Thống kê
Số lần xem
Đang xem 159
Toàn hệ thống 4241
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 

161 thumb

Guy Kawasaki


Người ta ưa thích quan niệm “nhà cải cách đơn độc”. Tuy nhiên, đó lại là một quan niệm sai lầm. Những doanh nghiệp thành công thường được tạo lập và trở nên phát đạt dựa trên cống hiến của ít nhất hai người. Âm và Dương, kẻ làm và người bán, kẻ mơ mộng và người thực tế — bạn có thể gọi thế nào cũng được. Khi sự nghiệp đã thành, bản thân người sáng lập có thể được xem là “nhà cải cách”, nhưng để đưa được ý tưởng kinh doanh đến với thành công thì phải cần đến một đội ngũ. 

Derek Sivers, người đồng sáng lập hãng nhạc trực tuyến CD Baby, đã phát biểu rất hay rằng: “Người ủng hộ đầu tiên là nhân tố biến một kẻ gàn dở thành một nhà lãnh đạo.”

Trong một số trường hợp thì người ủng hộ đầu tiên là khách hàng đầu tiên, nhưng hầu hết thì người ủng hộ đầu tiên cũng chính là thành viên thứ hai của một công ty – tức là người đồng sáng lập.

Ít có yếu tố nào giúp cho một công ty được lớn mạnh, tràn ngập niềm vui và thành công hơn một người đồng sáng lập tuyệt vời. Cũng có ít yếu tố nào khiến cho một công ty suy sụp, thảm bại hơn một người đồng sáng lập kém cỏi, lười nhác hoặc không trung thực. Bài viết sau đây xin giới thiệu đến bạn nghệ thuật lựa chọn người đồng sáng lập.

Những người cùng nhau tạo dựng sự nghiệp phải có những điểm tương đồng cũng như khác biệt để làm nên thành công.

Đầu tiên, bạn và người đồng sáng lập phải giống nhau ở những khía cạnh sau đây:

  • Tầm nhìn: Tuy khái niệm này đang bị lạm dụng bởi những kẻ làm ra vẻ “nhìn xa trông rộng”, nhưng đối với những người xem nhau là bạn cùng chí hướng thì đó là cách mà họ cùng hình dung về xu hướng phát triển của doanh nghiệp và thị trường. Ví dụ, nếu người này tin rằng máy tính để bàn và laptop sẽ vẫn là những phương tiện được các tổ chức tầm cỡ sử dụng trong việc làm ăn, và người kia lại tin rằng những chiếc máy tính cá nhân nhỏ gọn, rẻ, và ai cũng có thể sử dụng sẽ chiếm ưu thế trong tương lai, thì hai người này rõ ràng không hợp nhau.
  • Quy mô: Không phải ai cũng muốn xây nên một đế chế, và không phải ai cũng muốn chỉ xây dựng một vương quốc nhỏ. Không có những kỳ vọng đúng và sai; chỉ có những kỳ vọng hợp hay không hợp nhau mà thôi. Điều này không có nghĩa khi mới khởi nghiệp thì những người đồng sáng lập có thể biết rõ cái mà mình muốn là gì, nhưng tốt hơn thì những mong muốn của họ nên nên có chung tầm cỡ.
  • Sự cam kết: Những người đồng sáng lập nên có chung mức độ gắn kết. Yếu tố nào quan trọng hơn – việc kinh doanh, gia đình, hay một cuộc sống cân bằng? Một công ty khởi nghiệp khó có thể hoạt động hiệu quả nếu những người đồng sáng lập có những mối ưu tiên khác nhau. Vấn đề sẽ nảy sinh khi người này thì chỉ muốn làm việc cho công ty trong hai năm và sau đó nhanh chóng chuyển nhượng, còn người kia thì muốn lập nên một công ty vững mạnh hàng thập kỷ. Tốt nhất thì cả hai nên thống nhất với nhau là sẽ gắn bó với công ty từ mười năm trở lên.

Giữa những người đồng sáng lập nên có những khác biệt nhất định, bởi một công ty khởi nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách mà khi đó phải cần đến các góc nhìn và kỹ năng đa dạng. Bạn và người đồng sáng lập nên khác nhau ở những khía cạnh sau:

  • Chuyên môn: Ít nhất, một công ty khởi nghiệp cần có một người “tạo ra sản phẩm” (như Steve Wozniak) và một người “bán sản phẩm” (như Steve Jobs). Những người đồng sáng lập nên bổ trợ cho nhau để xây dựng một doanh nghiệp lý tưởng.
  • Phong cách làm việc: Một số người thì thích tập trung vào chi tiết. Một số khác lại không để ý đến chi tiết nhưng lại quan tâm đến những vấn đề lớn hơn. Một công ty khởi nghiệp muốn thành công thì cần đến cả hai loại người này.
  • Góc nhìn: Càng có nhiều góc nhìn thì càng vui. Có thể, đó là những góc nhìn đối lập giữa người trẻ và người già, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ, giữa dân thành thị và dân nông thôn, giữa dân kỹ thuật và dân sale, giữa người "máy móc" và người tình cảm, giữa tín đồ đạo Hồi và con chiên Thiên Chúa giáo, giữa người đồng tính và người dị tính, giữa Android và iOS, và giữa Macintosh với Windows. 

Một số điều cần nhớ

  • Đừng hấp tấp. Những người đồng sáng lập có thể phải làm việc cùng nhau trong hàng chục năm, thế nên hãy lựa chọn như thể bạn đang chọn một người vợ hoặc chồng – với điều kiện bạn không thuộc kiểu người thích “chia tay” hết lần này đến lần khác. Giống như hôn nhân, thà gắn kết với nhau quá muộn còn hơn là quá sớm. Hãy cho mình thời gian cân nhắc bởi việc “chia tay” không hề dễ dàng.
  • Đừng thêm người đồng sáng lập chỉ để tăng nguồn vốn. Lý do để mời thêm người sáng lập vào công ty – cũng như tuyển bất cứ nhân viên nào khác mà đặc biệt là người đồng sáng lập – là để giúp công ty vững mạnh hơn và có nhiều khả năng thành công hơn. Hãy tự hỏi, “Nếu không cần thêm vốn thì mình có nên tuyển người này vào công ty không?” Nếu câu trả lời là không thì bạn có quẩn trí mới tuyển thêm anh ta.
  • Hướng đến điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho điều tệ nhất. Đội ngũ các thành viên sáng lập có thể "rã đám" bất cứ lúc nào. Công ty khởi nghiệp của bạn có thể là ngoại lệ, nhưng để đề phòng rủi ro, hãy bắt buộc mọi người (bao gồm luôn cả bạn) tham gia chọn mua cổ phiếu của công ty. Việc này giúp tránh được tình trạng những thành viên chỉ gắn bó với công ty không quá bốn năm lại nắm giữ một phần lớn tài sản của công ty. Đây chính là phiên bản “khế ước tiền hôn nhân” trong kinh doanh.

Tôi xin gửi đến bạn thêm một bí quyết hay và thiết thực nữa, gọi là Phép Thử Tại Trung Tâm Mua Sắm. Lấy ví dụ bạn đang ở một trung tâm mua sắm và nhìn thấy ai đó mà bạn nghĩ rằng sẽ là người đồng sáng lập của mình, nhưng anh/cô ta thì không thấy bạn. Bạn có những lựa chọn sau: 

  a. Lập tức tiếp cận người đó và nói “xin chào”
  b. Trông chờ một lúc nào đó may mắn thì cả hai sẽ chạm mặt nhau
 c.   Chuyển sang một cửa hiệu khác.

Nếu phản ứng đầu tiên của bạn không phải là chạy đến tiếp cận ngay “đối tượng”, thì bạn đừng nên mời người đó về cùng xây dựng công ty. Sự gắn kết với người đồng sáng lập là mối quan hệ quan trọng thứ hai trong đời bạn – và thực tế thì còn có thể là quan trọng nhất. Thế nên đừng vội, hãy lựa chọn đúng đắn, và hy vọng là bạn sẽ không phải lựa chọn lần nữa. 

Tác giả: Guy Kawasaki

Nguồn: www.guykawasaki.com   

(trích trong www.ubrand.cool, website THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN đầu tiên Việt Nam)

 

 

Số lần xem trang : 14809
Nhập ngày : 23-08-2015
Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 2: Phân Biệt 4 Phong Cách Làm Việc Kinh Điển(26-08-2015)

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 6: Làm Thế Nào Để Kiên Trì Theo Đuổi Mục Tiêu?(26-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 5: Cách Nhận Biết Nhà Đầu Tư “Thiên Thần” Và “Ác Quỷ”(26-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 3: Khởi Nghiệp Bền Vững - Đừng Quên Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp(23-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 2: Đừng bỏ sót kế hoạch kinh doanh(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 1: Khát Khao Thay Đổi Thế Giới Hay Kiếm Thật Nhiều Tiền?(19-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007