Trang Web của PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm

Trao đổi trực tuyến
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7
Toàn hệ thống 3761
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang WEB cá nhân của PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm

Những đề tài dự kiến hướng dẫn

Những chuyên đề dự kiến phụ đạo

PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm dự kiến hướng dẫn sinh viên chuyên ngành lâm học và quản lý tài nguyên rừng về những chủ đề sau đây:

(1)  Sinh trưởng và năng suất rừng trồng (bất kể loài cây gỗ nào)

(2)  Xây dựng chuỗi niên đại và xác định ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng của rừng (Thông ba lá, Tếch, Pơ mu...).

(3)  Phân cấp nguy cơ cháy rừng bằng hàm lập nhóm (ở bất kể khu vực nào thuộc Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên)

(4)  Kỹ thuật gieo ươm cây gỗ (bất kể loài cây gỗ nào)

(5)  Tái sinh rừng tự nhiên (bất kể loài cây nào)

(6)  Sinh trưởng và chu kỳ khai thác rừng trồng thuần loài đồng tuổi tối ưu về kinh tế (bất kể loại rừng nào)

(7)  Ảnh hưởng của những nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của rừng (Keo lá tràm, Keo lai, Thông ba lá...).

(8)  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng (trồng, tự nhiên)

(9)  Nghiên cứu đặc tính sinh thái tái sinh của cây gỗ (ảnh hưởng của độ tàn che, pH, độ ẩm đất...)

(10) Lập biểu cấp đất cho rừng trồng (bất kể loài cây nào)

(11) Lập biểu sinh khối và dự trữ các bon cho rừng trồng (bất kể loài cây nào)

(12) Ảnh hưởng của khí hậu và những nhân tố sinh thái khác đến sinh trưởng của rừng (Thông ba lá, Tếch, Pơ mu...).

===============================================================================================================================

NHỮNG GỢI Ý VỀ TÊN ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 

Chuyên đề 1. Nghiên cứu sinh trưởng và năng suất rừng trồng...

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng những mô hình mô tả sinh trưởng và năng suất của rừng trồng (loài cây) tùy thuộc vào kết cấu và điều kiện môi trường sống của rừng.

Nội dung

(1)  Đặc trưng lâm học của rừng trồng

(2)  Sinh trưởng đường kính và chiều cao lâm phần và nhân tố ảnh hưởng

(3)  Trữ lượng, năng suất và nhân tố ảnh hưởng

 

Chuyên đề 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng của rừng…

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng những mô hình mô tả sinh trưởng và năng suất của rừng trồng (loài cây) tùy thuộc vào kết cấu và điều kiện môi trường sống của rừng.

Nội dung

(1)  Đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu

(2)  Đặc trưng bề rộng vòng năm

(3)  Đặc trưng chỉ số vòng năm

(4)  Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng vòng năm

(a)   Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí

(b)  Ảnh hưởng của lượng mưa

(c)  Ảnh hưởng của nhiệt độ ẩm không khí

(d)  Ảnh hưởng của số giờ nắng

(e)  Ảnh hưởng của chỉ số thủy nhiệt

(f)   Ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố khí hậu

(5) Phân tích tỷ lệ đóng góp của khí hậu trong quá trình sinh trưởng của rừng

 

Chuyên đề 3. Nghiên cứu phân cấp nguy cơ cháy rừng bằng hàm lập nhóm tuyến tính Fisher với nhiều biến dự đoán định lượng

Mục tiêu nghiên cứu

Phát triển những hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng dựa trên 5 biến định lượng là nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió, sự thiếu hụt độ ẩm bão hòa không khí và khối lượng vật liệu cháy dưới tán rừng.

Nội dung

(1)  Đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu

(2)  Đặc trưng vật liệu cháy dưới tán rừng

(3)  Xây dựng những hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng

  • Hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng dựa trên những biến khí hậu
  • Hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng dựa trên những biến khí hậu và vật liệu cháy

(4) Sử dụng những hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng để dự báo cháy rừng

 

Chuyên đề 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây con 6-12 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm

Mục tiêu nghiên cứu

ü      Phân tích phản hồi của cây con với độ tàn che (ánh sáng), thành phần hỗn hợp ruột bầu và kích thước bầu.

ü      Xác định tối ưu và tính chống chịu của cây con 6 – 12 tháng tuổi trong giai đoạn gieo ươm đối với độ tàn che và thành phần hỗn hợp ruột bầu.

Nội dung

(1)  Ảnh hưởng của độ tàn che

(2)   Ảnh hưởng của phân super lân

(3)   Ảnh hưởng của phân hỗn hợp NPK

(4)   Ảnh hưởng của phân chuồng hoai

(5)   Ảnh hưởng của phân chuồng và super lân

(6)   Ảnh hưởng của phân chuồng và NPK

(7)   Ảnh hưởng của loại đất làm ruột bầu

(8)   Ảnh hưởng của kích thước bầu

 

Chuyên đề 5. Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của …dưới tán rừng…

Mục tiêu nghiên cứu

+ Xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng lớn đến tái sinh tự nhiên của loài dưới tán rừng...

+ Phân tích và chọn lựa những tiêu chuẩn để đánh giá kết quả tái sinh tự nhiên của loài dưới tán rừng...

Nội dung

(1)  Đặc điểm chung của rừng hay quần thể …

(2)  Thời kỳ ra hoa, quả và nhân tố ảnh hưởng

(3)  Sự hình thành cây mầm và nhân tố ảnh hưởng

(4)  Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cây con dưới tán rừng

+ Độ tàn che tán rừng

+ Địa hình - đất

+ Kết cấu quần thụ

+ Phương thức khai thác…

(5)  Xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá kết quả tái sinh rừng

 

Chuyên đề 6. Sinh trưởng và chu kỳ khai thác rừng trồng … thuần loài đồng tuổi tối ưu về kinh tế

Mục tiêu: Xây dựng những mô hình dự đoán quá trình sinh trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ lượng của lâm phần để làm căn cứ khoa học cho việc đánh giá sự thích nghi và dự đoán chu kỳ khai thác tối ưu về kinh tế.

Nội dung

(1)  Đặc điểm chung của rừng…

(2)  Sinh trưởng đường kính thân cây

(3)  Sinh trưởng chiều cao thân cây

(4)  Sinh trưởng trữ lượng rừng…

(5)  Trữ lượng gỗ sản phẩm của rừng…

(6)  Xác định chu kỳ khai thác rừng tối ưu về kinh tế

 

Chuyên đề 7.  Nghiên cứu ảnh hưởng của những nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của rừng …

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và định lượng mức độ ảnh hưởng của khí hậu và những nhân tố sinh thái khác đến sinh trưởng của rừng…

Nội dung

(1)  Đặc trưng lâm học của quần thụ…

(2)  Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng của rừng…

(3)  Ảnh hưởng của loại đất đến sinh trưởng của rừng…

(4)  Ảnh hưởng của dạng địa hình đến sinh trưởng của rừng…

(5)  Ảnh hưởng của cấp đất đến sinh trưởng của rừng…

(6)  Phân tích sự đóng góp của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của rừng…

 

Chuyên đề 8.   Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng (trồng, tự nhiên)

Mục tiêu nghiên cứu

a.       Phát triển những mô hình để mô tả và phân tích những đặc trưng về cấu trúc của rừng để làm cơ sở xây dựng phương thức chặt nuôi rừng và khai thác rừng.

b.      Đánh giá tình trạng phân hóa và tỉa thưa của rừng ở những giai đoạn tuổi khác nhau để làm cơ sở xác định cây chặt cây chừa trong chặt nuôi dưỡng rừng.

Nội dung

(1)  Đặc điểm chung của rừng…

(2)  Đặc trưng cấu trúc của rừng…

+ Phân bố đường kính thân cây (N - D)

+ Phân bố chiều cao thân cây (N - H)

+ Phân bố đường kính tán cây (N - Dt)

(3)  Phân loại cấp sinh trưởng của những cá thể hình thành rừng

Phân loại cấp sinh trưởng theo hệ số đường kính

+ Phân loại cấp sinh trưởng bằng hàm lập nhóm dựa trên nhiều biến số

(4)  Phân hóa và tỉa thưa của rừng.

 

 Chuyên đề 9.   Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ phong phú của một số loài cây tái sinh thuộc họ Sao – Dầu trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Mục tiêu nghiên cứu

Phát triển những mô hình để dự đoán độ phong phú của một số loài cây tái sinh thuộc họ Sao-Dầu tùy thuộc vào độ tàn che tán rừng, độ ẩm và phản ứng (pH) của tầng đất mặt. 

Nội dung nghiên cứu

(1)  Đặc điểm chung của các trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3...

a.       Thành phần loài.

b.      Kết cấu D1.3, H, G và M quần thụ.

c.      Tình trạng tái sinh tự nhiên của cây họ Sao – Dầu dưới tán rừng

(2)  Ảnh hưởng của độ ẩm tầng đất mặt đến độ phong phú của cây họ Sao-Dầu

(3)  Ảnh hưởng của pH tầng đất mặt đến độ phong phú của cây họ Sao-Dầu

(4)  Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến độ phong phú của cây họ Sao-Dầu

(5)  Ảnh hưởng tổng hợp của độ tàn che tán rừng, độ ẩm và pH đất đến độ phong phú của cây họ Sao-Dầu

(6)  Ảnh hưởng của độ ẩm và pH tầng đất mặt dưới những trạng thái rừng khác nhau đến độ phong phú của cây họ Sao-Dầu

a.       Ảnh hưởng của độ ẩm tầng đất mặt

b.      Ảnh hưởng của pH tầng đất mặt

 

Chuyên đề 10. Lập biểu cấp đất và đánh giá ảnh hưởng của cấp đất đến sinh trưởng của rừng trồng…thuần loài đồng tuổi

Mục tiêu nghiên cứu

Phát triển những mô hình để xây dựng biểu cấp đất và đánh giá ảnh hưởng của cấp đất đến sinh trưởng của rừng trồng…thuần loài đồng tuổi. 

Nội dung nghiên cứu

(1)  Đặc điểm chung của rừng trồng...

(2)  Đặc điểm chiều cao bình quân và chiều cao tầng trội của rừng...

(3)  Sinh trưởng chiều cao của rừng...

(4)  Xây dựng biểu cấp đất cho rừng...

(5)  Ảnh hưởng của cấp đất đến sinh trưởng của rừng...

 

Chuyên đề 11. Lập biểu sinh khối và dự trữ các bon cho rừng trồng...

Mục tiêu nghiên cứu

Phát triển những mô hình để xây dựng biểu sinh khối và biểu dự trữ các bon cho rừng trồng...thuần loài đồng tuổi. 

Nội dung nghiên cứu

(1)  Đặc điểm chung của rừng trồng...

(2)  Quan hệ giữa sinh khối (tươi, khô) với những nhân tố cấu thành thân cây

(3)  Dự trữ các bon trong các bộ phận của cây

(4)  Quan hệ giữa khối lượng các bon với những nhân tố cấu thành thân cây

(5)  Lập biểu sinh khối (tươi, khô) của rừng...

(6)  Lập biểu dự trữ các bon của rừng...

====================================================================================================

 

Những ai quan tâm đến những cách thức và phương pháp thu thập và xử lý số liệu trong sinh thái quần xã có thể liên hệ với

PGS. TS. Nguyên Văn Thêm theo địa chỉ ở phần dưới trang Web này.

 

Ngoài ra, tôi cũng nhận phụ đạo "Hướng dẫn sử dụng Statgraphics Plus Version 3.0-5.1 và SPSS" để xử lý những chuyên đề thống kê sau đây:

 

Bài mở đầu: Nhập và biến đổi dữ liệu trong Statgraphics và SPSS

Bài 1. Thống kê mô tả

Bai 2. Thủ tục phân tích hồi quy bậc nhất

Bài 3. Hồi quy tương quan đa bậc

Bài 4. Phân bố N - D

Bài 5. Những mô hình sinh trưởng

Bài 6. Hồi quy tương quan đa biến

Bài 7. Phân tích mối liên hệ giữa các đại lượng (Ví dụ phân tích sự kết nhóm sinh thái...)

Bài 7b. Kiểm định quan hệ giữa hai biến có thứ bậc (Ví dụ phân tích quan hệ giữa năng suất rừng với lập địa, bệnh cây - lập địa...)

Bài 8. Phân tích phương sai

Bài 9. Hồi quy trong sinh thái QXTV (Ví dụ xác định tối ưu và tính chống chịu sinh thái của loài với các biến môi trường)

Bài 10. Ứng dụng hồi quy Poisson trong sinh thái rừng (Ví dụ phân tích tỷ lệ cây bị rỗng ruột ở những tuổi hay cấp đường kính khác nhau)

Bài 11. Ứng dụng hồi quy Logistic trong sinh thái rừng (Ví dụ phân tích quan hệ giữa độ phong phú của loài với những biến môi trường)

Bài 12. Tổng hợp và trích lọc những thông tin hữu ích từ một tập hợp những số liệu lớn (Ví dụ trích lọc những đặc trưng lâm phần theo loài cây, nhóm gỗ, khai thác - nuôi dưỡng, lô, khoảnh...)

 ==========================================================================

Ngày 11/12/2009

 

Số lần xem trang : 14809
Nhập ngày : 11-12-2009
Điều chỉnh lần cuối : 12-12-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm. ĐT: 0918.204.950 Hoặc 01676212152. Email:nvthem@hcmuaf.edu.vn hoặc nvthem2009@gmail.com

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007