Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1537
Toàn hệ thống 4100
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CÁI GIÁ VĂN HÓA- XÃ HỘI- CHÍNH TRỊ CỦA CÁC ĐẠI DỰ ÁN BÔ XÍT 

DAYVAHOC Nhìn vào câu chuyện dự án bô-xít ở Đăk Nông, vấn đề lớn hơn phải đặt ra là với Tây Nguyên, bảo tồn là chính hay khai phá là chính. Trong trường hợp này, bảo tồn phải là chính và cả nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự phát triển của Tây Nguyên - nhà văn hóa Nguyên Ngọc đặt vấn đề (bài đăng trên Tuần Viêt Nam).

Mất rừng, mất đất, văn hóa làng Tây Nguyên về đâu? Câu chuyện khai thác bô-xít ở Đăk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung không phải chỉ là vấn đề môi trường, tự nhiên mà chiều sâu của nó là các vấn đề xã hội, văn hóa và chính trị. Các nhà khoa học đã cảnh báo về viễn cảnh một vùng Tây Nguyên hoang hóa, cằn cỗi, bị sa mạc hóa với những dự án tham vọng để từ đó cạo sạch rừng, bóc đi lớp đất 1-1,5 mét, moi lên hàng chục mét vỉa quặng trải dài 2/3 diện tích tỉnh Đăk Nông, một tỉnh nằm ở đầu nguồn các con sông quan trọng, ảnh hưởng đến cả một khu vực rộng lớn Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, thậm chí cả Tây Nam Bộ và Campuchia. Cơ quan phụ trách dự án, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đưa ra kế hoạch hoàn thổ: sau khai thác sẽ lấp đất lại, trồng rừng lên, lập làng lại, khôi phục lại cuộc sống cho dân… Liệu có khả thi khi mưa rừng Tây Nguyên dữ dội, lại ở vùng đất cao trên 700m và dốc đến 25 độ. Đến những hố đào mộ cải táng nhiều khi còn loang lổ không hoàn thổ nổi, huống hồ hàng triệu khối đất sẽ bị xới tung lên. Và nói đến đất là nói đến thổ nhưỡng, đất bị xới sâu và xới tung lên như vậy, về thổ nhưỡng sẽ có những biến đổi gì? Sẽ là một cuộc cạo sạch vĩnh viễn và khai thác tàn phá có tính tiêu diệt không hơn không kém. Rừng mất, đất cằn. Người ta quên mất, vấn đề Tây Nguyên mấy chục năm qua chính là vấn đề đất và rừng (xem tiếp)


Đất ở Tây Nguyên cũng tức là rừng, gắn với đơn vị cơ bản và duy nhất của xã hội Tây Nguyên là làng. Ở đây ý thức về cá nhân chưa phát triển, không có cá nhân độc lập đối với làng, và rừng núi mênh mông đều có chủ rành mạch, cụ thể. Người chủ của đất và rừng chính là các làng, từng làng.

Rừng của làng gồm có: rừng đã biến thành đất thổ cư, rừng để làm rẫy, rừng sinh hoạt (để lấy các vật dụng thiết yếu cho đời sống), và rừng thiêng không ai được xâm phạm. Tất cả các loại rừng đó hợp thành không gian sinh tồn (espace vital), cũng có người như G. Comdominas gọi là không gian xã hội (espace social), của làng. Một làng cần có đủ các loại rừng kể trên thì mới có thể sinh tồn như một không gian xã hội, làm nên tế bào cơ bản của xã hội Tây Nguyên.
Quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng chính là nền tảng kinh tế, vật chất của thực thể cộng đồng làng. Toàn bộ đời sống vật chất, kinh tế, văn hoá, tinh thần, tâm linh, đạo đức của làng, của con người Tây Nguyên tồn tại trên nền tảng này. Sẽ rối loạn, đổ vỡ tất cả khi nền tảng này bị tổn thương và mất đi.
Ở Tây Nguyên, rừng là cội nguồn của đời sống tâm linh, tức phần sâu xa nhất trong con người và cộng đồng người, mất rừng thì con người và cộng đồng người mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, sâu thẳm nhất của mình, trở nên bơ vơ, “tha hoá”, mất gốc, mất cội nguồn.
Rừng cũng là cội nguồn của văn hoá. Văn hoá Tây Nguyên là văn hoá rừng, toàn bộ đời sống văn hoá ở đây đều là biểu hiện mối quan hệ khắng khít, máu thịt của con người, cộng đồng người với rừng. Khi không còn rừng thì tất yếu văn hoá sẽ chết. Còn lại chỉ là những cái xác của văn hoá, văn hoá dỏm, giả…
Ấy vậy mà, những dự án đầy tham vọng như khai thác bô-xít Tây Nguyên, đặc biệt tại Đăk Nông, lại đang đặt việc tàn phá rừng, chiếm hữu đất thành nguy cơ nhãn tiền. Trong khi đợi hoàn thổ, làng đã bị tàn phá, thậm chí có thể biến mất. Số phận văn hóa Tây Nguyên và người dân Tây Nguyên sẽ ra sao?
Theo con số do chính cơ quan lãnh đạo tỉnh Đăk Nông đưa ra, tỷ lệ người bản địa trên địa bàn toàn tỉnh nay chỉ còn 3,5%. Liệu có đến một lúc có thể không còn xa lắm cái thiểu số quá nhỏ nhoi này sẽ bị xóa sổ luôn trong công cuộc tiến tới ồ ạt, bằng bất cứ giá nào của chúng ta?
Những nhà rông, nhà dài, cồng chiêng, các loại nhạc cụ độc đáo, các lễ hội…, những thứ được nhắc đến như biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên thực ra chỉ là biểu hiện bề mặt của văn hoá Tây Nguyên. Nếu tách những cái đó ra khỏi làng và rừng, mất rừng và mất làng, thì tất cả chỉ còn là những cái xác của văn hoá, những cái xác không có hồn. Mà ai cũng biết, văn hoá là hồn chứ không phải xác. Nên chú ý khi công nhận di sản văn hoá thế giới ở Tây Nguyên, UNESCO đã rất tinh, không phải công nhận cồng chiêng, cũng không phải âm nhạc cồng chiêng, mà là “không gian văn hoá cồng chiêng”, không gian ấy tức là rừng và làng.
Với những dự án bô-xít, rừng, làng mất đi, văn hóa Tây Nguyên đặc sắc cũng mất hết, còn gì nữa?!

Viễn cảnh bất ổn xã hội
Từ trước tới nay, ta đã nói về Tây Nguyên khá hời hợt, chung chung. Liệu bao nhiêu người biết trên đất Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc sinh sống? Tầm quan trọng của mỗi dân tộc ra sao? Đặc điểm riêng của mỗi dân tộc là gì?
Về các dân tộc quan trọng ở Tây Nguyên, có thể kể đến dân tộc Bana, tập trung ở phía Đông tỉnh Gia Lai, hay dân tộc Xê đăng nổi tiếng vì truyền thống thượng võ, dân tộc Êđê khá phát triển, 3 dân tộc này hầu hết đều sống trọn vẹn trên đất Việt Nam.
Riêng dân tộc Gia Rai và dân tộc Mơ Nông, ngoài phần ở Việt Nam, còn bộ phận khá lớn sống ở Cămpuchia. Vậy nên khi khai thác bô-xít ở Đăk Nông, là vùng đất lâu đời của người Mơ Nông, không chỉ có vấn đề môi trường, mà cả vấn đề dân tộc và chính trị cũng sẽ có tính chất xuyên biên giới. Đây là một khía cạnh quan trọng không thể không chú ý trong mọi toan tính của ta trên vùng đất này.
Thực tế, từ kinh nghiệm của các chương trình công nghiệp khắp Việt Nam, việc di dân là rất khó khăn và phức tạp, đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số. Những khu tái định cư xây theo lối hiện đại đều bị người dân bỏ đi, và họ lùi vào rừng sâu, ngày càng khốn đốn. Hoặc có ở lại thì cũng sẽ đi làm thuê cho người nơi khác đến ngày càng giàu lên. Sự phân hóa này là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định lâu dài, mất an toàn cho cả chính các nhà máy mà chúng ta đang xây lên rất hùng vĩ.
Ở Tây Nguyên, suốt hơn 30 năm qua, các dự án khu công nghiệp hiện đại, cả lớn và nhỏ, chưa từng có nơi nào thành công trong việc đưa người dân tộc thành công nhân công nghiệp. Con số người dân tộc trở thành công nhân trong các khu công nghiệp chỉ là zêrô.
Như vậy, liệu khi chúng ta làm trên diện rộng, làm ồ ạt với những dự án khai thác bô-xít khổng lồ, chúng ta sẽ đưa người dân đi đâu? Không rừng, không đất, đồng bào Mơ Nông sẽ sống bằng gì?
Dù là con đường nào, thì về mặt xã hội, đây đều là những vấn đề cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta đã có quá nhiều những bài học sâu sắc và đau đớn ở Tây Nguyên trong hơn 30 năm qua.
 
Có một điều rất đáng chú ý: trong tình chung thời gian qua ở Tây Nguyên, Kontum là tỉnh tương đối ổn định, yên tĩnh hơn cả. Vì sao? Theo tôi, có thể có hai lẽ, một là, đó là nơi người Kinh đến ít nhất, nơi người bản địa còn chiếm tỷ lệ khá lớn trong dân số, khoảng 40-45%, trong khi ở các tỉnh khác chỉ còn vài %. Hai là, Kon Tum là nơi rừng còn tốt nhất. Nghĩa là, nơi nào rừng còn tốt, người bản địa còn nhiều, thì nơi đó tương đối yên ổn, dù có thể còn những vấn đề khác.

Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo, với những dự án bô-xít đang được triển khai, chúng ta sẽ sa mạc hóa Đăk Nông. Tôi xin được nói thêm: với Tây Nguyên, vấn đề môi trường cũng là vấn đề văn hóa - xã hội.
Kinh nghiệm của Tây Nguyên cho thấy, chừng nào môi trường còn thì văn hóa - xã hội còn, môi trường bị phá thì, văn hóa - xã hội cũng tan tành.
Đó là chưa tính đến yếu tố nước ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường ở Tây Nguyên một khi họ đã vào sâu trên một vùng đất rất nhạy cảm như Tây Nguyên. Cũng không thể không tính đến khả năng tác động của nhân tố này đến vấn đề dân tộc vốn đã khá phức tạp.
Cả nước phải lo cho Đăk Nông
Trong hội thảo vừa qua ở Gia Nghĩa, đại diện lãnh đạo Đăk Nông trút lời gan ruột: Đăk Nông nghèo, đất xấu hơn hai tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, không cạnh tranh được trong trồng cây công nghiệp. Tỉnh chỉ có hai lợi thế: thủy điện và bô-xít. Nếu không làm, Đảng bộ và chính quyền tỉnh còn có thể làm gì cho dân?
Song cũng có thể đặt câu hỏi một cách khác: liệu làm bô-xít với nhiều nguy cơ đến thế, thì có giải quyết được đời sống cho người dân tại chỗ sẽ phải hứng chịu tác động nhiều và nặng nhất không? Chúng ta sẽ có thể có một tỉnh công nghiệp hiện đại, nhưng là để cho ai?
Đúng là cũng cần hiểu cái khó của lãnh đạo tỉnh Đăk Nông, nhưng những dự án bô-xít Đăk Nông không phải là câu chuyện của riêng địa phương, giải quyết ở tầm địa phương, mà phải là vấn đề giải quyết ở tầm quốc gia. Không thể để cho Đăk Nông tự giải quyết khó khăn một mình. Giữ môi trường Đăk Nông là giữ cho cả một vùng rộng lớn, cho cả nước, vậy cả nước phải lo cho Đăk Nông.
 
Về cơ bản, cần quyết định tạm dừng các dự án bô-xít ở Đăk Nông lại. Trước mắt, có thể làm thử một mỏ nhỏ, có thể là mỏ "1 tháng 5", hoặc mỏ Gia Nghĩa, có tính cách trình diễn, để theo dõi, quan sát khả năng giải quyết các vấn nạn rất khó: vấn đề đất cho dân, di dời dân, giải quyết bùn đỏ... tới đâu, rồi tính tiếp.
Không thể lấy lí do dự án Nhân Cơ đã chuẩn bị 3 năm nên phải tiếp tục, thay vì phải mất 3 năm cho việc chuẩn bị một dự án khác. Thà mất thêm 3 năm còn hơn chúng ta sẽ phải trả giá mấy trăm năm sau.
Về cái nghèo của Đăk Nông, trung ương và cả nước phải lo cho tỉnh này nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Bởi đổi lại việc dừng các dự án đó, Đăk Nông đã giữ an toàn cho cả khu vực và vùng còn lại, vậy các vùng khác phải có trách nhiệm trả cái giá đó cho địa phương này. Điều này cũng giống như việc buôn bán khối lượng khí CO2 được thải của các nước, hay quy định bán những tầng ảo của các tòa nhà trong khu vực phải bảo tồn...
Đặt vấn đề về các dự án bô-xít ở Đăk Nông là đặt câu hỏi làm hay không làm, chứ không phải là "tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tác dụng tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bô-xít, sản xuất alumin và luyện nhôm tới kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ" như tên gọi của Hội thảo hai ngày 22-23/10 vừa qua.
Từ những dự án bô-xít, nhìn rộng ra, chúng ta buộc phải đặt lại vấn đề: với Tây Nguyên, bảo tồn là chính hay khai phá là chính. Ngay khả năng phát triển cây cafe, cao su ở Tây Nguyên cũng không phải là vô hạn, đến một mức độ nào đó sẽ phá rừng và nhất là làm mất nguồn nước ngầm, dẫn đến tình trạng đất đai bị đá ong hóa. Cho đến năm 1997, do nhu cầu tưới cà phê, tầng nước ngầm ở Tây Nguyên đã giảm mất 20m.
Không dừng sớm, chúng ta sẽ để lại cho thế hệ tương lai một cao nguyên đá ong. Phát triển cafe, cao su do đó cũng phải lấy chất lượng làm chính chứ không phải số lượng.
Cũng giống như trong một cuộc chiến, quyết định nổ súng đã khó khăn, nhưng quyết định dừng lại, rút lui, khi đã thấy xuất hiện các dấu hiệu bất lợi, lại càng khó khăn gấp bội, đòi hỏi sự dũng cảm và quyết đoán cao, tỉnh táo, tình thần trách nhiệm của người chỉ huy. Tôi cho rằng, với các dự án bô-xít hiện nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn cần quyết định mang tính bước ngoặt, thử thách bản lĩnh người lãnh đạo như vậy.
Nguyên Ngọc

Số lần xem trang : 15135
Nhập ngày : 13-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 22 tháng 12(22-12-2021)

  Dạy và học 21 tháng 12(21-12-2021)

  Dạy và học 20 tháng 12(19-12-2021)

  Dạy và học 19 tháng 12(19-12-2021)

  Dạy và học 18 tháng 12(18-12-2021)

  Dạy và học 17 tháng 12(18-12-2021)

  Dạy và học 16 tháng 12(16-12-2021)

  Dạy và học 15 tháng 12(16-12-2021)

  Dạy và học 14 tháng 12(14-12-2021)

  Dạy và học 13 tháng 12(13-12-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007