Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 51
Toàn hệ thống 3816
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Bài viết rất hay của GS. Nguyễn Văn Tuấn, các bạn sinh viên nên đọc để nhớ khi viết chuyên đề hay khóa luận tốt nghiệp

Vietsciences-  Nguyễn Văn Tuấn        01/03/2011

 

 

 

 

 
 
http://meds.queensu.ca/assets/research-copy.jpg
Một bài báo đăng trên tạp chí Tia Sáng có tựa đề bắt mắt “
Hiện trạng giáo dục Việt Nam nhìn từ quan điểm phê phán của triết học Nietzsche. Thế nhưng đọc qua những lí luận, lập luận, và nhất là cách sử dụng tài liệu tham khảo thì tôi cảm thấy thất vọng. Ở đây, tôi không có ý phê bình sinh viên tác giả bài này, mà chỉ muốn lấy đây như là một trường hợp để bàn về văn hóa trích dẫn và cách lập luận trong học thuật.

Viết một bài báo cho báo chí phổ thông dĩ nhiên là dễ hơn viết một bài báo mang tính học thuật. Bài báo phổ thông không nhất thiết phải có tài liệu tham khảo, nhưng bài báo học thuật thì bắt buộc phải trình bày nguồn gốc những phát biểu của mình. Bài báo học thuật còn đòi hỏi tác giả phải lập luận cho chặt chẽ, chứ không thể lan man như một bài báo phổ thông.  Ở phương Tây, học sinh trung học đã học cách lập luận và dùng tài liệu tham khảo, cho nên khi lên đại học, họ cũng đã quen với văn hóa học thuật một phần nào đó.  Đến khi viết luận văn tốt nghiệp, họ phải làm việc với thầy cô hướng dẫn, và quán triệt được cách lập luận cũng như cách trích dẫn.  Thế nhưng ở nước ta, những kĩ năng mềm như thế không được chú trọng, và hệ quả là sinh viên không biết cách lí giải vấn đề cho logic (có nhiều em thậm chí viết văn chẳng đâu vào đâu cả).  Vài năm gần đây, người ta nói đến kĩ năng mềm, và kĩ năng đọc và viết được đề cập đến nhiều lần.

Mới đây, tôi đọc trên Tia Sáng một bài viết bàn về hiện trạng giáo dục và quan điểm phê phán của triết học Nietzsche.  Bài báo là một luận văn cử nhân trong chương trình “cử nhân tài năng”.  Tạp chí còn chua thêm rằng “Bài tiểu luận này được thực hiện trong khuôn khổ chuyên đề hướng dẫn cách đọc một tác phẩm triết học tại Khoa Văn học và Ngôn Ngữ, ĐHKHXHNV TP HCM” như để tăng phần trang trọng của bài luận văn.
Với một chương trình như thế, chúng ta kì vọng tác giả (sinh viên) và người hướng dẫn phải thể hiện tinh thần học thuật một cách nghiêm túc.  Thế nhưng, theo tôi nội dung chưa đạt tính học thuật, chưa thể hiện được tính khoa học nghiêm chỉnh.

Theo tôi hiểu, tác giả muốn nói rằng vì đại học Việt Nam thiếu văn hóa tranh luận theo tinh thần của Nietzsche, nên các đại học Việt Nam bị xếp vào cuối bảng trong các bảng xếp hạng đại học trên thế giới.  Nhưng tôi e rằng cách lập luận chưa thuyết phục.  Đáng lẽ tác giả phải chứng minh rằng sinh viên Việt Nam chưa có tinh thần phê phán, nhưng thay vì làm thế, tác giả lại phán một câu “Đáng tiếc là tinh thần phê phán đó vẫn chưa phát triển trong xã hội Việt Nam hiện nay nói chung, và trong trường học Việt Nam nói riêng.”  Nói thì dễ, nhưng tìm dữ liệu để minh chứng cho nhận xét của mình không phải là dễ, và trong trường hợp này tác giả chưa làm được việc đó. Lấy một trường hợp của một sinh viên để làm cơ sở cho nhận xét mang tính khái quát hóa của mình là gán ghép.

Đến vế thứ hai là “hiện trạng giáo dục Việt Nam”, tác giả cũng lí giải chưa tốt, chưa đạt. Bảng xếp hạng của webometrics không phải là một bảng xếp hạng nghiêm chỉnh, mà chỉ là … một trò chơi internet không hơn không kém.  Những người trong webometric dựa vào số lần truy cập vào website của trường đại học để xếp hạng.  Đó là một kiểu làm tài tử, hài hước, trẻ con, và vô duyên.  Do đó, cho rằng một vài đại học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng 100 trường Đại học hàng đầu Đông Nam Á năm 2010 là thể hiện đẳng cấp của đại học Việt Nam là một sai lầm lớn.

Không có bảng xếp hạng nào trên thế giới có chỉ số về tinh thần phê phán trong cách tính điểm.  Cũng chẳng có thước đo nào để phản ảnh cái gọi là “thực trạng”.  Chẳng có thước đo nào phản ảnh tinh thần phê phán.  Do đó, không thể nào chứng minh được mối tương quan giữa tinh thần phê phán và thực trạng đại học.  Ấy vậy mà tác giả hạ bút viết “[…] tinh thần phê phán trong học tập của sinh viên Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Sản phẩm của cách thức giáo dục này khó có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng gay gắt của thời đại toàn cầu hóa. Bảng xếp hạng 100 trường Đại học hàng đầu Đông Nam Á năm 2010 của Webometrics đã minh chứng cho điều đó: Việt Nam chỉ có 6 trường lọt vào danh sách với các thứ hạng lần lượt là 41, 46, 58, 61, 66 và 85; hiện chưa đại học nào của Việt Nam có vị trí trong bảng xếp hạng các đại học hàng đầu châu Á cũng như thế giới [4].” Can đảm thật!  Tôi nghĩ cái ý tưởng đi tìm một mối liên quan giữa hai khía cạnh đó là một sự gượng ép, chứ hoàn toàn chẳng có tính khoa học nào cả.

Thật ra, trong một bài báo học thuật, người ta phải lí giải bằng nhiều cách, phải đặt vấn đề dưới nhiều lăng kính, phải tự phản biện để đi đến kết luận đáng tin cậy. Chẳng hạn như nếu chúng ta lấy Nhật và Trung Quốc (hay thậm chí Thái Lan), những nơi mà sinh viên cũng không có tinh thần phê phán như phương Tây, thế nhưng nhiều đại học của họ được xếp hạng “top” trong danh sách đại học hàng đầu trong vùng và trên thế giới (như trường hợp của Nhật). Trong khi bàn luận một bài báo học thuật, tác giả phải tự lần lược bác bỏ những diễn giải của mình để sau cùng đi đến một diễn giải (cũng của mình) nhưng là đáng tin cậy nhất. Cách làm như thế cho người đọc thấy tác giả là người đã chịu khó đầu tư suy nghĩ về vấn đề, đã tỏ ra khách quan, chứ không phải khăng khăng dựa vào một cách diễn giải.

Phần tài liệu tham khảo là một khiếm khuyết lớn.  Bài báo chỉ có 7 tài liệu tham khảo, mà trong đó có đến 5 là từ internet!  Trong 5 bài từ internet, có 1 bài chỉ là bản tin tức và 4 bài là bài báo phổ thông (không phải học thuật).  Đó là một điều bất bình thường.  Trong học thuật, tồn tại một nguyên tắc quan trọng là tác giả phải trích dẫn bản gốc của tài liệu tham khảo, chứ không trích từ nguồn thứ phát (secondary sources).  Chẳng hạn như nếu muốn trích dẫn Nietzsche, thì tác giả phải đọc Nietzsche, chứ không phải trích dẫn từ một nguồn khác đọc hay dịch Nietzsche.  Lí do đơn giản là người ta có thể hiều sai hoặc dịch sai Nietzsche, và trích dẫn từ nguồn thứ phát sẽ có thể dẫn đến hệ quả sai dây chuyền.  Ấy thế mà trong bài luận văn, tác giả trích nhiều nguồn thứ phát như thế.  Chẳng hạn như khi viết về chỉ số phát triển giáo dục của UNESCO, tác giả không trích tài liệu của UNESCO mà lại trích từ … Đài Tiếng nói Việt Nam!  Đó là một cách làm khó chấp nhận được trong học thuật.
Thật ra, không chỉ bài luận văn này, mà nhiều luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước mà tôi đọc được cũng mắc phải những sai sót sơ đẳng trên.  Tôi chỉ dùng bài luận văn này như là một trường hợp để bàn về kĩ năng nghiên cứu mà thôi.

Không chỉ tác giả mà chính người hướng dẫn phải chịu trách nhiệm một phần lớn.  Tác giả là sinh viên, mới chập chững vào lĩnh vực học thuật và nghiên cứu, nên những sai sót về lập luận và lí luận còn có thể châm chước được, nhưng thầy cô để cho sinh viên làm như thế là khó có thể chấp nhận được.  Thầy cô mà để cho sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo thiếu tính học thuật như vừa nêu cũng là một điều đáng trách.  Theo tôi Tia Sáng cũng đáng trách.  Tia Sáng đăng bài này như là một bài báo phổ thông thì được, nhưng như là một bài luận văn mang tính học thuật thì Tia Sáng quả có vấn đề về phán đoán.

Nói tóm lại, toàn bộ luận văn chưa đạt yêu cầu và tiêu chuẩn học thuật.  Tác giả chưa nêu được một giả thuyết nào để kiểm định, mà đã vội vã đi chứng minh mối liên hệ giữa tinh thần phê phán và tình trạng đại học yếu kém của Việt Nam.  Sử dụng những nguồn tài liệu thứ phát là một điều đáng trách.  Một lớp cử nhân tài năng và một “chuyên đề hướng dẫn cách đọc một tác phẩm triết học tại Khoa Văn học và Ngôn Ngữ” mà lại cho ra một “sản phẩm” như thế thì thật là quá đáng tiếc.  Xin nói lại như để nhấn mạnh, những ý kiến trên đây không phải phê phán hay chỉ trích gì tác giả vốn mới là sinh viên, nhưng chỉ muốn nói rằng một lớp học tài năng mà còn như thế thì nên xem lại cách giảng dạy một cách nghiêm túc.

NVT

PS. Viết xong entry này thì thấy “
Một cái nhìn về giáo dục đại học Hà Lan và Việt Nam” rất đáng đọc. Mặc dù bài viết chỉ là một bài báo phổ thông, nhưng rõ ràng em sinh viên này đã am hiểu cách lí luận, và diễn giải nội dung một cách mạch lạc và khúc chiết.

======
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=3819

Số lần xem trang : 14835
Nhập ngày : 04-03-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Chia sẻ dạy & học

  Seminar SLTV, STNN DH2020(25-11-2021)

  Seminar SLTV DH17(01-05-2019)

  Bài báo cáo nhóm - Thiết kế PPT- Lớp DH13QL(09-11-2015)

  Điểm môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học(28-07-2010)

  Bài báo khoa học (11-05-2010)

  Bản sáu hộ Tày với câu chuyện Già làng buôn Bầu(11-10-2009)

  Hiệu quả kinh tế sinh thái của hệ thống canh tác lúa- tôm/cá(28-09-2009)

  Phần 2. Ảnh hưởng vào động thực vật Việt Nam (21-09-2009)

  Phần 1: Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên nông nghiệp Việt Nam(29-08-2009)

  Đánh giá nông thôn có sự tham gia - PRA(24-06-2009)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007