Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 63
Toàn hệ thống 4625
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg “Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư: Một trong những tiêu chuẩn xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư là có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 50% số công trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

Sau đây là ý kiến của TS. Nguyễn Ngọc Châu, mời bạn cùng đọc

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Châu đề xuất cách tính điểm công bố nghiên cứu để tránh tình trạng nhà khoa học đạt chuẩn giáo sư quốc tế nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư của Việt Nam.

Nhân việc Thủ tướng Chính phủ ban hành "Quy chế mới xét chức danh giáo sư, phó giáo sư", phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Châu có bài gửi Đất Việt, đề xuất cách chấm điểm người tài.

Chấm không khéo, bỏ lọt người tài…

“Đầu xuôi đuôi mới lọt”, không thể nói đến phát triển lành mạnh khoa học và công nghệ, hay giáo dục đào tạo mà lại bỏ qua khâu trọng yếu chính là việc phát triển đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ.

Trong Quy chế mới xét chức danh giáo sư, phó giáo sư mà Thủ tướng vừa ban hành, mặc dù về mặt quy trình thủ tục xét duyệt còn ít được đổi mới và nhìn chung chưa đáp ứng kỳ vọng phải tạo sự thay đổi căn bản của giới chức khoa học, công nghệ cũng như giáo dục, đào tạo.

Tuy nhiên, để bù lại một số hạn chế và bất cập trong Quy chế mới này, vẫn có thể cải thiện được việc nâng cao chất lượng xét bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư khi có quy định cụ thể về cách tính điểm công trình khoa học tại khoản 4 điều 8 trong Nghị định. Theo đó, việc tính điểm công trình khoa học phải dựa trên cơ sở chất lượng thực sự của các công bố.

Một trong những bất cập trong những đợt xét giáo sư, phó giáo sư trước đây là có phân biệt tạp chí quốc gia loại I, loại II nhưng lại đánh đồng giữa công bố trên tạp chí quốc gia và quốc tế, đánh đồng giữa các công bố trên tạp chí với các báo cáo Hội nghị khoa học xuất bản dưới dạng tuyển tập báo cáo (proceedings).

Với cách đánh giá và cho điểm không tính đến chất lượng các công bố như trên, vô hình trung đã bỏ qua các tiêu chí tối thiểu trong đánh giá khoa học, công nghệ và cũng góp phần cào bằng tiêu chí “chất lượng công trình nghiên cứu”, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một nhà khoa học.

Cách đánh giá này không chỉ đã góp phần…
“nâng đỡ” 2/3 số giáo sư, phó giáo sư không xứng đáng" (*) mà còn bỏ lọt nhiều người tài không được đứng trong đội ngũ các nhà khoa học tinh hoa của đất nước.

Thử đề xuất một cách tính điểm

Nay không những chúng ta cần đánh giá cao hơn, cũng có nghĩa là tính điểm cao đối với các công bố quốc tế mà cũng như cần thay đổi cách tính điểm các công bố trên các tạp chí quốc gia, quốc tế theo chuẩn mực mới, cụ thể:

- Một bài báo công bố trên các tạp chí quốc gia loại một sẽ được tính 1,0 điểm.

- Một bài đăng trên các tuyển tập hội nghị quốc gia (có Hội đồng biên tập, được xuất bản chính thức và nộp lưu chiểu) được tính 0,5.

- Bài báo công bố quốc tế trên tạp chí SCI (Scientìic Citation Index) được tính 5.0 điểm.

- Bài báo công bố quốc tế trên Tạp chí thuộc SCIE (Scientìic Citation Index Expanded) được tính 2.5.

- Bài báo công bố trên Tạp chí quốc tế không thuộc 2 danh sách trên hoặc báo cáo Hội nghị quốc tế (proceedings) được tính như tạp chí quốc gia loại 1.

Như vậy, theo chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế, không thể tính đồng hạng các công bố quốc gia và quốc tế, cũng không thể tính như nhau giữa các công bố trên tạp chí với các tuyển tập báo cáo hội nghị. Cách tính mới này chắc chắn không chỉ có tác dụng khuyến khích mà còn đem lại sự công bằng cho những nhà khoa học đã và đang hội nhập quốc tế thành công qua các công bố quốc tế của họ. Tuy vậy, cách tính mới cũng không phương hại đến những ai chưa có điều kiện công bố quốc tế.

Tính công trình theo chuẩn mực mới chắc sẽ góp phần xoá bỏ một số bất cập trước đây, khi một số nhà khoa học đủ tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư quốc tế nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư của Việt Nam. Cách làm mới cũng góp phần trẻ hoá đội ngũ giáo sư, phó giáo sư từ nguồn nhân lực trể được đào tạo quốc tế và có công bố quốc tế.

*: Nhận xét của giáo sư Hoàng Tuỵ

 

Số lần xem trang : 14903
Nhập ngày : 21-04-2009
Điều chỉnh lần cuối : 21-04-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007