủ Đức
Thép Nhà Bè
Điện Thủ Đức
11,26
 
 
11,26
1,714
2,28
 
0,05
1,02
 
3,53
47,17
114,31
1.078,8
35,25
26,9
25,7
35,25
4,41
11,02
21,4
 
 
25,9
11,02
29,74
20,22
4.687,2
153,73
126,8
116,6
153,73
19,22
48,04
180
314
67,84
117,8
56,52
129,71
44,09
13,872
 
90
84,4-96,9
94,4-96,9
90

Nguồn: Sở KHCN và Môi trường
II.3.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông:
          Mạng lưới giao thông Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 943 đường với tổng chiều dài là 1.275 km.


Bảng 3.5: Lưu lượng xe vào giờ cao điểm trên các con đường chính
 

Tên đường
Lưu lượng (Xe/giờ)
Ba tháng hai
Trần Hưng Đạo
Hùng Vương
Lý Thường Kiệt
13.000
12.500
10.015
11.306

          Nguồn: CENFINEA
Đặc điểm chủ yếu của hệ thống giao thông trong Thành phố là hẹp, mật độ xe cao, lượng xe cũ khá lớn, khoảng 50% xe hơi đã sử dụng trên 10 năm, trong đó 5.000 xe đã sử dụng trên 40 năm. Vì thế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trở nên nghiêm trọng.
          Theo thống kê chưa đầy đủ mỗi năm xe cộ Thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng, 190.000 tấn dầu diesel và thải vào không khí 1.100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4.200 tấn dioxit lưu huỳnh (SO2), 4.500 tấn dioxit nitơ (NO2), 116.000 tấn oxit cacbon (CO), 1.200.000 tấn khí cacbonic (CO2), 13.200 tấn hydrocarbon (THC), 160 tấn aldehydes (RHO).

 
Bảng 3.6 : Một số kết quả đo đạc mức độ ô nhiễm không khí do giao thông gây ra tại Thành phố Hồ Chí Minh
 
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn VN
                                       
Vị trí
 
 
 
 
Đinh Tiên Hoàng-
Điên Biên Phủ
Hàng xanh
Minh Phụng–
Hậu Giang
Phú Lâm
CO
40
16,3631
10,9413
8,8500
9,3069
Bụi
0.30
1,2744
0,5238
0,9000
0,3931
Chì
 
0,0030
0,0025
0,0018
0,0019
NO2
0.40
0,1516
0,0790
0,0550
0,0319
Ồn
90
84-86
70-89
75-86
73-84

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường
          Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường do giao thông là:
          - Do áp lực giao thông tăng nhanh, do sự quá tải của cơ sở hạ tầng.
          - Tỷ lệ xe cũ cao, bảo dưỡng xe kém.
          - Các loại xe gắn máy, xích lô máy, ba gác máy và các loại xe tự tạo hoặc cải tiến chắp vá chiếm tỷ lệ lớn trong các đầu xe.
          - Nhiên liệu sử dụng tùy tiện, không phù hợp với thiết kế động cơ.
          - Công tác xây dựng, sửa chữa, đào đường giao thông đặt đường điện, ống nước, điện thoại… được tiến hành với quy mô rộng lớn.
II.3.3. Ô nhiễm do sinh hoạt:
Theo thống kê chưa đầy đủ mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 43.000 tấn dầu hỏa và thải vào không khí 52 tấn bụi, 22 tấn SO2, 0,4 tấn SO3, 26 tấn CO, 15 tấn hydrocarbon, 64,5 tấn NO2, 11 tấn aldehydes, 129.000 tấn CO2.
II.3.4. Ô nhiễm do các quá trình phân hủy tự nhiên:
          Thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài kênh rạch chạy trong nội thành khoảng 100km. Do nước kênh bị ô nhiễm nặng nên mùi hôi thối bốc lên gây ô nhiễm không khí những vùng ven kênh rạch. Bên cạnh những con kênh bị ô nhiễm là các bô rác, bãi rác nằm khắp nơi trong Thành phố bốc lên mùi hôi thối khó chịu.
II.4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
II.4.1. Kiến nghị các biện pháp bảo vệ môi trường không khí cho các khu công nghiệp tập trung:
II.4.1.1. Biện pháp quy hoạch:
Khi quy hoạch bố trí măït bằng cho các nhà máy trong khu công nghiệp ngoài các yêu cầu về kinh tế -kỹ thuật, giao thông vận tải, mối liên hệ giữa các vùng, dự án nhất thiết phải chú ý đến những vấn đề môi trường cụ thể như:
- Tiến hành phân cụm các nhà máy
- Về vị trí bố trí: Khi bố trí các khu công nghiệp các nhà máy cần chú ý các yêu cầu sau:
                   + Khu công nghiệp phải bố trí ở cuối hướng gió chính so với khu hành chính- dịch vụ, thương mại và dân cư.
                   + Trong khu công nghiệp thì nhà máy ô nhiễm nặng phải bố trí sau hướng gió so với các nhà máy ô nhiễm nhẹ hoặc ô nhiễm nhẹ.
- Giữa khu công nghiệp và khu dân cư cần phải có một khoảng cách ly an toàn.
II.4.1.2. Biện pháp quản lý:
          Các khu công nghiệp, các nhà máy trước khi triển khai xây dựng cần phải xây dựng đánh giá tác động môi trường, giải trình các phương án khống chế ô nhiễm môi trường và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
II.4.1.3. Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí:
                    + Nghiên cứu sử dụng các công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải.
                   + Thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn
                   + Biện pháp quản lý và vận hành: Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xát nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và điều kiện quản lý chặt schẽ nguồn và lượng thải.
          - Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí
II.4.1.4. Biện pháp sử dụng các thiết bị kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí
II.4.2. Đối với các nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác trong các khu dân cư, nội thành:
          - Cần có biện pháp quy hoạch di dời các nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm nằm trong khu dân cư, nội thành ra vùng quy hoạch cho khu công nghiệp.
          - Trước mắt phải cần có biện pháp xử lý sơ bộ khí thải trước khi thải ra môi trường
II.4.3. Khống chế ô nhiễm không khí do giao thông:
          - Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường nhỏ hẹp hoặc đã xuống cấp.
          - Xây dựng thêm các vòng xoay nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe tại các giao lộ.
          - Hạn chế số lượng xe cơ giới lưu hành
          - Nghiên cứu và tiến tới sử dụng nguồn năng lượng sạch, kiểm tra chất lượng xăng dầu bán trên thị trường nhằm hạn chế mức phát thải ô nhiễm của các loại xe.
          - Quy định và tiến hành xử phạt đối với các công trường xây dựng, nhất là các trường hợp thi công đào đường để vươn vãi đất cát hoặc gây ùn tắc giao thông.
          - Kiểm tra vệ sinh xe vào Thành phố và xe ra khỏi các công trường xây dựng, làm sạch và rửa đường thường xuyên.
          - Phải kiểm tra chặt chẽ xe nhập từ nước ngoài vào về các tiêu chuẩn môi trường, loại bỏ những xe quá củ, xe xả khói đen gây ô nhiễm cho môi trường.
            - Giảm thiểu các phương tiện giao thông tư nhân tăng cường giao thông công cộng.
          - Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá và các phương tiện giao thông cộng cộng.
          - Tăng diện tích cây xanh trong Thành phố.
          - Giáo dục tuyên truyền người dân ý thức chấp hành luật lệ giao thông và ý thức bảo vệ môi trường. 
CHƯƠNG III:
RÁC – CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
III.1. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RÁC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ                  MINH
III.1.1. Cơ cấu tổ chức:
          Sở Giao thông Công chánh giữ nhiệm vụ quản lý rác trên Thành phố
III.1.2. Khối lượng rác của Thành phố:
Khối lượng rác của Thành phố trong những năm gần đây tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 1991 trở lại đây.
Bảng 3.7: Lượng rác thải ra hàng năm
 

Năm
Khối lượng rác
(Tấn /năm)
Khối lượng rác
(Tấn/ngày)
Tỷ lệ tăng hàng năm (%)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
311.547
477.050
616.406
838.834
999.317
1.266.462
1.583.077
1.978.850
2.473.562
855
1.310
1.693
2.304
2.745
3.479
4.349
5.436
6.795
 
53,00
29,00
36,00
19,10
26,70
24,99
25,00
24,99

Nguồn: Công ty Dịch Vụ Công Cộng
Nguyên nhân:
- Dân số Thành phố tăng nhanh, khách du lịch và dân nhập cư tăng.
- Tốc độ xây dựng tăng nhanh.
- Tốc độ công nghiệp hóa cao.
- Do sự phát triển kinh tế.
- Mức sống của người dân Thành phố được nâng cao.
III.1.3. Nguồn gốc và đặc điểm của rác Thành phố Hồ Chí Minh:
III.1.3.1. Nguồn gốc:
Rác ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể phân ra các nguồn sau:
          - Rác ở các hộ dân.
          - Rác thương mại.
          - Rác đường phố và công viên.
          - Rác từ cơ quan trường học.
          - Rác thải của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế.
          - Rác xây dựng.
- Rác công nghiệp.
 
III.1.3.2. Đặc điểm:
          Ở nước ta nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, do khí hậu ẩm ướt nên độ ẩm của rác rất cao và nó phụ thuộc vào mùa mưa hay mùa khô mà dao động trong khoảng 50-80%. Tỷ trọng của rác đô thị khoảng 450-500kg/m3.
          Rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao trong thành phần của rác và phân hủy rất nhanh, phát ra mùi rất khó chịu.
III.1.4. Hiện trạng công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh:
III.1.4.1. Quy trình thu gom và vận chuyển rác:
* Quy trình 1:
Nguồn phát sinh rác           lên xe đẩy tay                  điểm hẹn           
lên xe ép rác                  bãi đổ
* Quy trình 2:
          Nguồn phát sinh rác                   gom lên xe đẩy tay,xe lam
đổ xuống bô rác           xúc lên xe tải                             chở đến bãi đổ rác.
* Quy trình 3:
          Nguồn rác              gom lên xe đẩy tay                điểm hẹn          lên xe ép rác loại nhỏ                    trạm trung chuyển             đổ lên xe tải              chở tới bãi rác.
* Quy trình 4:
          Nguồn phát sinh rác                   lên xe ép                 đến bãi đổ.
III.1.4.2. Tình hình xử lý rác hiện nay:
           Lượng rác thải của Thành phố hiện nay đi theo hai con đường:
                   + Hệ thống thu gom rác do Công ty DVCC quản lý.
                   + Một phần không thể kiểm soát được do các hộ dân sống ven kênh rạch thải trực tiếp xuống dòng chảy.
           Phần lớn rác thải theo hệ thống thu gom của công ty DVCC được xử lý như sau:
                   + Tại các bãi rác ngoại thành, rác chỉ được khử mùi hôi bằng vôi và phun thuốc diệt ruồi.
                   + Một lượng rác hữu cơ được cung cấp cho nhà máy phân rác Hóc Môn.
                   + Một phần rác cung cấp cho nông dân tự ủ làm phân bón.
          - Hiện nay ở Thành phố có các bãi rác sau:
                   + Bãi Gò Cát (Xã Bình Hưng Hòa–Huyện Bình Chánh) diện tích 25ha
                   + Bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn)
                   + Bãi Đa Phước (Bình Chánh) diện tích 25ha
                   + Bãi rác ở Tam Tân – Củ Chi 100ha.
III.1.5. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC BỆNH VIỆN:
III.1.5.1. Khối lượng rác Bệnh viện:
          Theo số liệu thu thập đượïc cho thấy lượng rác thải ra từ các bệnh viện trong một ngày đêm gồm:
          + 75 tấn rác sinh hoạt
          + 6 tấn rác y tế
          + 1 tấn bệnh phẩm
III.1.5.2. Thành phần của rác Bệnh Viện:
          Rác bệnh viện gồm 3 loại là rác sinh hoạt, rác y tế và bệnh phẩm. Thành phần của rác nay không đồng nhất và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại bệnh viện, mức sống bệnh nhân, thời điểm trong năm.
III.1.5.3. Tình hình xử lý rác bệnh viện:
Hiện nay việc xử lý rác bệnh viện ở Thành phố được thực hiện theo các cách sau:
                   + Với các bệnh viện có lò đốt như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện 115... thì tổ chức đốt rác y tế và bệnh phẩm tại bệnh viện.
                   + Một số bệnh viện có hợp đồng với Công ty Dịch vụ Công cộng thì rác y tế và rác sinh hoạt được xử lý theo biện pháp xử lý chung với rác thành phố là đem chôn. Còn bệnh phẩm thì đem thiêu.
                   + Với những bệnh viện còn lại việc xử rất tùy tiện, có khi thải lẫn với rác sinh hoạt, đem chôn hoặc thải theo hệ thống thoát nước.
III.2. ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC ĐÔ THỊ ĐẾN SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
                   III.2.1. Ô nhiễm đất -nước ngầm:
                   III.2.2. Gây ô nhiễm môi trường không khí:
III.3. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC HIỆN NAY Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
                   III.3.1. Kỹ thuật quản lý rác của Thành phố còn thấp.
                    III.3.2. Hệ thống điều hành quản lý rác chưa hợp lý.
                    III.3.3. Nước ta chưa có luật vệ sinh đô thị.
                    III.3.4. Kinh phí cho hoạt động quản lý rác còn thiếu.
                    III.3.5. Trình độ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý vệ sinh đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu ở trình độ cao.
III.4. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÁC:
- Xây dựng và ban hành các quy định về vệ sinh môi trường
- Tăng cường đội ngũ công nhân vệ sinh
- Nghiên cứu tổ chức lại hệ thống quản lý
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các cơ quan quản lý rác.
- Cải tiến những điểm chưa hợp lý của hệ thống thu gom rác .
- Quy hoạch, xây dựng lại các bô rác trong Thành phố
- Nghiên cứu các biện pháp thích hợp để xử lý rác thải bệnh viện và phế thải công nghiệp.


CHƯƠNG IV
 MÔI TRƯỜNG ĐẤT
IV.1. THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẤT:
          Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Chất rắn là thành phần chủ yếu và được chia ra hai loại: các chất vô cơ , các chất hữu cơ.
IV.2. CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
          Theo bản đồ thổ nhưỡng 1/100.000 ( Lê Văn Tự và các cộng tác viên) Thành phố Hồ Chí Minh có 7 nhóm đất chình như sau:
                   + Đất Feralit nâu vàng.
                   + Đất xám.
                   + Đất phù sa.
                   + Đất phèn.
.                  + Đất mặn phèn.
                   + Đất than bùn.
                   + Đất cát giồng, bãi bồi.
Bảng 3.8: Quỹ đất Thành phố Hồ Chí Minh
 

Stt
Nhóm, loại đất
Diện tích
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
6
7
Đất feralit nâu vàng
Đất xám
Đất phù sa
Đất phèn
Đất mặn phèn
Đất than bùn
Đất cát, bãi bồi
11.910
40.315
21.322
72.848
42.945
210
2.070
6,22
21,04
11,12
38,02
22,42
0,11
1,07

                   Nguồn: Lê Văn Tự, Đất nông nghiệp Tp.HCM và hướng sử dụng
 
IV.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT:
Theo thời gian, sự sống trên trái đất càng hoàn thiện, dân số tăng, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của dân số đòi hỏi phải mở rộng sản xuất (công nghiệp và nông nghiệp) và do vậy lượng chất thải thải ra ngày càng nhiều dẫn đến ô nhiễm càng cao. Ngày nay chất thải không những đổ ra sông, biển làm ô nhiễm sông, biển mà còn được chôn xuống đất, đổ trên mặt đất làm ô nhiễm đất.
          Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng đất ở Thành phố bao gồm:
                   + Hóa chất dùng trong nông nghiệp.
                   + Rác thải đô thị.
                   + Nước thải, khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
IV.3.1. Ô nhiễm đất do hoá chất dùng trong nông nghiệp:
( Do phân hóa học:
( Do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV):
IV.3.2. Ô nhiễm do rác thải:
 
Bảng 3.9: Thành phần, tính chất nước thải rò rỉ từ các bãi rác
 

Thời gian
pH
Kiềm
MgCaCO3
TDS
Mg/l
Fe
Mg/l
SS
Mg/l
COD
Mg/l
BOD
Mg/l
N-NH3
Mg/l
N_
NO3
Mg/l
P-PO4
Mg/l
01/09/95
01/10/95
01/11/95
01/12/95
01/01/96
01/02/96
01/03/96
7,2
5,63
5,64
5,91
6,60
6,85
6,39
5000
7800
10700
15625
18000
16000
21000
7980
5860
9900
11800
14140
14370
13950
3
60
230
130
35,5
25,2
276
13538
1252
7892
2342
1440
1250
2770
7365
18400
38290
43472
44783
39677
59220
5621
13800
27200
27822
41400
35400
57000
 
885
213
212
880
919
960
3235
5
4
19
9
12,3
28,4
9,58
 
 
 
 
17,2
31
18,8
 

Nguồn: CENTEMA
 
IV.3.3 Ô nhiễm đất do nước thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
Nước thải từ các nhà máy xuống hệ thống kênh rạch ngoài việc làm ô nhiễm nguồn nước, nó còn làm cho sinh thái môi trường đất bị nhiễm độc. Thành phần của nước ở các kênh rạch Thành phố là một hổn hợp gồm: rác, nước thải sinh hoạt và công nghiệp chứa nhiều N,P,K, Ca, Mg và một số kim loại nặng. Những kim loại nặng này cơ khả năng tích lũy trong hệ thống sinh hóa cơ thể sinh vật và gây hại cho động vật, thực vật, con người khi ăn thức ăn nhiều kim loại nặng. Hàm lượng kim loại nặng trong bùn cống rảnh Thành phố biến đổi rất nhiều phụ thuộc vào loại chất thải. Đã có nhiều bằng chứng chứng minh tính độc hại của kim loại nặng trong môi trường đất đến thực vật, động vật ăn thực vật và con người, trong đó biển hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của Pb, Cd, Hg, Al.
IV.4. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT:
          - Nghiên cứu áp dụng các biện pháp xử lý nước thải và rò rỉ nước từ các bãi rác.
- Nghiêm cấm việc buôn bán các loại thuốc BVTV có đôïc tính cao gây nguy hại cho môi trường đất.
          - Khuyến khích nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV an toàn cho môi trường.
          - Tập huấn nâng cao hiểu biết của nông dân về tính độc hại của việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cho môi trường.
          - Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).


 KIẾN NGHỊ
Để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp sau đây:
          - Ngăn chặn suy thoái và cải thiện môi trường đô thị, khu công nghiệp. Ngăn chặn tình trạng suy thoái chất lượng không khí, nước, đất, cảnh quan đô thị và các nhân tố môi trường khác đang xảy ra phổ biến tại khu vực đô thị, khu công nghiệp. Xử lý ô nhiễm đã xảy ra, phòng tránh các khả năng gây ô nhiễm mới, không ngừng nghiên cứu ứng dụng các biện pháp cải thiện môi trường.
          - Ngăn chặn suy thoái, cải thiện môi trường ngoại thành và vùng nông nghiệp thâm canh đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các vùng nông nghiệp thâm canh ngoại thành sử dụng hóa chất nông nghiệp ngày càng tăng, dân cư đông đúc đang nhanh chóng trở thành các trung tâm thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp nhẹ. Một số nơi đang tiếp nhận các khu chế xuất, nguy cơ ô nhiễm mới cộng với ô nhiễm hóa chất nông nghiệp sẽ ngày càng nghiệp trọng.
          - Xây dựng và thực thi chiến lược môi trường của Thành phố. Chất lượng môi trường sống phải được bảo vệ trên cơ sở quy hoạch tổng thể.
          - Xây dựng và thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch môi trường của các ngành: Công nghiệp, năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải…Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường.
          Bảo vệ môi trường phải được thực hiện ở cả hai nơi: tại địa bàn tiếp nhận các chất gây ô nhiễm suy thoái môi trường và ngay tại nơi có quá trình gây ô nhiễm thông qua xem xét tác động trực tiếp vào công nghệ và quy trình sản xuất ra sản phẩm.
          - Bảo vệ phát huy đa dạng sinh học trong tài nguyên sinh vật
          - Đẩy mạnh công tác đào tạo giáo dục về môi trường, đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông, trung học, cao đẳng và đại học các giáo trình bảo vệ môi trường. Không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động của các tổ chức quần chúng. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường. Nhanh chóng ứng dụng hệ thống GIS (Global Information System) vào việc quản lý môi trường của Thành phố.
          - Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Thành phố.
          - Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý môi trường, xây dựng hệ thống giám sát môi trường Thành phố (monitoring), giải quyết vấn đề rác thải, thoát nước, xử lý nước thải và chốùng ô nhiễm không khí.
 
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Huy Bá, Môi trường tập 1- Nhà xuất bản Khoa học, kỹ thuật, 1997.
2. Lê Huy Bá, Sinh thái môi trường đất- Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1998.
3. Lê văn Khoa, Môi trường và ô nhiễ-, Nhà xuất bản giáo dục, 1995.
4. Bùi Cách Tuyến, Giáo trình sinh thái và bảo vệ môi trường.
5. Azman Awang, Mahhob Salim and Jonh F. Halldance, Environmental and urban management in Southeast Asia- ISI institute Sultan Iskandar of Urban Habita and Highrise, 1994.
6. David J Edelmen and Harry Mengers, Capacity Building for The urban environment, Institute for housing and urban development studies Rotterdam, the Netherland.
7. Một số tài liệu hội thảo và các bài báo, tạp chí….


 

Số lần xem trang : 14820
Nhập ngày : 08-04-2008
Điều chỉnh lần cuối : 08-04-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Bài viết

   Tin tức giáo dục - kỹ thuật Serminar khoa học dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học - 2015(04-03-2016)

  Demographic Factors Affecting Organizational Commitment of Lecturers (07-01-2016)

  Awards of Excellent Paper(04-06-2014)

  Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chon ngành học(28-04-2014)

  People’s Livelihoods in the Suburbs – A Case Study at a Community of Ho Chi Minh City(19-03-2014)

  Rural People’s Livelihoods – A Case Study in a Commune at Mekong Delta, Vietnam(19-03-2014)

  TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TỈNH ĐỒNG THÁP(08-04-2008)

  SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI(08-04-2008)

Họ tên: Võ Văn Việt Đc: Email: vvviet$hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007