Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 46
Toàn hệ thống 3511
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Bạn là người đọc quan tâm, sinh viên ngành Nông học hay Khuyến nông & PTNT? Mời bạn tham khảo đề cương môn học Hệ thống canh tác (Farming systems) dưới đây.

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Hệ thống canh tác
(Cho sinh viên ngành Nông học, Khuyến nông & PTNT)
 
1.      Tên môn học:           Hệ thống canh tác (Farming systems)
Số đơn vị học trình: 2 (30 tiết)
 
2.      Giảng viên môn học:          PGS.TS. Phạm Văn Hiền
 
3.      Giới thiệu môn học
Nghiên cứu đơn ngành trong nông nghiệp dưới trào lưu “cách mạng xanh” những năm gần đây đã bộc lộ nhiều bất cập và rủi ro, nhất là những vùng nhạy cảm kinh tế-xã hội, vùng nghèo nguồn lực ở các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu đa ngành và liên ngành với cách tiếp cận hệ thống từ dưới đã khắc phục được hầu hết nhược điểm của đơn ngành, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển bền vững.
Môn học hệ thống canh tác trong các trường Đại học và Viện nghiên cứu nông nghiệp sẽ trang bị phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành, phân tích nông hộ trong mối quan hệ vận động để thiết kế hệ thống canh tác bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, vừa tính đến hiệu quả xã hội và môi trường nông nghiệp. Mục đích môn hệ thống canh tác trang bị các kiến thức và kỹ năng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững trong xu thế hội nhập toàn cầu.
 
4.      Mô tả môn học
Môn học gồm hai phần, lý thuyết và thực hành, lý thuyết có 6 chương là một tiến trình nghiên cứu và phát triển HTCT tại một vùng kinh tế-sinh thái-nhân văn. Các phương pháp chọn điểm, mô tả chẩn đoán khó khăn, đưa ra giải pháp khả thi, thử nghiệm và nhận diện rộng. Phần thực hành, sinh viên tiếp cận một hệ thống canh tác cụ thể, khảo sát và định hướng cho hệ thống canh tác phát triển bền vững.
 
5.      Mục tiêu môn học
Cung cấp kiến thức và kỹ năng nghiên cứu & phát triển hệ thống canh tác, phương pháp nghiên cứu liên ngành và tiếp cận hệ thống từ dưới trong mô tả, phân tích và đưa ra giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững.
 
6.      Yêu cầu môn học
Sinh viên nắm vững các khái niệm và phương pháp phân tích số liệu điều tra, các kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn nông dân, thiết kế và phát triển hệ thống canh tác thích hợp.
Sinh viên có tinh thần học tập cao, chủ động trong học tập và có khả năng tham gia sinh hoạt nhóm.
 
7.      Nội dung môn học
7.1 Phần lý thuyết
 
Chương 1       GIỚI THIỆU MÔN HỌC (2 tiết: 2, 0)
                        1. Nội dung và cấu trúc môn học                                                              
                        2. Sơ lược sự phát triển môn HTCT                                              
                        3. Bối cảnh sản xuất nông nghiệp Việt Nam
     4. Sự cần thiết nghiên cứu HTCT ở các vùng sinh thái của Việt Nam 
 
Chương 2       KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC (4 tiết: 3, 1)
                        1. Khái niệm về hệ thống và đặc tính của hệ thống                                           
                        2. Khái niệm về hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng và HT canh tác    
                        3. Các quan điểm về nghiên cứu hệ thống canh tác
                        4. Khái niệm bền vững
                        5. Các nguyên tắc xây dựng và phát triển HTCT bền vững
                        6. Nông nghiệp bền vững trong xu thế hội nhập
 
Chương 3       PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC (6 tiết: 4, 2)
                        1. Chọn vùng và điểm nghiên cứu HTCT
                        2. Mô tả điểm nghiên cứu HTCT
                        3. Đặt giả thuyết và thiết kế các thí nghiệm đơn lẻ
                        4. Thử nghiệm hợp phần kỹ thuật trong HTCT                                       
                        5. Sản xuất thử và đánh giá                                                            
                        6. Khuyến nông và mở rộng sản xuất đại trà                  
 
Chương 4       MÔ TẢ ĐIỂM VÀ CHẨN ĐOÁN TRỞ NGẠI TRONG HTCT (10 tiết: 6,4)  
     1. Ý nghĩa và yêu cầu mô tả điểm nghiên cứu                            
                        2. Tiến trình mô tả điểm nghiên cứu                                                        
                        3. PRA và một số phương pháp mô tả điểm thường dùng
                        4. Trở ngại trong HTCT
                        5. Phương pháp chẩn đoán trở ngại trong HTCT
                        6. Đề xuất các giải pháp thử nghiệm
 
Chương 5       THỬ NGHIỆM HỢP PHẦN KỸ THUẬT (4 tiết: 2, 0)                                         
     1. Giai đoạn thiết kế nghiên cứu thành phần kỹ thuật               
     2. Tiêu chuẩn chọn lựa giải pháp kỹ thuật                                              
                        3. Các bước chọn lựa giải pháp kỹ thuật để nghiên cứu            
                        4. Phương pháp thiết kế nghiên cứu thành phần kỹ thuật                     
 
Chương 6       KHUYẾN NÔNG VÀ SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ (4 tiết: 2, 0)
                        1. Chương trình thử nghiệm nhiều điểm                                      
                        2. Xây dựng điểm trình diễn                                                                      
                        3. Tổ chức sản xuất thử và đánh giá                                                         
                        4. Đưa ra sản xuất đại trà               
 
7.2 Phần thực hành
Đi thực địa khảo sát một hệ thống canh tác tại địa phương, phân tích hệ thống và viết tiểu luận.
 
8.      Phương pháp giảng và đánh giá môn học
- Phương pháp giảng:
            Lấy học viên làm trung tâm, thuyết trình bằng powerpoint, thảo luận tình huống nghiên cứu, thảo luận nhóm và đại diện trình bày, kịch bản và đóng vai.
- Phương pháp đánh giá:
            Kiểm tra 15 phút/đvht, thi viết phần lý thuyết và viết bài tiểu luận nhóm (60 % điểm cho phần thi lý thuyết, 40 % điểm cho phần thảo luận và viết tiểu luận)
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1.      IRRI, 1992. Farming systems research in Asia
2.      FAO, 1992. Institutionalization of farming systems approach to development. Rome
3.      FAO, 1992. Hệ thống canh tác. NXB Nông nghiệp Hà nội
4.      FAO, 2001. Farming systems and poverty, inproving farmer’s livelihoods in a changing world. FAO and WB.
5.      Phạm Chí Thành, 1998. Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà nội.
6.      Võ-Tòng Xuân, 1996. Hội thảo mạng lưới Hệ thống canh tác Việt nam. ĐH Cần thơ
7.      Võ-Tòng Xuân, 1998. Development of Farming systems in the Mekong Delta of Vietnam. Ho Chi Minh Publishing house.
8.      Zandstra HG., 1981. A methodology for on farm cropping systems research. IRRI
9.      Một số trang website của các trường đại học và viện nghiên cứu Mỹ, Úc, Canada và tổ chức FAO.
www.arserrc.gov/beckley/AFSRC.htm
www.es.une.edu.au/c-sfs/
www.dpw.wageningen-ur.nl/biob/
www.cefs.ncsu.edu/
www.attra.org/attra-pub/perma.html
www.agric.nsw.gov.au/reader/farming-systems-planning
www.grdc.com.au/about/ar2002/app_SFS.htm
www.aciar.gov.au/web.nsf/doc/ACIA-5YWVBU
 
9. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự đủ giờ lên lớp lý thuyết theo quy chế học tập, đặc biệt bắt buộc dự đủ các buổi thảo luận nhóm.
- Tự đọc tài liệu, tự học ở nhà theo hướng dẫn của giâo viên môn học.
- Dự đủ câc bài kiểm tra kết thúc môn học.
          - Dụng cụ học tập: Theo nhóm gồm giấy A0, giấy màu, kéo, keo dán 2 mặt
 
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
          - Dự lớp: ít nhất 2/3 số tiết lý thuyết,
          - Thảo luận: chủ động, tham gia đủ các buổi thảo luận nhóm
- Thuyết trình: theo nhóm
- Thi cuối học phần: làm đầy đủ bài tiểu luận
 
15. Thang điểm: 10 Seminar, tiểu luận 50%, thi viết 50%
 
 
            XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN                                                   Người viết đề cương

 

Số lần xem trang : 14850
Nhập ngày : 11-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 18-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Đề cương - Bài giảng

  Bài tập môn Hệ thống canh tác cho Lớp DH07NH A và B(22-10-2009)

  Case study 3: Giống ngô mới là giống ngô giành cho nhà giầu(11-10-2009)

  Case study 2: Câu chuyện nước sạch ở xã YM *(11-10-2009)

  Case study 1: Câu chuyện buôn Um của đồng bào Êđê(28-09-2009)

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007