Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 25
Toàn hệ thống 3736
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

 

Một nhà sinh học hàng đầu của Mỹ khẳng định, 2/3 số loài động vật và thực vật trên trái đất đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngay trong thế kỷ này gồm nhiều loài mà con người chưa từng biết.

 

Peter Raven, chủ tịch Vườn bách thảo Missouri (Mỹ), khẳng định rằng các loài trên trái đất đang biến mất với tốc độ rất nhanh do mất môi trường sống, biến đổi khí hậu và sự bành trướng của nhiều loài ngoại lai. Tuyên bố của ông được đưa ra trong Hội nghị quốc tế về sinh học bảo tồn lần thứ 23.
“Hiện hàng nghìn loài động vật và thực vật tuyệt chủng mỗi năm. Chẳng bao lâu nữa số loài biến mất sẽ tăng lên hơn 10.000. Phần lớn số đó sẽ biến mất trước con người biết tới sự tồn tại của chúng", Raven phát biểu.
Hội nghị quốc tế về sinh học bảo tồn lần thứ 23 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 11 tới 16/7. Đây là lần đầu tiên hội nghị quốc tế này được tổ chức tại châu Á.

Hoa con vẹt (impatiens psittacina) chỉ mọc tại Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar với số lượng không đáng kể. Hạt của loài cây này không nảy mầm nếu chúng được mang sang các nước khác. Các nhà khoa học lo ngại nó sẽ tuyệt chủng trong tương lai. Ảnh: exoticrainforest.com.
Kên kên đầu đỏ châu Á đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do thường xuyên trúng độc diclofenac, một loại thuốc dùng cho gia súc. Ảnh: samveasna.org.

 Theo Raven, Trung Quốc là nơi sinh sống của khoảng 1/8 loài sinh vật trên trái đất. “Nhưng mức độ đa dạng sinh học của Trung Quốc cũng đang giảm mạnh như những nơi khác trên thế giới”, ông nhấn mạnh.
Để ngăn chặn tốc độ biến mất của sinh vật, Raven cho rằng các quốc gia nên thu thập thông tin về chúng trong thời gian ngắn nhất có thể, rồi nhanh chóng công bố rộng rãi để người dân nhận thức rõ ràng hơn về việc bảo vệ thiên nhiên. Ông cũng kêu gọi các nước mở rộng những khu bảo tồn thiên nhiên hợp tác với nhau để phát triển những công nghệ mới trong việc duy trì cân bằng sinh thái.
Minh Long (theo Xinhua)

Số lần xem trang : 14987
Nhập ngày : 15-07-2009
Điều chỉnh lần cuối : 15-07-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Nước Anh tuyên chiến với "nấm sát thủ"(29-10-2012)

  Thử nghiệm gạo biến đổi gene ở Trung Quốc(05-09-2012)

  Cây của Phật Tổ vẫn sống sau 2.500 năm(06-08-2012)

  Uganda lai tạo thành công giống chuối màu cà rốt (23-07-2012)

  Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN(09-07-2012)

  Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua(01-06-2012)

  Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân(22-02-2012)

  Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại(22-02-2012)

  Làm sống lại loài hoa từ kỷ băng hà ở Nga(22-02-2012)

  CHÚC MỪNG NĂM MỚI(17-01-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007