Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 445
Toàn hệ thống 4592
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Mới đây nông dân Dương Văn Thuận đã sáng chế “Bộ phụ kiện máy phun thuốc bảo vệ thực vật đa năng TY.03” chuyên diệt rầy nâu, giảm thiểu ngày công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ rầy nâu chết trên 98%.

 

Chúng tôi ghé ngã ba xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang hỏi thăm anh Dương Văn Thuận, mấy bác tài xe ôm niềm nở: “Có phải Hai Thuận diệt rầy nâu phải hôn? Ở đây còn gọi là Hai Thuận nỏ thần. Mấy chú đi qua cây cầu nhỏ, vô ấp Thạnh Yên là tới liền à". Đi men con đường nhỏ đổ bê tông, hai bên rợp bóng dừa, chúng tôi tìm được nhà anh Thuận.

Trao đổi với chúng tôi, anh Thuận cho biết: Học hết lớp 9 anh nghỉ học ở nhà phụ ba mẹ làm ruộng, thu nhập của gia đình chủ yếu nhờ vào cây lúa. Đầu năm 2008 rầy nâu phá lúa dữ lắm, lúc đó nông dân hầu hết vẫn phải dùng bơm tay, chưa có bơm máy, bản thân gia đình anh Thuận cấy 1,2 ha phải mất 3 – 4 ngày vật lộn ở ngoài đồng để lo xịt thuốc rầy.

Đi kiểm tra, anh dùng cây thước dài đè ngọn cây lúa xuống, nhìn dưới gốc, thấy rầy vẫn sống nhăn răng. Anh buồn và xót xa lắm, đêm nằm cứ trăn trở suy nghĩ, mình phải làm việc gì đó để tiêu diệt lũ rầy nâu này, cứu lấy diện tích lúa cho gia đình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh đã tìm hiểu kỹ đặc tính, nơi ở của rầy và anh Thuận đã nảy sinh ý tưởng chế giàn phun thuốc trị rầy từ đó.

Trở thành người sáng chế

Anh thuận kể: Con rầy chủ yếu sống ở gốc và thân cây lúa, nếu mình cứ xịt theo cách cũ thì rầy không chết. Mà phải tìm cách xịt được thuốc xuống tận gốc, chắc chắn rầy sẽ bị chết. Sau mấy đêm thức trắng với cây bút chì, tờ giấy trắng và chiếc thước kẻ học sinh, anh Thuận vẽ vẽ, vạch vạch rồi ôm bản vẽ ra nhờ thợ hàn thiết kế đúng theo bản vẽ. Sản phẩm thiết kế đầu tiên mang về nhưng không ưng ý, phải thiết kế đến bản thứ 3 mới được. Thế là cái máy đầu tiên được ra đời mang ký hiệu TY.01 và được áp dụng ngay trên diện tích lúa nhà mình, kết quả thật bất ngờ rầy chết ráo trọi, mừng quá xá, bà con kéo tới coi rầm rầm.

Anh thuận nói: Cấu tạo vẫn là máy bơm thuốc bằng tay, đằng sau gắn giàn phun diệt rầy gồm một bộ khung sắt, được thiết kế như một xe trượt, chiều ngang rộng 3m, với 6 đầu phun (béc) trên một ống dẫn thuốc và gắn trên một thanh sắt. Thanh sắt này có tác dụng gạt thân lúa ngả ra, để đầu phun bơm thuốc thẳng vào gốc lúa, nơi rầy tập trung cư ngụ. Chi phí vật liệu 500.000đ, trọng lượng giàn phun 10kg. Nếu dùng giàn phun này hiệu quả đạt 90% (tỷ lệ rầy chết) so với cách phun truyền thống trên ngọn lúa.

Ưu điểm của giàn phun này là người nông dân kéo xe trên mặt ruộng, giàn phun ở phía sau tự động xịt thuốc, người phun thuốc ít bị nhiễm độc do thuốc. Tuy nhiên anh thuận vẫn chưa hài lòng với giàn phun ban đầu, anh lại mày mò nghiên cứu tìm tòi chế ra giàn phun trị rầy thứ hai mang ký hiệu TY.02. Giàn mới được gắn trên máy nổ, ống dẫn thuốc dài 1.6m, gắn 8 đầu phun, giàn nặng 11kg, chi phí vật liệu khoảng 600.000đ. Qua thời gian sử dụng giàn phun TY.02, kết quả diệt rầy tốt, giảm chi phí 200.000đ cho một lần phun.

Mặc dù vậy giàn phun vẫn bị hạn chế: Giàn phun thuốc trị rầy này không sử dụng được cho cây lúa thời kỳ mới trổ bông. Khi phun thuốc thanh gạt vừa đi qua, cây lúa ngóc lên, thuốc xịt vào ngay bông lúa, có thể ảnh hưởng chất lượng bông lúa sau này. Tuy nhiên anh Thuận không nản chí, anh quyết tâm theo tới cùng. Một lần nữa anh lại ngồi hết vẽ lại kẻ, chỉnh sửa, tính toán kỹ càng. Để rồi cuối những ngày tháng 3 năm 2009 anh Thuận đã cho ra đời “Bộ phụ kiện máy phun thuốc BVTV đa năng mang ký hiệu TY.03”.

Theo anh Thuận: Cấu tạo của giàn phun thuốc rầy này gọn nhẹ hơn nhiều, trọng lượng giàn 3,5kg gồm ống dẫn thuốc dài 2,6m, đường kính 1cm. Trên thân ống gắn 8 vòi phun, có hai cần điều chỉnh (giàn vòi phun) lên xuống theo kích thước của cây lúa. Mỗi đầu vòi phun hàn hai cây ngoe (cây gạt lúa, hình chữ V). Giảm chi phí vật liệu xuống chỉ còn 300.000đ (giàn phun chưa kể máy). Nếu mua thêm một bình bơm máy của Việt Nam, cộng thêm giàn phun 300.000đ chi phí hết khoảng 1.800.000đ ta sẽ có một máy phun hoàn hảo. Đặc biệt bộ phụ kiện máy phun này có thể phun cho tất cả các thời kỳ phát triển của cây lúa, có thể dùng để xịt thuốc sâu, thuốc diệt cỏ… hiệu quả trên 98%, giúp cho nông dân giảm thiểu được chi phí rất nhiều.

Sáng chế là của chung

Sau khi những "đứa con tinh thần" của anh Thuận ra đời, làm ăn có hiệu quả, Hội nông dân và Uỷ ban nhân dân xã, cán bộ nông dân huyện, tỉnh xuống xem và công nhận sáng chế rất độc đáo, đề nghị anh mang giàn phun đi dự thi sáng tạo KHKT của tỉnh Tiền Giang và đã đạt giải. Tiếng lành đồn xa, nông dân, kỹ sư trong và ngoài tỉnh tới tham quan, đặt mua giàn phun rất nhiều nhưng anh đều từ chối.

“Tôi chỉ có cây bút bi, tờ giấy và cây thước học sinh, không có máy móc, phương tiện làm sao có thể sản xuất hàng loạt bán cho người ta được”, anh phân trần. Nhưng anh Thuận cũng không giữ sáng chế là của riêng, bởi khi sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Tiền Giang đề nghị anh đăng ký bảo hộ sáng kiến độc quyền, anh cũng không làm.

“Tui không đăng ký độc quyền, bà con nào tới hỏi cách làm giàn phun, tui chỉ hết, chẳng giấu điều gì. Tui nghĩ rằng nhiều người sử dụng sáng chế làm giàn phun này, càng diệt được nhiều rầy tui càng mừng”. Tôi hỏi ý nghĩa và nội dung của ký hiệu ghi trên giàn phun “TY.01, TY.02, TY.03” là gì? Anh Thuận cười hiền hậu, đơn giản thôi đó là tên ấp Thạch Yên, nơi anh đã sinh ra và đang sinh sống… Ngay cả ký hiệu của giàn phun cũng là của chung.

Hiếu Cầu

Số lần xem trang : 15103
Nhập ngày : 25-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007