Trang Cá Nhân: Nguyễn Đức Thành

ĐHNL TP.HCM | Khoa QLĐĐ&TTBĐS | Trang nhất | Lập Dự Án | | Quản Trị Dự Án | | Môi Giới BĐS |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 2409
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

XÃ HỘI HỌC

Trắc nghiệm

Quizlet-Test I

Quizlet-Cards I

____________

Trang Facebook

_____________

Tài Liệu Học Tập

Môi Giới BĐS

Hình ảnh

Điểm thi

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang Cá Nhân - Nguyễn Đức Thành

NỘI DUNG TRÌNH BÀY TRƯỚC LỚP DÀNH CHO CÁC NHÓM

 
Áp dụng cho học kỳ II – 2013-2014
 
1.1 Tên môn học: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
1.2 Mã môn học: 202621

1.3 Bộ môn/Khoa quản lý: KHOA KHOA HỌC

 
 
Chương mục
NHÓM
Các mục tiêu cụ thể
 
Phương pháp trình bày
 
Giới thiệu chung
 

Giảng viên

- Giới thiệu chung về môn học;

- Mục tiêu, nội dung, đối tượng của môn học;

- Các kỹ năng học tập;

Diễn giảng

 

Chương Ib: Các nhà xhh tiền bối. Điều kiện ra đời của xhh

 
 
 
 

1

(Tuần 2)

 

- Hoàn cảnh lịch sử cho ra đời của môn học (Kinh tế – Xã hội, Đời sống chính trị xã hội, Tư tưởng và Lý luận khoa học, thành tựu và khoa học...)

 

Các nhà xhh tiền bối và một số đóng góp của các nhà sáng tạo ra XHH (ít nhất 5 nhà xhh tiền bối: August Comte, Emile D urkheim, H erpert Spencer, M ax Weber, Karl M arx)

- Nêu những đóng góp của học

- Các tác phẩm và quan điểm chính

- Thành tựu và hạn chế...

 
 

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

CHƯƠNG II: CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

2

(Tuần 3)

Trình bày nội dung, đặc điểm, những vấn đề liên quan, ứng dụng của 3 trường phái lý thuyết chính của xã hội học:

- Cấu trúc chức năng

- Xung đột

- Tương tác biểu tượng

 

Nêu một số lý thuyết xã hội học cơ bản khác:

- Lý thuyết vai trò (Role)

- Lý thuyết hành vi (của George H omans)

- Lý thuyết hành động (của Max Weber)
- Lý thuyết hệ thống (T alcolt P arson)
 

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

CHƯƠNG III: VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI  

 

3 (Tuần 4)

Nhận thức được các khía cạnh khác nhau của văn hóa – xã hội, tầm quan trọng của văn hóa – xã hội.

 
Văn hóa
- Khái niệm

- Đặc điểm

- Các khái niệm, vấn đề có liên quan...

- Cơ cấu của văn hóa

- Tiểu văn hóa và Phản văn hóa

- Tính xã hội của văn hóa

 
Xã hội

- Khái niệm

- Mô hình xã hội là gì

- Các mô hình xã hội cơ bản

 

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

CHƯƠNG IV: XÃ HỘI HÓA VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI

4 (tuần 5)

Biết được khái niệm về xã hội hóatương tác xã hội. Vận dụng để giải thích quá trình xã hội hóa của cá nhân, các yếu tố tác động hình thành nhân cách cá nhân.

 

Xã hội hóa và quá trình hình thành nhân cách

- Khái niệm xã hội hóa

- Môi trường xã hội hóa

- Quá trình xã hội hóa

- Bản chất xã hội của con người

- Phân biệt các dạng thức xã hội hóa ở trẻ em, người lớn. Sự khác nhau giữa xã hội hóa và giáo dục.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa.

- Môi trường xã hội hóa

- Các lý thuyết liên quan đến quá trình xã hội hóa...

 
Tương tác xã hội

- Khái niệm tương tác xã hội

- Các loại hình tương tác xã hội

- Các lý thuyết về tương tác xã hội

- Phân biệt lý thuyết Tương tác biểu tượng và Lý thuyết Trao đổi xã hội.

- Tại sao nói không có hành động thì không có tương tác xã hội?

 

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

CHƯƠNG V: NHÓM XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI

5 (tuần 6)

Hiểu được các thức xã hội được cấu thành và tổ chức như thế nào.

 
Cơ cấu xã hội là gì?

- Khái niệm

- Đặc trưng của cơ cấu xã hội

- Các loại hình cơ cấu xã hội

 

Nhóm xã hội & Cộng đồng

- Khái niệm

- Đặc trưng

- Phân loại.

- Phân biệt nhóm và đám đông, Nhóm và cộng đồng

- Nhóm trong cuộc sống

- Lợi ích nhóm, sự thay đổi hành vi trong nhóm

 

Vị trí và vai trò trong xã hội

- Khái niệm

- Phân loại các loại vai trò trong xã hội

- Mối quan hệ giữa vị trí và vai trò trong xã hội

- Địa vị xã hội, yếu tố tạo nên địa vị.

- Khái niệm và nguồn gốc của Quyền lực xã hội

 
Tổ chức xã hội
- Khái niệm
- Đặc trưng
- Phân loại

- Các loại hình tổ chức xã hội khác nhau

 
Thiết chế xã hội

- Khái niệm, chức năng, đặc trưng

- Các thiết chế xã hội cơ bản: Gia đình, kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo.

-

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

CHƯƠNG VI: BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

6 (Tuần 7)

Hiểu được khái niệm và các lý thuyết giải thích cho sự tồn tại của bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Vận dụng các lý thuyết để giải thích sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội ở thực tại

 

- Khái niệm bất bình đẳng

- Nguồn gốc

- Khái niệm phân tầng

- Nguồn gốc phân tầng

- Các kiểu phân tầng

- Các lý thuyết và lý giải về bất bình đẳng xã hội và sự phân tầng

 

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

14 (tuần 8)

Nắm vững các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu 1 vấn đề xã hội để có thể tự triển khai nghiên cứu (xây dựng đề cương, lập kế hoạch, xử lý số liệu..., viết báo cáo khoa học)

 

- Khái niệm

- Các bước thực hiện một nghiên cứu xhh

- Mẫu, giai đoạn lấy mẫu, phương pháp chọn mẫu

- Bảng hỏi, các loại thang đo

- Phương pháp quan sát trong nghiên cứu xhh

- Phương pháp trưng cầu ý kiến (Anket)

- Phương pháp phân tích tài liệu

- Phỏng vấn, phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung...

 

SV Thuyết trình+Thảo luận+diễn giảng

 
CÁC CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN DÀNH CHO CÁC NHÓM
 

Ngoài các kiến thức chung trình bày trước lớp, các nhóm cần chuẩn bị slide trình bày các chủ đề sau. Tài liệu tham khảo trong các phần được cung cấp hoặc tự tham khảo trên sách/báo/mạng internet. Các vấn đề này có thể được chọn làm tiểu luận nếu sinh viên thích.

 

1. Nhóm 7/Tuần 3 - Trình bày và phân tích các vấn đ xã hội cần quan tâm trong quá trình đô thị hóa(ví dụ cụ thể với TP.HCM).

- Khái niệm đô thị, kiểu đô thị. Phân loại đô thị ở trên thế giới và Việt Nam.

- Quá trình đô thị hóa (khái niệm, quá trình trên thế giới và tại Việt Nam)

- Các vấn đề liên quan đến: Vị trí của đô thị trong xã hội, cơ cấu xã hội trong đô thị, lối sống văn hóa và cộng đồng dân cư trong đô thị (lối sống đô thị), văn hóa đô thị, môi trường đô thị, quá trình quản lý đô thị, căn bệnh của đô thị (giao thông, môi trường, tính vô tổ chức, rối loạn nhịp sống, vô cảm, bệnh to đầu...)

2. Nhóm 8/Tuần 4 - Tại sao bất bình đẳng giới ở nhóm người nghèo thường cao hơn nhóm người giàu? ở đô thị thấp hơn ở nông thôn?

- Giới và sự bất bình đẳng về giới: phân biệt “giới” và “tính”, biểu hiện và các cách tiếp cận bất bình đẳng về giới.

- Sự giàu nghèo: Khái niệm về đói nghèo, chuẩn nghèo trên thế giới và ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bền vững,...

- Nông thôn vs. thành thị: So sánh nông thôn và thành thị thông qua các tiêu chí khác nhau, lịch sử hình thành và sự phát triển của nông thôn, những đặc điểm cơ bản của xã hội nông thôn, đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam...

- Các sự so sánh và nhận định, lý giải của nhóm đối với câu hỏi. Phải khẳng định là đồng ý hay không đồng ý với nhận định, và đưa ra nguyên nhân.

 

3. Nhóm 9/Tuần 5 - Vấn đ nhập cư vào các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay ngày càng gia tăng sẽtạo nên những vấn đ gì đối với phân tầng xã hội, và sự phát triển của xã hội.

-        Sự biến đổi xã hội: Khái niệm, sắc thái của sự biến đổi xã hội, nhân tố tác động đến sự biến đổi (gia tăng dân số, di cư, đô thị hóa, công nghệ, khác...)

-        Sự phát triển xã hội, phân tầng xã hội

-        Nhận định và các lý giải của riêng nhóm về chủ đề.

 

4. Nhóm 10/Tuần 6 - Đặc điểm của lối sống đô thị. Trình bày và phân tích hệ quả của quá trình đô thịhóa. Tại sao tình trạng ly hôn ở đô thị thường cao hơn, nhanh hơn ở nông thôn, hậu quả xãhội của vấn đ ly hôn là gì?

-        Lối sống đô thị: Các yếu tố biểu hưởng và ảnh hưởng đến của lối sống đô thị

-        Quá trình đô thị hóa

-        Tình trạng ly hôn trong quá khứ và hiện nay.

-        Phân tích xu thế ly hôn hiện nay

-        Hậu quả

 

5. Nhóm 11/Tuần 7 - Tại sao lệch lạc xã hội (stratification) luôn tồn tại trong đời sống xã hội.

- Khái niệm lệch lạc xã hội

- Phân loại

- Nguyên nhân của sai lệch xã hội

- Mối quan hệ giữa lệch lạc xã hội và trật tự xã hội

- Những ví dụ cụ thể về sai lệch xã hội

- Khẳng định lệch lạc xã hội luôn tồn tại trong đời sống xã hội là đúng hay sai? Tại sao?

- Giải pháp: Trình bày các vấn đề liên quan đến:

+ Trật tự xã hội: Khái niệm, Điều kiện để duy trì trật tự xã hội, sự thích nghi và hợp tác xã hội.

+ Kiểm soát xã hội: Khái niệm, Phân loại kiểm soát xã hội, Tự kiểm soát và Tự kềm cchế. Vai trò của nó đối với đời sống xã hội, và đối với điều chuẩn hành vi lệch chuẩn.

+ Giải pháp do nhóm đề nghị

 

6. Nhóm 12/Tuần 8 - Có quan điểm cho rằng “truyn thông đại chúng làm gia tăng bạo lực trong xãhội”, ý kiến của các bạn v quan điểm này.

- Khái niệm về truyền thông, truyền thông liên cá nhân, truyền thông đại chúng, mô hình truyền thông (ví dụ của Jackobson)...

- Các phương tiện truyền thông cá nhân và truyền thông đại chúng. Đặc điểm, tác dụng và ưu nhược điểm của từng loại (đặc biệt có quan tâm đến vấn đề mạng xã hội và vai trò của internet).

- Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội: Đặc biệt quan trọng, vấn đề Dư luận xã hội liên quan chặt chẽ đến truyền thông đại chúng ngày nay, nhóm cần trình bày kỹ thêm về:

+ Khái niệm về tin đồn, dư luận... Chức năng của dư luận xã hội. Ý nghĩa của nó;

+ Quá trình hình thành dư luận xã hội;

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội.

- Khái niệm về bạo lực, về tội phạm xã hội. Các biểu hiện về bạo lực và tội phạm xã hội ngày nay. Phân tích nguyên nhân và đưa ra kết luận khẳng định quan điểm là Đúng hay Sai.

 

7. Nhóm 13/Tuần 9 – Giải trình những vấn đề liên quan đến Gia đình, tình yêu, hôn nhân. Hiện tượng sống thử đang trở thành phổ biến ở các đô thị, các bạn hãy giải thích hiện tượngnày và nêu lên mặt tích cực cũng như tiêu cực(nếu có).

-         Tình yêu và hôn nhân trong quan niệm và hành vi của thanh niên

-        Các đặc trưng gia đình, của gia đình trẻ ngày nay

-        Quan hệ cha mẹ - con cái

-        Giáo dục giới tính

-        Các mô hình gia đình trong xã hội hiện đại

-        Mâu thuẫn gia đình và những nguy cơ tan vỡ

-        Vấn đề sống thử: khái niệm, nguyên nhân, xu thế và hậu quả

-        Ly hôn và những hệ lụy

-        Gia đình bền vững

 

Tuần 9: Áp dụng phương pháp nghiên cứu Xã hội học vào nghiên cứu một đề tài cụ thể. Tạo đề cương tiểu luận.

 

Tuần 10: Ôn tập

 Nộp tiểu luận cá nhân (xếp các bài lại theo nhóm để tiện chấm điểm và nhập điểm, nộp bao gồm cả bản in và file).

Số lần xem trang : 14831
Nhập ngày : 27-09-2013
Điều chỉnh lần cuối : 08-03-2014

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Môn học Xã hội học đại cương

  Nội dung thuyết trình môn XHH hoc kỳ II năm học 2014-2015(19-05-2015)

  Nội dung thuyết trình môn XHH hoc kỳ II năm học 2014-2015(19-05-2015)

  Nội dung đã thuyết trình của các nhóm - môn XHH Đại cương, Xhh Nông thôn, Môi Giới Bất động sản(14-10-2014)

  Nội dung chuẩn bị thuyết trình của các nhóm - Môn XHH đại cương(21-09-2014)

  Nội dung đã trình bày của các nhóm môn Xã hội học đại cương - Học kỳ hè năm học 2013-2014(15-08-2014)

  Điểm thi các lớp(15-07-2014)

  Nội dung đã trình bày của các nhóm môn Xã hội học đại cương - Học kỳ II năm học 2013-2014(08-03-2014)

  Danh sách phân nhóm sinh viên học môn XHH - Học kỳ II - Năm học 2013-2014(19-02-2014)

  Nội dung đã trình bày của các nhóm môn Xã hội học đại cương - Học kỳ I năm học 2013-2014(09-10-2013)

  Nội dung ôn thi và Câu hỏi trắc nghiệm các môn học(20-11-2010)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: Nguyễn Đức Thành. Đc: Email: ndthanh (at) hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007