HOÀNG HỮU CẢI

Trang chủ NLU | TTTH | Khoa Lâm nghiệp | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Giới thiệu Giảng dạy Tài liệu học tập Thông tin cá nhân
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 3642
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  HOÀNG HỮU CẢI

Giới thiệu
Tài liệu này thảo luận các hệ thống sử dụng đất bền vững và tập trung vào các vùng ven rừng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này, những khái niệm ban đầu để nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất bền vững được cung cấp. Xem tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp như là một mục tiêu tổng thể, bài này nhấn mạnh các nhu cầu sử dụng sáng suốt tài nguyên đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm và từ đó giúp sinh viên xác định các chiến lược nông lâm kết hợp thích ứng với các bối cảnh tự nhiên và kinh tế xã hội của nông dân.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) thảo luận những khái niệm liên quan đến tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất;
(2) trình bày chiến lược chung để duy trì chất lượng đất và qua đó giảm nhu cầu mở rộng diện tích đất vào rừng nhiệt đới;
(3) thảo luận các nguyên tắc chung để quản lý các hệ thống sử dụng đất bền vững.

 

 
Các hệ thống sử dụng đất bền vững
trong vùng nhiệt đới ẩm
 
I. Mở đầu: Tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất
Giới thiệu
Tài liệu này thảo luận các hệ thống sử dụng đất bền vững và tập trung vào các vùng ven rừng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này, những khái niệm ban đầu để nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất bền vững được cung cấp. Xem tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp như là một mục tiêu tổng thể, bài này nhấn mạnh các nhu cầu sử dụng sáng suốt tài nguyên đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm và từ đó giúp sinh viên xác định các chiến lược nông lâm kết hợp thích ứng với các bối cảnh tự nhiên và kinh tế xã hội của nông dân.
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong bài này, người học sẽ có thể: 
(1) thảo luận những khái niệm liên quan đến tính bền vững của các hệ thống sử dụng đất;
(2) trình bày chiến lược chung để duy trì chất lượng đất và qua đó giảm nhu cầu mở rộng diện tích đất vào rừng nhiệt đới;
(3) thảo luận các nguyên tắc chung để quản lý các hệ thống sử dụng đất bền vững.
Mở đầu
Tính bền vững của nông nghiệp và việc sử dụng sáng suốt tài nguyên đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm là những vấn đề chủ yếu của toàn thế giới hiện tại, vì những sự tương tác giữa dân số con người, các yếu tố xã hội-kinh tế và chính sách, với tài nguyên thiên nhiên của các vùng sinh thái mong manh này. Quản lý sai lầm tài nguyên đất và các hệ thống nông nghiệp dựa trên tài nguyên không hiệu quả đang gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng các vùng sinh thái này cùng với tình trạng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo nàn đang đeo bám dai dẳng các cộng đồng dân cư. Trong một nổ lực phát triển "ranh giới cuối cùng", nhiều diện tích rộng lớn của rừng mưa nhiệt đới (TRF) đang bị biến mất hằng năm do lửa rừng, búa rìu, cưa xích, máy ủi, và thuốc khai quang, để sản xuất lương thực nuôi sống một dân số không ngừng tăng lên, nguyên liệu cho công nghiệp, và nông sản hàng hóa để xuất khẩu cũng như để phát triển cơ sở hạ tầng cho những người nhập cư mới đến khu vực và cho nhu cầu công nghiệp hóa (NRC, 1993a). Các phương pháp không tương thích về mặt sinh thái của sự chuyễn hóa rừng, các hệ thống sử dụng đất không phù hợp, và sự quản lý đất và hoa màu không khoa học dựa trên các kỹ thuật bóc lột độ phì của đất, đã thúc đã đẩy xói mòn đất, góp phần ô nhiễm các mặt nước tự nhiên, phá vỡ cân bằng nước và năng lượng ở các hệ sinh thái với các cấp độ từ vi mô cho đến trung và vĩ mô, và phá vỡ các chu trình của các nguyên tố (ví dụ, C, N, và S) cùng với các hệ quả sinh thái toàn cầu (Post et al., 1990). Một hệ quả toàn cầu chính của sự mất, đốt, và chuyễn hóa rừng thành các hệ thống sử dụng đất không bền vững là sự phóng thích của những lượng lớn CO2 và các chất hoạt động phóng xạ hay các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển (Woodwell et al., 1983; Detwiler, 1986; Detwiler và Hall, 1988a, b; Crutzen và Andreae, 1990; Houghton, 1990a, b; Houghton và Skone, 1990; Schlesinger, 1991, 1993; Lal et al., 1994). Nếu các phương pháp chuyễn hóa rừng, sử dụng đất và các hệ thống nông nghiệp được cải thiện dựa trên các hiểu biết khoa học không được chấp nhận rộng rãi trong tương lai gần, sự nhiễu loạn lớn trong các hệ sinh thái mong manh của TRF có thể dẫn tới sự xuống cấp không hồi phục được của đất và môi trường (WRI, 1992 93; Oldeman, 1994).
A. Tính bền vững và chất lượng đất
Khái niệm “hệ thống nông nghiệp bền vững” bao hàm sự quản lý thành công các tài nguyên cho nông nghiệp để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng và thay đổi của con người trong khi vẫn duy trì hay tăng cường chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (TAC, 1989; CGIAR, 1990b). Trong khái niệm này, sức sản xuất cao là một khía cạnh quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống sử dụng đất và các hệ thống nông nghiệp ưu thế trong vùng nhiệt đới ẩm được đặc trưng bởi sức sản xuất hoa màu và gia súc thường thấp và suy giảm nhanh khi sử dụng liên tục, mức độ xuống cấp của đất đai và môi trường cao, ngoại trừ một số ít ngoại lệ đáng chú ý, như các hệ thống lâm sinh và các hệ thống canh tác dựa trên cây lúa. Thực tế là các hệ thống sử dụng đất với nhập lượng thấp, dựa trên sự khai thác độ phì của đất, thường không bền vững. Quản lý của tài nguyên đất bền vững có nghĩa là sự duy trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ sở liên tục, với sự tăng cường chất lượng đất, và cải thiện các đặc trưng của môi trường (Lal và Miller, 1993).
Các thuộc tính chính của sử dụng đất bền vững là:
- sử dụng các tài nguyên đất đai trên một cơ sở dài hạn;
- đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng tương lai;
- tăng cường sản xuất trên đầu người;
- duy trì/tăng cường chất lượng môi trường; và
- phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh thái bị suy thoái và nghèo nàn.
Mục tiêu chính của một hệ thống sử dụng đất bền vững là duy trì một sức sản xuất ở mức cao, duy trì hay cải thiện các thuộc tính môi trường và thẩm mỷ cảnh quan, và tăng cường chất lượng đất. Tính bền vững liên kết với mật thiết chất lượng đất (Hình 1), và nó phải được duy trì hay tăng cường. Các nhập lượng trong Hình 1 nói đến sự đưa thêm các dưỡng liệu và vật liệu cải thiện tính chất vật lý của đất từ bên ngoài nông trại, trong khi quản lý nói đến sử dụng sáng suốt các tài nguyên của nông trại, tối thiểu hóa chất thải và các rũi ro của sự xuống cấp của đất và môi trường.
Chất lượng đất nói đến khả năng của đất trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ kinh tế, và duy trì các tiêu chuẫn chấp nhận được của chất lượng môi trường cùng các chức năng trong phạm vi các tiềm năng và hạn chế của hệ sinh thái (Lal và Miller, 1993). Chất lượng đất phụ thuộc vào một loạt các tính chất và tiến trình của đất và các tiến trình. Tính chất của đất quan trọng đối với chất lượng của nó là cấu trúc của đất, hàm lượng chất hữu cơ của đất, nước hữu dụng cho thực vật và dự trữ dưỡng liệu, sự thoáng khí, và vận tốc và cường độ chu chuyễn và biến đổi dưỡng liệu. Sự hư hỏng chất lượng đất ảnh hưởng lên các tiến trình hổ trợ sự sống của đất.
Hình 1. Chất lượng đất trong mối quan hệ với tính chất, các tiến trình của đất, và chất lượng môi trường.
Các tiến trình của đất quan trọng đối với chất lượng đất bao gồm sự xói mòn gia tốc, sự rữa trôi chất hữu cơ của đất, và sự cạn kiệt độ phì dẫn đến thiếu hụt dưõng liệu và ngộ độc, và hiếm khí.
 
B. Tính bền vững và sự chuyễn hóa rừng
Sự mất rừng trong vùng TRF bởi các phương pháp quản lý không thích hợp và sự chuyễn hóa thành các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp dựa vào tài nguyên có thể gây ra các tác động bất lợi ảnh hưởng lên tính chất của đất và các tiến trình dẫn tới một sự suy giảm nhanh chóng chất lượng đất với các tác động tiêu cực lên tính bền vững và chất lượng môi trường. Các tác dụng bất lợi và tiêu cực này là cơ sở để suy nghĩ lại các hệ thống canh tác liên tục trong vùng nhiệt đới ẩm (Fearnside, 1987; Lugo, 1988; Goodland, 1991), đặc biệt là các hệ thống chuyễn hóa từ rừng. Trong các trường hợp này, các nhiễu loạn nhân tác vận hành, tạo ra các tiến trình tương tác làm suy thoái đất và môi trường nói chung (Hình 2).
Các tiến trình suy thoái của đất bao gồm: (i) suy giảm cấu trúc của đất liên quan đến sự nén chặt, phá vỡ, sụt giảm khả năng giữ và vận chuyễn nước, giảm sự thoáng khí, và cản trở sự sinh trưởng của rễ; (ii) giảm chất lượng và số lượng của chất hữu cơ của đất và phá vỡ các chu trình của C. N. P, và S, dẫn đến sự cạn kiệt dưỡng liệu và tích lũy các độc tố, và suy giảm carbon trong sinh khối của đất và đa dạng sinh học của đất; (iii) nhiễu loạn trong chu trình thủy văn, kết hợp với sự hư hỏng trong cấu trúc của đất, dẫn đến những sự mất mác lớn do nước chảy tràn và xói mòn gia tốc, cường độ bốc hơi cao gây ra sự khô hạn thường xuyên, và gia tăng sự rữa trôi làm mất mác các baz và dưỡng liệu khác của thực vật; và (iv) nhiễu loạn trong cân bằng năng lượng dẫn đến nhiệt độ đất và không khí cao, sụt giảm độ ẩm tương đối, và tạo ra các điều kiện khí hậu khô hạn cả ở cấp vi mô và trung quy mô. Dĩ nhiên, cũng có một số tác dụng tích cực có lợi cho sự sinh trưởng của hoa màu (ví dụ, gia tăng bức xạ và giảm sự cạnh tranh nước từ các loài cây gỗ có rễ sâu).
C. Đạt được tính bền vững
Mục tiêu của việc phát triển và sử dụng công nghệ cải tiến là tối thiểu hóa cường độ và vận tốc của sự xuống cấp của đất được khởi sinh từ sự chuyễn hóa rừng sang đất sử dụng cho nông nghiệp, và tăng cường chất lượng cũng như sự chống chịu của đất sao cho sức sản xuất có thể được duy trì với sự tối thiểu hóa các tác động bất lợi lên đất đai và môi trường nói chung. Một số dữ liệu với kết quả khích lệ từ các nghiên cứu trên trạm trại và trên nông trại với nông dân ở Châu Phi, Châu Mỷ Latinh, và Châu Á về sử dụng bền vững tài nguyên đất trong vùng nhiệt đới ẩm được tổng hợp. Với thông tin nghiên cứu về tiềm năng sản xuất và hiểu biết kỹ thuật hệ có cho sự quản lý bền vững các vùng này, hiện tại, chúng ta có thể nói là sự quản lý thâm canh hơn các vùng đất sau chuyễn hóa để duy trì sản xuất nông nghiệp mà không hủy hoại tiềm năng tương lai của chúng là điều khả thi về mặt kỹ thuật (Jurion và Henry, 1969; Sanchez et al., 1982, 1983; Sanchez và Benites, 1987; Lal, 1986a, 1987c, 1989c; Juo, 1989; Alegre và Sanchez, 1991).
D. Các mục tiêu của tài liệu
Tài liệu tham khảo này phục vụ cho việc nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất bền vững. Mục tiêu của nó là tổng hợp thông tin nghiên cứu hiện có về sự mất rừng và chuyễn hóa thành các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp.
Hình 2 Các tiến trình suy thoái đất đai theo sau sự mất rừng TRF và chuyễn hóa thành sử dụng đất nông nghiệp
Tài liệu này sẽ giúp người học sẽ nghiên cứu các phương pháp đã được xác nhận về mặt khoa học nhằm quản lý bền vững các hệ thống sử dụng đất và hoa màu theo hướng sử dụng bền vững của tài nguyên đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm. Một tổng quan về các phương án công nghệ được cải thiện và dựa trên khoa học cho việc sản xuất bền vững sẽ được cung cấp, cùng với các dẫn liệu về các công nghệ thích ứng và tác động của chúng lên sản xuất, tính chất của đất, và môi trường. Tài liệu được cố gắng trình bày đơn giản sao cho các cán bộ khuyến nông, người làm công tác phát triển và cán bộ hiện trường, cũng như các nhà lập chính sách, và những người liên quan khác quan tâm đến việc phát triển và quản lý các vùng sinh thái TRF. Sự đánh giá thận trọng cũng được thực hiện để xác định các lổ hổng tri thức hiện nay cũng như nhu cầu tinh chỉnh các công nghệ được giới thiệu bằng một tiến trình nghiên cứu thích ứng và có sự tham gia, cho các điều kiện đất đai và bối cảnh sinh thái khác nhau. Mặc dù phần lớn các ví dụ trích dẫn được rút ra từ nghiên cứu được thực hiện ở Miền Tây Châu Phi, tài liệu này xác định các phương án công nghệ phát sinh có thể được tiếp tục thích ứng để đạt được sự sử dụng bền vững tài nguyên đất đai trong vùng sinh thái TRF. Tài liệu này sẽ tập trung vào việc quản lý đất và nước, với nhận thức rằng việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên cũng đòi hỏi sự phân tích các khía cạnh khác (như quản lý dịch hại, cải thiện giống, các hệ thống kết hợp dựa trên chăn nuôi). Các yếu tố xã hội-kinh tế và chính sách cũng là các vấn đề quan trọng trong sự tìm hiểu khả năng chấp nhận và thích ứng công nghệ của nông dân. Do đó, chúng tôi khuyến khích người đọc tham khảo thêm các chủ đề quan trọng này (Fearnside, 1983, 1986; Hecht et al., 1988: Ehui và Hertel, 1989, 1992a, b; Buschbacher, 1990: NRC. 1993a).
 

Số lần xem trang : 14824
Nhập ngày : 08-05-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Tri thức bản địa là gì?(13-05-2008)

  Nghiên cứu Tri thức bản địa (13-05-2008)

  Lý lịch Khoa học(13-05-2008)

  Tri thức bản địa (Giới thiệu)(12-05-2008)

  Danh sách tài liệu học tập(12-05-2008)

  Chào mừng quý vị đến với trang web cá nhân (thử nghiệm) của Hoàng Hữu Cải(09-05-2008)

  Các hệ thống sử dụng đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm(08-05-2008)

  Quản lý nước chảy mặt và kiểm soát xói mòn (VII)(08-05-2008)

  Các hệ thống quản lý đất bền vững trong vùng nhiệt đới ẩm (IV)(08-05-2008)

  Các đặc điểm của vùng nhiệt đới ẩm về mặt quản lý đất (II)(08-05-2008)

Trang kế tiếp ...

Hoàng Hữu Cải Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp Xã hội, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Phường Linh Trung Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (84-8) 896 3352 Fax (84-8) 896 0713 Email: hhcai(a)hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007