Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 46
Toàn hệ thống 3956
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Một tình huống giả định của một dự án thất bại, vì sao thất bài các bạn hãy cùng suy ngẫm.

Câu chuyện nước sạch ở xã YM *

Phạm Văn Hiền
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
 
 
 
YM là xã căn cứ cách mạng nổi tiếng của tỉnh D., nghe đâu trong chiến tranh hầu hết cán bộ lãnh đạo tỉnh hiện nay đều sống ở vùng căn cứ này và được dân làng che chở, bảo bọc. Do vậy xã được chính quyền địa phương và tỉnh D. đặc biệt quan tâm về mọi mặt.
 
Tháng 4/1997 Chính phủ Đan mạch đầu tư cho nước ta một dự án lớn về hỗ trợ quản lý tài nguyên nước, thời gian trong vòng 3 năm với tổng kinh phí: 7,97 triệu USD. Phía Đan Mạch: 7,7 triệu USD, phía Việt Nam: 0,27 triệu USD.
 
Tỉnh D. là điểm ưu tiên được Nhà nước đầu tư cho dự án này và tỉnh đã chọn ba huyện K., C. và B. để thực hiện.
 
Huyện K. được tỉnh quan tâm hàng đầu và xã YM được thí điểm thực hiện cho giai đoạn một. Dự án này có 4 hợp phần lớn: Thủy lợi, khuyến nông, tín dụng và phát triển nông thôn tổng hợp. Trong câu chuyện nhỏ này người viết chỉ nêu về hợp phần thủy lợi và chúng ta cùng suy ngẫm.
 
Hợp phần thủy lợi tại YM nhằm cung cấp nước sạch nông thôn cho 3 buôn trung tâm của xã YM. Ngay trong năm 1997, dự án đã được triển khai và sau một thời gian khảo sát tìm nguồn nước và tính toán chính xác trữ lượng nước, dự án đã tiến hành đắp đập và xây hồ chứa nước để lấy nước, sau đó xây hệ thống lọc nước và dẫn đường ống nước dài 10km về xã và tỏa ra khắp buôn làng. Cứ 100m dọc đường đất trong buôn có 1 “bến nước sạch” với một vòi nước gắn rôminê và mảng sân nhỏ xây bằng xi măng trông rất đẹp mắt. Ngày khánh thành bàn giao cho xã diễn ra thật khang trang và long trọng, có cả Ông Bà Tổng lãnh sự Đan mạch từ TP. Hồ Chí Minh lên cắt băng khánh thành.
 
Thời gian trôi qua chưa được nữa mùa rẫy, các bến nước sạch này đã bị hỏng, vòi rôminê bị tháo bỏ, nước chảy lây láng ngày đêm, các bến nước sạch trở thành những vũng nước lầy lội, dơ bẩn. Như vậy, dự án nước sạch đã làm dơ bẩn buôn làng. Khi chúng tôi đến với người dân, nghe họ nói cho con số đầu tư của dự án thật ngỡ ngàng và ước tính tiền dự án có thể xây cho mỗi hộ một căn nhà ngói khang trang và một xe Honda Nhật vẫn còn thừa tiền.
 
 
Theo bạn dự án vì sao thất bại?
Nếu tiền của đồng bào họ có làm vậy không?
 
 
 
*: Trường hợp nghiên cứu là giả định, hư cấu để sinh viên/học viên thảo luận nhóm, tác giả không ám chỉ một trường hợp cụ thể ngoài thực tế.

Số lần xem trang : 14829
Nhập ngày : 11-10-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Đề cương - Bài giảng

  Sinh thái học NN(20-09-2023)

  STNN Ca 2, thứ 4(30-09-2021)

  Câu hỏi tham khảo(03-05-2017)

  Tiểu luận môn Phương pháp tiếp cận nghiên cứu(28-02-2011)

  Bài giảng môn Hệ thống canh tác (Farming systems)(05-09-2010)

  Thế nào là một bài báo khoa học(03-03-2010)

  Đề cương môn phương pháp luận NCKH (Methodology of Scientific Research)-Văn Lang(03-03-2010)

  Phân tích SWOT trong hệ thống canh tác(17-12-2009)

  Case study 3: Giống ngô mới là giống ngô giành cho nhà giàu(16-12-2009)

  Bài giảng môn Bảo quản nông sản phẩm(15-12-2009)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007