Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007

CHÀO MỪNG ĐÃ ĐẾN VỚI TRANG WEB
 

Trang Web cá nhân TRẦN HOÀI NAM

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 12
Toàn hệ thống 3061
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Đếm Web miễn phí

Chúc các bạn học tập vui vẻ

Liên kết Web

Bộ giáo dục - Đào tạo

Bộ khoa học - Công Nghệ

Bộ nông nghiệp & PTNT

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Bộ Tài chính Việt Nam

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tổng cục thống  kê Việt Nam

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Học liệu mở FETP OCW 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Hoài Nam

Giai đoạn 2006-2012, tổng số vốn đã huy động được là 1.650 nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn vay của khu vực công, chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong cùng thời kỳ này.

 Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nguồn vốn vay nợ công đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vay- trả đúng kế hoạch

Một trong những điểm nổi bật của công tác quản lý nợ những năm qua là kết quả huy động các nguồn vốn vay trong và ngoài nước bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2006-2012, tổng số vốn đã huy động được là 1.650 nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn vay của khu vực công, chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong cùng thời kỳ này.

Cùng với đó, các hình thức vay của Chính phủ ngày càng đa dạng bao gồm huy động nguồn vốn trong nước (trái phiếu, tín phiếu, bảo hiểm xã hội, quỹ tích lũy, tồn ngân kho bạc...) và vay nước ngoài (ODA, ưu đãi và thương mại), phương thức vay linh hoạt và cơ cấu tương đối hợp lý. Trong đó, huy động vốn trong nước vẫn là nguồn vốn quyết định, đạt khoảng 785 nghìn tỷ đồng và vốn vay nước ngoài là quan trọng với 406 nghìn tỷ đồng.

Đi cùng với việc huy động vốn, kế hoạch trả nợ cũng được vạch ra rõ ràng. Trên cơ sở nghĩa vụ nợ đến hạn của các khoản vay Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chú trọng cân đối ngân sách Nhà nước để hoàn trả các khoản nợ gốc và lãi đến hạn, đảm bảo đúng các cam kết với chủ nợ. Chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước hàng năm luôn đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn, chỉ số trả nợ của Chính phủ khoảng 14-15% so với tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm và nằm trong giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế.

Tổ chức thực hiện trả nợ của Chính phủ đảm bảo đúng nghĩa vụ nợ đến hạn hàng năm, đặc biệt đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn ngân sách Nhà nước để trả nợ cho các nghĩa vụ nợ trong và ngoài nước của Chính phủ đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới các cam kết của Chính phủ, góp phần tăng cường hệ số tín nhiệm quốc gia.

Ngoài việc ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước để trả các khoản nợ vay của Chính phủ hàng năm, việc thành lập Quỹ tích lũy trả nợ cũng có tác động tích cực trong việc tập hợp các nguồn thu từ các dự án cho vay lại, thu phí bảo lãnh để trả nợ, giảm bớt sự căng thẳng trong cân đổi nguồn trả nợ từ ngân sách Nhà nước, tăng cường vốn cho đầu tư phát triển và các nhu cầu chi tiêu khác của Chính phủ trong từng giai đoạn.

Cơ cấu chi trả nợ của Chính phủ từ nguồn ngân sách Nhà nước và Quỹ tích lũy trả nợ trong giai đoạn 2006-2012 cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, chi từ ngân sách Nhà nước giảm từ 95% năm 2006 xuống 90% năm 2012 và phần bố trí chi từ Quỹ tích lũy trả nợ tăng dần (từ 5% năm 2006 lên 10% tổng chi trả nợ của Chính phủ năm 2012) nhằm giảm áp lực bố trí chi trả nợ từ ngân sách Nhà nước.

Sức ép từ nhu cầu

Theo Bộ Tài chính, việc phân bổ, sử dụng vốn vay theo hướng ưu tiên hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở quan trọng của đất nước, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, phát triển nông nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục đào tạo..., trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra. Nhờ đó, nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước được đầu tư bằng nguồn vốn vay công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiều chương trình cải cách kinh tế, cải thiện điều kiện môi trường, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cũng đã được ưu tiên sử dụng từ nguồn vốn vay, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Nguồn vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, cho vay lại đã có đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của một số DN, tổ chức tín dụng, các định chế tài chính và chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó có nguồn vốn vay, đã tạo sức ép thúc đẩy gia tăng nợ công (vốn vay chỉ đáp ứng 30-40% nhu cầu hàng năm của các bộ, ngành, địa phương và DN). Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước làm cho các chỉ số kinh tế vĩ mô, trong đó có GDP thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Việc điều chỉnh chính sách tỷ giá ngoại hối cũng đã góp phần làm cho quy mô nợ công bằng ngoại tệ quy đồng Việt Nam tăng lên.

Đặc biệt, việc huy động vốn trong nước còn khó khăn do thị trường vốn trong nước chưa phát triển. Huy động vốn ODA còn thụ động, nhiều khoản vay ODA còn gắn với những ràng buộc làm tăng chi phí đầu vào. Các rủi ro đối với danh mục nợ công cần được xử lý. Phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải, một số dự án có thời gian thi công kéo dài, chậm đưa vào khai thác và sử dụng do khó khăn, vướng mắc và bất cập trong một số khâu chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng, năng lực tư vấn, thiết kế, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu... làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao.

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả

Từ nay đến năm 2020, mục tiêu tổng quát của công tác quản lý nợ công được Bộ Tài chính xác định là tổ chức huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển theo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, trả được nợ vay với chi phí và mức độ rủi ro hợp lý; duy trì các chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Cụ thể hơn, đến năm 2015, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương không quá 65% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm không quá 25%. Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước theo hướng giảm dần bội chi còn 4,5% năm 2015. Tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước cho chương trình đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... theo các Nghị quyết của Quốc hội giai đoạn 2011-2015; giai đoạn 2016-2020 phát hành tối đa 500 nghìn tỷ đồng trong đó dành khoảng 350 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển và phần còn lại dùng để đảo nợ.

Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ Tài chính đưa ra nhiều giải pháp cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2013-2020. Đó là: Hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lý nợ; nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay; kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; tăng cường giám sát và quản lý rủi ro về nợ công; xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững nợ công; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu trong nước; hoàn thiện bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nợ...

Kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn vay của Chính phủ giai đoạn 2013-2020
nợ công

Theo Vân Lê

Báo Hải quan

 

Số lần xem trang : 14816
Nhập ngày : 15-07-2013
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Bài tập vĩ mô 2(01-05-2015)

  Bài tập 2(25-04-2015)

  Bài tập 1(21-03-2015)

  Bai giang kinh tế vĩ mô(01-02-2015)

  Nợ công: Bài toán nan giải với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới(16-01-2015)

  Mượn chuyện nông nghiệp, nói chuyện tỷ giá(13-03-2014)

  Bài giảng chương CPI(09-10-2013)

  Bài đọc chương CPI(08-10-2013)

  Bài giảng kinh tế vĩ mô(25-09-2013)

  Bài học về kích cầu của Philippines(09-07-2013)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: TRẦN HOÀI NAM Đc:Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM Email: hoainam@hcmuaf.edu.vn