Thống kê
Số lần xem
Đang xem 105
Toàn hệ thống 4490
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 134 thumb

Jeff Haden

Nhiều doanh nhân thành công mà không cần viết kế hoạch kinh doanh. Bằng cách nắm bắt đúng thời điểm, sở hữu những kỹ năng kinh doanh vững vàng, có động lực làm ăn, và một ít may mắn, một số nhà sáng lập doanh nghiệp đã xây dựng những công ty phát đạt mà thậm chí không cần thảo ra một bản kế hoạch chính thức.  

Nhưng nhiều khả năng là những doanh nghiệp đó bị thất bại...

Liệu một kế hoạch kinh doanh chắc chắn sẽ giúp bạn thành công? Không hề. Nhưng một bản kế hoạch kỹ lưỡng có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Nếu bạn đã có ý định xây dựng giấc mơ khởi nghiệp, bạn phải làm tất cả những gì có thể để dọn đường cho thành công.

Và đó là lý do vì sao một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn đạt được mục đích.

Điều quan trọng nhất

Nhiều bản kế hoạch được viết rất lung linh, hoành tráng. Đó là bởi nhiều doanh nhân đầy khát vọng chỉ xem kế hoạch kinh doanh đơn giản như một công cụ với đầy những chiến lược, dự đoán, và những lời lẽ cường điệu – mà họ cho rằng sẽ thuyết phục được bên cho vay hoặc nhà đầu tư là kế hoạch của họ rất hợp lý.

Đó là một sai lầm!

Đầu tiên và quan trọng nhất, bản kế hoạch kinh doanh phải thuyết phục chính bạn rằng ý tưởng của mình có thể thực hiện được – bởi bạn đang đặt cược thời gian, tiền bạc, công sức của mình.

Một bản kế hoạch kinh doanh vững chắc nên là “bản thiết kế” cho một doanh nghiệp thành công. Trên đó phải thể hiện được những kế hoạch chiến lược, đề ra cách thức phát triển các kế hoạch marketing và sales, lập nền móng cho sự vận hành suôn sẻ, và có thể -- có thể thôi – thuyết phục được bên cho vay hoặc nhà đầu tư quyết định vào cuộc.

 


 

Đối với nhiều doanh nhân, xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên trong quá trình xác định liệu có thực sự nên khởi nghiệp hay không. Xác định trước rằng một ý tưởng đã thất bại ngay trên giấy có thể giúp một nhà sáng lập doanh nghiệp tương lai tránh việc lãng phí thời gian, tiền bạc cho một hy vọng thành công không thực tế.

Cho nên, ít nhất, bản kế hoạch của bạn cần:

  • Càng khách quan và hợp lý càng tốt. Một ý tưởng kinh doanh thoạt nghe có vẻ hay, nhưng biết đâu sau khi suy xét và phân tích, ý tưởng đó hóa ra lại không khả thi do sự cạnh tranh gay gắt, không đủ vốn, hoặc không có thị trường. (Đôi lúc kể cả những ý tưởng hay nhất chỉ đơn giản là đi trước thời đại.)
  • Đóng vai trò là một bản định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong những tháng, và nhiều khi là những năm đầu tiên, tạo một nền tảng chi tiết cho các lãnh đạo công ty bám theo.
  • Truyền tải mục đích và tầm nhìn của công ty, mô tả những chức trách quản lý, cụ thể hóa những yêu cầu công việc cho mỗi cá nhân, cung cấp cái nhìn sơ lược về các kế hoạch marketing, và đánh giá tính cạnh tranh trên thị trường trong thời điểm hiện tại và tương lai.
  • Thiết lập một cơ sở đề xuất tài chính, để dựa vào đó các nhà đầu tư và bên cho vay có thể đánh giá công ty của bạn.

Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả phải được xem xét kỹ lưỡng qua các mục trên, tuy nhiên kế hoạch đó cũng phải đạt được một số tiêu chí khác. Trên hết, kế hoạch phải có tính thuyết phục, tức là, phải cung cấp những bằng chứng thực tế, cụ thể, cho thấy ý tưởng khởi nghiệp thật sự có sơ sở và hợp lý, có nhiều cơ hội thành công.

Kế hoạch kinh doanh của bạn phải thuyết phục được ai?

Đầu tiên và quan trọng nhất, bản kế hoạch đó phải thuyết phục được chính bạnrằng, ý tưởng kinh doanh này không phải là ảo tưởng mà hoàn toàn có thể được thực hiện. Về bản chất, các doanh nhân là những người tự tin, có suy nghĩ tích cực và luôn nghĩ mình làm được. Sau khi đánh giá một cách khách quan sản phẩm hay dịch vụ, nhu cầu về vốn, tính cạnh tranh, kế hoạch marketing và tiềm năng sinh lợi, bạn sẽ có một cái nhìn chắc chắn hơn về cơ hội thành công của mình.

Và nếu bản thân bạn không thấy thuyết phục lắm? Dễ thôi: Hãy lùi lại một bước và tinh chỉnh lại những ý tưởng cũng như kế hoạch của mình.

Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể thuyết phục được ai?

1. Những nguồn lực tài chính tiềm năng.

Nếu bạn cần vốn hạt giống (vốn tài trợ cho một ý tưởng khởi nghiệp ban đầu) từ ngân hàng, bạn bè hay người thân, bản kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn có cơ hội đạt được nguồn vốn này. Những báo cáo tài chính có thể cho thấy bạn đang đứng ở đâu. Những dự đoán tài chính cho biết kế hoạch của bạn đi đến đâu.

 

Hình ảnh: Philip Wilson, tại flickr.com

 

Bản kế hoạch kinh doanh thể hiện phương thức đạt đến nơi đó. Tất nhiên, việc cho vay vốn bao gồm nhiều rủi ro, và một bản kế hoạch kinh doanh tốt có thể giúp bên cho vay nắm được và ước tính rủi ro đó, làm gia tăng cơ hội được chấp thuận của bạn.

2. Những đối tác và nhà đầu tư tiềm năng.

Khi đã có sự tham gia của gia đình và bạn bè, việc trình bày kế hoạch kinh doanh có thể không cần thiết (mặc dù điều này chắc chắc có ích).

Những nhà đầu tư khác – bao gồm “nhà đầu tư thiên thần” hoặc nhà đầu tư mạo hiểm – thường yêu cầu phải có một bản kế hoạch kinh doanh nhằm đánh giá doanh nghiệp của bạn.

3. Những nhân viên có chuyên môn.

Khi muốn thu hút nhân tài, bạn cần có cái gì đó để thể hiện cho nhân viên tương lai của mình thấy, bởi bạn vẫn đang ở giai đoạn khởi nghiệp. Thoạt đầu, việc kinh doanh của bạn cũng mới chỉ là ý tưởng chứ chưa phải hiện thực, vì vậy bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp các nhân viên tỏ tường về những mục tiêu của bạn – và, quan trọng hơn nữa, nhận thức được vai trò của họ khi hỗ trợ bạn đạt được những mục tiêu đó.

4. Những ký kết liên doanh có tiềm năng.

Liên doanh cũng giống như quan hệ đối tác giữa hai công ty. Một ký kết liên doanh là sự thỏa thuận chính thức nhằm phân chia công việc làm ăn – cũng như phân chia doanh thu và lợi nhuận. Là một công ty mới thành lập, bạn chỉ chiếm một vị trí vô danh trên thị trường. Tạo lập mối liên doanh với một đối tác đã thành lập trước đó có thể sẽ tạo ra sự khác biệt trong quá trình thành công của doanh nghiệp bạn.

Nhưng trên hết, kế hoạch kinh doanh của bạn phải thuyết phục được chính bạn rằng, việc làm ăn này có cơ sở để đi lên.

Khi vạch kế hoạch, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề hoặc thử thách không lường trước được.

Có thể thị trường không lớn như bạn nghĩ. Có thể, sau khi xem xét tính cạnh tranh, bạn nhận ra kế hoạch trở thành nhà cung cấp giá rẻ không hề khả thi bởi biên lợi nhuận sẽ quá thấp để bù trừ chi phí. 

Hoặc bạn có thể thấy tuy ý tưởng chủ đạo của việc khởi nghiệp là hợp lý, nhưng cần phải thay đổi cách thức thực hiện. Có khả năng, việc thành lập một cửa hàng mặt tiền để kinh doanh thì không đạt hiệu quả về chi phí bằng việc chuyển giao sản phẩm trực tiếp đến khách hàng – không những bạn giảm được chi phí vận hành mà còn thu được thêm một khoản phí từ dịch vụ tiện lợi kèm theo.

Hãy hiểu theo hướng này, những doanh nghiệp thành công không đứng yên một chỗ. Họ học hỏi từ những sai lầm, thích nghi và phản ứng trước những thay đổi: thay đổi của nền kinh tế, của thị trường, của khách hàng, của các sản phẩm và dịch vụ, v.v. Những doanh nghiệp thành công nhận dạng được các cơ hội cũng như thử thách, và theo đó mà xoay sở.

Lập một bản kế hoạch kinh doanh giúp bạn tìm ra những cơ hội và thử thách và giảm bớt rủi ro. Hãy sử dụng kế hoạch của bạn để bước chân vào con đường kinh doanh. Đó là cách thức hoàn chỉnh để xem xét lại và sửa đổi các ý tưởng, khái niệm trước khi quyết định đầu tư vào đó.

Nhiều người xem việc viết kế hoạch kinh doanh là một “kiểu ràng buộc” nhằm thu hút các nguồn tài chính hay các nhà đầu tư. Thay vì vậy, hãy xem bản kế hoạch của bạn như một phương pháp không tốn phí nhằm đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh tiềm năng và tránh những sai lầm gây tổn thất.

Tác giả: Jeff Haden

Nguồn: www.inc.com 

(trích trong www.ubrand.cool, website THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN đầu tiên Việt Nam)

 

 

 

 

Số lần xem trang : 14806
Nhập ngày : 23-08-2015
Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 2: Phân Biệt 4 Phong Cách Làm Việc Kinh Điển(26-08-2015)

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 6: Làm Thế Nào Để Kiên Trì Theo Đuổi Mục Tiêu?(26-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 5: Cách Nhận Biết Nhà Đầu Tư “Thiên Thần” Và “Ác Quỷ”(26-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 4: Tìm Đâu Một Người Kề Vai Sát Cánh?(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 3: Khởi Nghiệp Bền Vững - Đừng Quên Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 1: Khát Khao Thay Đổi Thế Giới Hay Kiếm Thật Nhiều Tiền?(19-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007