Trang Cá Nhân: Nguyễn Đức Thành

ĐHNL TP.HCM | Khoa QLĐĐ&TTBĐS | Trang nhất | Lập Dự Án | | Quản Trị Dự Án | | Môi Giới BĐS |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3
Toàn hệ thống 2117
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

XÃ HỘI HỌC

Trắc nghiệm

Quizlet-Test I

Quizlet-Cards I

____________

Trang Facebook

_____________

Tài Liệu Học Tập

Môi Giới BĐS

Hình ảnh

Điểm thi

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Trang Cá Nhân - Nguyễn Đức Thành

Cùng với sự suy giảm của nền kinh tế và sự “đóng băng” của bất động sản, các sàn giao dịch và môi giới cũng đang ngày càng lao đao và đứng trên bờ vực phá sản.

Môi giới là nghề chân chính

Tại các nước phát triển, nghề môi giới được xã hội thừa nhận như một nghề chân chính và có những đóng góp đáng kể cho xã hội. Ông Dennis Wee, chủ tịch tập đoàn bất động sản (BĐS) nổi tiếng Dennis Wee của Singapore chia sẻ: các môi giới ở công ty ông luôn được đào tạo đầy đủ từ kiến thức chuyên môn đến các nghiệp vụ kỹ năng nhằm mang đến các giá trị thực sự cho khách hàng. Ngoài ra, định kỳ công ty còn tổ chức các chương trình đào tạo và các cuộc thi để nâng cao trình độ kiến thức cũng như loại bỏ những cá nhân không tiến bộ.

Tại Thượng Hải (Trung Quốc), nghề môi giới cũng được xã hội nhìn nhận ở vai trò tích cực và luôn được tôn trọng. Mỗi cá nhân tham gia cũng phải trải qua nhiều chương trình đào tạo chuẩn mực khắt khe. Chính vì vậy, phí môi giới thông thường là 2% giá trị giao dịch và cộng thêm 20% khoản chênh lệch nếu bán được giá cao hơn.

Làm môi giới tại Việt Nam

Theo Luật kinh doanh BĐS thì cá nhân tham gia hoạt động môi giới cần phải có chứng chỉ hành nghề. Theo đó, cá nhân cần hoàn tất khóa học tại các cơ sở được quy định. Hiện nay thời gian học thông thường tại các trung tâm phổ biến không quá 2 tháng.

Nhưng dù như vậy thì các môi giới tại Việt Nam đã có đủ chuyên môn cũng như năng lực để mang đến giá trị cho xã hội? Câu chuyện nghề môi giới không dừng lại như vậy tại Việt Nam.

Anh Vinh với hơn 6 năm kinh nghiệm bán nhà, căn hộ tại Quận 4, TP HCM, cho hay anh đã trải qua nhiều đắng cay thăng trầm nhưng có lẽ điều làm anh cảm thấy “tủi” nhất chính là cách nhìn của người dân đối với nghề môi giới. Có nhiều lúc khi khách hàng gọi điện đến thì khi nghe đến môi giới thì họ bảo rằng “không làm việc với cò” và tắt máy ngay.

Cũng có nhiều trường hợp khi đi gặp khách hàng, dù trước thời gian hẹn 30 phút, anh đã cẩn thận gọi điện thoại nhắc lại địa điểm và thời gian nhưng khi đến nơi anh cũng không thấy khách hàng. Chờ hơn 10 phút nữa khi anh gọi hỏi tiếp thì khách hàng mới nói đang có bận việc đột xuất nên không đi được.

Anh Vinh buồn bã nói: “Nhiều người ở Việt Nam vẫn còn quan niệm rằng môi giới chỉ biết lấy tiền của chủ nhà, chỉ biết tìm cách để thu phí họ”.

Cũng từng trải nhiều năm trong nghề môi giới, một nhân viên môi giới khác chia sẻ: có những giao dịch người bán không biết được giá thị trường hoặc đang cần bán gấp nên anh đã “ép” xuống giá rất thấp. Sau đó anh kê lên bán chênh với người mua hoặc nhờ người quen đóng vai người mua để đặt cọc giữ chỗ xong bán lại giá cao hơn nhiều. Anh quan niệm làm môi giới ai “chém gió” giỏi thì sẽ chốt được khách và có giao dịch đều đều.

Trong một xã hội vẫn đang tồn tại một lượng không nhỏ các môi giới chỉ biết tư lợi mà không mang giá trị cho khách hàng, vẫn tồn tại không ít những định kiến về nghề môi giới, thì mỗi cá nhân hành nghề muốn trụ và khẳng định giá trị bản thân sẽ đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực rất nhiều.

Tuy nhiên, bản chất nghề môi giới là cầu nối và thỏa mãn cho nhu cầu của cả người bán và người mua, nên những người làm nghề chân chính đủ bản lĩnh sẽ chứng minh được giá trị của họ và từng bước được xã hội tôn trọng.

Lương Thuận (VNexpress.net)

---

Ý kiến

Môi giới bất động sản là một nghề chân chính

Tôi rất đồng ý với tác giả bài viết. Hiện nay, nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều người dân xem đó là một nghề nghiệp chân chính, đa phần họ quan niệm, vì có thêm phí môi giới mà giá cả bị đội lên, môi giới thường lừa bịp, do đó người dân gọi môi giới bất động sản là "Cò". Thế nhưng, thực sự những người làm môi giới chân chính là những người tạo ra khá nhiều giá trị cho xã hội, họ giúp cho hàng hóa lưu thông nhanh hơn, gia tăng giá trị cho xã hội. Và thu nhập của họ được quyết định bởi sự nỗ lực, kiến thức, mối quan hệ được tích lũy lâu dài. Tôi có chứng minh thế này: Một biệt thự treo biển cho thuê 2.000 USD/tháng. Đã gần 12 tháng qua không có người thuê vì thông tin không đến được tay khách hàng. Sau khi qua một môi giới uy tín, mất chưa đến 2 tháng sau, biệt thự đó được một người nước ngoài thuê. Bạn thấy đó, người chủ nếu hợp tác từ đầu đã có sẽ tiết kiệm được thời gian (từ 12 tháng còn 10 tháng), người đi thuê được ngôi nhà ưng ý và người môi giới thu phí thường 1 tháng tiền nhà. Bạn thấy đó cả 3 cùng có lợi: chủ nhà, người đi thuê và dịch vụ. Vậy tại sao vẫn "xem thờng" những người môi giới nhi !?

 

Mới mua căn nhà phí môi giới bên bán là 2%

Trước tiên mình xin lỗi mấy bạn làm môi giới trước nhé! Mình mới mua căn nhà bên bán phải trả cho môi giới đến 2% mà cái anh môi giới ( hơn 30 tuổi ) chả biết gì hết, ra công chứng làm sai tùm lum phải đánh máy lại tới 4 lần, xong thì mình tự đi đóng thuế mình mất 2 ngày vì không biết cách làm như thế nào, xong qua phòng tài nguyên mất 2 ngày. Tổng cộng mình mất 5 ngày vì cái anh môi giới này thay vì chỉ 2 ngày mà thôi suy ra anh chẳng biết cái mô tê gì hết, chỉ biết đi chỉ đất thôi. Vài hôm sau gặp 1 anh môi giới khác thì anh này nói 2% là làm tới chừng ra sổ hồng cho mình luôn mình không cần đi tới đi lui. Nói thật chứ đa số môi giới nhà đất giờ không biết gì hết ngoài cái chạy đi chỉ nhà, chỉ đất cần bán

 

Môi giới là nghề chân chính..ở VN????

Tại sao nghề làm môi giới không được trọng dụng như ở các nước phát triển, và thường xuyên được/bị gán tên là "cò", một danh từ nói lên một sự 'khi dễ' cũa nghề nầy. Chẳng hạn như mua nhà bên Mỹ, người dân thường qua trung gian của các Real Estate agent, họ là những người chuyên nghiệp, làm trung gian cho cả người bán lẩn người mua, nhưng chỉ lấy huê hồng cũa người bán.

Họ cũng là người phải chịu trách nhiệm với khách hàng (người mua) nếu những gì họ nói với khách hàng mà không đúng với thực chất của căn nhà, và có thể bị đưa ra tòa. Còn tại sao nhân viên môi giới chuyên nhgiệp (đã được huấn luyện), với cái tên khác nữa là "Cò", hoặc "cò thứ thiệt" (hành nghề tay ngang, không được/được huấn luyện chưa đúng tiêu chuẩn), không chỉ riêng về BĐS, lại không được người mua ưa dùng??

Câu trả lời: Thất tín (không giử lời hứa) + thông tin/quảng cáo sai với sự thật + không thành thật + vô trách nhiệm và còn nhiều lý do khác nữa = Kết quả, chắc mọi người đã hiểu. Với kinh nghiệm cũa một người đã mất tín nhiệm với những người môi giới hay "Cò" cho nhiều dịch vụ, tôi sẽ không bao giờ muốn dùng họ nữa. Ở VN, bây giờ nhiều "cò" quá, dịch vụ lớn bé gì cũng có "cò" hết. Chán!.

 

Đọc xong mà thấy buồn, thấy tủi

Mình là môi giới chân chính.Luôn thanh thản với lương tâm khi nhất quyết không bao giờ làm những chuyện trái với lương tâm, đạo đức nghề nghiệp.Xong sau khi đọc những cấu chuyện thế này vẫn cảm thấy buồn thấy tủi cho cái nghề môi giới.Tại sao vậy? Có lẽ chăng xã hội vẫn còn quá nhiều những người lấy danh môi giới lừa đảo khách hàng.Chắc có lẽ đúng là như vậy. Nhìn rộng ra thì xã hội ngày nay nhìn đâu, nhìn ngành nghề gì cũng thấy nhiều tiêu cực quá.Thật buồn.

 

Cần nhìn nhận công bằng

Cảm ơn bài viết rất hay của tác giả. Mình biết hiện nay ở Việt Nam và đặc biêt là Hà nội phí môi giới là 0,5% giá trị tài sản, tuy nhiên người môi giới nhiều khi vẫn bị khinh rẻ cho dù họ đã hoàn thành xuất sắc công việc của họ. Có rất nhiều trường hợp " bùng" phí dịch vụ môi giới hoặc thậm chí là coi khinh khi họ đã hoàn thành tốt công việc của mình! Mội người nên cần nhìn nhận công bằng công việc này!

 

Cần trân trọng và thừa nhận!

Vai trò của Người môi giới rất quan trọng trong việc Mua bán nhà đất. Cần trân trọng những người làm việc này!

 

môi giới nghề chân chính

nghề môi giới là một nghề chân chính cần được khẳng định trong thời kỳ khó khăn

 

Giá trị lao động

Với những người làm việc bằng tâm huyết của mình. Môi giới là nghề chân chính và nên được thừa nhận. Như bạn VTM nói môi giới chỉ biết chỉ đất nhưng công bằng mà nói nguyên việc chỉ đất cũng rất vất vả và mất thời gian. Chưa kể đưa trăm khách đi coi mới có 1 người mua.

Có thể bạn gặp người mới vào nghề nên chưa rành thủ tục. Người ta dẫn đi coi giới thiệu các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người mua muốn. Họ xứng đáng được nhận tiền đó làm tiền công là sức lao động như bao ngành nghề khác.

------

Nhận xét:

Môi giới hiện này thu phí từ 0.5% đến 2% tùy giá trị môi giới, thu của người bán, và cần có hợp đồng môi giới đàng hoàng nếu không sợ những rắc rối xảy ra (thường là tranh cải, xong việc không muốn chi cho môi giới). Để đổi lại, môi giới phải "chỉ đất" và thực hiện hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan ("chạy ra giấy"), tư vấn tài chính, nhiều người giỏi hỗ trợ luôn cả liên hệ với ngân hàng để vay mua... Đây là đối với những người môi giới độc lập ở ngoài. Môi giới cho công ty thường được thực hiện theo quy trình riêng, bài bản hơn, mặc dù một số nhân viên cũng "tranh thủ làm thêm".

Nói chung, nghề nào cũng có cái tâm. Chuyện "chém gió" thể hiện ở khả năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, và khả năng "câu cá" khách hàng (cả bên cung và bên cầu), chứ không phải chỉ thể hiện ở khía cạnh xấu không. Nhìn chung, người môi giới phải chuyên nghiệp, phải là con người của xã hội, vừa đòi hỏi năng động, vừa đòi hỏi có cái tâm... nên là một nghề thú vị và đầy thách thức.

 

Số lần xem trang : 14816
Nhập ngày : 05-11-2012
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Môi Giới BĐS

  E-Marketing: Công cụ dành cho môi giới thời @(29-10-2012)

  Bài giảng môn Môi Giới Bất Động Sản(29-10-2012)

  Tài liệu tham khảo, các văn bản luật, văn bản mẫu liên quan đến nghề môi giới(19-10-2012)

  Yêu cầu bài tập và các tài liệu cho bài 6: E-marketing: Công cụ tiếp thị hiệu quả cho môi giới(19-10-2012)

  Bài tập nhóm: Các mẫu hợp đồng liên quan đến môi giới bất động sản - Các nhóm sưu tầm(16-10-2012)

  Tham khảo 2: Hướng dẫn Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ Môi giới, Định giá bất động sản(04-10-2012)

  Bài học 2: Khung pháp lý dành cho nhà môi giới bđs(04-10-2012)

  Đề Cương Môn Học Môi Giới Bất Động Sản(06-09-2012)

Họ tên: Nguyễn Đức Thành. Đc: Email: ndthanh (at) hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007