Thống kê
Số lần xem
Đang xem 155
Toàn hệ thống 4178
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 10 thumb

James Clear


 

 
Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu và ước mơ, nhưng có thể rất khó để kiên định theo đuổi tới cùng.

Mỗi tuần, tôi đều nghe người ta nói nhiều câu tương tự như: “Tôi khởi đầu với những ý định tốt đẹp, nhưng hình như tôi không thể duy trì sự kiên định về lâu dài.” Hoặc họ sẽ nói: “Tôi gặp khó khăn với sự bền bỉ về tinh thần. Tôi bắt đầu nhưng dường như không thể theo đuổi đến cùng và duy trì tập trung lâu.”

Bạn đừng lo. Tôi cũng mắc phải những vấn đề này như bất kì ai khác. Ví dụ, tôi bắt đầu thực hiện một kế hoạch, nhưng chỉ làm được một chút, rồi bị mất tập trung và thử đi làm việc khác. Rồi tôi mất tập trung với mục tiêu mới của mình và lại làm thử việc khác nữa. Cứ thế lặp đi lặp lại. Khi mọi sự đã rồi thì tôi thấy mình đã ngưng và bắt đầu lại quá nhiều lần đến nỗi tôi chưa thực sự tạo được tiến triển nào.

Có thể bạn cũng từng cảm thấy như thế.

Vấn đề này làm tôi nhớ lại một bài học trước đây trong lúc tập thể dục…

Chuyện Hoang Đường Về Niềm Đam Mê Và Động Lực

Sau khi vừa tập xong, tôi hỏi huấn luyện viên, “Điểm khác biệt giữa những vận động viên giỏi nhất và những người khác là gì? Những việc nào mà người thật sự thành công làm còn hầu hết người khác thì không?”

Ông ấy đề cập sơ qua về những yếu tố mà bạn có thể đoán trước. Di truyền. May mắn. Tài năng.

Nhưng rồi ông nói một điều mà tôi đã không nghĩ đến. “Ở một khía cạnh nào đó,” ông nói, "sự khác biệt giữa người giỏi nhất và những người khác là khả năng chịu đựng sự buồn chán của việc tập luyện mỗi ngày và lặp đi lặp lại cùng một động tác nâng tạ lên xuống”.

Lời khuyên đó khiến tôi ngạc nhiên vì đây là một cách nghĩ rất khác với đạo đức nghề nghiệp.

Rất nhiều lần, chúng ta nói về việc được tạo động lực và được kích thích để thực hiện mục tiêu. Dù là kinh doanh, thể thao hay nghệ thuật, bạn thường sẽ nghe những câu như: “Yếu tố quyết định là có đủ đam mê.”

Do đó, tôi cho rằng lý do nhiều người cảm thấy thất vọng và chán nản khi họ bị mất tập trung hoặc động lực là vì họ nghĩ dường như họ không có đủ niềm đam mê không ngừng nghỉ và ý chí sắt đá như những người thành đạt. Nhưng điều này hoàn toàn trái ngược với những gì vị huấn luyện viên kia nói.

Thay vào đó, ông nói rằng những người thật sự thành đạt đôi lúc cũng cảm thấy buồn chán và thiếu động lực như bao người khác. Không có liều thuốc thần kỳ nào khiến họ luôn cảm thấy hứng khởi và sẵn sàng tập luyện mỗi ngày. Nhưng điểm khác biệt là những người kiên định với mục tiêu của mình thì không cho phép cảm xúc quyết định hành động của mình. Những vận động viên hàng đầu vẫn cố gắng đến phòng tập và vượt qua sự buồn chán, và cũng để bắt kịp những bài tập hằng ngày - yếu tố cần thiết giúp họ đạt được mục tiêu.

 

Hình ảnh: bplanet, tại Freedigitalphotos

 

Theo ông, chính khả năng duy trì công việc ngay cả trong hoàn cảnh không thuận lợi đã tạo nên sự khác biệt giữa những vận động viên hàng đầu với những người khác. Đó là sự khác biệt giữa người chuyên nghiệp và kẻ nghiệp dư.

Làm Việc Khi Hoàn Cảnh Không Thuận Lợi

Ai cũng có thể làm việc chăm chỉ khi họ có động lực.

Khi còn là vận động viên, tôi rất yêu thích việc luyện tập vào tuần lễ sau một trận thắng lớn. Ai mà không chứ? Huấn luyện viên của bạn thì vui vẻ, đồng đội thì sôi nổi hào hứng, và bạn thì cảm thấy mình có thể đánh bại bất cứ đối thủ nào. Khi làm chủ một doanh nghiệp, tôi yêu thích công việc khi khách hàng kéo đến nườm nượp và mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Gặt hái thành quả giúp thúc đẩy bạn tiến lên.

Nhưng khi bạn buồn chán thì sao? Khi công việc không dễ dàng thì sao? Khi bạn cảm thấy không có ai chú ý đến mình hoặc khi bạn không gặt hái được thành quả như mong muốn?

Bạn có sẵn lòng âm thầm nỗ lực suốt 10 năm?

Chính khả năng làm việc ngay cả trong hoàn cảnh không thuận lợi mới tạo ra sự khác biệt.

Không Phải Sự Kiện Mà Chính Là Quá Trình

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mình chỉ cần tập trung vào kết quả đạt được. Chúng ta xem thành công là một sự kiện mà ta có thể đạt được và hoàn thành.

Sau đây là một số ví dụ phổ biến…

  • Nhiều người xem sức khỏe là một sự kiện: “Chỉ cần mình giảm được 9 ký thì dáng mình sẽ đẹp ra.”
  • Nhiều người xem việc kinh doanh như một sự kiện: “Nếu chúng ta có thể khiến công ty của mình xuất hiện trên tờ New York Times thì xem như đã đâu vào đấy.”
  • Nhiều người xem nghệ thuật là một sự kiện: “Chỉ cần tác phẩm của mình được trưng bày ở một phòng tranh lớn hơn thì mình đã có được uy tín mà mình cần.”

Đấy chỉ là một số ít trong nhiều cách chúng ta xem thành công như một sự kiện.

Nhưng nếu bạn nhìn vào những người đang kiên trì theo đuổi mục tiêu của họ, bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng không phải những sự kiện hay thành quả mới khiến họ trở nên khác biệt. Chính sự tận tâm của họ trong quá trình thực hiện mục tiêu mới chính là yếu tố then chốt. Họ yêu thích điều mình làm hằng ngày, chứ không phải các sự kiện riêng lẻ.

 

Hình ảnh: bplanet, tại Freedigitalphotos

 

Bạn cần tận tâm trong quá trình làm việc hoặc rèn luyện.

Dĩ nhiên, nhờ tập trung vào quá trình thực hiện công việc sẽ giúp bạn tận hưởng được những thành quả của mình theo cách nào đó. Điều này nghe cũng khá lạ lùng…

Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn tài ba, và việc sở hữu một quyển sách bán chạy là điều rất tuyệt vời. Nhưng cách duy nhất để đạt được kết quả này là bạn phải thật sự yêu thích quá trình viết văn.

Nếu bạn muốn thế giới biết đến công ty mình, sẽ rất tuyệt nếu được xuất hiện trên tạp chí Forbes. Nhưng cách duy nhất để đạt được kết quả này là bạn phải thật sự yêu thích quá trình tiếp thị.

Nếu bạn muốn giữ dáng vóc mình đẹp nhất trong thời vàng son, việc giảm được 9 ký có thể là điều cần thiết. Nhưng cách duy nhất để đạt được kết quả này là phải thật sự yêu thích quá trình ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Nếu bạn muốn tiến bộ đáng kể ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn phải yêu thích quá trình làm việc trong lĩnh vực đó. Bạn phải yêu thích việc xây dựng hình tượng một người làm việc, thay vì chỉ mơ mộng về thành quả bạn muốn có.

Nói cách khác…

Hãy yêu thích sự buồn chán. Yêu thích sự lặp lại và luyện tập. Yêu thích quá trình thực hiện và để cho các thành quả tự chúng xuất hiện.

Tác giả: James Clear

Nguồn: www.jamesclear.com

(trích trong www.ubrand.cool, website THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN đầu tiên Việt Nam)

 

 

Số lần xem trang : 14810
Nhập ngày : 26-08-2015
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 2: Phân Biệt 4 Phong Cách Làm Việc Kinh Điển(26-08-2015)

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 5: Cách Nhận Biết Nhà Đầu Tư “Thiên Thần” Và “Ác Quỷ”(26-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 4: Tìm Đâu Một Người Kề Vai Sát Cánh?(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 3: Khởi Nghiệp Bền Vững - Đừng Quên Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp(23-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 2: Đừng bỏ sót kế hoạch kinh doanh(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 1: Khát Khao Thay Đổi Thế Giới Hay Kiếm Thật Nhiều Tiền?(19-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007