Hanoinet - Có một điều thú vị là 10% cho biết họ chi tiêu nhiều hơn trong những ngày nghỉ lễ Tết năm nay. Và 40% số người Việt Nam được khảo sát cho biết họ quan tâm tới giá cả hơn so với trước.
Một số chuyên gia dự đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ “nghèo hóa” hàng triệu người Việt Nam - những người vừa thoát khỏi đói nghèo gần đây nhờ vào quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng.
Theo một số báo cáo gần đây tại các cuộc hội nghị chuyên đề trong và ngoài nước, Việt Nam đang ở một vị thế rất tốt để thoát ra khỏi cơn khủng hoảng này tuy nhiên vẫn còn những khó khăn và chướng ngại cần phải vượt qua. Sẽ có 12 triệu người Việt Nam sống dựa vào dưới 40 nghìn đồng/ngày.
Cần phải ghi nhận rằng Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc trong hơn một thập kỷ qua với minh chứng rõ nét nhất là đã thu hút số lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới và ngày càng mở rộng cánh cửa giao thương với bên ngoài, đặc biệt kể từ ngày gia nhập WTO năm 2007.
Thay đổi cách chi tiêu
Ở phương diện người tiêu dùng, thu nhập trung bình mỗi hộ dân đang gia tăng và trong khi những người giàu ngày càng giàu hơn thì có một tầng lớp trung lưu mới nổi được hình thành.
Theo số liệu của Nielsen Vietnam Omnibus 2002-2009, mức bình quân mỗi tháng công bố thu nhập của mỗi hộ bây giờ là 300 USD và thu nhập của mỗi hộ trên mức 4 triệu đồng, tăng 20% trong năm 2002 lên hơn 80% trong năm 2008, cho thấy một con số gia tăng khổng lồ trong thu nhập sau khi nộp thuế.
Theo Nielsen Vietnam Omibus 2008, 74% người Việt Nam sở hữu điện thoại cầm tay.
Đáng nói hơn, mức độ phổ cập Internet cao hơn ở Việt Nam so với các nước đang phát triển láng giềng: 23% trong tổng số người Việt Nam truy cập Internet so với con số 22% ở Trung Quốc và 7% ở Ấn Độ. Và Việt Nam rất sẵn lòng chi tiền để theo kịp các xu hướng, trào lưu mới nhất.
Mặc cho những thử thách trong năm 2008 từ việc lạm phát tăng giá thực phẩm và xu hướng đi xuống của thị trường chứng khoán, người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên sôi nổi hơn và tích cực thấy rõ. Họ là những người đứng thứ 9 về mức độ lạc quan toàn cầu và thứ 5 trong khu vực.
Lạm phát làm cho túi tiền của những người đi mua sắm nhẹ hơn và niềm tin cũng bị dao động trong năm 2008, nhưng nếu so sánh với các khu vực khác ở châu Á và trên thế giới, triển vọng của Việt Nam khả quan hơn.
Theo số liệu của ACNielsen, tổng giá trị tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh là 20% trong tháng 12/2008 so với trước đó một năm và tỉ lệ tăng trưởng 4% cách đây một năm.
Lạc quan về viễn cảnh việc làm, giá cả thức ăn và năng lượng cho 6 tháng tới có thể nói đang ngày càng phân cực và những người đi mua sắm ngày càng thắt lưng buộc bụng hơn trong một vài tháng đầu năm 2009.
Theo Nielsen Vietnam Omnibus tháng 1-2/2009, chi tiêu dịp Tết trong năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm trước với hầu như 50% trong tổng số cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu ít hơn trong Tết này so với Tết năm ngoái.
Có một điều thú vị là 10% cho biết họ chi tiêu nhiều hơn trong những ngày nghỉ lễ Tết năm nay. Và 40% số người Việt Nam được khảo sát cho biết họ quan tâm tới giá cả hơn so với trước.
Người tiêu dùng nói rằng mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn và họ có ít tiền mặt hơn để tiêu xài cho dịp Tết vừa qua. 1/3 người dân chi tiêu giảm xuống đối với những ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ngoại trừ thực phẩm và nói rằng họ giảm chi tiêu ở tất các các kênh mua sắm siêu thị, chợ và tiệm tạp hóa.
Người tiêu dùng Việt Nam còn cho biết trong vòng 6 tháng tới, họ sẽ giảm mức chi tiêu đối với những ngành hàng không phải ăn uống như đồ dùng trong nhà, hàng điện tử, hàng chăm sóc mặt và quần áo và cả các hoạt động giải trí.
Hơn phân nửa số người được khảo sát nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu tiền điện thoại, tiền điện, xăng dầu và chi phí sinh hoạt nói chung. Hơn một nửa có ý định sẽ giảm chi tiêu trong 6 tháng tới với ngành hàng thức ăn nhanh và nước ngọt có ga.
Viễn cảnh ngành bán lẻ
Với bối cảnh ngành bán lẻ rộng lớn ở Việt Nam, nhiều cơ hội vẫn còn đó. Thị trường bán lẻ được xem là sự tiến triển của thương mại hiện đại trong những năm qua vì doanh thu từ kênh phân phối này tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tất cả các siêu thị trong và ngoài nước đã tăng đáng kể mạng lưới cửa hàng trong năm 2008. Có 394 cửa hàng bán lẻ hiện đại, tăng 22% tính từ năm 2007.
Trong lúc đó, việc người tiêu dùng đi mua sắm tại kênh bán lẻ này đã tăng với 43%, và họ đi siêu thị hàng tuần.
Tuy vậy, kênh mua sắm truyền thống vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, chiếm 68% doanh thu từ các tiệm tạp hóa cả nước.
Rõ ràng kênh mua sắm truyền thống vẫn giữ được chỗ đứng riêng và các kênh thương mại bán lẻ hiện đại sẽ cần chiến đấu đề giành được một phần của miếng bánh đó.
Ngành bán lẻ đang mở cửa đối với một vài công ty bán lẻ quốc tế vào thị trường Việt Nam trong vài tháng qua như Lotte Mart and Circle K và tin rằng chính sách mở cửa đang tiếp tục.
Bây giờ là thời điểm các công ty xây dựng thương hiệu và tạo dựng lòng trung thành của người tiêu dùng.
“Việc cắt giảm ngân sách chi tiêu cho quảng cáo và tiếp thị sẽ làm giảm sức mạnh thương hiệu. Ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam, hãy nghĩ hướng lâu dài hơn ngắn hạn”, ông Aaron Cross, Giám đốc Điều hành Nielsen Việt Nam phát biểu.
“Những công ty tiếp tục đầu tư và không ngừng đổi mới dịch vụ/sản phẩm sẽ bảo đảm một tương lai vững mạnh lâu dài hơn một khi nền kinh tế khởi sắc hơn”, ông Aaron Cross cho biết thêm.
Nhìn chung người tiêu dùng Việt Nam có sức bật và lòng tự tin hơn so với các quốc gia khác, và 1/3 người tiêu dùng cho biết mối quan tâm về giá cả thực phẩm sẽ không làm giảm đi mức chi tiêu của họ.
Tỷ phú Warren Buffet từng phát biểu gần đây rằng: “Trong giai đoạn cuối năm, các nhà đầu tư thuộc tất cả các lĩnh vực đã khốn đốn và vô cùng bối rối, họ như những con chim nhỏ lạc vào những trận cầu”. Nhưng ông đã không đề cập đến Việt Nam!