TRANG WEB CÁ NHÂN NGUYỄN MINH NAM
Where there's a will there's a way

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 4160
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Nguyễn Minh Nam

 
BrainPort : “Thiết bị cho phép người mù nhìn bằng lưỡi”
 
Các chuyên gia Mỹ đã chế tạo một thiết bị cho phép người mù hoặc kém thị lực nhìn bằng lưỡi của mình.

 

Vào những năm 60 thế kỷ trước, tiến sĩ Paul Bach-y-Rita, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về khiếm thị, đã đưa ra giả thuyết rằng “chúng ta có thể nhìn bằng não, không phải bằng mắt”. Nay, thiết bị giúp phục hồi một phần khả năng nhìn của người khiếm thị dựa vào dây thần kinh trên bề mặt lưỡi sắp sửa được tung ra thị trường.

Thiết bị trên có tên gọi BrainPort, do hãng Wicab mà tiến sĩ Bach-y-Rita (đã qua đời vào năm 2006) là đồng sáng lập ở bang Wisconsin chế tạo. BrainPort có thể nhận thông tin do một camera kỹ thuật số đặt giữa hai tròng kính mắt thu được và truyền thông tin này đến một bộ phận cơ sở có kích cỡ bằng một điện thoại di động. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi thông tin ánh sáng thành xung điện. Hoạt động này thay thế chức năng của võng mạc.

Thiết bị BrainPort - Ảnh: Scientific American

Sau đó, bộ phận cơ sở chuyển tiếp thông tin đến một hệ thống gồm 144 vi điện cực được bố trí trên một chiếc thìa dẹp giống như kẹo que đặt trên lưỡi. Các vi điện cực này kích thích dây thần kinh trên bề mặt lưỡi. Bộ não của người sử dụng diễn dịch những cảm giác này như một loại hình ảnh trực quan. Thực tế chứng minh não không thể “nhìn” mà chỉ diễn dịch những xung động thần kinh từ mắt, sau đó tạo ra một hình ảnh giúp con người di chuyển quanh phòng hoặc tìm những đồ vật gần đó.


Que vi đin cc đt trên đu lưỡi

nh: Scientific American

Bộ phận cơ sở của BrainPort có những chức năng như kiểm soát việc thu-phóng, khung cảnh ánh sáng và cường độ. Với các chức năng này, người sử dụng có thể điều khiển thiết bị để tìm ô cửa và nút bấm thang máy, thậm chí để đọc chữ và số. Nếu ngồi ở bàn, người đó có thể nhìn thấy tách và nĩa.

Những người hâm mộ phim khoa học viễn tưởng hẳn đánh giá cao công nghệ này kể từ khi một thiết bị tương tự được bác sĩ Emilio Lizardo (do diễn viên John Lithgow thủ vai) sử dụng trong bộ phim The Adventures of Buckaroo Bonzai Across the 8th Dimension sản xuất năm 1984. BranPort tỏ ra hiệu quả khi được sử dụng trong thực tế, giúp ích đáng kể cho bệnh nhân khiếm thị hoặc có thị lực yếu. Thiết bị này đã được thử nghiệm trong lực lượng Hải quân Mỹ. Dự kiến, Wicab sẽ được phép đưa sản phẩm này ra thị trường vào cuối năm nay với giá khoảng 10.000 USD.

Khang Huy (theo thanhnien, scientific american)

 

Nguồn: http://www.thietbiysinh.com.vn/BMIWEB/Pages/ArticleDetail.aspx?type=tintuc&id=923

Số lần xem trang : 14825
Nhập ngày : 01-10-2009
Điều chỉnh lần cuối : 23-10-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tin tức

  Đại học nào ở VN, tiến sĩ thu nhập 500 triệu đồng/năm?(16-04-2010)

  5 đột phá y học thế giới 2009(09-01-2010)

   Sinh sản nhân tạo loài cá ngựa lớn nhất thế giới (08-01-2010)

  Tằm biến đổi gene tạo ra protein người(07-01-2010)

  Enzyme làm chúng ta trở nên đặc trưng(12-12-2009)

   Kết hợp nhiều loại Nanoparticles nhằm ứng dụng trong Y học(12-12-2009)

  Giáo sư Mario R. Capecchi: từ đứa trẻ giang hồ trở thành nhà khoa học giải Nobel(02-10-2009)

  8 đặc điểm của văn hóa khoa học(02-10-2009)

  PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO KHOA HỌC(02-10-2009)

  Thiết bị di động phát hiện virus trong vài phút(01-10-2009)

Trang kế tiếp ... 1

Nguyen Minh Nam Research Institute for Biotechnology and Environment Nong Lam University- Ho Chi Minh City- Vietnam. Tel: (84 8) 8972262-112 Mobile: (84)904972804 Fax: (848) 8972262-103 Email: mnam-az @hcmuaf.edu.vn/ saophuongnam05 @gmail.com/saophuongnam05 @yahoo.com

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007