Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 73
Toàn hệ thống 4138
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Bộ NN & PTNT đã khẳng định "Cây điều nước ta đã được xác định là một trong những cây kinh tế chủ lực của nông nghiệp, sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao" (Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng, 6/3/2009). Định hướng đến năm 2010, diện tích trồng điều trong cả nước đạt 450.000 ha; năng suất bình quân 14 tạ/ha; sản lượng hạt điều thô đạt 500.000 tấn, nhân điều đạt 140.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 670 triệu USD. Đến năm 2020, diện tích trồng điều ổn định khoảng 400.000 ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD. Để thúc đẩy ngành điều phát triển, một số giải pháp vĩ mô sẽ được đề ra để vực dậy và thúc đẩy ngành điều Việt Nam. Xem tiếp

 

Giải pháp bảo đảm sản xuất cây điều hiệu quả và phát triển bền vững

(06/03/2009-02:23:00 PM)

 

(Agroviet-6/3/2009): Ngày 6/3, phát biểu tại Hội nghị đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp phát triển cây điều các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Bùi Bá Bổng cho biết, cây điều nước ta đã được xác định là một trong những cây kinh tế chủ lực của nông nghiệp, sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao. Do đó, Bộ NN & PTNT và các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm sản xuất cây điều hiệu quả và phát triển bền vững.

 Trong thời gian tới, cây điều sẽ được phát triển trên những địa bàn có điều kiện, nhất là những vùng đất xám ở Tây nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ. Các địa phương trồng điều rà soát quy hoạch, bảo đảm đất trồng điều phải phù hợp và có khả năng thâm canh cho năng suất cao, theo hướng hình thành những vùng nguyên liệu tập trung; đồng thời chuyển một số diện tích điều không có khả năng thâm canh sang trồng cây khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thay thế dần giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hóa, chế biến sâu. Chuyển đổi mạnh từ trồng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất- thu mua- chế biến- bảo quản- tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp với vùng chế biến (kể cả các sản phẩm phụ) để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
 
 Đối với diện tích điều trên đất rừng sản xuất thì thực hiện theo chế độ khoán, cho thuê đất nông nghiệp và rừng theo chủ trương của Chính phủ để người nhận khoán có điều kiện đầu tư thâm canh. Đối với diện tích điều trồng trên đất rừng phòng hộ thì tiếp tục khoán cho các hộ bảo vệ và hỗ trợ đầu tư thâm canh tăng năng suất, cũng như tăng khả năng phòng hộ của rừng trồng.
 
 Định hướng đến năm 2010, diện tích trồng điều trong cả nước đạt 450.000 ha; năng suất bình quân 14 tạ/ha; sản lượng hạt điều thô đạt 500.000 tấn, nhân điều đạt 140.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 670 triệu USD. Đến năm 2020, diện tích trồng điều ổn định khoảng 400.000 ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD.
 
 Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ có những cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng điều đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân vùng quy hoạch trồng điều để tạo điều kiện cho họ vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất. Xem xét giảm thuế cho các doanh nghiệp chế biến sử dụng công nghệ tiên tiến, mang tính tiên phong trong quá trình phát triển hoặc di chuyển cơ sở chế biến từ khu đô thị về vùng nông thôn trồng điều tập trung. Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp chế biến, đầu tư cho vùng nguyên liệu điều phát triển bền vững và đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho ngành điều đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các chương trình nghiên cứu khoa học về cây điều, các chương trình khuyến nông, khuyến công phát triển ngành điều
 
 Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN &à PTNT), tổng diện tích điều sản xuất trong niên vụ 2007- 2008 là 421.000 ha, trong đó diện tích thu hoạch khoảng 320.000 ha, năng suất bình quân 10,9 tạ/ha. So với niên vụ 2006- 2007, diện tích trồng điều giảm 15.000 ha nhưng sản lượng đã tăng khoảng 47.000 tấn, do năng suất tăng gần 0,6 tạ/ha và diện tích thu hoạch tăng 27.000 ha trong năm qua. Thị trường xuất khẩu điều chính của Việt Nam là : Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hà Lan, Anh, Nga, Thái Lan… Những năm qua, ngành điều đã đạt được nhiều kết quả và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra cho đến năm 2010. Sản lượng chế biến và xuất khẩu nhân điều đã không ngừng tăng trưởng qua từng năm (năm 2008 tăng 9 – 10% so năm 2007). Nhân điều Việt Nam đang đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu và có vai trò quan trọng trên thị trường hạt điều quốc tế.
 
 Tuy nhiên, sản xuất ngành điều cũng đang gặp những khó khăn, diện tích trồng điều đang bị thu hẹp, sản lượng bấp bênh; thị trường giá cả thu mua không ổn định; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến; chưa có sự liên kết, thống nhất giữa các doanh nghiệp nên đã tạo sự cạnh tranh không lành mạnh….Sản phẩm hạt điều chế biến mới ở dạng bán thành phẩm, thiếu đa dạng hóa sản phẩm nên giá trị hàng hóa chưa được nâng cao…./.

(TTXVN)

Số lần xem trang : 14918
Nhập ngày : 06-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012)

  Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012)

  Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012)

  Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012)

  Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012)

  Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012)

  Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012)

  Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012)

  Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012)

  CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007