Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 27
Toàn hệ thống 4366
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Sách Đỏ châu Âu vừa lên tiếng cảnh báo về sự suy giảm đáng kể các loài bướm, bọ cánh cứng và chuồn chuồn tại châu Âu, đồng thời kêu gọi các nước hành động khẩn cấp để cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

 

Nhiều loài bướm hiện gần như đã tuyệt chủng ở châu Âu - Ảnh: PA
 
Theo Sách Đỏ châu Âu, hiện có gần 1/3 loài bướm ở châu Âu bị suy giảm “dân số” với 9% trong số này gần như tuyệt chủng. Trong số này, loài bướm trắng lớn Madeiran và bướm Macedonian Grayling bị đe dọa nghiêm trọng nhất do bị mất môi trường sống bởi các hoạt động khai thác mỏ của con người.

Không chỉ bướm, nhiều loài chuồn chuồn và bọ cánh cứng aphroxylic cũng có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Hiện gần 11% trong số 431 loài bọ cánh cứng có nguy cơ biến mất tại châu Âu, và 7% trong số chúng bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu, nguyên nhân do chúng bị mất môi trường sống (do hoạt động chặt phá rừng) và do sự suy giảm số cây cối trưởng thành.

Trong khi đó ở “vương quốc” chuồn chuồn, 11 loài hiện gần như đã tuyệt chủng ở châu Âu, 5 loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu…

Các nhà khoa học cảnh báo sự biến mất của các loài này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của hệ sinh thái ở châu Âu, đặc biệt là loài bướm, bởi chúng “giữ vai trò then chốt trong quá trình thụ phấn ở hệ sinh thái mà chúng sống”.

Sách Đỏ châu Âu - do Hội đồng châu Âu tài trợ hoạt động - cho biết các hoạt động bảo tồn thích hợp có thể cứu vãn tương lai các loài này, qua đó "cứu" được hệ sinh thái châu Âu.
Theo Tuổi Trẻ (Xinhua)

Số lần xem trang : 14929
Nhập ngày : 19-03-2010
Điều chỉnh lần cuối : 19-03-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007