Thống kê
Số lần xem
Đang xem 184
Toàn hệ thống 5713
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 


140 thumbNir Eyal

 

 


 Một người bạn đau khổ, khóc lóc gọi điện thoại cho tôi. Cô ấy đã tìm kiếm nhà đầu tư cho công ty khởi nghiệp non trẻ của mình nhiều tháng qua và hiện đang gặp phải một vấn đề lớn. Có người sẵn sàng đầu tư cho công ty cô.

Rắc rối là, số tiền đó đi kèm với một cái bẫy. Nhà đầu tư duy nhất sẵn sàng bỏ tiền ra lại là một người cô ấy không hề thích. Cô ấy cũng có cảm giác là ông ta cũng không thích gì mình, tuy vậy, ông ta vẫn muốn đầu tư vào công ty. “Nếu ông ta mà tham gia vào công ty, chắc mình sẽ chán nản tới mức muốn bỏ cuộc,” cô bạn than thở với tôi qua điện thoại.

Thời gian tìm kiếm đã quá lâu rồi; cô ấy cần tiền nhưng không tìm được nhà đầu tư nào khác cả, cô sợ rằng mình phải nhận tiền từ một người mà cô không thể nào chịu đựng được. Chính suy nghĩ đó đã làm cho cô mệt mỏi.

Tôi rất cảm thông với cô và tình huống tiến thoái lưỡng nan đó đã khơi gợi sự tò mò trong tôi. Đâu là điểm khác biệt giữa nhà đầu tư lý tưởng và nhà đầu tư mà không chủ doanh nghiệp nào muốn hợp tác ngoại trừ trường hợp bắt buộc?

Giá trị âm

Vào tháng trước, Vinod Khosla, nhà đầu tư nổi tiếng cũng là đồng sáng lập công ty Sun Microsystems, đã gây sốc khi phát biểu tại một hội nghị về công nghệ, “95% những nhà đầu tư mạo hiểm không mang đến giá trị gì cho công ty khởi nghiệp. Tôi cá rằng 70-80% những nhà đầu tư mạo hiểm còn đem đến giá trị âm cho công ty từ những lời khuyên của mình.” Khosla nói vậy có đúng không? Nhà đầu tư có thể là gánh nặng hơn cả tài sản không?

“Tôi chưa thấy một công ty khởi nghiệp nào mà không trải qua thời kỳ khó khăn cả,” Khosla nói, và ông tin rằng đó chính là khoảng thời gian nhiều nhà đầu tư hủy hoại công ty. Tuy nhiên, khả năng nhà đầu tư gây sức ép quá lớn lên công ty nhiều hơn là chỉ đơn giản đưa ra những lời khuyên tồi tệ.

Một bài báo đăng trên tờ Harvard Business Review giải thích cách mà nhà đầu tư tác động xấu đến tâm lý của những nhà sáng lập công ty khởi nghiệp, thường thì những tác động này rất nguy hại và gây hậu quả lâu dài. Tác giả của bài viết đó, Manzoni và Barsoux, miêu tả sự hỗn loạn mà họ gọi là “hội chứng thành-lập-để-thất-bại.” Mặc dù họ tập trung vào những ảnh hưởng này có tác động thế nào đến mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên, nhưng tôi cho rằng vấn đề cũng thể hiện trong mối quan hệ cộng tác giữa nhà đầu tư và nhà sáng lập, đặc biệt đối với một chủ doanh nghiệp mới lần đầu thành lập công ty.

Hội chứng âm thầm phá hoại này là gì? Hội chứng này xảy ra rất tự nhiên. Khosla cho rằng các phản ứng dây chuyền thường bắt đầu vào “thời gian khó khăn” là một phần trong vòng đời của mọi công ty. Đôi khi nhà đầu tư thường nghi ngờ khả năng của CEO, nhưng thất bại thường bắt đầu khi công ty bỏ qua một mục tiêu nhỏ hoặc không phát triển nhanh như dự kiến.

Hình ảnh: ratch0013 / Freedigitalphotos

Công ty nào cũng sẽ trải qua thời kỳ khó khăn.

Khi mọi thứ không theo đúng kế hoạch, nhiều nhà đầu tư tăng cường giám sát công ty và cả CEO của công ty đó. Sự nghi ngờ của nhà đầu tư đối với nhà sáng lập bắt đầu thể hiện qua những dấu hiệu khó thấy như là ngôn ngữ cơ thể và giọng nói, cũng như qua những cách không tinh tế lắm như gửi email yêu cầu báo cáo thường xuyên hơn về tiến độ công việc. Nhà đầu tư cũng có thể khởi xướng những cuộc tranh luận dài lê thê, họ muốn biết công ty dự định sẽ làm gì để hoạt động tốt trở lại.

Sự nghi ngờ của nhà đầu tư thật ra cũng chính đáng – dù sao đó cũng là tiền riêng của họ hoặc của công ty họ đầu tư vào. Nhưng tác dụng phụ của việc giám sát quá mức là làm suy giảm sự tự tin và sáng tạo của nhà sáng lập. Chủ doanh nghiệp nhận ra nhà đầu tư đang mất lòng tin nơi họ nên họ càng nỗ lực sửa chữa sai lầm để xóa bỏ mối nghi ngờ của nhà đầu tư và thường những sửa chữa quá mức này có xu hướng đi quá xa gây nên tác động tiêu cực.

Lúc này CEO có thể sẽ làm việc với một nhịp độ quá cao và yêu cầu nhân viên toàn công ty phải làm giống vậy. Họ lãng phí trí óc và tinh thần đồng đội để làm những việc không cần thiết nhằm xoa dịu nhà đầu tư. Nỗi lo sợ tiếp tục làm thất vọng nhà đầu tư có thể khiến CEO vô tình vẽ nên một bức tranh toàn màu hồng cho công ty và không còn thu thập những phản hồi ngược chiều nữa.

Khi CEO ít chia sẻ ý kiến hơn, nhà đầu tư coi sự im lặng của CEO là do họ không có khả năng giải quyết những vấn đề hiện có – dấu hiệu của sự phán đoán kém cỏi và thiếu năng lực. Nhà đầu tư càng lúc càng thất vọng và hệ quả là CEO đó sẽ bị giám sát nhiều hơn nữa.

Tác giả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng, “Có lẽ khía cạnh khó khăn nhất của hội chứng thành-lập-để-thất-bại là tự thỏa mãn và tự động viên – đây chính là một cái vòng luẩn quẩn.”

Khi nhận những phản hồi không tốt từ nhà đầu tư có kinh nghiệm, những người lần đầu làm CEO bắt đầu nghi ngờ khả năng của chính mình. Họ bắt đầu làm việc một cách máy móc, tránh mọi rủi ro và dành nhiều thời gian và công sức hơn để phục vụ theo yêu cầu của nhà đầu tư. Khi tự nghi ngờ bản thân, CEO sẽ làm việc kém hiệu quả, điều này càng củng cố thêm những nghi ngờ của nhà đầu tư và ném công ty của mình vào vòng tròn chết chóc, cuối cùng một CEO đầy triển vọng ban đầu trở nên hoang mang, bối rối và bị văng ra khỏi guồng quay công việc.

Hãy dừng hội chứng đó lại!

Bi kịch của hội chứng này là nó được khởi đầu bằng thiện ý. Nhà sáng lập không mong đợi gì ngoài sự thành công của công ty và nhà đầu tư cũng không có ý định phá hoại giá trị của công ty mà họ đầu tư vào. Nhưng theo Manzoni và Barsoux, cách một người có quyền lực phản ứng trong thời điểm khó khăn có thể có tác động đáng kể và thường là tiêu cực đến người khác.

Nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa và hủy bỏ hội chứng này. Cả chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư đều có thể từng bước "tiêm vắc-xin" cho chính mình để tránh khỏi căn bệnh đó.

Khi bạn tôi đối mặt với một sự lựa chọn đáng buồn giữa một nhà đầu tư mà cô ấy không muốn làm việc chung và nguy cơ sụp đổ của công ty ngay khi khởi nghiệp, quyết định của cô ấy rất khó khăn. Trong trường hợp này, cô ấy quyết định tìm kiếm nhà đầu tư khác với niềm tin rằng nếu khởi nghiệp với một người không phù hợp còn tồi tệ hơn là không thành lập công ty.

Nhưng chỉ đơn thuần đi tìm một nhà đầu tư tốt thì chưa đủ. Một “thiên thần” đúng nghĩa vẫn có thể biến thành “ác quỷ” trong điều kiện đầy thử thách.

Thuốc giải cho hội chứng đó là ý thức được ảnh hưởng của những người có quyền hạn lên hiệu quả công việc của người khác. Cho dù có là nhà đầu tư, lãnh đạo hay quản lý, thì bất kỳ sự giám sát nào cũng sẽ làm giảm đi sự tự tin. Nhà đầu tư phải cẩn thận khi phán xét nhà sáng lập là bất tài, thay vào đó hãy nhận xét một cách khách quan về kết quả và hoàn cảnh làm việc.

Thêm vào đó, mức độ giám sát của nhà đầu tư đối với nhà sáng lập nên đươc thỏa thuận trước khi hợp tác. Các công ty thường xuyên thảo luận với nhau về cấp bậc có thể sẽ tránh khỏi hội chứng này trước khi mất kiểm soát. Những biện pháp tương tự như thế có thể giúp CEO và nhà đầu tư làm việc với nhau ăn ý hơn.

Tầm quan trọng của nhận thức

Hình ảnh: Chaiwat / Freedigitalphotos

Thay vì nói "Anh thất bại rồi,” hãy nói “Tôi muốn chúng ta thành công.”

Về phần mình, nhà sáng lập công ty có thể ngăn chặn hội chứng đó bằng cách thấu hiểu tác động tiềm ẩn của nó và tránh những động thái khiến tình hình càng trở nên tồi tệ.

Hội chứng thành-lập-để-thất-bại chỉ có thể tiếp diễn khi CEO nhận thấy rằng nhà đầu tư đang mất dần niềm tin vào khả năng của mình. Nói cho cùng, nhà sáng lập và đầu tư cũng ở trong cùng một đội và cả hai đều mong muốn công ty phát triển. Vì thế, bất kể nhà đầu tư quái quỷ có nói hay làm gì, CEO khởi nghiệp phải giữ cho tinh thần mình tỉnh táo.

Nếu nỗi thất vọng của nhà đầu tư đang kiểm soát hướng đi của công ty, chủ doanh nghiệp phải lựa chọn một quan điểm khác. Các nhà sáng lập phải tránh tự nghi ngờ bản thân bằng cách đừng bao giờ quy cho hành động của nhà đầu tư mang nghĩa, “Anh thất bại rồi,” thay vào đó nên là, “Tôi muốn chúng ta thành công.”

“Thiên thần” thật sự

Theo kinh nghiệm của tôi khi làm việc với nhiều nhà đầu tư tuyệt vời, một người không chỉ có sự am hiểu sâu rộng mà còn có cả sự khiêm nhường luôn là người rất tuyệt vời để hợp tác. Ngay cả trong thời điểm khó khăn của công ty, tương tác với những “thiên thần” thật sự sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có thêm năng lượng, sự tự tin và sáng tạo hơn trước.

Một “thiên thần” tuyệt vời nhất sẽ luôn tin cậy khi đối mặt với tình huống không chắc chắn và giúp CEO vượt qua thử thách. Họ đón nhận nhà sáng lập với niềm tin tuyệt đối rằng nhà sáng lập có thể làm bất cứ điều gì. Nói ngắn gọn, nhà đầu tư “thiên thần” sẽ khiến nhà sáng lập cảm thấy mình giống như Chúa trời vậy. 

Tác giả: Nir Eyal

Nguồn: www.hbr.org

(trích trong www.ubrand.cool, website THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN đầu tiên Việt Nam)

 

 

 

Số lần xem trang : 14808
Nhập ngày : 26-08-2015
Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 2: Phân Biệt 4 Phong Cách Làm Việc Kinh Điển(26-08-2015)

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 6: Làm Thế Nào Để Kiên Trì Theo Đuổi Mục Tiêu?(26-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 4: Tìm Đâu Một Người Kề Vai Sát Cánh?(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 3: Khởi Nghiệp Bền Vững - Đừng Quên Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp(23-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 2: Đừng bỏ sót kế hoạch kinh doanh(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 1: Khát Khao Thay Đổi Thế Giới Hay Kiếm Thật Nhiều Tiền?(19-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007