Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 14
Toàn hệ thống 2496
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

(Mard-24/3/2010): Theo báo cáo mới nhất của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân 2009-2010 các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre là 620.000 ha/1.545.000 ha, chiếm 40% diện tích toàn vùng.

 

Trong đó, diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn cao khoảng 100.000 ha/650.000 ha, chiếm 16 % diện tích canh tác lúa của các tỉnh trên. 
 
Trong các tháng 3, 4 và đầu tháng 5, dự báo của ngành nông nghiệp cho thấy, nước mặn tiếp tục lên cao tại các tỉnh ven biển và đạt đỉnh cao nhất trong tháng 3. Tháng 3 cũng sẽ xuất hiện những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao có thể đạt từ 35-37 độ, các cơn mưa chuyển mùa có khả năng diễn ra trong tháng 4 và đầu tháng 5-2010. Mùa mưa có khả năng sẽ bắt đầu vào giữa tháng 5 (muộn hơn trung bình nhiều năm từ 10-15 ngày). 
 
Hiện nay, nồng độ mặn ở ngoài kênh rạch một số nơi biến động từ 3‰ (Bạc Liêu) đến 7‰ (Hậu Giang), tuy nhiên nồng độ mặn trong các ruộng lúa không đáng kể. Để phòng chống mặn xâm nhập ruộng lúa, mục tiêu của các tỉnh là giảm nồng độ mặn trên các kênh rạch xuống dưới 1,5 ‰ để không ảnh hưởng khi một số trà lúa cần đưa nước vào ruộng cuối vụ. Riêng tại Kiên Giang có khoảng 2.900 ha lúa bị khô hạn (An Minh và An Biên), hiện nay đã thu hoạch năng suất sụt giảm đáng kể và tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ 120 kg lúa giống/ha để các hộ nông dân xuống giống lúa trong vụ hè thu 2010. Đánh giá của Cục Trồng trọt cho thấy, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân ở ĐBSCL đã diễn biến bất lợi cho sản xuất lúa so với trung bình nhiều năm, mặc dù thời vụ xuống giống lúa trong tháng 11 và tháng 12 vẫn không thay đổi và đúng theo thời vụ khuyến cáo. 
 
Để hạn chế tình trạng xâm mặn ảnh hưởng tới diện tích cây trồng, Cục đã khuyến cáo các địa phương trước mắt cần: Thay đổi cơ cấu giống bằng các giống lúa chống chịu mặn, phèn. Các giống lúa qua khảo sát ngoài đồng cho thấy có khả năng chống chịu mặn và phèn, bố trí thời vụ né mặn, hạn ở vùng có nguy cơ ảnh hưởng cao; gia cố bờ bao, tu sửa bờ vùng, hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống các kênh thuỷ lợi để tăng cường trữ nước ngọt; tập trung cho công tác thủy lợi nội đồng vì hiện nay hệ thống thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng được tưới tiêu nước khi có diễn biến bất thường của thời tiết, khí tượng thủy văn; phối hợp điều tiết nước giữa các mục đích sử dụng, các địa phương thụ hưởng các công trình thủy lợi quốc gia./.

 

(TTXVN)

Số lần xem trang : 14914
Nhập ngày : 25-03-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007