Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1
Toàn hệ thống 2183
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

<Theo VietnamNet>

Cây Jatropha (còn gọi là cây ma phong, cây cọc rào, cây dầu mè, cây D.O) có nguồn gốc từ châu Mỹ, được trồng để lấy hạt làm nguyên liệu cho sản xuất và chế biến thành dầu diezen sinh học, và lấy các phần khác của thân làm thức ăn cho gia súc hoặc phân bón hữu cơ. 
Jatropha sinh trưởng nhanh và phát triển tốt ở các loại đất khô hạn, đất nghèo chất dinh dưỡng, đất thoái hoá, bạc màu, kể cả chân đất có độ dốc cao. Đây là loại cây có khả năng chống xói lở, giữ được nguồn nước ngầm và cải tạo đất tốt.
Cây Jatropha hiện đang được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi như: Hà Nội, Bình Dương, Bình Thuận, Thanh Hóa. Trồng 1ha cây Jatropha có thể thu 60 triệu đồng/năm. TP.HCM đang đề xuất phát triển trồng loại cây này...

Đề xuất trên được đưa ra tại hội thảo “Định hướng phát triển cây Jatropha làm nguyên liệu sinh học ở Việt Nam” (TP.HCM, 22/10). 

Jatropha là loại cây có thích nghi cao trên các loại đất cát, đất đỏ bazan, đất thịt (từ độ cao 0-900m trên mực nước biển) và có thể trồng trên vùng đất hoang hoá, cằn cỗi. Hiện loại cây này đã được tiến hành trồng tử nghiệm một số giống nước ngoài và giống trong nước trồng tại vùng khô hạn như: Bình Thuận, Sóc Sơn (Hà Nội),Thanh Hoá, Bình Dương... bước đầu có triển vọng cao.

Hạt Jatropha có hàm lượng dầu trên 30% (70% là khô dầu có hàm lượng protein khoảng  30% dùng làm phân hữu cơ quý, nếu khử hết độc tố có thể dùng làm thức ăn gia súc có hàm lượng đạm cao) có chất lượng tốt tương đương vơí dầu diesle hóa thạch truyền thống. Loại dầu này giúp giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đặc biệt không có lưu huỳnh nên rất thân thiện với môi trường.Cụ thể, một hecta cây Jatropha giả thiết có thể cho năng suất hạt từ 10tấn hạt/ha/năm sẽ sản xuất được 3 tấn dầu Diesle sinh học và 7 tấn bã khô dầu sẽ tạo ra giá trị khoảng 4.200USD/năm (hơn 60 triệu đồng/ha/năm)..
 
Trong  báo cáo về tình hình phát triển năng lượng sinh học, PGS.TS Phan Minh Tân, GĐ. Sở khoa học và công nghệ TP.HCM khẳng định, việc đẩy mạnh trồng cây Jatropha là hướng đi phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam bởi đây là loại cây trồng “dễ tính”, có thể trồng được ở mọi nơi của vùng đồi núi, vùng đất cằn cỗi, trừ vùng đất ngập nước của Việt Nam. 
Tuy nhiên, PGS.TS Phan Minh Tâm cũng không ngần ngại nêu những khó khăn đối với việc phát triển cây Jatropha dùng làm nhiên liệu sinh học tại Việt Nam. Khó khăn lớn nhất là tại Việt Nam các giải pháp, chính sách liên quan cây trồng này chưa được cụ thể hóa. Ông Tân đề nghị Nhà nước có chính sách về giá cũng như các chính sách thu hút doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân yên tâm đầu tư.

Khó khăn nữa là Việt Nam chưa có quy hoạch mang tính đồng bộ ở cấp vĩ mô với cây Jatropha, dẫn đến việc không có định hướng cụ thể, chắc chắn cho các nhà đầu tư. Đấy là chưa kể, cần đầu tư kỹ lưỡng kỹ thuật công nghệ, canh tác loại cây này. Đặc biệt, Nhà nước cần sớm ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất BioDiesel để phát triển sản xuất dầu sinh học. 
 
Đồng quan điểm với PGS.TS Phan Minh Tân, TS. Tạ Quốc Quang, đại diện Công ty Inter Bizcorp (Hàn Quốc) cho biết, dù cây Jatropha là nguồn nhiên liệu sinh học trong tương lai của Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung, nhưng hiệu quả trồng Jatropha vẫn là mối lo ngại đối với những người nông dân trực tiếp đầu tư. Ông Quang đề nghị Nhà nước khuyến khích người nông dân trồng Jatropha, đồng thời tư vấn cho họ các bước tiếp theo như: bảo quản, ép dầu, tồn chứa, bao bì và cả việc giúp họ mua sắm các máy móc cần thiết. 
 
Hầu hết các đại biểu có mặt tại hội thảo đều nhất trí cho rằng Việt Nam nên sớm phát triển trồng cây Jatropha, ra định hướng phát triển cụ thể loài cây này. Ngoài ra, cần sự chủ động tham gia và thử nghiệm phát triển nhiên liệu sinh học của các tổ chức kinh doanh, nghiên cứu, để đẩy nhanh quá trình hoạch định chính sách phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam trong tương lai. 
Mai Loan

http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/10/809853/

Số lần xem trang : 14817
Nhập ngày : 23-10-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây dầu mè - Jatropha curcas

  Một số đặc điểm cây Jatropha (25-07-2008)

  Triển vọng và lộ trình phát triển cây Jatropha để sản xuất diesel sinh học ở Việt Nam(04-04-2008)

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007