Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 41
Toàn hệ thống 4003
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đổi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam, bài viết giới thiệu về một nữ khoa học gia đam mê với nghiên cứu cây tre Việt Nam. 

 

Vietsciences- Nguyễn Lân Dũng

 

 

 

 

 
         Bài hát Làng tôi của Văn Cao đã đi vào lòng người dân Việt với những ca từ ấm áp Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều , tiếng chuông nhà thờ rung…” Hiện nay biết bao làng quê Việt Nam tuy vẫn còn nóc nhà thờ , vẫn văng vẳng tiếng chuông ngân , nhưng lũ tre xanh bao quanh làng đã biến mất, để trơ trọi ra những khu nhà dân cư mở rộng với những kiến trúc tự biên, tự diễn lai căng, lộn xộn và mất hết mọi phong cách truyền thống.
          Từ lâu lắm rồi nhà báo Thép Mới đã viết bài tùy bút và cũng là lời bình cho bộ phim Cây tre Việt Nam hết sức đặc sắc. Thật thú vị khi đọc lại những trang viết đầy tình cảm ấm áp này: “Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thuở ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. Tre gắn bó với con người là như thế. Ngược lên những phiên chợ vùng cao, ta sẽ bắt gặp các mẹ, các chị, những chàng trai, cô gái gùi trên lưng mình những sản phẩm của gia đình. Họ mang đến chợ để trao đổi buôn bán, rồi lại gùi những thứ cần thiết về nhà. ở đây, tre có tác dụng như dụng cụ chuyên chở làm giảm bớt sức lao động cho con người. Tre nứa không chỉ gắn bó với đồng bào qua những sản phẩm như gùi, rổ, rá, thúng mủng... mà tre còn được sử dụng để đan những kỷ vật trong đám cưới hay làm những nhạc cụ góp vui trong ngày lễ hội, cho trai, gái gây dựng một nền tảng mới, đó chính là nền tảng của sự giàu mạnh, hạnh phúc. Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.”…
            Gần đây trên truyền hình và báo chí tôi lại vô cùng xúc động khi thấy thông tin về công trình nghiên cứu nhiều năm của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh và giải thưởng Xích Đạo 2010 của Liên Hiệp Quốc mà bà đã được trao thưởng tại New York. Tôi cũng vô cùng tự hào về làng tre Phú An (Bình Dương), nơi mà TS Mỹ Hạnh đã dầy công gắn bó và đã trở nên một địa chí danh tiếng sau giải thưởng Xích Đạo 2010 của bà. TS Mỹ Hạnh cho biết trong dự án viết bằng tiếng Pháp : Tôi sẽ nói một số ý chính của làng tre Phú An: biến tam giác sắt thành tam giác xanh, tạo các việc làm thủ công nhằm giảm nghèo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới; nghiên cứu và đào tạo phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường; truyền thông những vấn đề xung quanh đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường; cố gắng tham gia thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục môi trường, phục vụ phát triển bền vững. Cuối cùng là phát triển hợp tác trong và ngoài nước để thực hiện những chủ đề nói trên. Bà cũng thông báo: Với giải thưởng này, số tiền thưởng trước mắt sẽ được dùng để tiếp tục công việc phát triển cộng đồng. Nhưng quan trọng hơn, nhiều người trên thế giới sẽ biết đến làng tre Phú An, từ đó hi vọng làng tre sẽ kiếm được nguồn tài trợ mới để nghiên cứu, phát triển cây tre Việt Nam và cải thiện đời sống của nhóm nghiên cứu và phát triển cộng đồng. Ngoài ra, tôi hi vọng LHQ sẽ chú ý đến dự án về tre của chúng tôi để có cách thức nào đó phù hợp tài trợ cho việc bảo tồn cây tre Việt Nam nói riêng và tre của cả thế giới nói chung.
TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh
          Trên màn ảnh truyền hình tôi thật cảm phục khi thấy hình ảnh người phụ nữ đôn hậu , mái tóc bạc trắng đã đi suốt dọc đất nước để sưu tầm được trên 100 mẫu tre và đã định tên khoa học được đến trên 60 loài. Chúng ta biết rằng trong Tộc Tre (tribus Bambuseae) thuộc Họ phụ Tre (supertribus Bambusodae) có tới 91 chi (genus) và khoảng 1000 loài (species) khác nhau. Tôi được biết bà Mỹ Hạnh đã nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường thuộc Đại học Paris 12 Val de Marne (Pháp), về nước từ năm 1975 và bắt đầu hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ năm 2000, bà là giảng viên của Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và từ năm 2003 bà là Chủ tịch dự án làng tre Phú An . Đây là một dự án được hình thành với sự hợp tác giữa bốn đơn vị là vùng Rhône Alpes, tỉnh Bình Dương, vườn thiên nhiên Pilat và Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.  Năm 2009 bà đã được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm.
          Làng tre Phú An đã vượt lên làn sóng đô thị hóa để giữ lại cho đất nước ta, dân tộc ta hình ảnh quý giá của một làng tôi xanh bóng tre vốn là niềm tự hào của từng người dân nước Việt. Ngày 7-4-2009, khu Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn thực vật Phú An được khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng. Khu Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn thực vật Phú An (gọi tắt là Làng tre Phú An) cách thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) 12 km. Theo đường Nguyễn Chí Thanh, lộ 744 (đường đi về hướng Dầu Tiếng), qua cầu Ông Cộ, cạnh UBND xã Phú An, là thấy Làng tre Phú An bên phải, với một màu xanh rất riêng của tre. Theo báo Thanh niên , giờ đây khu bảo tồn này đã có trên 1.500 bụi tre của 17 chi, với 300 mẫu tre khác nhau của Việt Nam , trong đó có nhiều loại tre quý hiếm như cây tép nứa, tre vuông, vàng sọc, mai, mạy muồi, luồng, vầu, trúc Cao Bằng, tre mét, hóp… Bộ sưu tập tre được trồng theo từng khu vực: khu tre đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Bắc bộ… Trên mỗi bụi được đánh dấu tên gọi địa phương, tên khoa học, tọa độ tìm thấy, thời gian và tên người sưu tập… để tiện cho việc nghiên cứu. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tuy nhiên theo TS Mỹ Hạnh thì cũng có những loài tre nở hoa hàng năm. Nếu như đúng theo tiêu chí đã đề ra trong việc chọn quốc hoa thì Việt Nam nên chọn hoa lúa hay hoa tre mới là phù hợp. Hoa sen cũng thật đẹp thật đáng yêu nhưng các dân tộc thiểu số ở nước ta đâu có quen thuộc với hoa sen? Hơn nữa hoa sen đã được chọn làm quốc hoa từ lâu ở Ấn Độ và Sri Lanka rồi. Câu chuyện này cần thảo luận kỹ hơn nếu thật sự chúng ta cần chọn quốc hoa.
 
 
Hoa lúa 
Hoa tre  
 
Đặt chân vào Làng tre Phú An, một cảm giác thư thái ùa đến. Tre kết vòm trên đầu che bớt cái nắng gay gắt của vùng miền Đông Nam bộ. Chen lẫn những bụi tre là vườn cỏ xanh um, những đồi cỏ phủ đầy hoa đậu biếc với hoa vàng lá xanh giúp cho tâm hồn thêm thư thái. Các tảng đá ong, những hòn đá cuội to lớn nằm rải rác, được sắp đặt như hữu ý, như vô tình giúp cho du khách có chỗ ngồi nghỉ chân dưới tán tre lắng nghe chim hót. Xa xa, ở “khu đồng bằng sông Cửu Long” sông nước với cầu tre lắt lẻo, với con đò nhỏ hững hờ cập bến, bên cạnh chiếc vó được cất lên… là sân khấu lộ thiên làm bằng đá ong để tối tối du khách có thể ngồi ngắm trăng sao, lắng nghe ếch nhái hòa thanh cũng lũ dế, vạc sành, như tìm về tuổi thơ…Trước khi vào “mê cung tre”, du khách cũng sẽ ngạc nhiên với bản đồ Việt Nam khổng lồ bằng loài thực vật họ đậu phủ đất (Arachis pintoi). Mỗi “địa phương” trên bản đồ sẽ được tạo đồi núi, trồng các loại tre đặc trưng của từng vùng. Vùng “đồng bằng sông Cửu Long” là một thảm lá xanh hoa vàng được “khía rãnh”, cách điệu các nhánh chính của dòng Mekong đổ vào “biển Đông” bằng 9 cửa. Sau khi ngắm mô hình bản đồ, du khách sẽ được hướng dẫn đi vào mê cung tre. Càng đi vào mê cung, du khách càng thích thú với nhiều giống tre lạ, quý hiếm. Sau đó, du khách còn được hướng dẫn đi tham quan đường sinh thái, đường làng mát rượi, ngắm dòng sông Rạch Chùa (một nhánh của sông Sài Gòn) hiền hòa uốn lượn. Việc chăm sóc tre cũng khá quan trọng. Với khu đất 10 ha thì tưới tiêu phải tự động hoàn toàn. Các đường nước được kỹ sư cao cấp người Pháp Jacques Gurgand thiết kế rất tỉ mỉ và khoa học theo phương pháp tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Độ dài và đường kính của ống nước, các van khóa nước cũng được tính toán, đặt để hợp lý, sao cho ống tưới nhỏ giọt đến từng gốc tre thì chỉ là một ống nhựa màu đen nhỏ 3mm, khi tưới nước sẽ ngấm dần vào đất mà không phải chảy tràn ra một cách không cần thiết.
 
    
 
  
 
        Bao giờ phục hồi lại được các Làng tôi xanh bóng tre? Câu hỏi ấy luôn thường trực trong tôi mà thật khó có câu trả lời. Việc mở rộng khu dân cư của mỗi làng là cần thiết nhưng sau khi nới rộng ra đến mức cần thiết thì phải trồng lại ngay lũy tre làng như xưa. Lũy tre làng không chỉ bao bọc ngôi làng truyền thống mà còn bảo vệ đất và đem lại những nguồn lợi ích không nhỏ cho dân làng. Từng ngôi nhà trong làng cũng cần dành đất để trồng lại những khóm tre. Ai cũng biết rằng tre mọc rất nhanh, tự đẻ nhánh hàng năm và có thể khai thác liên tục phục vụ các mục tiêu dân sinh. Tre được sử dụng làm nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng). Măng tre được dùng làm thức ăn. Tre khô kể cả rễ có thể dùng làm củi đun. Lá tre dùng cùng một số lá khác là nguyên liệu của nồi nước xông khi bị cảm cúm…
          Những nhà khoa học gắn bó với cây tre như TS Diệp Thị Mỹ Hạnh thật đáng nêu gương sáng đối với thế hệ các nhà khoa học trẻ. Chúng ta cần tiếp sức cho nhà khoa học đã cao niên này để tiếp tục cho thế giới biết được nước ta thực sự đang tồn tại bao nhiêu loài tre (với tên khoa học được thừa nhận) và phát huy được hết tác dụng của từng loài tre khác nhau. Việc sử dụng kỹ thuật ADN để xác định vị trí phân loại tre có lẽ cũng cần phải bắt đầu thực hiện . Các trung tâm nghiên cứu có thiết bị giải trình tự ADN sẵn sàng hỗ trợ các nhà nghiên cứu tre nếu như kỹ thuật tách ADN từ sinh khối tre đã được hoàn thiện.

Số lần xem trang : 14909
Nhập ngày : 27-02-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Hội thảo Sen Đồng Tháp 01-9-2017(05-09-2017)

  Biển, đảo Việt Nam-Nguồn cội tự bao giờ(27-04-2016)

  Thần đồng piano gốc Việt Evan Le(04-04-2016)

  Hoàng Sa Việt Nam: nổi đau mất mát(31-07-2014)

  National Geographic công bố 12 bức ảnh(07-01-2016)

  Phát hiện trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser(03-07-2013)

  Đài Loan phát triển thành công gạo loại nhiều màu(10-06-2013)

  IRRI phát triển thành công giống lúa siêu chịu mặn(18-04-2013)

  Bảo tồn gene lúa ở IRRI(08-04-2013)

  Nghiên cứu bộ gene cây đào để sản xuất nhiên liệu(29-03-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007