Thống kê
Số lần xem
Đang xem 128
Toàn hệ thống 3785
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 165 thumb

Jim Dougherty


Vài năm trước, khi tôi đang đứng đợi tín hiệu đèn giao thông tại giao lộ giữa Đường số 51 và Đại lộ số 5, thành phố New York, một ông lão người Nam Á đến đứng cạnh tôi với một xe đẩy hàng chất đầy đồ ăn sáng mà ông phải giao đến một buổi họp. Khi đèn bật, cả hai chúng tôi đều bước về phía trước. Tuy nhiên, lúc đẩy xe hàng, ông lão không để ý một cái rãnh nằm trên lề đi bộ, khiến xe hàng bị mắc kẹt. Ông cố đẩy, thế là chiếc xe lật nhào và thức ăn (còn nguyên trong bọc) văng ra khắp nơi trên đường.

Khi nhìn ông, tôi nhận ra nỗi sợ trong mắt ông. Tôi đoán là ông sợ bị đuổi việc. Bất chợt, một nhóm khoảng 12 người tụ lại quanh chúng tôi từ phía sau và bắt đầu nhặt đồ ăn lên. Chưa đến 1 phút thì họ đã chất xong mọi thứ vào xe đẩy. Tuy mất vài cái bánh vòng nhưng thiệt hại nói chung không đáng kể. Ông lão mỉm cười và nhẹ nhõm hẳn ra.

Khi nhóm những người “cứu hộ xe hàng” tiến về phía bắc Đại lộ số 5, tôi bước thật nhanh để bắt kịp họ. Rõ ràng họ làm việc trong cùng một công ty. Họ cho biết họ đang làm việc cho một công ty phần mềm gần Chicago và đến Manhattan để nghỉ mát tập thể - là phần thưởng dành cho họ sau khi hoàn thành công việc xuất sắc. Họ cho biết văn hóa công ty mình cực kỳ vững vàng, và một trong những nguyên tắc của công ty là tương trợ lẫn nhau, bởi một ngày nào đó bạn cũng sẽ cần người khác giúp đỡ.

 

Hình ảnh: Num_skyman / Freedigitalphotos

 

Sự đoàn kết và tượng trợ lẫn nhau 
sẽ tạo nên sức mạnh tập thể to lớn.

Tôi thấy ấn tượng bởi cách diễn tả đơn giản mà rõ ràng khi họ nói về phần cơ bản nhất trong văn hóa công ty mình: Tương trợ lẫn nhau. Dù thế nào thì mỗi công ty đều có một văn hóa riêng. Hầu hết văn hóa công ty được hình thành xoay quanh cái “gốc” của công ty, thường là từ tính cách của người sáng lập.

Đôi khi đó là điều rất tốt: Trước đây tôi từng làm việc tại Lotus, một công ty có văn hóa làm việc tuyệt vời, được xây dựng dựa trên những đặc điểm của Mitch Kapor - nhà sáng lập công ty. Nhưng thường thì việc này lại không hiệu quả. Và một khi văn hóa công ty đã được hình thành thì rất khó thay đổi. Theo tôi, đối với những công ty lớn, văn hóa là yếu tố tối quan trọng làm nên thành công. Tất nhiên, khi công ty đang gặp khó khăn thì văn hóa nói lên rất nhiều về khả năng công ty đó có vượt qua được hay không.

Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo cần xem văn hóa như một “mô hình” doanh nghiệp đầu tiên và quan trọng nhất mà công ty tạo ra. Đó là nền tảng cho mọi ý tưởng ban đầu xác lập nên mô hình doanh nghiệp. Một nền tảng văn hóa mạnh sẽ nâng cao khả năng tạo dựng những mô hình doanh nghiệp hiệu quả (và cũng thúc đẩy việc thực hiện mô hình doanh nghiệp đó!).

Gần đây, tôi đã có cơ hội trải nghiệm điều đó trong chính doanh nghiệp mà mình làm chủ, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tôi là một “fan” cuồng nhiệt của đội dã cầu Red Sox. Lần cuối cùng mà Sox vô địch giải World Serious (giải vô địch dã cầu thế giới) tại Fenway là vào năm 1918.

Mùa thu năm 2013, tôi có mấy chiếc vé xem World Series lần 6 được tổ chức vào thứ Tư, và vào cuối tuần trước đó thì tôi đã thấy rõ rằng, có khả năng đây sẽ là đêm đấu mà Red Sox vô địch ngay tại sân nhà. Tuy nhiên, nhiều tuần trước tôi đã sắp xếp một buổi gặp gỡ quan trọng với một đối tác cực kỳ tiềm năng tại thành phố St Louis.

Mà tình cờ thay, đội thi đấu của thành phố St Louis đang chơi cho Red Fox trong mùa giải này. Nhiều người đã phải thay đổi lịch trình để đến dự buổi họp. Tôi thực sự muốn hủy họp để đến Boston xem thi đấu, nhưng tôi kiên quyết rằng làm vậy thì mình thật ích kỷ, và điều này có thể gây khó khăn cho người khác để mình được tận hưởng một dịp tuy vui nhưng chẳng có gì quan trọng. Vì thế, tôi đã bỏ mấy cái vé xem World Series và ra ngoại thành dự họp.

Điểm nhấn văn hóa mà tôi đang cố tạo lập trong công ty non trẻ của mình là:mọi người đều đang chung sức với nhau, và ngay cả một CEO cũng phải thể hiện sự tôn trọng giờ giấc đối với người khác. Nếu bạn không tôn trọng thì giờ của ai đó thì nghĩa là bạn đang không tôn trọng họ.

 

Hình ảnh: Suphakit73 / Freedigitalphotos

 

Ngay cả CEO cũng phải thể hiện sự
tôn trọng giờ giấc đối với người khác.

Công ty Athenahealth có văn hóa làm việc mà tôi đặc biệt ngưỡng mộ. Tôi quen những người sáng lập của Athenahealh – Jonathan Bush và Todd Park, và tôi thấy họ dồn hết tâm sức để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp đúng nghĩa từ những ngày đầu thành lập.

Có thể họ không cho rằng nền tảng đó biểu hiện rõ rệt cho một mô hình kinh doanh, nhưng thật ra đúng là như vậy. Giờ đây họ hoàn toàn thấy được rằng phần lớn thành công của công ty đều bắt nguồn từ văn hóa mà họ đã xây dựng một cách có chủ đích. Phải mất một thời gian họ mới có được giao dịch chính thức trên thị trường, nhưng chính văn hóa công ty đã giữ cho họ đứng vững trong cuộc chơi đến khi mọi việc thực sự có kết quả. Athenahealth đề cao việc dạy nghề và học nghề, giúp họ thu hút được những ai có thực tài, muốn học hỏi và phát triển.

Khi ai đó đang điều hành một công ty khởi nghiệp thì đương nhiên, người đó sẽ hướng sự tập trung chính vào mô hình doanh nghiệp, quy trình đánh giá và phát triển sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, hoặc sự tương thích giữa sản phẩm và thị trường. Tuy nhiên, một việc khác cũng quan trọng ngay từ ban đầu là chủ động cân nhắc về yếu tố văn hóa. Hãy hình dung trong 5 năm tới, công ty bạn sẽ trông như thế nào, bạn muốn các nhân viên của mình xem trọng điều gì. Nhờ các thành viên trong nhóm viết ra 5 đặc điểm mà cả nhóm muốn thấy ở người lãnh đạo, và 5 đặc điểm cần có ở các nhân viên. Hãy dành thời gian suy nghĩ thấu đáo và cụ thể về văn hóa công ty.

Chủ động cân nhắc về yếu tố văn hóa như một phần không thể thiếu của mô hình doanh nghiệp là một khởi đầu thuận lợi. Bước tiếp theo là cư xử cho đúng với những gì đã đề ra để xây dựng nền văn hóa mà bạn muốn. 

Tác giả: Jim Dougherty 

Nguồn: www.hbr.org

 

(trích trong www.ubrand.cool, website THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN đầu tiên Việt Nam)

 

Số lần xem trang : 14815
Nhập ngày : 23-08-2015
Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 2: Phân Biệt 4 Phong Cách Làm Việc Kinh Điển(26-08-2015)

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 6: Làm Thế Nào Để Kiên Trì Theo Đuổi Mục Tiêu?(26-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 5: Cách Nhận Biết Nhà Đầu Tư “Thiên Thần” Và “Ác Quỷ”(26-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 4: Tìm Đâu Một Người Kề Vai Sát Cánh?(23-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 2: Đừng bỏ sót kế hoạch kinh doanh(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 1: Khát Khao Thay Đổi Thế Giới Hay Kiếm Thật Nhiều Tiền?(19-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007