Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007

CHÀO MỪNG ĐÃ ĐẾN VỚI TRANG WEB
 

Trang Web cá nhân TRẦN HOÀI NAM

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6
Toàn hệ thống 2604
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Đếm Web miễn phí

Chúc các bạn học tập vui vẻ

Liên kết Web

Bộ giáo dục - Đào tạo

Bộ khoa học - Công Nghệ

Bộ nông nghiệp & PTNT

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Bộ Tài chính Việt Nam

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tổng cục thống  kê Việt Nam

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Học liệu mở FETP OCW 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Hoài Nam

Các dữ liệu "hoang tưởng" về cây mắc-ca

GS. Đinh Xuân Bá (*)
Thứ Tư,  4/3/2015, 11:12 (GMT+7)
            

                                          

                                          

                                 
(TBKTSG Online) - Chung quanh chủ trương phát triển cây mắc-ca (maccadamia) ở Tây Nguyên hiện đang có nhiều ý kiến đa chiều. TBKTSG Online đã có nhiều bài viết, phỏng vấn về đề tài này. Trong mạch thông tin đó, bài viết dưới đây của GS Đinh Xuân Bá sẽ đưa ra một cách nhìn khác, tập trung vào dữ liệu nghiên cứu chuyên nghiệp, hy vọng sẽ có ích cho việc thực hiện chủ trương trên.
Chủ một vườn mắc ca trồng xen cà phê tại Tuy Đức, Đak Nông. Ảnh Thanh Thương

Ngày 7-2-2015 tại Đà Lạt đã có hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc-ca tại Tây Nguyên”. Tại đó và ở một số bài viết liên quan, các tác giả đã đưa ra nhiều dữ liệu “hoang tưởng” về cây mắc ca. Ngày 22-2-2015, trên TBKTSG Online, Ngọc Hùng và Hoàng Sơn đã phê phán các số liệu phóng đại do những đơn vị cổ vũ cho chương trình này đưa ra và cho rằng “việc quảng bá quá mức về hiệu quả của cây mắc-ca, trước mắt chắc chắn sẽ tạo lợi nhuận "khủng" cho những người bán cây giống, có thể kéo theo nhiều hệ lụy khó lường …” (xem “Cây mắc-ca và nhiều bài toán phải giải”).

Người viết bài này hoàn toàn tâm đắc với phản biện nghiêm túc của hai tác giả trên và cho rằng sự phóng đại đó có lẽ còn có lợi cho những người “ăn theo” dự án và sẽ làm khổ những người dám thực hiện dự án mà thiếu các nghiên cứu chuyên nghiệp về loại cây này.

Trước hết hãy xem vài ví dụ về các dữ liệu hoang tưởng đã được đưa ra:

- Bài "Đưa cây mắc-ca lọt vào danh sách “cây trồng tỉ đô” của Thùy Dung (9-7-2014) viết: theo ý kiến của ông Nguyễn Công Tạn “….xét về giá trị kinh tế, một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg hạt với giá hiện khoảng 15 đô la Mỹ /kg…”

- Bài "Phát triển cây mắc ca tại Việt Nam: Nhiều kỳ vọng" của Anh Khoa – Nhà báo và Công luận (22-01-2015) viết: “…..với thực tế hiện nay, một cây macadamia có thể cho tới 70 kg hạt và với giá hiện khoảng 15 USD/kg thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch 1 tỉ USD”

- Bài "Lâm Đồng: Mắc ca sai quả mùa đầu" của báo Lâm Đồng đăng lại trên TBKTSG Online ngày 3-7-2011 viết: “ông Lê Đức Ba có vườn mắc ca gần 5 năm tuổi, gồm 300 cây, trung bình mỗi cây cho 7 kg hạt khô, vị chi ông Ba có 2,1 tấn hạt, tính thành tiền mỗi tấn 200 triệu đồng…(nếu quy ra giá đô la Mỹ thời đó thì giá hạt khô là khoảng 10 USD/kg)”.

- Bài "NHNN sẽ hỗ trợ phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên" của Thanh Thương ngày 7-2-2015 viết: “Giá trị kinh tế của mắc ca là 5,5 đô la Mỹ/kg trái tươi còn cà phê chỉ từ 2,5 – 3 đô la Mỹ”.

Tuy nhiên, khi so sánh các thông tin trên với số liệu của các tổ chức quốc tế có uy tín thì có thể nhận ra rằng, không có cơ sở để lạc quan như vậy.

Để có các dữ liệu khách quan và chính thống thì phải nghiên cứu và khai thác một cách chuyên nghiệp các tư liệu của Cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc (United Nations Statistics Division, UNSD, UN COMTRADE, http://unstats.un.org/unsd/comtrade/) và Trung tâm thương mại quốc tế (International Trade Centre, ITC, www.intracen.org/marketanalysis) trực thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tất cả các nước đều có nghĩa vụ thông báo các dữ liệu thương mại đã qui định (ví dụ xuất nhập khẩu) cho UNSD, nếu thiếu dữ liệu thương mại của nước nào thì UNSD sẽ dùng các số liệu “phản chiếu” (mirror data) để bù vào. Ngược lại, để nghiêu cứu các chiến lược thương mại, người ta thường khai thác kho dữ liệu khổng lồ, khách quan, chuyên nghiệp và rất chi tiết này. Khi dẫn chứng dữ liệu lấy từ các nguồn chính thống nói trên thì người đọc dễ dàng kiểm chứng được bằng cách truy cập vào các cơ sở dữ liệu (database) của UNSD, UN COMTRADE và ITC.

Tại các cơ sở dữ liệu này không có khái niệm "chung chung" về hạt mắc ca như trong các ví dụ trên mà có các qui định thống nhất về thuật ngữ mà các nước phải dùng khi giao thương về hạt mắc ca. Cụ thể là theo UNSD và ITC thì có 3 loại hạt mắc ca sau (xem http://www.tradetracing.com/hs-se/macadamia-nut.html http://comtrade.un.org/db/dqBasicQuery.aspx):

- Hạt mắc ca nguyên vỏ (in-shell macadamia nut) có mã số HS2012 là 080261
- Hạt mắc ca đã bóc vỏ (shelled macadamia nut) có mã số HS2012 là 080262
- Hạt mắc ca nói chung (tươi hoặc khô, nguyên vỏ hoặc đã bóc vỏ) có mã số HS2007 là 080260.
Các hạt mắc ca 080261 và 080262 đều là hạt khô có độ ẩm khoảng 10%.

Không nên dùng các khái niệm mơ hồ (ví dụ: hạt khô, trái tươi, hạt thành phẩm,…) để làm dữ liệu nhằm thuyết phục cho một dự án hoặc thâm chí một chiến lược. Dùng các mã số đã được qui định thống nhất đó ta sẽ có tiếng nói chung với thế giới về hạt mắc ca, ta có thể truy cập vào các nguồn dữ liệu của UNSD và ITC để khai thác thông tin và tìm câu trả lời cho những vấn đề ta cần tìm hiểu. Sau đây là vài ví dụ:

Để trả lời cho câu hỏi là các nước nào xuất khẩu hạt mắc ca 080260 nhiều nhất, từ các nguồn dữ liệu nói trên ta có bảng 1:

Bảng 1:

Nước xuất khẩu

Số lượng xuất khẩu (tấn)

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

Úc

17.173

15.951

13.417

14.854

4.793

9.277

15.639

91.104

Nam Phi

10.231

9.276

9.756

9.399

13.264

11.316

21.696

84.938

Hà Lan

1.198

1.845

1.852

2.951

4.033

1.195

1.586

14.660

Guatemala

1.502

1.264

1.488

1.713

1.990

1.803

2.583

12.343

Zimbabwe

0

80

233

1.953

2.109

2.297

1.443

8.115

Malawi

0

170

312

676

1.073

1.041

1.425

4.697

 

Như vậy Mỹ không thuộc vào các nước xuất khẩu nhiều hạt mắc ca 080260 như một vài bài đã viết. Năm 2013 Mỹ xuất 1.715 tấn hạt mắc ca 080260 nhưng lại nhập 7.534 tấn hạt đó, chiếm 23,25% tổng số lượng nhập khẩu toàn cầu và là nước nhập khẩu nhiều nhất hạt mắc ca 080260 (xem http://www.trademap.org/Index.aspx).

Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Macadamia, năm 2013 Úc thu hoạch 35.200 tấn hạt 080260 và (theo bảng1) xuất 15.639 tấn, vậy tỷ lệ xuất khẩu chiếm 44,43%. Năm 2013 Nam Phi thu hoạch 37.000 tấn hạt 080260 và (theo bảng 1) xuất khẩu 21.696 tấn, vậy tỷ lệ xuất khẩu chiếm 58,64%. Như vậy, số lượng xuất khẩu cũng phản ánh năng lực sản xuất của các nước đó. Ngoài ra, năm 2013 Úc không còn là nước có sản lượng hạt mắc ca 080260 lớn nhất.

Để trả lời cho câu hỏi giá xuất khẩu hạt mắc ca nguyên vỏ 080261 là bao nhiêu, từ các nguồn dữ liệu nói trên ta có bảng 2:

Bảng 2:

Nước xuất khẩu

2012

2013

Đơn giá trung bình

(USD/kg)

Trị giá (USD)

Số lượng

(kg)

Đơn giá

(USD/kg)

Trị giá (USD)

Số lượng

(kg)

Đơn giá

(USD/kg)

Nam Phi

$38.077.628

7.371.124

5,17

$63.714.678

15.356.711

4,15

4,48

Úc

$27.556.048

5.392.635

5,11

$39.110.560

10.169.057

3.85

4.28

Guatemala

$1.509.518

645.895

2,34

$1.667.141

1.129.908

1,48

1,79

Hà Lan

$4.496.178

302.075

14,88

$741.529

78.410

9,46

13,77

Zimbabwe

 

 

 

$1.707.499

1.344.425

1,27

1,27

 

Từ bảng 2 ta rút ra các nhận xét sau:

- Dựa vào số liệu xuất khẩu của 5 nước nói trên trong hai năm 2012 và 2013 thì đơn giá trung bình của hạt mắc ca nguyên vỏ trong 2 năm 2012 và 2013 là USD4,27/kg . Nếu không xét giá xuất khẩu của Hà Lan (vì giá cao đột xuất) thì đơn giá trung bình của hạt mắc ca nguyên vỏ 2 năm 2012 và 2013 là USD4,19/kg

- Đối với hạt mắc ca nguyên vỏ, tốc độ giảm đơn giá sau một năm của Nam Phi là 19,73%, của Úc là 24,66%, của Guatemala là 36,75%, của Hà Lan là 36,42%. Từ đó có thể tính được tốc độ trung bình giảm đơn giá (sau một năm) của 4 nước đầu tiên là 24,52%. Nói cách khác, sau khi xét cả tốc độ giảm giá thì đơn giá trung bình của hạt mắc ca nguyên vỏ là USD3,16/kg.

- Cần phân biệt giá xuất khẩu với giá thị trường nội địa và giá cửa-nông-trại (farm gate price), giá xuất khẩu cao hơn giá thị trường nội địa và càng cao hơn giá cửa-nông-trại. Giá cửa-nông-trại là giá hạt tươi, sau đó phải qua nhà máy hay xưởng để làm sạch, sấy khô, sàng lọc, phân loại, bao bì đóng gói, chi phi tiếp thị,…rồi mới thành giá xuất khẩu hay giá nội địa.

Theo www.australian-macadamía.org/industry, năm 2012 giá thị trường nội địa Úc của hạt mắc ca nguyên vỏ là AUD3,20/kg (hay USD2,60/kg). Cũng trong năm đó giá cửa-nông-trại ở vùng Bundaberg là AUD3,20/kg. Theo https://www.daff.qld.gov.au/plants/ thì giá của hạt mắc ca nguyên vỏ dao động từng năm nhưng có giá thấp nhất là AUD1,5/kg (năm 2007) và cao nhất là AUD3,60/kg (năm 2005).

Vậy các giá hạt mắc ca nói đến trong 3 ví dụ trên (USD15/kg, USD10/kg, USD5,5/kg) cao gấp nhiều lần so với giá USD2,60/kg, thậm chí còn cao hơn cả giá xuất khẩu hạt mắc ca nguyên vỏ (giá này lại đang giảm hàng năm), đấy chính là các số liệu hoang tưởng.

Để trả lời cho câu hỏi giá xuất khẩu hạt mắc ca đã bóc vỏ 080262 là bao nhiêu, từ các nguồn dữ liệu nói trên ta có bảng 3:

Bảng 3:

Nước xuất khẩu

2012

2013

Đơn giá trung bình

(USD/kg)

Trị giá (USD)

Số lượng

(kg)

Đơn giá

(USD/kg)

Trị giá (USD)

Số lượng

(kg)

Đơn giá

(USD/kg)

Nam Phi

$56.592.241

3.944.791

14,35

$82.184.822

6.338.879

12,97

13,49

Úc

$59.058.639

3.884.025

15,21

$74.564.560

5.470.064

13,63

14,29

Guatemala

$15.675.020

1.157.338

13,54

$18.570.247

1.453.129

12,78

13,12

Hà Lan

$14.314.512

892.590

16,04

$24.767.928

1.508.071

16,42

16,28

Zimbabwe

 

 

 

$222.750

99.000

2,25

2,25

 

Từ bảng 3 ta rút ra các nhận xét sau:

- Dựa vào số liệu xuất khẩu của 5 nước nói trên trong hai năm 2012 và 2013, đơn giá trung bình của hạt mắc ca đã bóc vỏ trong hai năm 2012 và 2013 là USD13,98/kg. Nếu không xét giá xuất khẩu của Zimbabwe (vì giá thấp đột xuất) thì đơn giá trung bình của hạt mắc ca đã bóc vỏ trong 2 năm 2012 và 2013 là USD14,03/kg.

- Đối với hạt mắc ca đã bóc vỏ, tốc độ giảm đơn giá sau một năm của Nam Phi là 9,62%, của Úc là 10,39%, của Guatemala là 5,61%, của Hà Lan là 2,37%. Từ đó có thể tính được tốc độ trung bình giảm đơn giá (sau một năm) của 4 nước đầu tiên là 8,07%, tức là đơn giá trung bình của hạt mắc ca đã bóc vỏ chỉ còn USD12,90/kg.

- Cần phân biệt rõ giá xuất khẩu của hạt mắc ca đã bóc vỏ với giá hạt mắc ca nguyên vỏ và với giá cửa-nông-trại. Tỷ lệ nhận được hạt mắc ca đã bóc vỏ từ hạt mắc ca nguyên vỏ là 30% (theo www.australian-macadamias.org/industry/ thì 32.400 tấn hạt nguyên vỏ cho 9.500 tấn hạt đã bóc vỏ), chưa kể phải bỏ nhiều chi phí lớn cho xây dựng nhà máy, các chi phí công nghiệp khác (sấy, chọn lọc, phân loại, khử trùng, bao bì đóng gói,…) và chi phí tiếp thị.

Bây giờ thử tính xem nếu Việt Nam trồng 100.000 hecta mắc ca thì sau 10 năm ta có thu nhập trung bình trong 1 năm là bao nhiêu đô la Mỹ? (giá bán hạt là giá cửa-nông-trại, ví dụ USD2,6/kg, không thể tính theo giá xuất khẩu được vì chưa biết các chi phí công nghiệp và chi phí tiếp thị…). Để trả lời câu hỏi này, cần phải trả lời một vài câu hỏi liên quan:

- Một hecta trồng được bao nhiêu cây mắc ca? Theo https://www.daff.qld.gov.au thì một hecta trồng được 312 cây (mật độ trồng 8x4m), theo www.macnut.co.nz thì môt hecta trồng được 416 cây (mật độ trồng 6x4m), còn theo www.nhandan.com.vn thì tại Tây Nguyên VN một hecta trồng thí điểm có hơn 200 cây. Vậy ta tạm lấy con số trung bình là một hecta có 300 cây mắc ca.

- Một cây thu hoạch được bao nhiêu kg hạt? Theo https://www.daff.qld.gov.au/plants/ ta có số liệu của 2 dòng đầu tiên của bảng 4 (trong 4 năm đầu ta chưa thu hoạch được hạt nào, đến năm thứ 5 thì thu hạt được 1 kg/cây, năm thứ 10 thu được 10kg/cây. Vậy tính cả 10 năm thì thu được trung bình mỗi năm là 3,2kg/cây, không phải là 70kg/cây như ông Tạn và nhà báo Anh Khoa nói).

Từ những số liệu trên ta lập được Bảng 4:

Bảng 4:

Năm thứ

5

6

7

8

9

10

Sản lượng hạt (kg/cây)

1

2

4

6

9

10

Sản lượng hạt (kg/ha)

300

600

1200

1800

2700

3000

Thu nhập trên 1 hecta (USD/ha)

780

1560

3120

4680

7020

7800

Thu nhập trên 100.000 hecta (triệu USD)

78

156

312

468

702

780

 

Từ bảng 4 ta tính được tổng thu nhập trong 10 năm (khi trồng 100.000 hecta cây mắc ca) là 2.496 triệu USD, tức là thu nhập trung bình mỗi năm là 250 triệu USD (1/4 tỉ đô la).

Tóm lại, người viết bài này ủng hộ chủ trương chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên nhưng khi làm các dự án, nhất là khi điều hành các dự án và chương trình cụ thể cần phải tác nghiệp thận trọng và chuyên nghiệp, lấy lợi ích của người lao động ở nông thôn và lợi ích kinh tế xã hội của đất nước làm trọng, hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực “đục nước béo cò” (nghe nói có nơi nông dân đã phải mua cây giống mắc ca với giá “khủng” là 100.000 VNĐ/cây).  

--

(*) Giám đốc Trung tâm Sinh học ứng dụng SECOIN  

 

Số lần xem trang : 14820
Nhập ngày : 08-03-2015
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Bài Đọc Chuyên Khảo cho sinh viên

  Nông nghiệp mới - Bài 4: Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt nam – lối đi nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?(14-10-2018)

  Nông nghiệp mới - Bài 3: Chiêm ngưỡng các khu nông nghiệp công nghệ cao khắp thế giới(14-10-2018)

   Nông nghiệp mới - Bài 2: Những ứng dụng công nghệ hiện đại nhất trong nông nghiệp(14-10-2018)

  Nông nghiệp mới - Bài 1: Tự động hóa ngành nông nghiệp(14-10-2018)

  Cây mắc-ca và nhiều bài toán phải giải (25-02-2015)

  Mắc ca: Ai mua, ai bán và làm sao giấc mộng tỉ đô thành sự thật?(23-02-2015)

  Loại cây biến hàng vạn hộ thành tỷ phú(17-12-2014)

  Làng thần kỳ: Bài học làm nông của người Nhật(15-12-2014)

  Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa(11-04-2014)

  Thỏ hay Rùa sẽ kinh doanh tốt hơn?(11-04-2014)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: TRẦN HOÀI NAM Đc:Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM Email: hoainam@hcmuaf.edu.vn