Trang Cá Nhân: Nguyễn Đức Thành

ĐHNL TP.HCM | Khoa QLĐĐ&TTBĐS | Trang nhất | Lập Dự Án | | Quản Trị Dự Án | | Môi Giới BĐS |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6
Toàn hệ thống 3769
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

XÃ HỘI HỌC

Trắc nghiệm

Quizlet-Test I

Quizlet-Cards I

____________

Trang Facebook

_____________

Tài Liệu Học Tập

Môi Giới BĐS

Hình ảnh

Điểm thi

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang Cá Nhân - Nguyễn Đức Thành

Số tiền mà người môi giới nhà đất nhận được không phải là tiền kê hay là tiền đôn giá mà là tiền người bán phải trả cho công sức người môi giới bỏ ra để tư vấn cho khách hàng và phí đi lại, dẫn khách xem nhà…

Theo tôi, không có nghề nào xấu, mà chỉ có người làm nghề không tốt. Họ lợi dụng niềm tin, sự thiếu kiến thức của khách hàng để ăn chặn, kê giá bán với khách hàng. Truyền thống tại Việt Nam hay có quan niệm nghĩ không tốt về nghề môi giới, nghĩ rằng những người làm môi giới chỉ biết lấy tiền của khách hàng, kê giá cả… nhưng thực tế không phải ai cũng vậy.

Hiện nay chúng ta sống trong thế kỷ 21, Việt Nam đã gia nhập WTO vì vậy nên thị trường hóa các nghề nghiệp, trong đó môi giới cũng phải được công nhận là một nghề chân chính.

Là một nhân viên môi giới nhà đất, tôi và các bạn đồng nghiệp luôn làm việc với lòng yêu nghề và sự say mê. Chúng tôi luôn cố gắng tư vấn một cách tốt nhất để khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm nhà, đất ưng ý nhất. Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau giữ đạo đức nghề nghiệp, không bao giờ làm điều gì trái với lương tâm.

Một số khách hàng mới lần đầu đi mua nhà, mua đất nên không biết gì vế giấy tờ pháp lý: Mua bán ra sao? Đặt cọc thế nào? Giá cả bao nhiêu là phù hợp? Cách thức mua bán, cách giao tiền, giao nhà, nhận giấy tờ sang tên đăng bộ ra sao...? Chính lúc này, người môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng từng bước giao dịch.

Một số khách hàng cùng chủ nhà khi gặp nhau không thể thương lượng được giá cả, hay cách giao nhận tiền vì chủ nhà muốn bán giá theo ý chủ nhà đưa ra, giao đủ tiền thì mới đi công chứng sang tên. Ngược lại, người mua muốn giá thấp hơn, vấn đề thanh toán cũng không muốn thanh toán hết mà chờ chủ nhà sang tên đầy đủ mới trả tiền... Những tình huống này nếu không có người môi giới chuyên nghiệp sẽ không bao giờ giao dịch thành công.

Một người môi người biết cách đáp ứng cho khách hàng sản phẩm họ cần, gắn kết người mua và người bán giao dịch thành công trong sự vui vẻ.

Sự thành bại trong giao dịch phụ thuộc nhiều vào người môi giới. Môi giới chân chính chỉ nhận được mức phí cố định hoặc một số ít tiền phí mà giữa người bán và người môi giới có thỏa thuận trước. Số tiền đó không phải là tiền kê hay là tiền đôn giá, mà là tiền người bán phải trả cho công sức người môi giới bỏ ra để tư vấn cho khách hàng và phí đi lại, dẫn khách xem nhà…

Một số khách hàng đi mua nhà đất không chịu qua môi giới. Họ sợ nghe môi giới thì mất tiền, muốn đi tìm nhà bán chính chủ và đi mấy tháng trời cũng chưa tìm được nhà, mà cũng không biết đâu mà đi.

Có người tìm được nhà và tiến hành mua bán, cả chủ nhà và người mua đều không biết thủ tục. Xong cả hai gặp quả đắng, chủ nhà đi hỏi thăm ra công chứng mua giá bao nhiêu thì công chứng bấy nhiêu, giấy tờ đi công chứng không biết chuẩn bị những giấy gì. Mang giấy này thì thiếu giấy kia…

Tóm lại, thiết nghĩ những khách hàng thông minh và hiểu biết thì nên thông qua môi giới mà giao dịch nhà đất. Vì những người môi giới chuyên nghiệp và chân chính luôn làm việc bằng kiến thức và lương tâm nghề nghiệp. Họ sẽ cung cấp những kiến thức về phương thức mua bán và bảo vệ cho những khách hàng của mình trong quá trình mua bán.

Nguyễn Văn Cho (Vnexpress.net)

------

Ý kiến:

Tôi nghĩ, nghề nào cũng cao quí cả. Người môi giới là cầu nối giữa hai bên: mua - bán, thuê - cho thuê,....rất hữu ích cho những người có như cầu mua bán, sang nhượng, thuê, cho thuê,...mà không có thời gian, thông tin,.. Nhưng ở nước ta đã bị không ít người làm méo mó nhất là về lĩnh vực bất động sản (mua bán, sang nhượng, thuê, cho thuê,...).

Họ thường quảng cáo, giới thiệu thông tin không đúng sự thật. Tôi đã vài lần đi thuê nhà làm văn phòng cho Cty rất bực mình vì những người môi giới.

 Những yêu cầu mình đưa ra rất cụ thể, rõ ràng (diện tích, hướng nhà, khu vực, giá ...) thế nhưng họ toàn gọi đi xem những căn nhà khác hẳn với những yêu cầu của mình. Thậm chí có những người còn đưa đi coi căn nhà mà họ không hề nắm được gì bên trong vì họ thấy bên ngoài có ghi bảng "cho thuê nhà" thế là gọi mình đến xem ở bên ngoài. Thiết nghĩ, những người làm công việc này nên suy nghĩ.

(Hương)

Môi giới không có lương tâm sớm muộn cũng bị đào thải

Tôi là người đã từng làm và đang làm môi giới trong lĩnh vực nhà đất (nhưng tôi chỉ chuyên làm cho thuê nhà đất).

Tôi chỉ đến với nghề môi giới nhà đất do tình cờ. Nhưng tôi đã đọc báo nhiều về những bức xúc của mọi người về đủ các loại môi giới như môi giới dạy kèm, môi giới nhà trọ, môi giới việc làm... Vì vậy khi đến với nghề này tôi luôn nghĩ đến chữ "Tâm" khi làm việc.

 Khi làm việc bản thân tôi chỉ là cầu nối giữa người bán và người mua (người cho thuê và người thuê) chứ không có chuyện dùng lừa gạt khách hàng cần mua, cần thuê để đạt mục tiêu của mình.

Tôi xem chủ nhà họ cần đối tượng khách hàng như thế nào, và từ đó tôi sẽ giới thiệu đến họ những khách hàng theo ý muốn họ cần, cũng như xem khách hàng của tôi họ cần những căn nhà như thế nào để đưa cho họ những căn nhà theo ý họ cần để họ lựa chọn (không phải mất thời gian để tìm kiếm).

Và kết quả tôi chỉ nhận thù lao từ phía chủ nhà khi giao dịch thành công, còn nếu như giao dịch không thành công thì tất cả những công lao cũng như chi phí để xúc tiến trong quá trình giao dịch bản thân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hoàn toàn không đòi hỏi bất kỳ điều gì từ phía chủ nhà cũng như khách hàng khi không làm được việc.

 Và điều tôi cũng muốn nói với các bạn là khi đến với nghề môi giới thì các bạn phải chấp nhận chuyện rủi ro khi không làm được việc. Vì có nhiều người từng bỏ công sức và chi phí để theo đuổi nghề môi giới nhưng không thành công 1 giao dịch nào thì họ sẽ trắng tay, thậm chí không còn đủ tài chính để theo đuổi nghề môi giới.

Do đó, tôi kinh nghiệm của tôi, để theo được nghề này, bạn cần có kiến thức về lĩnh vực bạn làm, đủ kiên nhẫn vì không phải lúc nào làm cũng thành công, và đủ tài chính để theo đuổi làm lâu dài khi chưa thành công, và điều quan trọng là cần chữ " Tâm" khi làm việc.

Chúc các bạn thành công và mọi người cần có nhìn nhận khách quan hơn nghề môi giới.

(Nguyễn Sơn)

------

Nhận xét:

"Cò" hay môi giới đều là trung gian phân phối hàng hóa theo thuật ngữ marketing. Chữ "cò" chỉ là cách gọi rất đời thường của dân Việt, nhất là cho dân môi giới nhà đất bắt đầu phát triển mạnh từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay bđs đang gặp khó khăn, dù là cò hay môi giới gì cũng phải tự trang bị cho mình kiến thức chuyên nghiệp, mối quan hệ rộng, nguồn cung và nguồn cầu phong phú, và đặc biệt là các khía cạnh khác về kinh tế-tài chính-văn hóa-xã hội.

 

 

Số lần xem trang : 14818
Nhập ngày : 05-11-2012
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Môi Giới BĐS

  E-Marketing: Công cụ dành cho môi giới thời @(29-10-2012)

  Bài giảng môn Môi Giới Bất Động Sản(29-10-2012)

  Tài liệu tham khảo, các văn bản luật, văn bản mẫu liên quan đến nghề môi giới(19-10-2012)

  Yêu cầu bài tập và các tài liệu cho bài 6: E-marketing: Công cụ tiếp thị hiệu quả cho môi giới(19-10-2012)

  Bài tập nhóm: Các mẫu hợp đồng liên quan đến môi giới bất động sản - Các nhóm sưu tầm(16-10-2012)

  Tham khảo 2: Hướng dẫn Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ Môi giới, Định giá bất động sản(04-10-2012)

  Bài học 2: Khung pháp lý dành cho nhà môi giới bđs(04-10-2012)

  Đề Cương Môn Học Môi Giới Bất Động Sản(06-09-2012)

Họ tên: Nguyễn Đức Thành. Đc: Email: ndthanh (at) hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007