Trang thông tin Nguyễn Quốc Bình - Học không thi thì tốt hơn thi mà không học"

ĐH Nông Lâm | Khoa Lâm nghiệp | Trang chính |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 4054
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

KHẢO SÁT

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO

THÔNG TIN VIỆC LÀM CHO KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Thông tin tuyển sinh khoa Lâm nghiệp 2018

Cây xanh Anh Hùng, Trảng Bom

Bán máy tính trả góp liên hệ Hiếu 0982565779

Elearning - Phương pháp học trực tuyến hiệu quả

=======

How to repare a good presentation on Powerpoint?

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang thông tin Nguyễn Quốc Bình - Khoa Lâm nghiệp - NLU

 

Làm thế nào để hoạt động đoàn được tốt

 

ở trường Đại học theo học chế tín chỉ?

 

1. Đặt điểm:

Học chế tín chỉ là chương trình học hướng đến người học hơn là người dạy. Học chế tín chỉ nhằm giúp cho học viên tự do lựa chọn các môn học, đã được định hướng, theo sự ưa thích của bản thân. Trong chương trình này thời gian học của học viên được hoàn toàn lựa chọn. Những học viên có năng lực khá – giỏi có thể học trong thời gian ngắn hơn để hoàn thành chương trình. Các học viên có năng lực thấp hơn một chút có thể chọn thời khóa biểu với ít môn học hơn, thời gian hoàn thành chương trình cũng sẽ lâu hơn. Do vậy, việc lựa chọn môn học, lớp học là phụ thuộc vào từng học viên, sẽ không có lớp học nào cố định cho tất cả các môn học cũng như cố định cho học viên.

Trước thực trạng đó, việc tổ chức sinh hoạt cho các hoạt động ngoại khóa, trong đó có hoạt động đoàn hội, cũng sẽ linh động và thiết thực hơn. Các hoạt động này một mặt phải theo quy định rõ ràng giúp cho sinh viên chủ động trong việc sắp xếp thời gian tham gia; mặt khác, nội dung phải thiết thực giúp cho học viên thật sự ứng dụng vào thực tiễn. Do vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội phải thật sự năng động. Là cán bộ Đoàn – Hội cần thiết phải được trang bị không những kiến thức về Đoàn – Hội, kỹ năng sinh hoạt tập thể mà còn trang bị cho những kiến thức trong các hoạt động ngoại khóa gắng liền với đời sống.

Trong cơ môi trường học chế tín chỉ không những học viên mà còn cán bộ Đoàn – Hội phải thật sự năng động, nhạy bén trong việc sắp xếp thời gian Học – Chơi mà còn trang bị kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức cho các hoạt động thực tiễn hằng ngày.

2. Tổ chức

- Tổ chức Đoàn – Hội không còn theo Lớp – Khoa mà sẽ chuyển sang Nhóm môn học – Nhóm ngành học. Do vậy, tổ chức Đoàn nên được chia ra thành 2 cấp. Cấp thứ nhất là Đoàn – Hội cấp trường. Cấp thứ hai theo nhóm Ngành học, đứng đầu nhóm ngành này là bí thư, tương đương bí thư đoàn khoa hiện tại, và các Ủy viên theo từng nhóm nội dung sinh hoạt Đoàn – Hội. Các ủy viên chuyên trách mãng nội dung của mình.

- Các hoạt động Đoàn – Hội được xếp lịch (như lịch học), có thời gian, nội dung, yêu cầu cụ thể. Căn cứ theo lịch này để học viên đăng ky tham gia.

- Cấp Đoàn – Hội thuộc nhóm ngành tối thiểu phải có ít nhất 1 hoạt động trong tháng (mỗi học ky tối thiểu phải có 4 hoạt động)

- Cấp Đoàn trường phải có ít nhất 2 hoạt động trong tháng (1 cho số đông và một cho đội nhóm).

3. Đánh giá sự tham gia

Sự tham gia của học viên sẽ được đánh giá dựa trên nguyên tắc thẻ Xanh – Vàng – Đỏ như sau:

+ Tham gia một hoạt động ở cấp Nhóm ngành: 1 thẻ Xanh

+ Tham gia một hoạt động ở cấp Trường: 2 thẻ Xanh

+ Trong một học ky có ít hơn 4 thẻ Xanh = 1 thẻ Vàng

+ Trong một năm học bị hai thẻ Vàng = 1 thẻ Đỏ: Tạm dừng sinh hoạt

4. Chế độ cho cán bộ Đoàn – Hội

- Cán bộ Đoàn – Hội là CBCNV của trường: phụ cấp hệ số lương 0,2 cấp nhóm Ngành và 0.3 cấp Trường.

- Cán bộ Đoàn - Hội là sinh viên: cấp nhóm ngành được giảm 25% học phí; cấp Trường giảm 50% học phí.

- Việc xây dựng nội dung và thực hiện hoạt động được quy đổi ra giờ giảng và tính tiền theo giờ dạy, không phân biệt cấp hoạt động nào - (trừ các hoạt động phong trào)/

 

Số lần xem trang : 14817
Nhập ngày : 20-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 02-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Viết

  Cây chuối Cô đơn ở VQG Phước Bình - Ninh Thuận(16-08-2015)

  Honda Việt Nam, chuyện Neighbourhood(13-09-2009)

  Những bài viết(01-09-2009)

  Chuyện đời, Chuyện người, Và chuyện mình...(01-09-2009)

  Xưa - Nay và Tôi...(01-09-2009)

  Nghĩ về vụ tạt axit(27-08-2009)

  Một trình bày powerpoint tốt!(07-10-2008)

Nguyễn Quốc Bình - Bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội, khoa Lâm nghiệp. Điện thoại: 08 28 3896 3352/ 098 314 8912, Email: ngquocbinh©hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007