Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 2038
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Phạm Đức Toàn
Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - NLU
 
Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn
Tel: 0918386966

Giới thiệu

Cây mè (Sesamum indicum L. syn. S. orientale L.) là cây hàng niên và là cây có dầu thuộc họ Pedaliaceae. Giống mè Sesamum có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loại được trồng phổ biến là mè trắng (Sesamum indicum L.), và mè đen  (Sesamum orientale L.). Thời gian sinh trưởng của cây mè từ 75 tới 150 ngày tuỳ theo giống, nhưng loại được trồng phổ biến ở Việt Nam và Campuchia có thời gian sinh trưởng từ 75 tối 100 ngày, với chiều cao cây từ 1 tới 1.5 mét.

Cây mè cũng được biết đến như là một loại cây vua có dầu trong các loại cây có dầu. Vì hàm lượng dầu trong hạt rất cao, từ 50 tới 60% dầu trên trọng lượng hạt. Cây mè chịu hạn rất tốt và nó có thể trồng và sinh trưởng trên các loại đất khác nhau ở Việt Nam. Theo thống kê của FAO năm 2007 thì diện tích cây mè ở Việt Nam khoảng 45000 ha với sản lượng là 22000 tấn. Và hiện tại cây mè được trồng rộng rãi trên thế giới, từ Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Châu Phi, và tới Mỹ, các nước Nam Mỹ.

Mục đích của bài viết này là nhằm đưa ra cái nhìn chung về cây mè, cũng như tiềm năng và triển vọng của nó không những dùng cho nhu cầu thực phẩm mà là có thể dùng cho các nhu cầu khác nhau trong đời sống như dùng trong công nghiệp, dược phẩm, và dầu sinh học trong tương lai.

 Cây mè (Sesamum indicum L.)

 

Nhu cầu dùng hạt mè

Hạt mè không những chứa khoảng trên dưới 50% dầu và 25% protein mà nó còn chứa nhiều các khoáng chất khác. Trong hạt mè chứa rất nhiều các axit béo, khoảng 39% oleic, 44% linoleic và có cả vitamin E. Theo Phạm Đức Toàn và cộng sự thì hàm lượng dầu trung bình trong hạt mè ở Việt Nam và Campuchia là 51%, thành phần axit béo trong hạt như sau:

 - Palmitic C16:0 about 9.5%

 - Palmitoleic C16:1 about 0.2%

 - Stearic C18:0 about 5.7%

 - Oleic C18:1 about 38.8%

 - Linoleic C18:2 about 43.8%

 - Linolenic C18:3 about 0.3%

 - Eicosanoic C20:0 about 0.6%

 - Eicosenoic C20:1 about 1.8%

 - Eicosedienoic C20:2 about 0.01%

 - other 0.8%

Hạt mè được dùng trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau như trên bánh mì, bánh tráng, kẹo, và dầu mè dùng trong trộn salad, trong nấu ăn. Trong dầu mè có chứa nhiều chất chống oxy hoá nên kéo dài thời gian bảo quản. Dầu mè còn được dùng trong các ngành công nghiệp, dược phẩm. Và bánh dầu cũng rất tốt cho trồng trọt và chăn nuôi. Về cách dùng và sự quan trọng của dầu mè sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

 

Dùng trong thực phẩm

Hạt mè là thành phần trong rất nhiều loại thức ăn. Khoảng 70% sản lượng mè trên thế giới chủ yếu được chế biến trong bữa ăn, và ép dầu. Trong tổng số hạt mè tiệu thụ đó thì khoảng 65% dùng ép dầu và 35% dùng trong thực phẩm. Ở Việt Nam hạt mè dùng phần lớn trong chế biến thức ăn như bánh kẹo, bột mè, và ép lấy dầu. Ở Ai Cập hạt mè được chế biến bánh, kem, trong khi đó các nước Châu Phi thì dùng hạt mè như là thành phần chính của các món canh, gia vị, và họ cũng dùng trong chế biến bánh kẹo, và dầu ăn.

Dầu mè là một trong những loại dầu thực vật rất tốt, và nó được mệnh danh là nữa hoàng của các loại dầu thực vật. Bởi vì dầu mè chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá, điển hình là chất sesamol. Các chất chống oxy hoá sẽ giúp dầu mè không bị giảm phẩm chất và chất lượng khi bảo bảo trong thời gian dài. Trong lịch sử, người Nhật, người Việt Nam hay người Châu Á nói chung, đã dùng dầu mè trong nấu nướng, chiên xào. Và người Châu Âu thì dùng dầu mè để thay thế dầu olive, trộn salad.

Bột mè dùng để ăn, làm kem. Và bột mè có hàm lượng protein khá cao, hàm lượng methionine và tryptophan cũng cao, khoảng 10 tới 12% trong dầu mè. Theo báo cáo của Morris 2002, trong hạt mè chứa hàm lượng calcium cao gấp ba lần calcium trong sữa. Ngoài ra các phụ phẩm trong quá trình chế biến hạt mè cũng có thể tận dụng trong trồng trọt và chăn nuôi.

 

Dùng trong dược phẩm

Dầu mè chứa vitamin E và một vài chất chống ôxy hóa quan trọng khác. Các chất chống oxy hóa như sesaminol và sesamolinol duy trì các axít béo kể cả làm giảm mật độ lipoprotein. Tương tự, các chất chống oxy hoá như sesamolin và sesamol cũng đã tìm thấy trong dầu mè. Tác giả Cooney và cộng sự trong năm 2001 đã báo cáo rằng dầu mè có chứa gamma tocopherol cùng với sự hoạt động của vitamin E được tin tưởng là ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Thêm nữa, chất sesaminol và sesamin trong dầu mè kết hợp với sự hoạt động của vitamin E cung cấp khả năng chống lão hóa của cơ thể. Và chất cephalin tìm thấy trong hạt mè có hàm lượng từ 133168 to 233586 ppm, chất này được xem như là một hợp chất cầm máu. Hạt mè cũng chứa Licithin và Myristic axít, các chất này như là chất chống oxy hóa, chất cầm máu, và chất ngăn ngừa ung thư (xem trong bảng 1).

Năm 1976, Tyler và cộng sự đã báo cáo rằng mè được dùng như là một loại dược phẩm và dầu mè được dùng như là một hoạt chất hoà tan các chất trong cơ thể, dinh dưỡng. Năm 2000 tác giả Jellin và cộng sự đã báo cáo rằng Lecithin có hiệu quả để làm giảm sự nhiễm mỡ trong gan và điều trị thành công bệnh viêm da, khô da. Hàm lượng Lecithin trong hạt mè là 58 tới 395 ppm và Myristic axít được tìm thấy trong hạt mè với hàm lượng 328 tới 1728 ppm. Và hạt mè, dầu mè cũng được dùng như là một chất nhuận tràng. Dầu mè đã được biết là dùng để làm giảm cholesterol và chứng cao huyết áp. Theo báo cáo của Morris 2002 thì dầu mè đã được dùng từ thế kỷ thứ IV ở Trung Quốc, như là một loại thuốc chữa bệnh răng miệng, và thuốc đánh răng. Ở Ấn Độ người ta dùng dầu mè như một loại thuốc súc miệng sát trùng kháng vi khuẩn, trị các bệnh liên quan tới hội chứng lo âu, mất ngủ.

 
Bảng 1 Mè dùng cho thực phẩm, dược, công nghiệp và mỹ nghệ

 

Công dụng của mè

Hoạt chất

Công nghệp và mỹ nghệ

Kháng nấm bệnh

Kháng vi khuẩn, thuốc trừ sâu

Mỹ phẩm

Chất hoà tan, xà phòng

 

Chlorosesamone

Sesamin, sesamolin

Myristic acid

Sesame oil

Dược phẩm

Các axit béo chống oxy hóa, lão hoá

Ngăn ngừa bệnh tim, trị bệnh về da, làm mịn da

Thuốc trị lo âu, mất ngủ và nhuận tràng

Sự hoạt động của Hypoglycaemic

Ngăn ngừa các khối u

Chống oxy hoá và chứng gan nhiễm mỡ

Ngăn ngừa bệnh ung thư

 

Sesamin, sesamolin

Sesame oil

Sesame oil

Flavonoids

Linoleate in triglyceride form

Lecithin

Myristic acid

Thực phẩm (rất nhiều cách dùng khác nhau)

Kẹo, bánh, bánh tráng, bánh mì, gia vị, soup

Dầu ăn, dầu trộn salad

 

Sesame seeds

Sesame oil

Nguồn: Morris 2002

 

Công nghiệp kỹ nghệ và tiềm năng cho biodiesel (dầu sinh học)

Dầu mè đã được dùng trong một vài ngành công nghiệp, kỹ nghệ như chất kháng nấm, kháng khuẩn, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất hoà tan, xà phòng. Ở Châu Phi người ta đã dùng hoa mè để sản xuất ra nước hoa, và nước hoa Cologne đã được sản xuất ra từ chính hoa mè. Các hoạt chất li trích từ mè đã được dùng trong các mục đích khác nhau. Ví dụ, Myristic axit được dùng trong mỹ phẩm, và ngăn ngừa ung thư. Sesamin và sesamolin được dùng như là chất hỗ trợ trong thuốc diệt khuẩn, diệt côn trùng. Năm 2000, Hasan và cộng sự báo cáo chất chlorosesamone sinh ra từ rễ cây mè có chất kháng nấm và nó đã được dùng như là một chất diệt nấm.

Ngày nay, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng trên thế giới trong khi nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng cạn kiệt. Vì thế dầu thực vật sẽ là tiềm năng có thể thay thế dầu mỏ trong tương lai. Mè và các cây có dầu khác là một sự hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng mới, sạch và thân thiện với môi trường. Tiềm năng của một số cây có dầu có thể dùng để sản xuất biodiesel được tác giả Richard Bell trình bày chi tiết tại hội thảo về năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo tại Bangkok, Thailan, năm 2008 (bảng 2).

 

Bảng 2 tiềm năng của một số cây có dầu dùng cho sản xuất dầu sinh học (Biodiesel)

Loại cây có dầu

Sản lượng Biodiesel(thùng/năm/mile vuông – Mile2)

Cotton (Bông vải)

382

Soybean (Đậu nành)

542

Sesame (Mè)

807

Safflower

905

Tung oil tree

1091

Sunflower (Hướng dương)

1113

Peanuts (Đậu phộng)

1233

Rapseed (Cải dầu)

1385

Olives

1407

Jojoba

2116

Jatropha

2204

Coconut (Dừa)

3131

Oil palm (Cọ dầu)

6927

Nguồn: Richard Bell

Ghi chú: 1 Mile = 1,6 km, 1 mile2 tương đương 256 ha, 1 thùng dầu tương đương 160 lít

 

Lời kết thúc

Cây mè là một trong những cây có dầu và có hàm lượng dầu trong hạt khá cao. Cây mè rất dễ trồng, dễ canh tác và rất thích hợp trong luân canh gối vụ. Sản phẩm từ cây mè không những chỉ dùng trong thực phẩm mà nó còn được dùng trong các mục đích khác nhau như công nghiệp, kỹ nghệ, dược phẩm và xa hơn là sản xuất dầu sinh học (biodiesel). Mặc dù tiềm năng và triển vọng của cây mè là khá lớn, nhưng hiện tại cây mè ở Việt Nam chưa được chú trọng nên diện tích, năng suất và sản lượng chưa cao.

 

Tài liệu tham khảo

Cooney, R.V., Custer, L.J., Okinaka, L., Franke, A.A., 2001. Effects of dietary sesame seeds on plasma tocopherol levels. Nutrition and Cancer-an International Journal 39, 66-71.

Hasan, A., Begum, S., Furumoto, T., Fukui, H., 2000. A new chlorinated red naphthoquinone from roots of Sesamum indicum. Bioscience Biotechnology and Biochemistry 64, 873-874.

Jellin, J.M., Gregory, P., Batz, F., Hitchens, K., 2000. Pharmacist’s letter/prescriber’s letter natural medicines comprehensive database. 3rd ed. Therapeutic Research Faculty, Stockton, CA. p. 1–1527.

Morris, J.B., 2002. Food, Industrial, Nutraceutical, and Pharmaceutical Uses of Sesame Genetic Resources. In: Janick, J., Whipkey, A. (Eds.), Trends in new crops and new uses. ASHS Press, Alexandria, VA., pp. 153-156.

Richard, B., 2008. Bioethanol and bidiesel overview. WREC, Bangkok, Thailand.

Tyler, V.E., Brady, L.R., Robbers, J.E., 1976. Lipids. p. 121-122. In: Pharmacognosy. Lea & Febiger, Philadelphia, PA.

Số lần xem trang : 14839
Nhập ngày : 11-11-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-11-2011

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CÂY MÈ

  Thông tin của các bài báo đã đăng về cây mè ở Việt Nam(08-10-2010)

  Sâu bệnh hại cây mè (vừng)(17-05-2010)

  Dùng mè (vừng) chữa bệnh và làm đẹp cho phụ nữ(14-11-2008)

  Các bài thuốc có Vừng đen (mè đen)(14-11-2008)

  Mè đen (Vừng đen) chữa bệnh(14-11-2008)

  KỸ THUẬT TRỒNG MÈ Ở TÂY NINH(08-09-2008)

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mè(01-04-2008)

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007