Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007

CHÀO MỪNG ĐÃ ĐẾN VỚI TRANG WEB
 

Trang Web cá nhân TRẦN HOÀI NAM

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6
Toàn hệ thống 3750
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Đếm Web miễn phí

Chúc các bạn học tập vui vẻ

Liên kết Web

Bộ giáo dục - Đào tạo

Bộ khoa học - Công Nghệ

Bộ nông nghiệp & PTNT

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Bộ Tài chính Việt Nam

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tổng cục thống  kê Việt Nam

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Học liệu mở FETP OCW 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Hoài Nam

 

Mắc ca: Ai mua, ai bán và làm sao giấc mộng tỉ đô thành sự thật?

 

 

[Q&A] Mắc ca: Ai mua, ai bán và làm sao giấc mộng tỉ đô thành sự thật? 

Việc mắc ca đang được cho là cây “tỷ USD” trong tương lai của Việt Nam đã gây không ít tranh cãi về khả năng hiện thực của nó. Đặc biệt là khi ông lớn ngành Bất động sản và Ngân hàng lại “nhảy” vào đầu tư cây Mắc ca. Bài viết dưới đây nhằm giới thiệu tổng quan về thị trường cung ứng – tiêu thụ hạt Mắc ca trên thế giới.


Q: Mắc ca đang được trồng nhiều nhất ở đâu?

A: Mắc ca được trồng ở nhiều vùng trên thế giới. Trong đó Úc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Kenya, Guatemala là những nước sản xuất Mắc ca lớn nhất trên thế giới.

Úc hiện đang là nước sản xuất Mắc ca đứng đầu thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội Mắc ca Úc, cây Mắc ca được trồng đại trà ở Úc từ năm 1954. Đến cuối năm 2013 số lượng cây Mắc ca ở Úc đạt mức xấp xỉ 6.000.000 cây, với tổng diện tích trồng đạt hơn 17.000 ha. Sản lượng hạt khô (độ ẩm 10%) khai thác năm 2013 đạt khoảng 40.000 tấn.  Khoảng 70% sản lượng sản xuất hàng năm được Úc phục vụ cho xuất khẩu.

Quốc gia sản xuất Mắc ca lớn thứ 2 trên thế giới là Nam Phi. Theo báo cáo của Bộ Nông Lâm Thủy sản Nam Phi, năm 2013 diện tích trồng cây Mắc ca ở Nam Phi đạt khoảng 18.000 ha, với 5.000.000 cây Mắc ca - con số này tăng gấp 5 lần so với 17 năm trước đó (năm 1996 số lượng cây Mắc ca ở Nam Phi chỉ đạt 1.000.000 cây). Năm 2013, sản lượng hạt khô (10% độ ẩm) của Nam Phi đạt mức khoảng 35.000 tấn, gấp 3 lần so với 10 năm trước đó.

Có thể theo dõi chi tiết các quốc gia cung ứng Mắc ca lớn nhất thế giới ở sơ đồ sau:

 

Q: Thị trường nào tiêu thụ Mắc ca mạnh nhất?

A: Với Mắc ca Úc, thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là thị trường nội địa Úc, khoảng 30-35% sản lượng sản xuất hàng năm tiêu thụ trong thị trường này. Kế tiếp là thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ. Úc đang đẩy mạnh tiêu thụ hạt Mắc ca ở thị trường Đài Loan và Hàn Quốc.

 

 

 

Đối với Mắc ca Nam Phi, năm 2012 Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ Mắc ca Nam Phi lớn nhất, chiếm 30,3% thị phần; tiếp sau là Hồng Kong, Trung Quốc với 28,1%; Hà Lan 12,5%.

 

 

Việt Nam là thị trường xuất khẩu Mắc ca lớn thứ 5 của Nam Phi, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc & Hồng Kong, Hà Lan, Nhật Bản; chiếm thị phần 5% sản lượng xuất khẩu Mắc ca Nam Phi hàng năm.

Q: Có phải giá Mắc ca thuộc hàng cao nhất trong các loại hạt thực phẩm?

A: Đúng vậy. Hạt Mắc ca đang được cho là có giá đắt nhất trong các hạt thực phẩm. Bởi một cây Mắc ca 5-7 tuổi mới bắt đầu cho quả. Giá bán hạt Mắc ca còn vỏ (10% độ ẩm) khoảng 3,5 USD/kg. Tuy nhiên, giá nhân Mắc ca lên đến 30 – 40 USD/kg.

 

Thêm vào đó thị phần của hạt Mắc ca trong thị trường hạt thực phẩm còn bé, dưới 5%. Vì vậy tiềm năng tăng trưởng là rất lớn, bởi hạt Mắc ca giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Q: Nói như vậy, Việt Nam phát triển cây Mắc ca sẽ cho giá trị cao? Bao nhiêu năm phát triển để cây Mắc ca Việt Nam có thể là cây tỷ USD như lời đồn đoán?

A: Để trả lời câu hỏi này, trước tiên hãy nhìn sang thị trường Úc, quốc sản xuất Mắc ca cũng như số cây Mắc ca lớn nhất thế giới. Theo Hiệp hội Mắc ca Úc, cây Mắc ca mang lại giá trị kinh tế quy đổi cho nước này năm 2012 khoảng 400 triệu USD trong đó khoảng 120 triệu USD thu từ xuất khẩu. Úc phát triển cây Mắc ca từ năm 1954. Trong khi đó, Nam Phi sau 10 năm (từ năm 2003 đến năm 2013) sản lượng hạt Mắc ca gấp 3 lần.

Số liệu thống kê cho thấy, ở Úc trung  bình có 312 cây Mắc ca/ha; sản lượng hạt khô đạt mức 3,5 – 4 tấn/ha, tương đương 12- 13kg hạt 10% độ ẩm/cây. Đối với Úc, 3,5 kg hat Mắc ca cho ra 1 kg nhân Mắc ca. Mắc ca Nam Phi 3,22 kg hạt Mắc ca cho ra 1kg nhân Mắc ca.

Một chuyên gia trong nước về cây Mắc ca cho chúng tôi biết, thời gian trung bình cho giai đoạn kiến thiết (trồng cây Mắc ca) là 4 năm, sang năm thứ 5 - cây Mắc ca 5 tuổi bắt đầu cho quả bói với khoảng 1kg/cây. Sản lượng Mắc ca/cây sẽ tăng dần và đi vào ổn định khoảng từ năm trồng thứ 9 trở đi, đạt khoảng 10kg/cây (hạt có vỏ độ ẩm 10%).

Cây Mắc ca trồng ở Tây Nguyên đang ra hoa.

Cây Mắc ca trồng ở Tây Nguyên đang ra hoa.

Trở lại , câu hỏi về tiềm năng cây Mắc ca ở Việt Nam. Nếu lấy Úc làm quốc gia quy đổi, để Mắc ca Việt Nam có thể trở thành cây tỷ USD cần phải có sự hỗ trợ rất lớn về diện tích đất trồng (gấp 3 lần diện tích trồng và số lượng cây trồng hiện có của Úc); hoặc có sự can thiệp về giá bán…. đó là chưa tính đến lượng vốn đổ vào để phát triển cây Mắc ca và thay thế các cây trồng trên diện tích đất hiện có (cho trường hợp chặt bỏ cây hiện tại trồng mới cây Mắc ca).

Chuyên gia trong ngành chia sẻ thêm, vấn đề lớn nhất ở khâu kiến thiết là giống cây Mắc ca và thổ nhưỡng. Đây cũng sẽ là thách thức/rào cản để giấc mơ tỷ USD về Mắc ca Việt Nam thành hiện thực.

Quỳnh Nguyễn

Theo Trí Thức Trẻ

Số lần xem trang : 14827
Nhập ngày : 23-02-2015
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Bài Đọc Chuyên Khảo cho sinh viên

  Nông nghiệp mới - Bài 4: Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt nam – lối đi nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?(14-10-2018)

  Nông nghiệp mới - Bài 3: Chiêm ngưỡng các khu nông nghiệp công nghệ cao khắp thế giới(14-10-2018)

   Nông nghiệp mới - Bài 2: Những ứng dụng công nghệ hiện đại nhất trong nông nghiệp(14-10-2018)

  Nông nghiệp mới - Bài 1: Tự động hóa ngành nông nghiệp(14-10-2018)

   Các dữ liệu "hoang tưởng" về cây mắc-ca (08-03-2015)

  Cây mắc-ca và nhiều bài toán phải giải (25-02-2015)

  Loại cây biến hàng vạn hộ thành tỷ phú(17-12-2014)

  Làng thần kỳ: Bài học làm nông của người Nhật(15-12-2014)

  Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa(11-04-2014)

  Thỏ hay Rùa sẽ kinh doanh tốt hơn?(11-04-2014)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: TRẦN HOÀI NAM Đc:Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM Email: hoainam@hcmuaf.edu.vn