TS. Trần Đình Lý
PHÂN TÍCH DƯ HÓA CHẤT - KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG
TRONG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đối mặt với các rào cản kỹ thuật của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, một yêu cầu bức bách đặt ra là cần phải trang bị các phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu phân tích tồn dư hóa chất – kháng sinh cấm sử dụng trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu.Trong xu thế chung đó, Viện NC Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã được trang bị một số hệ thống phân tích hiện đại như sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS), sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS) với khả năng định lượng lên đến phần tỷ (ppb hay mg/kg) đáp ứng được các yêu cầu phân tích của thị trường EU, Mỹ, Nhật. Hiện nay, Viện đã xây dựng được quy trình phân tích Chloramphenicol trong sản phẩm tôm và Melamine trong thực phẩm với giới hạn phát hiện lần lượt là 0,3 ppb và 15 ppb. Ngoài ra, Viện đang có kế hoạch triển khai mở rộng danh sách phân tích các kháng sinh Nitrofurans, Fluoroquinolone, Malachite Green; các hormone tăng trưởng: Clenbuterol, Salbutamol, β-Argonist trên các đối tượng thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi. Các đơn vị có nhu cầu tìm hiểu thông tin về dịch vụ phân tích mẫu có thể liên lạc theo địa chỉ:
Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm TpHCM
Địa chỉ: Phường Linh Trung - Q.Thủ Đức - TpHCM
Điện thoại: 84.8.38972262 - 84.8.37220294
Fax: 84.8.37220294(103)
Số lần xem trang : 15716 Nhập ngày : 06-10-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Giáo viên có thể đi (04-02-2009) Cầu Phù Trịch, khi nào?(02-02-2009) Chênh vênh cung - cầu đào tạo (13-01-2009) Nhà khoa học làm giàu chính đáng (13-01-2009) “Tôi cứ tưởng 30 năm hoặc hơn!” (13-01-2009) Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng: Khó khăn trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ(13-01-2009) Nên hướng vào cái gốc của "bếp ăn thế giới"(13-01-2009) Dịch cúm gà và sinh viên tình nguyện(13-01-2009) Sự cố đề thi trắc nghiệm: Phải cân nhắc giữa tình và lý(13-01-2009) Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết(11-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|