Thống kê
Số lần xem
Đang xem 89
Toàn hệ thống 3930
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

web site traffic statistics

Công cụ thống kê và báo cáo web

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trần Minh Trí

 

 111 thumb

Carson Tate


 

Hầu hết các lãnh đạo hiện nay đều nhận ra rằng: một đội nhóm làm việc hiệu quả nhất cần tận dụng sự đa dạng nhằm đạt được thành công lâu dài. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ về sự đa dạng theo những phạm vi hẹp như: giới tính, chủng tộc, tôn giáo, định hướng giới tính, và/hoặc tuổi tác. Đôi khi họ cũng cân nhắc đến các yếu tố thuộc về tổ chức như vai trò hoặc chức danh.

Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác của sự đa dạng khác mà thậm chí có thể hữu ích hơn: sự khác biệt trong phong cách làm việc – hoặc cách mà chúng ta suy nghĩ, sắp xếp, và hoàn tất các công việc.

Trong bất cứ nơi làm việc nào bạn cũng sẽ thấy 4 khuynh hướng tính cách cơ bản:

  • Người có khuynh hướng phân tích, tư duy logic và xử lý dữ liệu
  • Người có khuynh hướng tổ chức - sắp xếp, lên kế hoạch và tập trung vào chi tiết
  • Người có khuynh hướng hỗ trợ, biểu lộ suy nghĩ - cảm nhận và tập trung vào cảm xúc
  • Người có khuynh hướng lên chiến lược, có óc tổng hợp và tập trung vào ý tưởng

Rắc rối sẽ nhanh chóng ập đến khi các thành viên trong nhóm hoặc những người đứng đầu một tổ chức có phong cách làm việc giống nhau. Ví dụ, nếu mọi thành viên nhóm đều có phong cách là tập trung vào bức tranh bao quát, lên chiến lược và tin vào trực giác, đồng thời mất kiên nhẫn với chi tiết trong các bản kế hoạch dự án, có thể nhóm sẽ thường rơi vào tình trạng lạm chi và không bắt kịp kế hoạch. Hoặc, nếu mọi người đều thích sự trật tự trong công việc, sự phân tích, sắp xếp kế hoạch và không thích sự xao lãng, thì việc phát triển các sản phẩm mới mẻ, cách tân sẽ không thể thực hiện được.

Vậy làm thế nào để đẩy mạnh và tận dụng lợi thế của sự đa dạng trong phong cách làm việc?

Quan sát các thành viên nhóm

Trong bài Poker, người ta gọi đó là tells – dựa vào các dấu hiệu hay hành vi vô thức để đoán bài trong tay đối thủ. Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho phong cách làm việc.

Để đánh giá một bản báo cáo hoặc một thành viên nhóm, hãy nghĩ về những câu hỏi sau:

  • Cô ta có hoàn tất công việc sớm và đều đặn không, trước thời hạn hay đợi đến phút chót?
  • Anh ta gửi email với câu cú ngắn gọn hay dài dòng?
  • Cô ta có sử dụng các cử chỉ khi nói chuyện không? Hay cô ta có kiểm soát và kiên định hơn trong hành vi của mình?

Những dấu hiệu này, dù rõ ràng hay mờ nhạt, đều sẽ cho bạn thấy cách làm việc của người khác. Bạn cũng có thể đứng về góc nhìn của mỗi thành viên để thực hiện bài đánh giá nhanh này.

Bởi phong cách làm việc khó có thể thay đổi được, nên việc tuyển dụng, chứ không phải việc đào tạo phát triển nhân viên, là cách tốt nhất nhằm xây dựng sự đa dạng trong một đội nhóm. Nếu bạn thấy một hay hai phong cách nào đó có chiều hướng chủ đạo trong nhóm, có lẽ đã đến lúc nên tìm cho nhóm một thành viên mới.

Tận dụng thế mạnh của mỗi người

 

Hình ảnh: Geralt, tại pixabay.com

 

Người đồng nghiệp có óc lô-gic và phân tích sẽ làm tốt nhất các công việc như xử lý số liệu và giải quyết các vấn đề phức tạp. Cô ấy sẽ tập trung cao độ như một “tia laser” nhằm đạt được mục đích hoặc kết quả đã đề ra, và sẽ đảm bảo chi tiêu không bị vượt mức.

Người đồng nghiệp thích sự ngăn nắp và thiên về chi tiết có thế mạnh là thiết lập trật tự, lên kế hoạch cho các dự án và hoàn tất các nhiệm vụ một cách chính xác. Anh ta sẽ đảm bảo cho công việc hoàn thành đúng thời hạn.

Người đồng nghiệp thích hỗ trợ và thể hiện cảm xúc thì giỏi nhất trong việc xây dựng mối quan hệ, thuyết phục, hoặc bán các ý tưởng. Cô ấy sẽ giữ cho những bên liên quan đến công việc luôn được cập nhật thông tin, và truyền tải các ý tưởng một cách hiệu quả trong tổ chức.

Người đồng nghiệp có tầm nhìn bao quát, tổng thể có thể trở thành người khởi xướng sự thay đổi, nghĩ ra giải pháp cho các vấn đề và đồng bộ hóa các suy nghĩ rời rạc. Anh ta sẽ là người thúc đẩy sự cải tiến, bảo đảm sự đa dạng trong cả suy nghĩ lẫn quá trình thực hiện và giúp cho nhóm luôn tiến về phía trước.

Hãy đảm bảo mọi thành viên đều hiểu về giá trị mà mỗi người đóng góp chung cho nhóm, và giao cho họ những công việc mà họ có thể phát huy tối đa khả năng của mình.

Huấn luyện theo phong cách làm việc

Nhằm khai thác tốt nhất khả năng của mỗi thành viên, hãy suy nghĩ sử dụng những câu hỏi phù hợp với phong cách làm việc tương ứng của mỗi người.

Đối với người có óc lô-gic, phân tích, hãy hỏi:

  • Mục tiêu của anh/chị là gì?
  • Anh/chị muốn đạt được điều gì?
  • Anh/chị nghĩ mình có thể tìm dữ liệu ở đâu để giúp mình đưa ra quyết định ấy?

Đối với người có óc sắp xếp, thiên về chi tiết, nên hỏi:

  • Làm thế nào mà anh/chị khiến công việc________ được hiệu quả hơn?
  • Anh/chị quyết định đi bước tiếp theo như thế nào?
  • Cách thức nào hiệu quả với anh/chị trước đây?

Đối với người hỗ trợ, dễ bộc lộ cảm xúc, hãy hỏi:

  • Hành vi của anh/chị có tác động thế nào đến người khác?
  • Ai có thể hỗ trợ anh/chị trong việc này?
  • Anh/chị cần thêm ai tham gia vào?

Đối với người có tầm nhìn bao quát và óc tổng hợp, nên hỏi:

  • Hình dung của anh/chị về một tương lai lý tưởng là như thế nào?
  • Anh/chị có ý tưởng gì nhằm giải quyết________?
  • Nếu có điều gì khác anh/chị có thể làm, đó sẽ là gì?

Bạn sẽ nhận được giá trị to lớn khi tận dụng tính đa dạng trong phong cách làm việc bằng cách quan sát các thành viên nhóm, khai thác thế mạnh của họ, và huấn luyện họ dựa trên đặc thù riêng của mỗi người.

Tác giả: Carson Tate 
Nguồn: www.hbr.org

(trích trong www.ubrand.cool, website THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN đầu tiên Việt Nam)

 

 

 

Số lần xem trang : 14805
Nhập ngày : 26-08-2015
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Những bài học về khởi nghiệp

  Bài học về Làm Việc Nhóm số 1: Sức Mạnh Của Công Thức 1+1=3(24-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 6: Làm Thế Nào Để Kiên Trì Theo Đuổi Mục Tiêu?(26-08-2015)

  Bài học khởi nghiệp số 5: Cách Nhận Biết Nhà Đầu Tư “Thiên Thần” Và “Ác Quỷ”(26-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 4: Tìm Đâu Một Người Kề Vai Sát Cánh?(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 3: Khởi Nghiệp Bền Vững - Đừng Quên Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp(23-08-2015)

  Bài học Khởi nghiệp số 2: Đừng bỏ sót kế hoạch kinh doanh(23-08-2015)

  Bài học Khởi Nghiệp số 1: Khát Khao Thay Đổi Thế Giới Hay Kiếm Thật Nhiều Tiền?(19-08-2015)

Liên hệ: Trần Minh Trí Đc: Email:tmtri@hcmuaf.edu.vn; ĐT: 0908.357.636

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007