TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 76
Toàn hệ thống 4952
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

 

Theo VNN

http://www.ktdt.com.vn/Vi-tri-Thu-truong-Bo-GD-DT-van-bo-trong/2505737.epi
 

Hanoinet - Bộ cũng không đưa ra được lời giải thích nào về việc đột nhiên rầm rập công bố tuyển Thứ trưởng, “mở màn” thì sôi nổi như vậy nhưng mãi mà vẫn không thể “hạ màn”.

Trong vòng 3 tháng, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 10/2008, Bộ GD- ĐT liên tục thông báo tuyển Thứ trưởng thay thế vị trí 2 thứ trưởng vừa nghỉ hưu. Sau hơn 4 tháng ròng rã, hai chiếc ghế này vẫn trống trong khi tháng 5 tới, có khả năng một thứ trưởng nữa sẽ nghỉ hưu. 

Câu chuyện “ngộ nhận”?

Ngày 18/6/2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký thông báo giới thiệu ứng cử viên cho chức danh Thứ trưởng Bộ GD- ĐT thay ông Trần Văn Nhung, được nói nghỉ hưu vào tháng 10/2008.

Trong khi vị trí của vị tân Thứ trưởng này vẫn còn chưa ngã ngũ, ngày 6/10/2008, Bộ GD- ĐT tiếp tục ra một thông báo mới…tuyển thêm thứ trưởng nữa, với điều kiện phải là nữ.

Đối với vị trí Thứ trưởng là nam, hơn 1 tháng sau khi ra thông báo, dư luận ngành giáo dục rộ lên thông tin đã tìm được ứng cử viên “nặng ký” nhất là PGS.TS chuyên ngành Hóa học 48 tuổi Phan Thanh Bình, ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Ông Phan Thanh Bình là ứng viên số 1 do Bộ GD-ĐT giới thiệu.

Theo thông báo từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD- ĐT khi đó, dự kiến vào cuối tháng 8/2008, Bộ tổ chức cho ứng viên Phan Thanh Bình trình bày đề án công tác để Ban cán sự Đảng đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm. Sau đó, Bộ sẽ có văn bản trình lên Ban Tổ chức Trung ương, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các ban ngành liên quan.

Nhưng, câu chuyện này sau đó chìm vào im lặng. Ông Phan Thanh Bình vẫn điều hành ĐHQG TP.HCM từ đó đến nay như chưa từng có cuộc thi mà ông là “thí sinh” duy nhất trúng tuyển.

Đối với vị trí Thứ trưởng là nữ, yêu cầu cũng bớt khắt khe hơn nhiều, khi nữ ứng viên, trong trường hợp đặc biệt có thể chỉ cần là cử nhân trở lên và ngoại ngữ chỉ cần bằng B tiếng Anh, thay vì phải có học vị từ Tiến sĩ trở lên và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (ưu tiên tiếng Anh) như với Thứ trưởng nam.

 

Rút kinh nghiệm, không rầm rộ của việc tuyển nam Thứ trưởng, “hành trình” tìm tân nữ Thứ trưởng có vẻ âm thầm hơn nhiều. Dù vậy, việc tuyển dường như cũng đang là…vô vọng.

 

Theo như dự báo của bà Phan Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Đồng Tháp, Đại biểu QH khoá XI, XII: Rất khó để tuyển được nữ Thứ trưởng.

 

Một trong những nữ ứng viên sáng giá được lãnh đạo Bộ “chọn mặt gửi vàng” là bà Nguyễn Thị Anh Phương, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở GD- ĐT Lâm Đồng. Nhưng bà Phương cho biết không tham gia “ứng thí” với lý do đã “quá tuổi”.

 

Một ứng viên khác cũng rất sáng giá cho vị trí này là Đại biểu Hội đồng nhân dân khoá XV, Giám đốc Sở GD- ĐT Quảng Bình Nguyễn Thị Nghĩa.

 

Tuy nhiên, cũng chưa có động thái nào cho thấy bà Nghĩa sẽ ra Hà Nội và Bộ cũng chưa có động thái nào để “nhắc” lại việc tuyển chọn Thứ trưởng nữ như theo thông báo hồi tháng 10 năm ngoái.

 

Câu chuyện này trong ròng rã 4 tháng qua chỉ được nhắc lại duy nhất một lần tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII.

 

Người đứng đầu Bộ GD- ĐT khi đó đã thanh minh trước nghị trường: “Có ý kiến đại biểu cho rằng: “Bộ GD- ĐT có công khai phương án bổ nhiệm Thứ trưởng, lúc đầu có người ngộ nhận là đột phá chọn người tài, nhưng cuối cùng thấy vẫn chỉ chọn người nằm trong danh sách quy hoạch”. Nhận xét như vậy là không đúng về 2 nội dung, một là không đúng về việc đã làm, hai là không đúng về tính chất công việc”

Bộ cũng không đưa ra được lời giải thích nào về việc đột nhiên rầm rập công bố tuyển Thứ trưởng, “mở màn” thì sôi nổi như vậy nhưng mãi mà vẫn không thể “hạ màn”.

Hành lang buồn vắng...

Theo nguyên Bộ trưởng GD Phạm Minh Hạc thì việc Bộ GD- ĐT giới thiệu ứng viên cho chức Thứ trưởng là “việc làm mới, đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, đổi mới có nhiều cách, có cái hay và cái dở và muốn thực hiện được trước hết phải có lộ trình để đạt hiệu quả. Nên nhớ ở nước ta, vấn đề cán bộ và tổ chức đều do Đảng phụ trách, còn phía chính quyền chỉ thể chế hoá. Vì vậy theo tôi, đây là bài toán chưa đủ số liệu, cách giải chưa biết thì rất khó có được đáp số”.

Thực ra, việc tuyển Thứ trưởng theo cách như thông báo hồi đầu tháng 6/2008, không phải là lần đầu tiên Bộ GD- ĐT tìm lãnh đạo cho ngành theo cách đó.

Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD- ĐT cho biết: “Vào năm 2007, Bộ đã áp dụng với trường hợp Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phạm Mạnh Hùng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lúc đó chưa bài bản như hiện nay. Thông báo tuyển chọn chỉ gửi các địa phương, các trường và đơn vị có khả năng có “nguồn” chứ chưa thông báo rộng rãi như lần này”. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, khi đó, đã được bổ nhiệm khá suôn sẻ.

Hiện tại, 5 phòng làm việc dành cho 5 Thứ trưởng như trước đây, giờ chỉ còn 3.

Trong thời gian tới, một thứ trưởng sẽ tiếp tục bàn giao để nghỉ hưu theo chế độ, một thứ trưởng khác, có thể sẽ chuyển công tác theo yêu cầu của công việc mới…

Số lần xem trang : 14913
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 
 

In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển viên chức 2013(11-12-2013)

  Tài liệu thi tuyển viên chức, chuyển ngạch (2013-NLU)(02-12-2013)

  Năm 2011: Tương lai kinh tế thế giới về tay ai?(12-01-2011)

  Toan cau hoa va gia nhap WTO (bao cao cua TS.Le Dang Doanh tai Truong Dai hoc Nong Lam TPHCM)(12-04-2010)

  Cuộc chiến “săn đầu người” và việc giành giật thị phần (20-01-2010)

  Sinh viên khoái nhất... nói xấu người khác? (VNN 23/04/2009 )(23-04-2009)

  Bộ Giáo dục tuyển công chức(20-04-2009)

  Trường nâng chuẩn, sinh viên ồ ạt trượt chuẩn (Hanoinet )(20-04-2009)

  Bộ Giáo dục lấy ý kiến về việc bỏ thi đại học(20-04-2009)

  Đào tạo tín chỉ, nhiều trường khó đạt (Hanoinet )(20-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007