Thống kê
Số lần xem
Đang xem 104
Toàn hệ thống 3815
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 161 thumb

Guy Kawasaki

Khi còn là một nhà đầu tư mạo hiểm, tôi để ý thấy rằng những doanh nghiệp nào ưu tiên mục đích kiếm tiền thì thường thất bại. Lý do là kiểu kinh doanh này thu hút những ngườimuốn kiếm tiền, và rồi khi công ty không sớm trả cho họ nhiều tiền (không công ty khởi nghiệp nào làm được như vậy), thì họ quay sang tìm kiếm những cuộc làm ăn khác béo bở hơn.

Để giải quyết vấn đề khởi nghiệp với những người kém phù hợp, các chuyên gia thường khuyên bạn nên tự đánh giá bản thân kỹ càng trước khi thành lập một công ty. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đặt cho mình những câu hỏi sai:

  • Mình có thể làm việc nhiều giờ với mức lương thấp hay không?
  • Mình có thể đối mặt với việc bị từ chối hết lần này đến lần khác không?
  • Mình có thể gánh vác trách nhiệm của hàng tá nhân viên không?

 


 

Bạn có thể làm việc nhiều giờ với mức lương thấp hay không?

Thực tế là bạn không thể có đáp án ngay từ đầu cho những câu hỏi thế này, và nhất là chúng không giúp ích được gì cả. Một mặt, chỉ nói suông và thể hiện sự can đảm thì không đem lại giá trị. Tuyên bố rằng bạn sẵn sàng làm một việc nào đó không có nghĩa là bạn sẽ làm nó. Mặt khác, tự nhận ra mình có những hoài nghi và những nỗi hoang mang không có nghĩa là bạn không xây dựng được một doanh nghiệp lớn. 

Việc bạn trả lời ra sao những câu hỏi này không có khả năng đoán trước những điều thực chất bạn sẽ làm khi sở hữu một ý tưởng tuyệt hay. Không người nào biết mình là một doanh nhân cho tới khi điều đó trở thành sự thật - và đôi khi họ thậm chí còn không biết mình đã thành doanh nhân ngay cả sau khi điều đó đã xảy ra. 

Câu hỏi mấu chốt mà bạn nên tự vấn trước khi khởi sự bất kỳ một cuộc làm ăn nào là:Tôi có muốn làm một việc ý nghĩa hay không?

“Ý nghĩa” ở đây không phải là về tiền bạc, sức mạnh, hoặc thanh thế. Cũng không có nghĩa là bạn tạo ra một chốn làm việc vui vẻ. Ý nghĩa của từ “ý nghĩa” nằm ở việc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Bạn có thể thực hiện điều ấy theo hai cách:

  • Cách thứ nhất: bạn có thể kiến tạo, kích hoạt, hoặc thúc đẩy một điều tốt đẹp diễn ra. Ví dụ, Macintosh (tên gốc của Mac OS) làm tăng tính sáng tạo và hiệu suất làm việc của người dùng. Google và Wikipedia thì giúp mọi người, dù giàu hay nghèo, tiếp cận được với nguồn thông tin vô hạn qua máy vi tính.
  • Cách thứ hai: bạn có thể giúp ngăn chặn, xóa bỏ, hoặc giảm bớt những điều không tốt. Ví dụ, Tesla đang nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường và sự phụ thuộc của con người vào dầu mỏ. Palantir và những công ty bảo mật máy tính khác đang cố gắng ngăn chặn kẻ xấu thâm nhập vào máy tính của chúng ta.

Khao khát thay đổi thế giới là một lợi thế lớn của bạn trên con đường cam go phía trước, bởi tập trung vào một mục tiêu cao cả thì có động lực hơn và thu hút người tài nhiều hơn so với việc kiếm tiền đơn thuần. Và nếu bạn tạo ra được ý nghĩa, một trong những kết quả tự nhiên của việc đó là bạn cũng sẽ kiếm được tiền.

 

Hình ảnh: digitalart, tại freedigitalphotos.net

 

Nếu bạn tạo ra được ý nghĩa, một trong những
kết quả tự nhiên là bạn cũng sẽ kiếm được tiền!

Tôi phải mất 20 năm để dần hiểu ra ý nghĩa của “ý nghĩa”. Năm 1983, khi tôi bắt đầu làm cho Bộ phận Macintosh của Apple, tôi đã muốn đánh bại IBM và trả nó về với việc kinh doanh máy đánh chữ sử dụng quả cầu khắc chữ (Selectric typewriter ball). Và năm 1987, tôi đã muốn nghiền nát cả Windows và Microsoft.

Cuối cùng, tôi nhận ra rằng những động lực đó đều thật ngây ngô, nếu không muốn nói là ngu ngốc. Dồn tâm sức để cạnh tranh sẽ khiến bạn lệch khỏi những gì thực sự quan trọng. Trong cốt lõi của những tổ chức vĩ đại hàm chứa khát khao tạo ra ý nghĩa - cải thiện thế giới vì khách hàng và vì các nhân viên của bạn. Việc ấp ủ khát khao đó không đảm bảo là bạn sẽ thành công, nhưng nếu thất bại thì chí ít, bạn cũng thất bại vì một điều gì đó xứng đáng.  

Vậy nên nếu bạn đang cân nhắc thành lập một công ty, điểm khởi đầu của bạn là xác định sản phẩm hay dịch vụ sẽ mang đến ý nghĩa như thế nào. Mọi thứ đều bắt nguồn từ đáp án cho câu hỏi này.

Tácgiả: GuyKawasaki 
Nguồn: www.guykawasaki.com (trích trong http://ubrand.vn/courses/197)

 

 

 

Số lần xem trang : 14807
Nhập ngày : 19-08-2015
Điều chỉnh lần cuối : 24-08-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 2: Phân Biệt 4 Phong Cách Làm Việc Kinh Điển(26-08-2015)

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 6: Làm Thế Nào Để Kiên Trì Theo Đuổi Mục Tiêu?(26-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 5: Cách Nhận Biết Nhà Đầu Tư “Thiên Thần” Và “Ác Quỷ”(26-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 4: Tìm Đâu Một Người Kề Vai Sát Cánh?(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 3: Khởi Nghiệp Bền Vững - Đừng Quên Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp(23-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 2: Đừng bỏ sót kế hoạch kinh doanh(23-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007