Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 65
Toàn hệ thống 3732
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Đánh giá tập đoàn chọn được 10 dòng, khảo nghiệm sơ khởi chọn được 3 giống cho vùng úng phèn và 1 giống cho vùng phèn mặn Long An

 

TÓM TẮT
 
Học viên: Lê Thị Hường, Trồng trọt Khóa 2005-2008
HDKH: PGS.TS. Phạm Văn Hiền
 
Đề tài “Tuyển chọn giống mía nhập nội có nguồn gốc từ Thái Lan”được tiến hành từ tháng 01/2006 đến tháng 02/2008, thông qua hai bước: (1) Đánh giá tập đoàn các giống mía nhập nội tại tỉnh Bình Dương và (2) khảo nghiệm cơ bản các giống triển vọng tại tỉnh Long An và Hậu Giang.
Đánh giá tập đoàn 21 giống, diện tích ô 12 m2 và được đánh giá trong chu kỳ kinh tế vụ tơ và vụ gốc I. Khảo nghiệm cơ bản được thiết kế theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, 7 công thức, diện tích ô thí nghiệm 43,2 – 50 m2 và được đánh giá trong chu kỳ kinh tế vụ tơ; công thức đối chứng là giống mía phổ biến của vùng.
Kết quả đánh giá tập đoàn tuyển chọn được 10 giống triển vọng, có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh hại, gồm các giống: Suphanburi 7, K88-65, K93-219, K95-156, K95-84, K93-236, KU00-1-61, KU60-3, KU60-1 và K95-283.
Từ các giống triển vọng này đã tuyển chọn được các giống K95-156, Suphanburi 7, KU00-1-61 cho cả vùng úng phèn của tỉnh Long An và vùng phèn mặn của tỉnh Hậu Giang, giống KU60-1 chỉ cho vùng Long An.
Các giống được tuyển chọn cho vùng Long An có đặc tính kháng sâu bệnh, năng suất đường vượt đối chứng 13,17 – 23,23%. Các giống được tuyển chọn cho vùng Hậu Giang đạt năng suất mía 108,00 – 124,44 tấn/ha, vượt 26,17 – 45,09% so với đối chứng và năng suất đường 13,39 – 15,91 tấn/ha, vượt đối chứng 13,57 – 31,94%.
 
ABSTRACT
 
The thesis “Selection of exotic sugarcane varieties from Thailand” was carried out from January, 2006 to February, 2008 through two steps: (1) Variety group evaluation at Binh Duong province and basic testing at Long An and Hau Giang province. The 1st step was in experimental trial design with 21 treatments, 12 m2 plots, and was assessed in economic cycle of plant crop and 1st ratoon. The 2nd step was in randomized completely block design (RCBD) with 3 replications, 7 treatments, 43.2 – 50 m2 of plots, and was appraised in economic cycle of plant crop; the controls were main varieties in the local.
The result of variety group testing obtained 10 promising varieties with high-yield and good-quality potentiality, and borer and disease resistances; they are: Suphanburi 7, K88-65, K93-219, K95-156, K95-84, K93-236, KU00-1-61, KU60-3, KU60-1 and K95-283 varieties. From these promising varieties such as K95-156, Suphanburi7 and KU00-1-61 were chosen for both alum flooded soil in Long An, and salty alum soil in Hau Giang province; KU60-1 variety was selected only for Long An province. The varieties selected for Long An were characterized by borer and disease resistances, outdoing 13.17 – 23.23% compared to the control in sugar yield. The varieties selected for Hau Giang got 108.00 – 124.44 tones/ha of cane yield, overcoming 26.17 – 45.09% compared with the control, and 13.39 – 15.91 tones/ha of sugar yield, overcoming 13.57 – 31.94% compared with the control.

Số lần xem trang : 14847
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối : 12-03-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Chia sẻ dạy & học

  Tài liệu môn Hệ thống nông lâm kết hợp(23-04-2010)

  Case study nghiên cứu về sinh thái học nông nghiệp(01-04-2010)

  Qui định seminar chuyên ngành(15-01-2010)

  Thế nào là một công trình khoa học?(13-10-2009)

  Trồng lúa hay vẽ tranh?(24-08-2009)

  Tri thức và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học(04-07-2009)

  Viết chuyên đề HTNN K2008(26-06-2009)

  Chuyên đề: Một số hệ thống canh tác bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long(22-05-2009)

  Chuyên đề: Nội dung và phương pháp nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác bền vững(22-05-2009)

  Chuyên đề: Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững: Thực trạng và giải pháp(22-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007