Trang Cá Nhân: Nguyễn Đức Thành

ĐHNL TP.HCM | Khoa QLĐĐ&TTBĐS | Trang nhất | Lập Dự Án | | Quản Trị Dự Án | | Môi Giới BĐS |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2
Toàn hệ thống 4035
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

XÃ HỘI HỌC

Trắc nghiệm

Quizlet-Test I

Quizlet-Cards I

____________

Trang Facebook

_____________

Tài Liệu Học Tập

Môi Giới BĐS

Hình ảnh

Điểm thi

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang Cá Nhân - Nguyễn Đức Thành

"Cò" không cần có bằng cấp, trong khi người môi giới bắt buộc phải được đào tạo bài bản, phải có chứng chỉ hành nghề...

Trong bất động sản (BĐS) nói riêng và kinh doanh nói chung, nhìn chung "cò" và người môi giới đều giống nhau ở chỗ họ giữ vai trò trung gian, giúp cho cung và cầu BĐS gặp nhau, tạo thành một thương vụ. Có thể nói mà không sợ bị lầm rằng, dù cho ngày nay internet và các trang mạng mua bán đã thể hiện rất tốt vai trò của một môi trường giao thương và người trung gian, thì chúng vẫn chưa hoàn toàn thay thế được vai trò của "cò" và "môi giới".

Sự khác nhau, có chăng, giữa "cò" và "người môi giới" nằm ở một số điểm cơ bản sau đây:

1. "Cò" có thể chỉ cần có càng nhiều thông tin càng tốt (có thể là thông tin thô chưa qua xử lý), trong khi người môi giới thường phải xử lý thông tin trước khi sử dụng cho khách hàng. Người môi giới chuyên nghiệp sẽ phải có rất nhiều thông tin cho người mua, phải trả lời rất nhiều loại câu hỏi giữa hai bên, để "cung" và "cầu" gặp nhau.

2. "Cò" không cần có bằng cấp, trong khi người môi giới bắt buộc phải được đào tạo bài bản, phải có chứng chỉ hành nghề...

Các giao dịch bất động sản đa phần không hề đơn giản, vì thường liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như pháp lý (quyền sở hữu, sở hữu chung phần, thừa kế, ủy quyền, điều kiện cho việc sử dụng...), tài chính - tín dụng (thuê mua, vay mua, biện pháp bảo đảm...), kỹ thuật (chất lượng kỹ thuật của BĐS)... Sẽ thật khó cho các "cò" địa phương khi ta đòi hỏi ở họ kiến thức và sự chuyên nghiệp như ngưỡng chuyên viên môi giới đúng nghĩa.

3. Là người hành nghề chuyên nghiệp, người môi giới phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính xác thực của thông tin và sự tư vấn của họ với khách hàng, trong khi thật khó để "quàng" lên cổ các "chú cò" ngần ấy trách nhiệm.

Người tiêu dùng thông minh sẽ chọn người môi giới đúng nghĩa hơn là làm việc với các "cò" chỉ có độ tin cậy phập phù. Chính vì vậy, ta cần phải phân biệt rất rõ "cò nhà đất" với "Chuyên viên môi giới bất động sản".

Nguyen Thanh Tuan - Vnexpress

------

Bình luận:

: Có lợi thế về thông tin, thường do điều kiện thuận lợi nào đó phát triển thành cò chuyên môn giới thiệu bđs trong khu vực mình đang sinh sống hoặc quen thuộc, cho nên "cò" rất thạo về bđs khu vực đó, dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu cho khách có nhu cầu mua/thuê hoặc bán/cho thuê bất động sản. "Cò" có ưu điểm nhất là trải đời, có mối quan hệ xã hội rộng, thành thạo địa bàn. Tuy nhiên, dù dày dạn kinh nghiệm, một số "cò" chưa được trang bị kiến thức chuyên môn, tay ngang.... cho nên để tránh rủi ro, cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ về pháp lý, định giá... khi sử dụng dịch vụ do "cò" cung cấp. Để cải thiện nhược điểm này, nhiều "cò" nhà đất mong muốn làm ăn chân chính thường đi học thêm các khóa học ngắn hạn và các khóa cấp chứng chỉ môi giới.

Môi giới: Nói chung được đào tạo bài bản, nhưng một số còn non kinh nghiệm (sinh viên mới ra trường), ngoài ra hoạt động trên địa bàn khá rộng (làm việc cho các công ty) nên áp lực thông tin thường cao hơn, dù độ phổ quát rộng hơn (việc này có thể khắc phục nếu môi giới chịu "cày"). Nhìn chung, theo quy định của nhà nước, người hoạt động môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Làm việc với môi giới có thể tránh bớt rủi ro hơn so với làm việc với cò, dù phải qua nhiều thủ tục hợp đồng và chi phí có thể cao hơn một chút (so với cò quen biết).

Cò lai/Nhà đầu tư cá nhân: Những người này có vốn lớn, thường "ôm" bđs, vừa làm môi giới, khi gặp "ca" hay "duyên" phù hợp thì "gả" đứa con là bđs của mình. Đây là dạng đầu tư mang tính đầu cơ chờ giá cao hoặc người có nhu cầu thực sự mua/bán hưởng chênh lệch lợi thế thông tin/thời gian/cung cầu, không phải đầu tư thực sự....

 

Số lần xem trang : 14826
Nhập ngày : 05-11-2012
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Môi Giới BĐS

  E-Marketing: Công cụ dành cho môi giới thời @(29-10-2012)

  Bài giảng môn Môi Giới Bất Động Sản(29-10-2012)

  Tài liệu tham khảo, các văn bản luật, văn bản mẫu liên quan đến nghề môi giới(19-10-2012)

  Yêu cầu bài tập và các tài liệu cho bài 6: E-marketing: Công cụ tiếp thị hiệu quả cho môi giới(19-10-2012)

  Bài tập nhóm: Các mẫu hợp đồng liên quan đến môi giới bất động sản - Các nhóm sưu tầm(16-10-2012)

  Tham khảo 2: Hướng dẫn Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ Môi giới, Định giá bất động sản(04-10-2012)

  Bài học 2: Khung pháp lý dành cho nhà môi giới bđs(04-10-2012)

  Đề Cương Môn Học Môi Giới Bất Động Sản(06-09-2012)

Họ tên: Nguyễn Đức Thành. Đc: Email: ndthanh (at) hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007