Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 23
Toàn hệ thống 2620
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Bộ trưởng, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, ngành Công nghệ thực phẩm và đồ uống (Food and Beverage Technology), mã số: 60-54-02 cho trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (Quyết định số 5279/QĐ-BGDĐT, ngày 20/8/2009), đây là ngành học thứ 13 được đào tạo trình độ sau đại học tại trường. Như vậy từ đợt tuyển sinh sau đại học vào tháng 2/2010, trường ĐH Nông Lâm sẽ tuyển sinh đào tạo ngành này cùng với 12 ngành cũ (Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú Y, Quản lý đất đai, Công nghệ sinh học, Kinh tế nông lâm ngư, Cơ khí nông nghiệp, Chế biến gỗ, Nuôi trồng thuỷ sản, Lâm học, Khoa học đất).

Giới thiệu ngành học và mục tiêu đào tạo:

 

Lý do đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú, song chỉ một số lượng khá khiêm tốn đạt các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường quốc tế. Ngoài ra, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vẫn còn ở dưới dạng nguyên liệu và sơ chế, do vậy hiệu quả kinh tế mang lại cho người sản xuất lẫn ngành xuất khẩu không cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta chưa có đủ các công nghệ chế biến thích hợp. Nếu phát triển tốt ngành này, không những chúng ta có thể đảm bảo duy trì một thị trường tiêu thụ ổn định cho người nông dân mà còn có thể thay thế các sản phẩm ngọai nhập, nhằm tiết kiệm nguồn ngọai tệ cho đất nước cũng như trực tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người dân và các ngành nghề, dịch vụ liên quan khác.

Thời gian và chương trình khung (Có thể xem chi tiết các môn học tại đây)

 - Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm là 02 năm (1 năm học, 0,6 - 1 năm làm luận văn)

- Chương trình đào tạo yêu cầu tổng cộng 47-48 tín chỉ, được xây dựng theo cấu trúc chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo được ban hành theo quyết định số Số: 45/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/8/2008.
- Đối tượng tuyển sinh là những ứng viên có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành Bảo quản chế biến nông sản phẩm, Công nghệ thực phẩm hoặc văn bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần.
- Số lượng tiếp nhận đào tạo mỗi khóa khoảng 20-30 người.

 Mục tiêu đào tạo

  • Về kiến thức: Cập nhật và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản và cơ sở liên quan đến quá trình chế biến thực phẩm và đồ uống để hình thành và cung cấp các sản phẩm chế biến đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Lập kế họach phát triển sản phẩm. Tổ chức thực hiện dự án, triển khai công nghệ và những tiến bộ kỹ thuật. 
  • Kỹ năng: Phân tích và tổng hợp các vấn đề nảy sinh trong sản xuất và tiêu dùng; thiết kế và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ; có khả năng độc lập nghiên cứu và truyền đạt kiến thức cho mọi người.

Bạn đọc quan tâm mời liên hệ số máy 08 38963339 hoặc mail psdh@hcmuaf.edu.vn hoặc pvhien@hcmuaf.edu.vn

Số lần xem trang : 14818
Nhập ngày : 27-08-2009
Điều chỉnh lần cuối : 27-08-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Thông tin của phòng Đào tạo Sau đại học

  CHÀO MỪNG TÂN HỌC VIÊN CAO HỌC K2011(03-10-2011)

  Lịch thi sau đại học tháng 8-2011(10-06-2011)

  Lịch ôn thi sau đại học năm 2011 tại Lâm Đồng(24-05-2011)

  Lịch ôn thi tuyển sinh sau đại học tại Phân hiệu Ninh Thuận (30-03-2011)

  Lịch ôn thi tuyển sinh sau đại học tại Phân hiệu Gia Lai(30-03-2011)

  Thời khóa biểu HK II - Phân hiệu Ninh Thuận(28-02-2011)

  Thời khóa biểu HK II - Phân hiệu Gia Lai(28-02-2011)

  Tuyển sinh sau đại học năm 2011(20-02-2011)

  Đào tạo thạc sĩ khoa học nông nghiệp K2010 của trường ĐH Nông Lâm TP. HCM(25-10-2010)

  Tổng kết học kỳ I lớp tại Lâm Đồng(02-02-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007